logo

Kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học Tiếng Việt


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa Giáo dục Tiểu học ---- - - --- ĐHSP HN Bài tập điều kiện BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Người hướng dẫn: TS. Dương Thị Hương Học viên: Võ Thị Ngọc Trâm Lớp: CH 17 – GDTH Hà nội, tháng 1 năm 2008 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung, ở nhà trường tiểu học nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh (HS) học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một khoa học, vừa là công cụ, phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy. Việc dạy học môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học với tư cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm chú ý. Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới chủ trương: “Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt. mục tiêu đó coi trọng tính thực hành, thực hành các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể. Điều này góp phần chỉ đạo việc biên soạn nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) và chi phối các nguyên tắc, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung và môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng. 2. Quan điểm giao tiếp, nói cụ thể hơn là quan điểm phát triển lời nói định ra nguyên tắc, phương hướng xây dựng chương trình môn Tiếng Việt. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển của lời nói. Vấn đề phát triển lời nói cho HS không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Trường học có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta.” Muốn thực hiện được lời dạy đó, trường tiểu học cần phải có cách tổ chức, phương pháp dạy học hợp lý và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, giúp HS sử dụng thành thạo tiếng Việt. 3. Đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, chương trình môn Tiếng Việt mới đã soạn thảo năm 1991 và đưa vào thử nghiệm năm 1996. Đến năm học 2002 – 2003, chương trình tiếng Việt 1 mới bắt đầu triển khai đại trà trên toàn quốc. Một trong những quan điểm cơ bản của xây dựng chương trình là quan điểm giao tiếp và quan điểm này được thể hiện khá rõ trong SGK Tiếng Việt 1, nhất là sự xuất hiện của nội dung luyện nói được coi như một nội dung độc lập. Đây là một nội dung mới trong SGK Tiếng Việt 1. Việc dạy học nói bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS kỹ năng nói – một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng của con người. Trẻ lớp 1, trước khi đến trường đã “biết nghe, biết nói” tiếng Việt, song vẫn chưa thật sự thành thạo và thực tế hoạt động nói năng của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, việc triển khai chương trình Tiếng Việt 1 đã bước sang năm thứ 7 nhưng phần lớn giáo viên (GV) vẫn tỏ ra lúng túng khi dạy luyện nói cho HS. Bên cạnh đó với vốn ngôn ngữ tiếp nhận được trước khi đến trường còn ít ỏi, HS lớp 1 rất khó khăn khi học nội dung này. Nhìn chung, việc dạy học nội dung này do đó vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Những khó khăn học sinh lớp Một gặp khi luyện nói và một số giải pháp giúp học sinh khắc phục” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Việc phát triển ngôn ngữ, phát triển lời nói, nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em đã được đề cập đến nhiều. Các tài liệu này đã và đang được sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực ngôn ngữ trẻ em. Tiêu biểu có thể kể đến: Cuốn “Phát triển ngôn ngữ trẻ em” (Ê.I.Tikhêva, NXBGD 1977); “Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I” (Phan Thiều, NXBGD, 1979); “Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói của trẻ” (Cao Đức Tiến, NXBGD, 1994); “Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” (Nguyễn Quang Ninh, Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho GV tiểu học). Các tài liệu này đã tập trung giải quyết những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. Bên cạnh đó còn có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp đến các vấn đề này như quyển Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học (2 tập), luận văn thạc sĩ của Đỗ Thi Thanh Vân đã nghiên cứu đã làm sáng tỏ các vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học luyện nói với đê tài “Nội dung và phương pháp dạy học luyện nói trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1”. III. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung luyện nói và quá trình học nội dung luyện nói trong môn Tiếng Việt 1 hiện hành. 2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung học luyện nói cho học sinh lớp Một ở phần Luyện nói tổng hợp. IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm hiểu những nguyên nhân, những đề tài luyện tập hội thoại HS gặp khó khăn khi học nội dung luyện nói tổng hợp để từ đó đề xuất một só giải pháp giúp HS nói tốt hơn. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Tìm hiểu nội dung luyện nói tổng hợp trong SGK Tiếng Việt 1. - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc xây dựng nội dung luyện nói. - Phân loại hệ thống bài tập luyện nói. - Đánh giá hệ thống bài tập luyện nói. - Đánh giá hướng dẫn dạy luyện nói trong SGV 2.2 Tìm hiểu những khó khăn HS có thể gặp khi thực hành luyện nói phần Luyện nói tổng hợp 2.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học luyện nói phần Luyện nói tổng hợp cho HS V. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài để rút ra những kết luận cần thiết. Nghiên cứu riêng lẻ từng bộ phận của vấn đề từ các tài liệu, sau đó liên kết thông tin đã thu được, tổng hợp khái quát thành các luận điểm. 2. Thống kê, phân loại: Thống kê các bài tập luyện nói phần Luyện nói tổng hợp trong SGK 1. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về nội dung và chương trình SGK Tiếng Việt 1 hiện nay I. Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 1 Mục tiêu chủ yếu của môn Tiếng Việt lớp 1 hiện nay là chú trọng dạy chữ trên cơ sở dạy âm và dạy âm để dạy chữ. Xuất phát từ âm, tiếng có nghĩa mà dạy âm, dạy chữ mới. Các tác giả chủ trương dạy cả hai dạng: lời nói miệng và lời nói viết. Tuy nhiên, vì chữ viết là dạng hoạt động ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ nên các tác giả ưu tiên hơn cho việc dạy chữ, gắn việc học âm, học chữ với việc luyện thói quen viết đúng mặt chữ, viết đúng chính tả. Mục tiêu của môn Tiếng Việt 1 chương trình mới đã thể hiện được quan điểm mới trong dạy học: quan điểm dạy giao tiếp. Với mục tiêu này, chúng ta thấy được cái đích của việc dạy Tiếng Việt cho HS lớp 1 là dạy chữ trên cơ sở coi trọng mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết, phần nào theo sát đặc trưng loại hình ngôn ngữ đơn lập – âm tiết tính của tiếng Việt. II. Quan điểm biên soạn chương trình Từ mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt, các soạn giả đã xác định được quan điểm biên soạn bộ SGK Tiếng Việt tiểu học mới nói chung, SGK Tiếng Việt 1 nói riêng. Đó là 3 quan điểm cơ bản sau: 1. Quan điểm dạy giao tiếp Thuật ngữ “giao tiếp” dùng ở đây để chỉ hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, … bằng ngôn ngữ nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác,… giữa các thành viên trong xã hội. Dạy học theo quan điểm giao tiếp là xu hướng phổ biến trong các tài liệu dạy tiếng mẹ đẻ cũng như dạy ngoại ngữ ở các nước tiên tiến hiện nay. Khác với xu hướng dạy học theo cấu trúc, nó có tác dụng rõ rệt trong việc hình thành và phát triển ở HS kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (các kỹ năng giao tiếp). SGK lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản để góp phần thực hiện một cách nhanh nhất và vững chắc nhất mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học: “hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động phù hợp lứa tuổi”. Quan điểm này thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp học. Về nội dung, SGK Tiếng VIệt 1 dành một phần độc lập cho việc luyện nói cho HS; đồng thời thông qua việc dạy Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Tiếng Việt 1 tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc, từ đó giúp HS mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học các kỹ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang tình huống giao tiếp tự nhiên. Ví dụ: Để dạy về Nghi thức lời nói, SGK Tiếng Việt 1 đã xây dựng bài tập: “Tập nói lời chào của bé với mẹ trước khi vào lớp, lời chào của bé với cô giáo trước khi bé ra về” [32; 74]. Chính việc đặt HS vào tình huống giao tiếp sẽ làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, phân tích sự kiện và bộc lộ ý kiến cá nhân của các em, tạo nên nét mới trong dạy học. 2. Quan điểm tích hợp Tích hợp được hiểu là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí là một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể tích hợp theo hai hướng: chiều ngang và chiều dọc. Hướng tích hợp theo chiều ngang được SGK tiểu học triển khai thông qua hệ thống các chủ điểm học tập. Các phân môn của Tiếng Việt nếu như trước đây ít gắn bó với nhau thì nay được tập hợp lại xung quanh chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn kỹ năng cũng gắn bó chặt chẽ hơn trước. Ví dụ: Trong tuần 27 (SGK TV1), HS học chủ điểm “Gia đình” thì các bài Tập đọc cũng nói về gia đình: Ngôi nhà, Quà của bố, Vì bây giờ mẹ mới về; bài Kể chuyện yêu cầu HS kể lại câu chuyện Bông hoa cúc trắng (nói về tình cảm mẹ con); bài Chính tả cũng tập trung chủ điểm; bài Tập viết yêu cầu HS viết các từ hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải. Bằng việc tổ chức bài đọc, bài học theo chủ điểm, SGK Tiếng Việt 1 dẫn dắt HS vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời cũng mở cánh của cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình. Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới những kiến thức và kỹ năng đã được học trước đó. Về chủ điểm học tập, SGK TV1 thực hiện mục tiêu tích hợp qua hệ thống các chủ điểm học tập và bài đọc gần gũi, thiết thực với đời sống của trẻ. Mỗi chủ điểm ứng với mỗi đơn vị học. Thời gian dành cho mỗi đơn vị học là một tuần, các chủ điểm học tập lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm, mỗi lần trở lại là mỗi lần khai thác sâu hơn. Về kiến thức, kỹ năng cũng được đòi hỏi cao dần về mức độ. 3. Quan điểm tích cực hoá hoạt động của HS Thông qua các hình thức luyện tập trong SGK và hướng dẫn hoạt động dạy học trong SGV, chương trình mới đã tạo điều kiện để GV và HS thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức hoạt động của HS. Mỗi HS đều được hoạt động, được bộc lộ mình và phát triển. Hoạt động của HS được hiểu là hoạt động được hiểu là hoạt động giao tiếp. hoạt động phân tích, tổng hợp và thực hành lý thuyết. Đây là giải pháp tổng thể để thực hiện muc tiêu trang bị kiến thức, èn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách của các em. Thực hiện quan điểm tích cực hoá hoạt động của HS, SGK TV1 không dạy lý thuyết như là cái có sẵn mà tiến hành tổ chức hoạt động để HS nắm được kiến thức sơ giản và có kỹ năng sử dụng tiếng Việt tốt. Chương II: Nội dung luyện nói tổng hợp trong SGK Tiếng Việt 1 I. Yêu cầu kỹ năng nói đối với HS lớp 1 - Phát âm + Phát âm đúng, rõ các âm, vần và tiếng được học (trừ các tiếng có vần khó ít dùng) và chữa các lỗi về phát âm theo hướng dẫn của GV. + Phát âm liền mạch một lời nói (không lặp, không thiếu tiếng), biết nói to đủ nghe trong giờ học tiếng Việt và các giờ học khác. - Diễn đạt bằng lời nói: + Nói trong hội thoại • Trả lời các câu hỏi về vật, người, hành động, tính chất: tập trả lời các câu hỏi ai, cái gì, việc gì, làm gì, làm sao, như thế nào,… thuộc phạm vi trường, lớp, gia đình và môi trường xung quanh. • Đặt câu hỏi có sử dụng từ để hỏi: ai, cái gì, làm gì, như thế nào • Dùng đúng từ xưng hô khi xưng hô với người trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người gần gũi: luyện tập xưng hô với các đối tượng ở lớp, trường trong khi học và chơi. • Chào, hỏi, mời, nhờ, yêu cầu bằng một vài cách theo nghi thức lời nói. + Nói thành đoạn: • Giới thiệu về mình, về người thân, về đồ vật, con vật quen thuộc bằng 2 – 3 câu liên tục: tập kể về ông bà, bố mẹ, anh chị em,…; tập kể về đôg vật, con vật,… • Kể lại một câu chuyện đơn giản chi có một tình tiết với sự hổ trợ của văn bản, của tranh liên hoàn và các câu hỏi gợi ý. II. Nội dung dạy kỹ năng luyện nói tổng hợp trong chương trình Tiếng Việt tiểu học Phần luyện nói tổng hợp được bố trí các bài theo tuần với ba chủ điểm lớn: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên – Đất nước (từ tuần 23 trở về sau). Mỗi tuần có 6 tiết (3 bài) Tập đọc, 2 tiết (2 bài) Tập viết, 2 tiết (2 bài) Chính tả và 1 tiết (1 bài) Kể chuyện các bài của mỗi tuần tập trung vào một chủ điểm – cứ ba tuần hết một lượt chủ điểm (lượt 1 kết thúc ở tuần 25, lượt 2 kết thúc ở tuần 28, lượt 3 kết thúc ở tuần 31, lượt 4 kết thúc ở tuần 34). Qua nội dung các bài học, HS vừa được ôn cái đã học (các âm, các vần, các chữ thể hiện âm, vần), vừa được học cái mới (vần khó, chữ viết hoa, luật chính tả). Các bài học trong tuần đều tập trung vào chủ điểm của tuần đó nhằm tạo ra sự tích hợp. Việc quay vòng chủ điểm này không phải là sự lặp lại y hệt mà vòng sau phát triển, mở rộng hơn vòng trước. Cụ thể như sau: - Loại I: Luyện nói câu có chứa tiếng có vần cần luyện: + Kiểu 1: Nói câu chứa tiếng có vần cho trước. Kiểu này có 14 bài. Ví dụ 1: Nói câu chứa tiếng có vần uôn hoặc uông M: - Bé đưa cho mẹ cuộn len. - Bé lắc chuông. (Tiếng Việt 1, tập hai - tr. 71) Kiểu 2: Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần cho trước. Kiểu này có 1 bài. Ví dụ: Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc. (tr. 101) - Loại II: Luyện nói theo đề tài + Kiểu 1: Bài tập nói theo bài • Dạng 1: Trả lời câu hỏi theo tranh: Dạng này có 1 bài. Ví dụ: Trả lời câu hỏi theo tranh. M: Tranh 1: Ai nấu cơm cho bạn ăn? - Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. Tranh 2: Ai mua quần áo cho bạn? Tranh 3: Ai chăm sóc bạn khi ốm? Tranh 4: Ai vui khi bạn được điểm 10? (Tiếng Việt 1, tập 2 – tr. 56) • Dạng 2: Nói về một sự vật, sự việc… có liên quan đến nội dung bài tập đọc. Dạng này có 11 bài. Ví dụ: Ở nhà em làm gì giúp bố mẹ? (tr. 59); Gọi tên các loài hoa trong ảnh (tr. 65); Nói về quyển vở của em (tr. 77);… • Dạng 3: Kể về một người, một việc,… có liên quan đến nội dung bài tập. Dạng này có 5 bài. Ví dụ: Kể về người bạn tốt của em. (tr. 107) + Kiểu 2: Bài tập hỏi – đáp • Dạng 1: Hỏi – đáp về một sự việc, một người, một sự vật, hiện tượng… có liên quan đến bài tập đọc Dạng này có 10 bài. Ví dụ: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng (M: Sáng sớm bạn làm việc gì? – Tôi tập thể dục. Sau đó, đánh răng, rửa mặt… tr. 68) • Dạng 2: Hỏi – đáp theo nội dung bài tập đọc. Dạng này có 2 bài. Ví dụ: Hỏi – đáp theo bài thơ (M: - Con gì hay nói ầm ĩ – con vịt bầu tr. 113) - Loại 3: Luyện nói theo nghi thức lời nói + Kiểu 1: Nói lời chào theo tình huống giao tiếp tự nhiên: Kiểu này có 1 bài. Ví dụ: Tập nói lời chào của bé với mẹ trược khi bé vào lớp, của bé với cô trước khi bé ra về (tr. 74) + Kiểu 2: Nói lời chào của nhân vật theo tình huống trong bài học. Kiểu này có 1 bài. Ví dụ: Nói lời chào hỏi của Minh: Khi gặp bác đưa thư, khi mời bác uống nước. (tr. 137) Sau đây là Sơ đồ tóm ttắt luyệthnói trong tập n luyệnnói –ổphần luyện nói tổng Bài ập hệ n ống bài phầ luyện nói t ng hợp trong SGK TV1 hợp LN câu chứa tiếng có LN theo đề tài LN theo nghi thức lời vần cần luyện (15 bài) (29 bài) nói (2 bài) BT nói theo BT dạng hỏi bài (17) – đáp (12) Kể Hỏi – về đáp về Nhìn Nói về một một sự Nói lời Nói tranh một sự ngườ việc, Nói lời chào câu nói Trả vật, sự i, một một Hỏi – chào của chứa câu lời việc việc người, đáp theo nhân tiếng chứa câu có liên … có … có theo tình vật có tiếng hỏi quan liên liên nội huống theo vần có theo nội quan quan dung giao tình cho vần tranh dung đến đến bài tập tiếp huống trước cho (1 bài tập nội nội đọc (2 cho trong (14 trước bài) đọc dung dung bài) trước bài bài) (1 (11 bài bài tập (1 bài) học (1 bài) bài) tậ p đọc bài) đọc (10 (5 bài) III. Đánh giá hệ thống bài tập luyện nói trong phần Luyện tập tổng hợp Trước đây, việc rèn luyện kỹ năng nói cho HS lớp 1 chỉ đơn thuần được rèn luyện trong quá trình các em trả lời câu hỏi của GV trong giờ học. So với chương trình cũ, nội dung luyện nói trong SGK TV1 ở chương trình mới được tách ra độc lập. Việc đưa nội dung luyện nói độc lập dưới hình thức một hệ thống bài tập như vậy giúp HS được rèn luyện kỹ năng nói một cách khoa học hơn, có hệ thống và bài bản hơn. Hệ thống bài tập luyện nói trong phần Luyện tập tổng hợp đa dạng, yêu cầu HS nói trong hội thoại, nói độc thoại, nói thành đoạn, các câu có liên kết, mạch lạc hơn. Bài tập luyện nói được sắp xếp cuối bài Tập đọc, phong phú, đa dạng hơn so với phần Học vần. Ở mỗi bài tập, ngoài tranh minh hoạ còn có các mẫu phát ngôn và nội dung cho trước làm chỗ dựa để HS tạo lập lời nói. Hình thức bài tập và yêu cầu bài tập được trình bày rõ ràng, cụ thể hơn. Có bài tập để luyện tập âm – vần đã học (Nói câu chứa tiếng có vần cần luyện), có bài rèn kỹ năng độc thoại ( Nói về một chủ đề cho trước), có bài tập rèn kỹ năng trong hội thoại (trò chuyện, hỏi – đáp về nội dung cho trước), có bài tập rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp (các bài tập về nghi thức lời nói). Tuy nhiên, số lượng từng dạng bài tập chưa hợp lý: bài tập về nghi thức lời nói còn ít (2 bài), chỉ xoay quanh vấn đề nói lời chào, lời chia tay; số lượng bài tập nói theo đề tài (17 bài) mà chủ yếu là dạng độc thoại – dạng độc thoại là mức độ cao của dạng thức lời nói, sẽ rất khó cho HS nhỏ nhất là HS lớp 1. Bên cạnh đó, chỉ có bài tập nói câu chứa tiếng có vần đã học, nhưng chưa có bài tập nói câu chứa tiếng có âm đã học. Chương III. Những khó khăn HS gặp khi luyện nói phần Luyện nói tổng hợp và biện pháp khắc phục I. Những nguyên nhân HS gặp khó khăn khi luyện nói 1. Xuất phát từ bản thân HS a. Khả năng ngôn ngữ, vốn sống còn ít HS lớp 1, lần đầu tiên được tiếp xúc với chữ cái, học âm – vần, luyện nói thành câu, đoạn, do đó vốn từ của HS còn rất ít, khả năng diễn đạt còn hạn chế nên khi luyện nói thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các em. Bên cạnh đó, thì HS lớp 1, có thể nói môi trường hoạt động lứa tuổi chỉ có thể tiếp xúc gia đình, nhà trường (chủ yếu là lớp học), tiếp xúc với môi trường xã hội còn rất ít. Thêm nữa, HS lớp 1 chưa đi xa nhiều, khả năng nhìn nhận, quan sát sự vật, sự việc xung quanh còn rất hạn chế  vốn sống còn ít  Khi luyện nói HS gặp không ít khó khăn. b. Do tâm lý rụt rè, e ngại Như trên đã nói, HS lớp 1, khả năng giao tiếp, giao lưu trò chuyện với mọi người xung quanh còn rất ít, do dó HS thường hay e ngại, rụt rè. Mặt khác, do tâm lý sợ nói sai ý của GV, sợ bạn bè chê cười nên HS cũng rất ít thể hiện mình, rất ít nói thậm chí tới giờ luyện nói có em không mở miệng. 2. Do đề tài hội thoại SGK TV1 đã xây dựng những đề tài hội thoại phong phú, đa dạng để HS luyện nói. Tuy nhiên, những tình huống hội thoại được SGK xây dựng cũng đem lại không ít khó khăn cho HS lớp 1. Những đề tài hội thoại quá khó, vượt ra ngoài vốn hiểu biết của HS, và đặc biệt là HS lớp 1, khả năng nói còn hạn chế. Trong những đề tài này có thể kể đến những đề tài sau: - Không có gợi ý: • Nói về quyển vở của em (tr. 77) • Nói về ngôi nhà em mơ ước (tr. 83) • Kể về một người bạn tốt của em (tr. 107) • Kể về anh (chị) của em (tr. 140) • Nói về các con vật em biết (tr. 149) • Hỏi nhau: Bạn đã làm gì để bảo vệ các loài chim? (tr. 152) HS lớp 1 khả năng nói còn hạn chế, mới lúc đầu tập nói nhiều câu, liên kết thành đoạn ngắn là điểu khó khăn, do đó nên có những đoạn gợi ý để HS dựa vào đó mà nói, từ đó HS có thể sáng tạo ra những câu, đoạn mới. - Có gợi ý, nhưng gợi ý không thực tế • Ở nhà, em làm gì giúp bố mẹ? (gợi ý bằng tranh vẽ) Những gợi ý bằng tranh vẽ để hướng dẫn HS luyện nói trong đề tài này không phù hợp với khả năng của HS lớp 1, đặc biệt đối với các em ở thành phố thì càng không thể (quét nhà, cho gà ăn, tưới cây)  HS lúng túng không biết nói gì hoặc nói không đúng sự thật. • Hãy kể với cha mẹ: Hôm nay ở lớp em đã ngoan như thế nào. - Đề tài khó: • Nói về ngôi nhà em mơ ước (tr. 83) • Nói về sen (tr. 92) • Hỏi nhau: Bạn đã làm gì để bảo vệ các loài chim? (tr. 152) 3. Do hệ thống câu hỏi gợi ý luyện nói còn nhiều hạn chế - Câu hỏi không kích thích tư duy của HS do có những gợi ý chưa kích thích tính sáng tạo của trẻ, câu hỏi chứa đựng những nội dung cần hiểu. Ví dụ: Hương hoa lan thơm thế nào?, Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào? Hay Đường đến trường có những cảnh gì đẹp? - Có những câu hỏi diễn đạt chưa hay. Ví dụ: Đứa con biết vâng lời cha mẹ thì được gọi là đứa con gì? (Bài “Vâng lời cha mẹ”) hay Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? - Có những câu hỏi quá khó, muốn trả lời được câu hỏi HS phải vận dụng khả năng phân tích – tổng hợp những chi tiết liên quan. Ví dụ: Em hiểu thế nào là người bạn tốt? (tr. 107) II. Giải pháp khắc phục 1. Sử dụng trực quan (tranh minh hoạ, mẫu phát ngôn) GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tranh minh hoạ, đọc phát ngôn. Từ đó, HS hiểu được nội dung luyện nói và thực hiện tạo lập lời nói. Ngoài ra, từ mẫu quan sát đó, GV có thể đặt những câu hỏi gợi ý xung quanh đề tài, từ gợi ý phát ngôn mẫu để hướng dẫn HS thực hành. Ví dụ: Hỏi nhau về trường, lớp. (tr. 47) M: Bạn học lớp nào? Tôi học lớp 1A. GV hướng dẫn HS quan sát mẫu: Bạn nhỏ đã hỏi bạn của mình điều gì? Sau đó, gợi ý HS hỏi nhau về các nội dung khác thông qua các gợi ý: + Có cách hỏi nào khác nữa không? + Nếu là bạn khác trường thì các con sẽ hỏi gì? + Muốn biết bạn con học trường nào, các con sẽ hỏi sao? + Muốn biết trường của bạn con ở đâu, chúng ta sẽ hỏi sao? + Muốn biết bạn con học ở trường thế nào, bạn hỏi ra sao? …. Theo chúng tôi nên đặt những câu hỏi gợi ý như vậy để HS luyện nói dần, không nên đưa sẵn câu hỏi, HS chỉ làm nhiệm vụ trả lời câu hỏi. 2. Sử dụng hệ thống câu hỏi luyện nói SGV thiết kế hệ thống câu hỏi để GV vận dụng trong giờ luyện nói. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi có nhiều hạn chế như trên đã phân tích. Mặt khác, có những nội dung luyện nói không có câu hỏi hướng dẫn, gợi ý  cần phải xây dựng thêm hệ thống câu hỏi để giúp GV và HS thực hiện tốt phần luyện nói. Trong đề tài này, chúng tôi xây dựng một số câu hỏi Luyện nói theo đề tài vì chúng tôi thấy phần Luyện nói câu có chứa tiếng có vần cần luyện và phần Luyện nói nghi thức lời nói tương đối hợp lý. a. Bài Hỏi nhau về trường, lớp (tr. 47), GV không có những gợi ý gì thì sẽ rất khó khăn cho HS trong hỏi – đáp  GV nên đặt câu hỏi gợi ý cho HS. Ví dụ: + Nếu là bạn khác trường thì các con sẽ hỏi gì? + Muốn biết bạn con học trường nào, các con sẽ hỏi sao? + Muốn biết trường của bạn con ở đâu, chúng ta sẽ hỏi sao? + Muốn biết bạn con học ở trường thế nào, bạn hỏi ra sao? + Muốn biết bạn con thích học môn gì nhất, con hỏi thế nào? …. b. Gọi tên các loài hoa trong ảnh (tr. 65) + Hãy kể tên các loài hoa trong ảnh? + Em thích loài hoa nào nhất? Vì sao? + Hoa hồng có đặc điểm gì? + Hoa sen như thế nào? … c. Nói về quyển vở của em (tr. 77) + Quyển vở của em là quyển gì? + Quyển vở của em có bìa màu gì? + Trên quyển vở của em có những gì? + Bên trong quyển vở như thế nào? +… d. Nói về ngôi nhà mơ em mơ ước (tr. 83) + Em thích ngôi nhà của em như thế nào? + Em thích bên ngoài ngôi nhà của em như thế nào? + Em thích bên trong nhà có những gì? + Em sẽ trang trí cho ngôi nhà của em như thế nào? + Em thích phòng của em sơn màu gì? +… e. Hãy nói với cha mẹ: Hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào. (tr. 101) + g. Kể về người bạn tốt của em (tr. 107) + Người bạn của em tên gì? + Người bạn của em như thế nào? + Bạn của em tốt với em thế nào? + Tình cảm của em dành cho bạn thế nào? … h. Hỏi – đáp về các loài cây (tr. 122) + Hãy kể về loài cây mà bạn biết? + Bạn thích loài cây nào? + Loài cây đó thế nào? … i. Trò chuyện về mưa (tr. 125) + Bạn thích trời mưa hay trời nắng? Vì sao? + Khi trời mưa bạn thích làm gì? Vì sao? +… j. Kể về anh (chị, em) của em (tr. 140) + Em hãy kể về anh (chị, em). + Anh (chị, em) bao nhiêu tuổi? + Anh (chị, em) làm gì? + Tình cảm của anh (chị, em) đối với em thế nào? …. k. Nói về các con vật em biết (tr. 149) + Em biết những con vật nào? + Em thích con vật nào nhất? Vì sao? + Con vật em thích có đặc điểm gì? … Hệ thống câu hỏi này chỉ mang tính chất gợi ý trong trường hợp HS không thể nói khi tìm hiểu nội dung bài nói. 3. Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau khi dạy nội dung luyện nói 3.1 Trò chơi học tập Trò chơi là hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Đối với trẻ em, trò chơi có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt. Vì lẽ đó, trong quá trình dạy học các nhà sư phạm nhận thấy rằng nếu biết kết hợp học và vui chơi một cách hợp lý sẽ tạo được hiệu quả học tập cao mà không gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán cho HS, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học. Ví dụ1: Trò chơi tiếp sức: “Nói về hoa sen” (tr. 92) GV có thể tổ chức trò chơi học tập ”Thi nói về sen”: Cuộc thi diễn ra giữa hai đội (mỗi đội khoảng 7 – 8 em). Hai đội bắt thăm để giành quyền nói trước. Hai đội luân phiên nhau nói. Ở mỗi lượt chơi của đội sẽ có thành viên trong đội nói, lần lượt theo các lượt chơi từ thành viên thứ nhất cho đến thành viên cuối cùng rồi quay trở lại. Đội nào lập lại câu trước hoặc chịu dừng lại thì đội đó thua cuộc. Ví dụ2: Trò chơi Thi nói về một đề tài: Bài “Nói về các con vật em biết” (tr. 149) Mục đích của bài này là nhằm giúp HS phát triển lời nói tự nhiên, rèn trí tưởng tượng, khả năng dùng từ đặt câu, bước đầu biết miêu tả con vật, qua đó cung cấp hiểu biết về tự nhiên (thế giới động vật). GV mời hai đội chơi, yêu cầu các đội kể tên các con vật mình biết (con mèo, con chó, con gà,...). GV ghi tên các con vật đó lên bảng, hai đội sẽ chọn một con vật (mà cả hai đội cùng biết) để làm đề tài thi nói. Ví dụ3: Trò chơi sắm vai: Tập nói lời chào của bé với mẹ .... (tr. 74) GV có thể nêu ra tình huống: Em hãy nói lời chào mẹ trước khi vào lớp, lời chào cô trước khi về. ... 3.2 Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm hình thành ở HS khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ. Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm, GV cũng có cơ hội tận dụng những ý kiến và kinh nghiệm của HS. Khi làm việc theo nhóm HS có ưu thế hơn hẳn so với khi làm việc độc lập. Ví dụ: ”Hỏi – đáp về nghề nghiệp của bố” (tr. 86) GV hướng dẫn HS thảo luận sau đó trình bày trước lớp. Cụ thể: - GV chia lớp thành các nhóm (có thể nhóm đôi, 3 hoặc 4) - Phát phiếu học tập có hệ thống câu hỏi thảo luận và quy định thời gian thảo luận. Các câu hỏi đưa ra để HS thực hiện thảo luận vì thế đều ở dạng câu hỏi mở. 1. Em hãy hỏi bạn em về công việc bố của bạn em đang làm. 2. Em hãy trả lời bạn các câu hỏi khi được bạn hỏi về công việc của bố mình. 3. Hãy cùng nói với nhau về những công việc của mọi người trong gia đình mình. - Sau khi hỏi nhau trong nhóm, GV gọi từng cặp HS đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Có thể có nhóm có hai cặp cùng trình bày. - Cả lớp nghe, nhận xét về câu hỏi và cách trả lời câu hỏi của các bạn. Sau đó, GV nhận xét, đánh giá cách trình bày của các nhóm. 3.3 Vận dụng phương pháp gợi mở vấn đáp Phương pháp này sử dụng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, gợi mở cho HS luyện nói. Ví dụ: Chia quà (tr. 61) GV tổ chức dạy học bằng các phương pháp như sau: - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK (kết hợp PP trực quan) - Gv đặt câu hỏi, HS trả lời 1. Trong tranh vẽ những ai? 2. Bà đang làm gì? 3. Mỗi cháu được chia quà gì? 4. Các cháu có thích món quà của bà không? Hình ảnh nào trong tranh cho em biết điều đó? 5. Nếu em là anh (chị), khi được chia quà thì em sẽ nhận phần quà nhiều hơn hay ít hơn em bé? Vì sao? Bằng hệ thống câu hỏi trên, HS thực hiện quá trình đàm thoại với GV theo nội dung bức tranh. Từ đó, GV có thể chữa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho HS, giúp các em rèn luyện kỹ năng nói một cách tự nhiên. 3.4 Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề PP này nhằm hình thành ở HS khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời sống. Trong dạy học luyện nói GV chuyển các bài tập luyện nói thành các tình huống có vấn đề HS vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Nói về các con vật em yêu quý” - GV đưa ra tình huống có vấn đề: Khi nói chuyện với bạn về các con vật, có bạn hỏi em: “Bạn yêu quý con vật nào nhất? Vì sao?” Em sẽ nói như thế nào để bạn em cũng mến nó. - HS phát hiện vấn đề cần giải quyết: Nói với bạn con vật mình yêu quý để bạn thấy mến nó. - GV gợi ý để HS tìm cách giải quyết vấn đề: GV gợi ý HS hướng về tên con vật, về những nét đáng yêu của con vật đó. Sau đó, các em suy nghĩ để sắp xếp các câu để có được 1 bài nói về con vật mình yêu thích. * Mỗi PP dạy học nêu trên đều có những hiệu quả riêng biệt và tuỳ theo từng bài cụ thể GV có thể sử dụng những PP khác nhau, thậm chí kết hợp các PP với nhau. 4. Rèn luyện khả năng tự tin, mạnh dạn cho HS GV nên khuyến khích, khích lệ những HS rụt rè tham gia nói. Ví dụ: Khuyến khích em phát biểu (sử dụng câu hỏi dễ để em có cơ hội nói trước lớp), khi em phát biểu sai GV không nên la mắng mà nên khen ngợi tinh thần của HS. Cho HS tham gia vào các hoạt động nhóm để các em tự tin hơn,… KẾT LUẬN Luyện nói là một nội dung quan trọng, giúp HS trau dồi khả năng diễn đạt, tự tin hơn trong giao tiếp  cần phải hướng dẫn HS luyện nói. Tuy nhiên, HS lớp 1, khả
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net