logo

Lịch sử hình thành & phát triển của Quan hệ Tiền tệ


I/Lịch sử hình thành & phát triển của Quan hệ Tiền tệ Trong hơn 700 trang sách “ A history of money”, Glyn Davies đã chứng minh đồng tiền được sinh ra với khởi nguồn vượt ra khỏi các lý do kinh tế thuần túy: từ cống nộp tới thương mại, từ tiền công cho tới lễ vật cưới hỏi cũng như trao đổi hàng hóa, từ nghi lễ tôn giáo và cúng tế cho tới thương mại, từ vật trang trí thể hiện sự giàu có cho tới thân phận của kẻ nô dịch phục vụ các thương nhân… Ngay trong môi trường hiện đai, đồng tiền vẫn tạo ra những giá trị vật chất quan trọng giàu quyền lực như địa vị xã hội của cá nhân hay thứ bậc của quốc gia trong bảng xếp hạng toàn cầu về GNP. Đồng thời, khao khát được sử dụng hay tiết kiệm tiền liên tục thay đổi, lan truyền, nhiều cảm xúc và chứa đựng những đặc tính tâm lý đa dạng không thể phản ánh bằng các thống kê kinh tế hay tốc độ lưu thông tiền tệ. Đồng tiền, do đó, trong kỷ nguyên tiền tệ hiện đại ngày nay, hơn bao giờ hết, cần được diễn giải trên phương diện rộng, không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ mà còn trong hoạt động xây dựng xã hội, hình thành các khuôn khổ vĩ mô của nền kinh tế. 1.Lịch sử hình thành Tiền tệ là một phạm trù kinh tế nhưng cũng lại là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền tệ là một phát minh vĩ đại của loại người trong lĩnh vực kinh tế, nó có tác dụng thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động giao lưu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội. 1 Vậy, tiền tệ là cái gì? Nó ra đời từ lúc nào? Để tìm hiểu rõ về nguồn gốc ra đời của tiền tệ, có rất nhiều các quan điểm khác nhau. a.Trong kinh tế chính trị của các nước phương Tây hình thành nên hai trường phái: - Một truờng phái cho rằng tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu khách quan của quá trình trao đổi hàng hóa (Trường phái kinh tế chính trị học cổ điển như: Adam Smith, David Ricardo…) - Trường phái thứ hai giải thích sự xuất hiện của tiền như là một sự kiện có tính chất tâm lý (như hai nhà tâm ly học W.Gherlop và Smondest). Họ cho rằng: “Nguồn gốc của tiền tệ không nằm trong quá trình trao đổi hàng hóa mà do lòng ham muốn hiểu biết và nhu cầu làm đẹp là bản tính của đàn bà. Còn bản tính của đàn ông lại là danh vọng, và sự ham muốn có nhiều tiền” Lần đầu tiên, C.Mác vận dụng phương pháp duy vật biện chứng nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. Ông đã nghiên cứu sự phát triển của các hình thái trao đổi từ hình thái trao đổi ngẫu nhiên đến quá trình trao đổi hàng hóa sử dụng tiền tệ, từ đó ông xác định bản chất của tiền tệ cũng như sự ra đời của nó. - Theo Mác, trong lịch sử phát triển của loại người, lúc đầu con người sống thành bầy đàn, kiếm ăn một cách tự nhiên, chưa có chiếm hữu tư nhân, chưa có sản xuất và trao đổi hàng hóa nên chưa có tiền tệ. Tuy nhiên, ngay từ trong xã hội nguyên thủy đã xuất hiện mầm móng của sự trao đổi. Lúc đầu trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên và được tiến hành trực tiếp vật này lấy vật khác. Giá trị (tương đối) của một vật được biểu hiện bởi giá trị sử dụng của một vật khác duy nhất đóng vai trò vật ngang giá. 2 Khi sự phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện, bộ lạc du mục tách khỏi toàn khối bộ lạc, hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên hơn. Tương ứng với giai đoạn phát triển này của trao đổi là hình thái giá trị mở rộng. Tham gia trao đổi bây giờ không phải là hai loại hàng hóa mà là một loạt các loại hàng hóa khác nhau. Đây là một bước phát triển mới, tiến bộ so với hình thái giá trị giản đơn, song bản thân nó còn bộc lộ một số thiếu sót: - Biểu hiện tương đối của giá trị mọi hàng hóa chưa được hoàn tất, vẫn còn nhiều hàng hóa làm vật ngang giá. - Các hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa lại không thuần nhất. Phân công lao động xã hội và sản xuất phát triển thì hình thức trao đổi hàng hóa trực tiếp ngày càng bộc lộ các nhược điểm của nó. Các hàng hóa chỉ được trao đổi với nhau khi những người chủ của nó có cùng muốn trao đổi, muốn trùng khớp. Như vậy, cùng với sự phát triển của sản xuất thì trao đổi trực tiếp ngày càng khó khăn và làm cho mâu thuẫn trong lao động và phân hóa lao động xã hội ngày càng tăng. Do đó, tất yếu đòi hỏi phải có một thứ hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung tất ra từ tất cả các thứ hàng hóa khác và các hàng hóa khác có thể trao đổi được với nó, ví dụ như súc vật. Thích ứng với giai đoạn phát triển này của trao đổi là hình thái giá trị chung. Nhưng trong giai đoạn này, tác dụng của vật ngang giá chung vẫn chưa cụ thể tại một thứ hàng hóa nào, trong những vùng khác nhau thì có những thứ hàng hóa khác nhau có tác dụng làm vật ngang giá chung. Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa phát triển và thị trường mở rộng. Tình trạng nhiều hàng hóa có tác dụng vật ngang giá 3 chung phát sinh mâu thuẫn với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, thị trường đòi hỏi phải thống nhất một vật ngang giá đơn nhất. Khi vật ngang giá chung cố định ở một loại hàng hóa thì sinh ra hình thái tiền tệ. Khi đó, tất cả hàng hóa được biểu hiện giá trị của nó trong một thư hàng hóa, thứ hàng hóa đó trở thành vật ngang giá chung. Như vậy, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và của các hình thài giá trị. Tóm lại, tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. 2. Quá trình phát triển: Con người sơ khai đã biết trao đổi hàng hoá để điều hoà nhu cầu giản đơn nhất của mình. Từ ngàn xưa phương cách duy nhất là hàng đổi hàng. Theo đà tiến hoá của xã hội, con người bắt đầu dùng những vật thể có tính chất "đại diện" như vỏ sò, đá, muối... để làm đơn vị tính toán hàng hoá. Đó là tiền thân của tiền tệ. Thời ấy, dù những vật liệu đó tự nó có một giá trị nhất định nhưng hành động thừa nhận chúng là đại biểu của giá trị hàng hoá đã là một bước tiến vượt bậc trong quan hệ giữa người với người, nói lên vô cùng khả năng trừu tượng của con người. Do đó tiền tệ cũng là một bà mẹ đỡ cho ngành số học mà yêu cầu tính toán trong xã hội đã thúc đẩy ngành này ngày càng phát triển. Với thời gian, con người đúc kim loại như vàng, bạc, đồng... để dùng làm tiền tệ trao đổi. Đó là bước phát triển tất yếu của lịch sử kinh tế. Khi 4 người ta dùng tiền giấy để thay thế tiền kim loại có nghĩa đã bước qua một giai đoạn mới của tổ chức xã hội, đó là của con người đã có một niềm tin chắc chắn vào hệ thống tiền tệ và ngân hàng. Từ lúc đó tiền tệ và ngân hàng trở thành huyết mạch của một nền kinh tế được xây dựng trên sự đồng thuận, lòng tin và hệ thống pháp lý của xã hội. Trong thời đại ngày nay tiền giấy cũng dần dần biến mất, nó được thay thế bằng những loại thẻ tín dụng mà chỉ một chữ ký cũng có giá trị như một tài sản khổng lồ. Điều này minh chứng sự bền vững của thế giới tài chính, vốn do con người xây dựng nên, nhưng nay đã trở thành thực tế hầu như độc lập với ý muốn của con người. Các công ty và cá nhân đang dần hạn chế các loại thẻ truyền thống vốn chỉ dựa vào sự tin cậy lẫn nhau như thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ để hướng tới những dịch vụ đa dạng của nền công nghệ cao. Người tiêu dùng cũng thích thú với loại hình tiền điện tử bao gồm thẻ tín dụng trực tuyến, thanh toán gián tiếp và EFTPOS. Qua một thế kỷ, họ có thể lựa chọn nhiều hình thức thanh toán khác nhau ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Thị trường toàn cầu có một tiềm năng phát triển vô hạn. Hơn 70% giao dịch vẫn phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc ký séc nhưng những giao dịch này có thể đuợc thực hiện nhanh và an toàn hơn nhờ việc sử dụng thẻ tín dụng credit card, thẻ ghi nợ debit card hoặc thẻ thông minh smartcard. *Thẻ ngân hàng đầu tiên đã được phát hành vào những năm 60. Năm 1966 một tập đoàn Mỹ có tên gọi Western States BankCard Association đã mở rộng quan hệ tới những tập đoàn tài chính khác và bắt đầu tung ra thị trường loại thẻ MasterCharge. Năm 1979, nó được đổi tên thành MasterCard để chứng tỏ vị thế thống lĩnh thị trường và phát triển thêm những dịch vụ mới. ( http://abviet.com/kien-thuc/1606/mastercardtuong-lai-cua-tien-te.htm) */Các hình thái tiền tệ 5 1.Hóa tệ (commodity money) Hóa tệ là loại tiền tệ bằng hàng hóa. Đấy chính là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Trong các loại hàng hóa được dùng làm tiền tệ được chia làm hai loại: hàng hóa không phải kim loại (non metallic commodities) và hàng hóa kim loại (metallic commodities). Do vậy, hóa tệ cũng bao gồm hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại: a) Hóa tệ không kim loại Tức là dùng hàng hóa không kim loại làm tiền tệ. Đấy là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, rất thường dùng trong các xã hội cổ truyền. Tùy theo từng quốc gia, từng địa phương, người ta dùng những loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ. Chẳng hạn: -Ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng bò và cừu. -Ở Tây Tạng, người ta dùng trà đóng thành bánh. Nói chung, hóa tệ không kim loại có nhiều bất lợi khi đóng vai trò tiền tệ như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia, khó bảo quản cũng như vận chuyển, nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương. Vì vậy, hóa tệ không kim loại dần dần bị loại bỏ vì người ta bắt đầu dùng hóa tệ kim loại thay thế cho hóa tệ không kim loại. +) Hóa tệ kim loại (Kim tệ) Tức là lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc… Nói chung, các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim loại khi được sử dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có thể 6 quy đổi chính xác hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi… Trải qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc. Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu dài là vì bản thân nó có những thuận tiện mà những kim loại khác không có được như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông. 2.Tín tệ (Token money) Tức là loại tiền mà bản thân nó không có giá trị, song nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dùng. Cũng chính vì ly do này mà nhiều lúc người ta gọi loại tiền tệ này là chỉ tệ. Tín tệ gồm hai loại: Tín tệ kim loại và tiền giấy. +) Tiền kim loại (coin): Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ: Trong hóa tệ kim loại giá trị của kim loại làm thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền, còn ở tín tệ kim loại, giá trị chất kim laọi đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gắn cho nó một giá trị nào cũng được +) Tiền giấy (Paper money or bank notes) Tiền giấy có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hóan. - Tiền giấy khả hoán: là một mảnh giấy được in thành tiền tiền và lưu hành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà người ta k g ửi tại ngân hàng. Người có loại tiền nà có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số 7 lượng vàng hay bach tương đương với giá trị ghi trên tờ giấy hoặc sử dụng làm tiền vào cất cứ lúc nào họ cần. Tại phương Tây, tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỷ 17, ông Palmstruck, người sang lập ra ngân hàng Stockholm của Thụy Điển vào thế kỷ 17 được công nhận là người đầu tiên sang chế ra tiền giấy khả hoán. Ở Phương Đông, tiền giấy khả hoán xuất hiện sớm hơn hẳn ở phương Tây. - Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy bắt buộc lưu hành và dân chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Đấy là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng. Tại Việt Nam, tiền giấy ra đời vào thế kỷ 15, dưới thời Hồ Qúy Ly. Tại Pháp, tiền giấy trở thành bất khả hoán năm 1720, từ năm 1848 đến năm 1850, từ năm 1870 đến năm 1875, từ năm 1914 đến năm 1828 và sau cùng kể từ ngày 01-10-1936 đến nay. Tại Hoa Kỳ, trong thời gian nội chiến vào những năm 1862-1863, nhiều nước đã phá hành tiền giấy bất khả hoán. Sau nội chiến kết thúc, trở thành khả hoán kể từ năm 1879. Có thể nói, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là nguyên nhân chính để dẫn đến việc sử dụng tiền giấy bất khả hoán rộng khắp các nước. II/ Hệ thống tiền tệ quốc tế 1.Khái niệm 8 -Là tập hợp các quy tắc và thủ tục mang tính quốc tế nhằm tác động đến các quan hệ tài chính tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. -Ra đời như một tất yếu khách quan có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và duy trì sự ổn định của nền kinh tế thế giới. -Có 2 yếu tố cơ bản quyết định tính chất và đặc điểm của một hệ thống tiền tệ quốc tế: +Phương thức xây dựng tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền +Các hình thức dự trữ quốc tế->yếu tố cần thiết để mỗi quốc gia tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái và duy trì trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán. ->Được hình thành dựa trên 1 trật tự chính trị quốc tế nhất định. 2.Các hệ thống tiền tệ quốc tế: Hình Phương thức xây Ưu Nhượ thức dự trữ dựng tỷ giá hối đoái điểm c điểm quốc tế -Giá trị dựa trên Các T ạo Xu giá trị vàng bạc cần đồng tiền điều kiện hướng rút thiết để đúc ra chúng đúng tiêu cho giao bớt lượng -Quốc gia:Hàng chuẩn. dịch kinh kim loại K đổi hàng tế quốc tế trong tiền ỷ nguyên -Quốc tế:Các tiền kim đồng tiền quốc loại tế,”đồng tiền vĩ đại” như đồng solidus của Constantinople,dinar của Arâp… 9 -Các nước công Đồng -Hệ Chưa nghiệp đều gắn đồng bảng Anh là thống tiền có quy định tiền của mình với vàng. đồng tiền tệ thế tương xứng -Cơ chế hoạt mạnh và có giới. giữa lượng động: uy tín -Cơ vàng dự trữ +Chính phủ tự nhất(Anh chế tự và lượng định giá vàng tính bằng chiếm điều tiết. tiền phát H tiền quốc gia. 10%GDP hành. ệ thống +Ngân hàng trung toàn thế bản vị ương theo luật fải bán giới)->đồng vàng cổ hoặc mua vàng với số tiền chính điển lượng không hạn chế trong dự trữ theo giá đã quy định ở quốc tế của trên->lượng vàng dự trữ các quốc tương đương với lượng gia. tiền fát hành. +Cho phép tự do xuất nhập khẩu vàng. H -Các đồng -Chỉ Các Gánh ệ thống tiền(trừ đồng bảng một số liên minh nặng bị trút tiền tệ Anh )đc ấn dịnh với cường quốc tiền tệ ra lên các nước quốc tế vàng theo giá cao hơn so phát hành đời. nhỏ trong với trước chiến tranh- tiền dựa vào thời kỳ >quay lại chế độ bản vị lượng dự giữa 2 vàng. trữ vàng,các cuộc -Giá trị các ngoại quốc gia còn chiến tệ mạnh được gắn với lại dựa vào 10 tranh thế vàng,giá trị các ngoaạitệ lượng dự giới khác gắn với ngoại tệ trữ vangf và mạnh. ngoại tệ mạnh của quốc gia đó. H -Tỷ giá hối đoái - -Ổn Quá ệ thống cố định trong ngắn Lượng dự định quan fụ thuộc vào Bretton hạn,có thể điều chỉnh trữ quốc tế hệ tài dự trưữvàng Woods trong những trường hợp được giám chính của Mỹ cụ thể. sát bởi quốc tế và IMF,dựa thúc đẩy vào phương quan hệ thức hạn kinh tế mức tín thương dụng. mại quốc tế H -Vàng bị loại ra Đóng Linh Có ệ thống khỏi thanh toán quốc tế. góp bằng hoạt,khôn thể dẫn đến tiền tệ -Các loại dự trữ ngoại tệ g quá bị tình trạng quốc tế và giao dịch chính thức phụ thuộc lạm Giamaic được tính bằng SDR. vào một phát,không a -Các nước được nền kinh kiểm soát tự do lựa chọn chế độ tế nhất nổi giá trị tỷ giá hối đoái phù hợp định tiền ở môỗi với những mục tiêu quốc gia. riêng -Vai trò của IMF đc tăng cường -Cho fép tồn tại các khối tiền tệ thu hẹp 11 1. Tại sao hệ thống tiền tệ Bretton wood sụp đổ (Do sự phá giá đồng USD và các đồng tiền khác nên tháng 3 năm 1973 chế độ tỉ giá cố định theo vàng và USD bị sụp đổ. )? Tại sao gần đây Trung Quốc đưa ra khuyến nghị dung đồng SDR làm tiền tệ chung của thế giới? (ưu điểm của hệ thống tiền tệ Giamiaca?) 2. Chế độ bản vị 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ Lịch sử tiền tệ cho thấy rằng bản vị tiền tệ có thể là hàng hóa, bạc, vàng hay ngoại tệ. Việc chọn hàng hóa không kim loại làm bản vị tiền tệ có từ thời xa xưa khi người ta chưa phát hiện ra kim loại. Tuy nhiên, về sau này các nhà kinh tế học chỉ nói đến chế độ bản vị bạc, vàng và ngoại tệ chứ không bàn đến chế độ bản vị hàng hóa không kim loại. 1.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại 1.1.1. Chế độ bản vị bạc Từ khi phát hiện ra bạc và vàng, người ta nhận thấy rằng bạc và vàng có những thuộc tính tự nhiên của nó rất thuận tiện cho việc sử dụng làm tiền tệ. Từ đó người ta đã dùng bạc hay vàng đúc thành tiền theo một hình dáng và trọng lượng nhất định và cho lưu thông trong nước như là đồng tiền chính thức, hợp pháp và có hiệu lực thanh toán vô hạn trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Chế độ bản vị bạc là đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng bạc nhất định theo phát luật của nước đó, theo đó nhà nước không hạn chế việc đúc tiền bạc, tiền giấy Quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng bạc nhất định, được tự do chuyển đổi ra bạc theo tỷ lệ quy định và được lưu thông không hạn chế, chế độ bản vị bạc được lưu hành phổ biến và đầu thế kỷ XIX trở về trước. 12 Đặc điểm của chế độ bản vị bạc: • Định nghĩa đơn vị tiền tệ theo bạc chẳng hạn năm 1775 dollar Mỹ được định nghĩa bằng 25,92 gram bạc ròng. • Cho dân tự do đem đổi bạc đến sở đúc tiền để đổi lấy tiền cho lưu hành. • Cho dân chúng tự do đem tiền đến ngân hàng đổi lấy bạc tùy theo định nghĩa chính thức. • Cho phép bạc tự do lưu thông từ trong nước ra ngoài nước và ngược lại. • Giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền bằng đúng giá trị kim loại đúc thành tiền. Lúc đầu do bạc tương đối phổ biến hơn vàng nên người ta dùng bạc làm tiền trước tiên. Dần dần có nhiều mỏ vàng được khám phá ra và vàng trở nên phổ biến hơn khiến các nước sử dụng cả bạc lẫn vàng làm tiền tệ. Từ đó chế độ song bản vị ra đời. 1.1.2. Chế độ song bản vị Chế độ song bản vị hay còn gọi là chế độ lưỡng kim bản vị là chế độ tiền tệ trong đó cả bạc lẫn vàng đều được sử dụng làm tiền tệ lưu hành song song nhau và cả hai đều có giá trị thanh toán theo một tương quan do Nhà nước ấn định. Chẳng hạn trước năm 1914, Pháp định nghĩa đồng Franc vừa theo vàng vừa theo bạc như sau: 1 Franc vàng = 322,5 mg vàng chuẩn độ 0,900 1 Franc bạc = 5 gram bạc chuẩn độ 0,900 Chế độ song bản vị nhìn chung có những đặc điểm chính yếu sau đây: • Dân chúng được tự do đem vàng hay bạc đến sở đúc tiền để đổi lấy tiền đúc theo định nghĩa chính thức. • Có một tỷ lệ tương quan pháp định cố định giữa giá trị của vàng và giá trị của bạc. Trong ví dụ trên, 1 gram vàng ăn 15,5 Franc bạc. 13 • Cả tiền vàng lẫn tiền bạc đều có giá trị thanh toán như nhau, nghĩa là trong mua bán hay trả nợ người ta có thể sử dụng tiền bạc hoặc tiền vàng để thanh toán theo tỷ lệ tương ứng Thực tế lưu thông tiền tệ cho thấy rằng chế độ song bản vị đã từng là nguyên nhân gây ra những xáo trộn trong đời sống kinh tế và lưu thông tiền tệ do nạn đầu cơ tiền vàng hay tiền bạc tùy theo sự thăng trầm của giá bạc và giá vàng trên thị trưòng. 1.1.3. Chế độ bản vị tiền vàng Tính chất không ổn định của chế độ hai bản vị đã kìm hãm sự phát triển nhanh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện khách quan để thực hiện một chế độ bản vị đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền tệ bằng vàng, do đó phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông. Mãi tới thế kỷ 18 sang thế kỷ 19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước mới có đủ điều kiện chuyển từ chế độ hai bản vị sang chế độ bản vị vàng. Anh là nước có nền kinh tế và thương mại phát triển nhất lúc bấy giờ, là nước đầu tiên thực hiện chế độ bản vị vàng, song cũng phải trải qua một hời kỳ chuyển tiếp lâu dài từ 1717 đến 1821. Pháp lệnh của nhà nước Anh công bố thực hiện chế độ bản vị vàng vào năm 1816 nhưng mãi tới năm 1821 mới được thi hành. Bản vị tiền vàng là đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật. Những yếu tố cần thiết của bản vị tiền vàng gồm: - Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng. - Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đã quy định. - Tiền vàng được lưu thông không hạn chế. 14 Chế độ bản vị tiền vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỷ XX. 1.2. Chế độ bản vị vàng thỏi Chế độ bản vị vàng thỏi cũng qui định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền. Vàng không lưu thông trong nền kinh tế, mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định, nhưng phải một số lượng tiền giấy nhất định, ít nhất phải tương đương một thỏi vàng. Chế độ bản vị vàng thỏi được áp dụng ở Anh năm 1925 và qui định muốn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất là 1500 bảng Anh, áp dụng ở Pháp 1928 với số tiền giấy phải đổi ít nhất là 225.000 Francs… 1.3. Chế độ bản vị vàng hối đoái Chế độ bản vị vàng hối đoái là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như Đôla Mỹ, bảng Anh… Chế độ bản vị hối đoái được áp dụng tại Ấn Độ năm 1898, Đức 1924, Hà Lan 1928… 1.4. Chế độ bản vị ngoại tệ Dưới chế độ bản vị ngoại tệ, đơn vị tiền tệ của một quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường. Chế độ bản vị này được sử dụng phổ biến ở các nước thiếu vàng hoặc về mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước khác. Để khuyến khích thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế một cách có trật tự, một hình thức biến tướng chế độ bản vị ngoại tệ được hình thành ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chế độ bản vị này 15 được thịnh hành từ năm 1944 đến năm 1971 và có hai đặc trưng cơ bản: • Vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ chiếm hữu phần lớn vàng của thế giới. Do đó, bộ tài chính Mỹ, theo hiệp định quốc tế đã làm cho vàng và đôla Mỹ có thể chuyển đổi cho nhau, theo tỷ lệ 35 đôla cho một ôngxơ vàng. • Theo đó, các nước khác theo hiệp định quốc tế, Ngân hàng trung ương các nước đó duy trì một tỷ giá cố định đồng tiền của họ so với đồng đôla Mỹ. Chế độ bảng vị ngoại tệ biến tướng này đã hoàn thành sứ mệnh của nó là khuyến khích thương mại quốc tế và khôi phục kinh tế sau chiến tranh Thế Giới Thứ II. Nhưng từ những năm 1969 chế độ này bắt đầu sụp đổ, bởi đồng đôla Mỹ lạm phát và dự trữ vàng của Mỹ giảm sút nghiêm trọng. Chế độ bản vị ngoại tệ này đã kết thúc khi tổng thống Mỹ - Nixơn tuyên bố không đổi giấy đôla ra vàng ngày 15/08/1971. 1.5. Chế độ tiền giấy không chuyển đổi ra vàng có bản vị là sức mua hàng hóa dịch vụ Dưới chế độ tiền giấy không được chuyển đổi ra vàng có bản vị là sức mua hàng hóa dịch vụ thì đơn vị tiền tệ của một nước không thể tự do chuyển đổi ra kim loại quý. Đầu những năm 1930 chế độ bản vị tiền giấy không được chuyển đổi đã trở thành phổ biến. Vàng chỉ được dùng để thanh toán các khoản nợ quốc tế, nó bị rút lui khỏi lưu thông trong nước vì không dùng làm tiền tệ và không được đổi tiền giấy ra vàng. Từ đây, giá trị thực của đồng tiền các nước phụ thuộc vào sức mua của nó tức là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà có thể mua được. Giá trị của một đơn vị tiền tệ được xác định bằng sức mua của nó và được đo bằng số nghịch đảo của mức giá cả chung. Như vậy mức giá cả chung càng cao thì giá trị 16 hay sức mua của một đơn vị tiền tệ càng thấp và ngược lại. 3. Đồng tiền chung châu Âu – Euro có được coi là bản vị tiền tệ quốc tế ko? III. Chức năng của tiền tệ: 1.Thước đo giá trị: - Tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. - Giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó - Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. - Giá cả hàng hoá do giá trị hàng hoá, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá quyết định. - Đơn vị đo lường tiền tệ là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. - Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của hàng hoá khác - Là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. 2.Phương tiện lưu thông: - Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá - Công thức lưu thông hàng hoá là H-T-H 17 - Giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó, vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. - Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia. 3.Phương tiện cất trữ: - Tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. - Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. - Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông 4.Phương tiện thanh toán - Làm phương tiện thanh toán tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng - Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu.Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, dẫn đến phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên. 5.Tiền tệ thế giới: - Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia, tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới. - Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. 18 => Tóm lại, 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. hàng hoá. 19
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net