logo

Kinh tế học vĩ mô_Chương 6

Phân tích các khái niệm lạm phát và thất nghiệp và Chỉ ra được các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ MACROECONOMICS Giảng viên: ThS. Phan Thế Công CHƯƠNG 6 LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 1 Nội dung của chương 7 • Phân tích các khái niệm lạm phát và thất nghiệp. • Phân tích các tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế. • Chỉ ra được các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay. • Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (đường Phillips, và các nhân tố làm dịch chuyển và di chuyển đường Phillips) Mục tiêu của chương 7 • Giúp sinh viên hiểu được các tác động (tích cực và tiêu cực) của lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế. • Giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. • Định hướng và chỉ ra được các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. 2 7.1. Thất nghiệp • 7.1.1. Thất nghiệp và các loại thất nghiệp • 7.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp • 7.1.3. Tác động của thất nghiệp • 7.1.4. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp • 7.1.5. Vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam 7.1.1. Thất nghiệp và các loại thất nghiệp • 7.1.1.1. Các khái niệm liên quan • 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp 3 7.1.1.1. Các khái niệm liên quan • Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. • Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang tìm kiếm việc làm. • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động). • Người có việc làm là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội,… • Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm những mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp • Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ số giữa % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. • Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. 4 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp • a) Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp • b) Theo lý do thất nghiệp • c) Theo nguồn gốc thất nghiệp • d) Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp a) Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp • theo giới tính • theo lứa tuổi • theo vùng lãnh thổ • theo ngành nghề • theo dân tộc, chủng tộc 5 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp (tiếp) a) Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp (tiếp) • Những lao động có trình độ giáo dục thấp thường gắn với kỹ năng kém và ít có công việc lâu dài, ổn định. • Những người lao động trí óc thường có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn những người lao động chân tay. Kỹ năng, trình độ, và sự hiểu biết ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp. • Thất nghiệp của những người trẻ tuổi cao hơn người lớn tuổi. 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp b) Theo lý do thất nghiệp • Bỏ việc • Mất việc • Mới vào lực lượng lao động • Quay lại lực lượng lao động 6 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp c) Theo nguồn gốc thất nghiệp • Thất nghiệp tạm thời • Thất nghiệp theo mùa vụ • Thất nghiệp cơ cấu • Thất nghiệp do thiếu cầu 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp (tiếp) c) Theo nguồn gốc thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp tạm thời • Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,… 7 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp (tiếp) c) Theo nguồn gốc thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp theo mùa vụ • Thất nghiệp theo mùa vụ cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định - đánh cá, làm nông nghiệp, xây dựng.. 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp c) Theo nguồn gốc thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp cơ cấu • Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vưc,…). • Thất nghiệp do cơ cấu là sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế. 8 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp c) Theo nguồn gốc thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp do thiếu cầu • Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp d) Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu • Thất nghiệp tự nguyện: Là số lượng người lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình. • Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes). • Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng. 9 Thất nghiệp tự nhiên W thực tế • Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp xảy S’L DL ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân A B SL bằng. W2 E • Tại trạng thái cân bằng, thất nghiệp tự nhiên F W1 F bằng tổng số những người thất nghiệp tự nguyện. W0 E0 0 L3 L1 L0 L2 L4 L Hình 7.1: Thất nghiệp tự nhiên Thất nghiệp tự nhiên • Tại mức tiền công W1, số lượng lao động dư W thực tế S’L thừa là đoạn EF = L2 - L1, đây chính là con số DL thất nghiệp tự nguyện. A B SL • Với mức tiền công tối thiểu là W2 cao hơn W2 E mức lương cân bằng của thị trường lao động F W1 F W0. Tổng số thất nghiệp tự nguyện trong trường hợp này sẽ là đoạn AB. W0 E0 0 L3 L1 L0 L2 L4 L Hình 7.1: Thất nghiệp tự nhiên 10 7.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp a) Thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển • Quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng giá cả và tiền công linh hoạt, thị trường lao động luôn đạt trang thái cân bằng, còn có thất nghiệp là do ấn định mức tiền công cao hơn mức tiền công cân bằng. W DL A B SL W1 W0 E0 0 L1 L0 L2 L Hình 7.2: Mức tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền công cân bằng 7.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp a) Thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển • Thị trường lao động đạt trang thái cân bằng tại E0 với mức tiền công cân bằng là W0. • Tại mức tiền công W1 cầu lao động là L1, cung lao động là L2. Vì L1 < L2 cho nên xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn AB, hay xảy ra thất nghiệp. Áp lực để giảm tiền công xuống trạng thái cân bằng là rất khó. W DL A B SL W1 W0 E0 0 L1 L0 L2 L 11 b) Thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes • Quan điểm của trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công thường cứng nhắc, không linh hoạt, do đó dẫn đến hiện tượng thất nghiệp. • Giả sử tổng cầu AD suy giảm, cầu lao động giảm từ DL đến DL’, do giá cả và tiền công không linh hoạt nên với mức tiền công W1 ta có cầu lao động là L1 cung lào động là L2, mà L1 < L2’ lượng người thất nghiệp là: E2E0. Thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu. DL W D’L E0 E2 SL W1 W0 E1 Hình 7.3: Thất nghiệp do thiếu cầu 0 L1 L0 L2 L 7.1.3. Tác động của thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm để sinh sống. Chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp thông qua các nội dung sau: • Thất nghiệp khiến cho nhiều người đành chấp nhận làm những công việc không đúng nghề. • Thất nghiệp khiến cá nhân người đó rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý. • Mất việc làm ổn định có thể đẩy một người vào tình thế tìm cách bù trừ qua việc nhận đại một công việc. • Mất việc kéo dài cũng thường đưa đến tình trạng bất ổn trong gia đình của người bị mất việc. 12 7.1.3. Tác động của thất nghiệp a. Đối với bản thân và gia đình • Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu. • Người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu nhập thấp (trong giai đoạn tìm công việc phù hợp). • Thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. 7.1.3. Tác động của thất nghiệp b. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế • Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp. • Thất nghiệp làm cho sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. • Có thể đương đầu với các tệ nạn xã hội do người thất nghiệp gây ra. • Chi nhiều tiền hơn để giải quyết hậu quả từ thất nghiệp như y tế, an ninh xã hội… • Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. 13 7.1.4. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp a. Tạo ra công ăn việc làm • Có công ăn việc làm là một nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội, nhất là đối với những người trong độ tuổi lao động. • Tạo ra công ăn việc làm đáp ứng “đủ” nhu cầu tham gia lao động của các thành viên trong xã hội là cần thiết để có thể có được một xã hội ổn định và phát triển. • Tạo công ăn việc làm là trách nhiệm của Chính phủ, các thành viên trong xã hội, cụ thể là các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. 7.1.4. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp b. Đào tạo và tự đào tạo nghề nghiệp • Đào tạo là “quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn,…”. • Để có một nghề, người ta cần phải trải qua thời kỳ đào tạo cần thiết. • Đào tạo và tự đào tạo có vai trò quan trọng và là điều cần thiết, nhưng phải đào tạo nghề nào, đào tạo cho ai? Đấy lại là một vấn đề khác cũng cần quan tâm, vấn đề hướng nghiệp. 14 7.1.4. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp c . Vấn đề hướng nghiệp • Chọn đúng nghề, làm việc đúng khả năng là điều quan trọng cần phải lưu ý ngay từ trong chương trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. • Việc định hướng nghề nghiệp cho con người, nói chung, và nhất là người trẻ sắp vào đời, nói riêng, là điều cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. • Có việc làm, có người lành nghề được đào tạo hoàn chỉnh và biết tự đào tạo tốt là một trong những điều kiện nền tảng cho xã hội phát triển. 7.1.5. Vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam • Thứ nhất, tạo việc làm cho thanh niên từ khu vực nông nghiệp. • Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ hợp hợp tác xã tư nhân phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trẻ. • Thứ ba là giải quyết việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề mũi nhọn. • Thứ tư là giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động. • Thứ năm là giải quyết việc làm qua việc phục hồi và mở rộng các làng nghề truyền thống. 15 7.2. Lạm phát • 7.2.1. Lạm phát và các loại lạm phát • 7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát • 7.2.3. Tác động của lạm phát • 7.2.4. Một số nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát • 7.2.5. Vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2008 7.2.1. Lạm phát và các loại lạm phát a) Khái niệm • Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung theo thời gian. • Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi, khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. 16 7.2.1. Lạm phát và các loại lạm phát b) Công thức tính tỷ lệ lạm phát • Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. • Tỷ lệ lạm phát được đo bằng công thức: CPI t  CPI t 1 t  .100% CPI t 1 trong đó: t là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t, CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t, CPIt – 1 là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t – 1. CPI t  (  pit qi0 )  pi0qi0 7.2.1. Lạm phát và các loại lạm phát c) Quy mô của lạm phát • Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. • Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng tương đối nhanh, với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong năm. • Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm phát thường từ 3 con số trở lên. 17 7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát a) Lạm phát cầu kéo • Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh. • Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá và dịch vụ. • Khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2, mức giá chung tăng lên từ P1 đến P2, lạm phát xảy ra. P ASL ASS E2 P2 AD2 Hình 7.4 : Lạm phát cầu kéo E1 P1 AD1 0 Y*Y1 Y2 Y 7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát a) Lạm phát cầu kéo • Khi cầu tăng mạnh, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD1, mức giá chung tăng lên từ 100 đến 103. Giả sử tiền công tăng, đường ASS dịch chuyển sang trái, mức giá chung tăng cao hơn từ 100 đến 110, trong khi GDP thực tế giảm xuống. ASL Tổng cầu tăng P làm tăng mức (Chỉ số điều chỉnh GDP) ASS1 giá và GDP thực tế tăng 110 ASS0 103 Tiền công tăng, 100 đường ASS dịch Hình 7.5 : Lạm phát cầu kéo chuyển sang trái, AD1 mức giá tăng cao hơn, trong khi đó 90 GDP thực tế giảm AD0 0 500 550 600 650 700 Y GDP thực tế (tỷ USD) 18 7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát b) Lạm phát chi phí đẩy • Các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện,…) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, gây ra lạm phát chi phí đẩy • Đường ASS dịch chuyển sang trái từ ASS0  ASS1, làm cho sản lượng giảm từ Y0  Y1, giá cả tăng lên từ P0  P1 gây nên lạm phát. Tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống. P ASL ASS1 ASS0 E1 P1 Hình 7.6 : Lạm phát chi phí đẩy E0 P0 AD0 0 Y1 Y0 Y* Y 7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát c) Lạm phát dự kiến ASL • Hay là lạm phát vừa phải, hoặc là tỷ lệ lạm ASS2 (Ch ỉ số đi ều c hỉnh GDP) phát ỳ. 133 ASS1 • Khi giá đầu vào tăng, đường tổng cung (Chỉ điề chỉ nh Sự gia tăng trong ngắn hạn dịch chuyển từ ASS0  121 ASS0 tổng cầu ASS1  ASS2. Chính phủ sẽ dùng các biện được dự đoán trước pháp điều chỉnh và làm tăng tổng cầu AD 110 làm tăng lạm cùng từ AD0  AD1  AD2, chỉ số giá tăng AD2 phát, nhưng không làm đều đặn từ 110  121  133, sản lượng AD1 thay đổi không đổi. AD0 GDP thực tế • Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong 0 500 550 600 650 700 750 một thời gian. GDP thực tế (tỷ USD) Hình 7.7: Lạm phát được dự đoán trước 19 7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát d) Lạm phát do lý thuyết số lượng tiền tệ • Nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. • Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. • Lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao. 7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát e) Lạm phát và lãi suất • Lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo, để duy trì lãi suất ở mức thực tế ở mức ổn định. • Vậy lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát. • Khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt. 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net