logo

Khủng hoảng kinh tế - góc nhìn từ châu Á

Khu vực châu Á cũng đang bị ảnh hưởng từ tác động của những biến động hàng ngày đối với nền kinh tế và giá dầu tăng cao chỉ là một phần nhằm đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Song, tại khu vực này, nhiều CFO vừa mới rút ra được những bài học quý báu về cách để tồn tại được trong cuộc khủng hoảng lúc này.
Khủng hoảng kinh tế - góc nhìn từ châu Á Khu vực châu Á cũng đang bị ảnh hưởng từ tác động của những biến động hàng ngày đối với nền kinh tế và giá dầu tăng cao chỉ là một phần nhằm đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Song, tại khu vực này, nhiều CFO vừa mới rút ra được những bài học quý báu về cách để tồn tại được trong cuộc khủng hoảng lúc này. Ngay khi sức tăng trưởng kinh doanh dừng lại tại Mỹ và châu Âu, các ông chủ của những công ty toàn cầu liền phát hiện lại sự nhiệt tình của mình đối với những thị trường mới nổi. Các công ty bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trải khắp từ Sony tới General Electric đến General Motors đều nhấn mạnh rằng, bất chấp tình cảnh u ám ở thị trường nội địa, những triển vọng đối với các hoạt động tại châu Á của họ vẫn sáng sủa. Và không phải nghi ngờ gì vì cho dù kinh tế toàn cầu nói chung đều đang ảm đạm thì Trung Quốc liên tục công bố mức tăng trưởng tới hai chữ số, Ấn Độ và Hàn Quốc đều đang bùng nổ, còn các quốc gia khác trong khu vực này vẫn đang mở rộng hơn nữa trên đà tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, đừng quá đặt tất cả hy vọng mạnh mẽ vào mức tăng trưởng 20 đến 30 phần trăm được duy trì liên tục tại khu vực châu Á này. Bởi quan trọng, mọi cái giờ chỉ là vấn đề thời gian trước khi sự giảm tốc độ sản xuất công nghiệp ở phương Tây đe dọa tới lĩnh vực xuất khẩu của châu Á, và điều đó sẽ ảnh hưởng tới những phần khác của các nền kinh tế thuộc khu vực này. Những dấu hiệu ban đầu cho thấy điều này thực sự đang diễn ra. Trong bản khảo sát toàn cảnh hoạt động kinh doanh của CFO mà Duke vừa thực hiện mới đây cho thấy 51% các CFO châu Á đều trả lời rằng các công ty của họ đều đang cảm nhận được những ảnh hưởng của sự tăng trưởng ngày càng chậm lại tại phương Tây, bao gồm việc ngày càng ít đơn hàng hơn đồng thời các yêu cầu về chiết khấu ngày càng nhiều hơn. Lạm phát ngày càng tăng cao. Tình hình tồi tệ nhất là ở Việt Nam, nơi giá cả tăng lên hơn 25% mỗi năm, tiếp đến ở những nơi khàc nữa cũng tăng cao như Ấn Độ (11%) và Trung Quốc (7,1%). Chi phí nhiên liệu tăng cao chỉ là một yếu tố; giá dầu lửa cao là vấn đề khó giải quyết đặc biệt đối với khu vực này, nơi phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đến những nơi xa. Thế nhưng theo lời các CFO thì nhu cầu mang tính cục bộ và toàn cầu đang khan hiếm này vẫn không thể vượt qua được tất cả chi phí đang tăng lên bắt nguồn từ các khách hàng. Bên cạnh đó, tỉ giá trao đổi hối đoái luôn biến động nên không trợ giúp được gì. Trong vài năm, hầu hết tiền tệ châu Á đều tăng lên so với đồng đô-la nhưng chẳng hề ổn định. Gần đây nữa, các tiền tệ như đồng ru-pi Ấn Độ hay đồng uôn Hàn Quốc bị mất giá rất nhiều khiến cho các công ty chỉ còn biết trông mong vào sự tăng giá. Tất cả điều này đều tạo nên một môi trường khắc nghiệt cho các CFO. Hãy xem xét kỹ trường hợp của Mindtrac, nhà chế tác đồ trang sức thương mại có trụ sở tại Singapore, sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ, bán sản phẩm trên toàn thế giới. Chính chi phí về dầu lửa – một thành phần quan trọng của các trang sức – cùng với việc đóng cửa các nhà máy của chính phủ Trung Quốc trước thềm sự kiện Thế Vận Hội Olympic khiến cho các chi phí của công ty tăng cao đến chóng mặt. Còn đồng ru-pi trở nên mất giá cũng khiến cho việc nhập khẩu tốn nhiều chi phí hơn. Trong khi đó, không hề dễ dàng gì để tăng giá vì các khách hàng của Mindtrac đều đang lo cắt giảm các khoản chi tiêu của mình – nhiều người trong số họ đang chọn đánh lại các đồ trang sức hơn là mua những cái mới. Những vấn đề như vậy không có nghĩa rằng châu Á không đạt được sức tăng trưởng mạnh hơn nữa. Nhưng chúng cho thấy rằng sức tăng trưởng sẽ trở nên ít ổn định hơn. Việc giữ được tình trạng sáng sủa hoàn toàn này về lãi-lỗ (Profit & Loss – P&L) khỏi bị xám xịt dần đi sẽ đòi hỏi sự nỗ lực lớn nhiều hơn nữa so với bình thường. Điều đó hoàn toàn chắc chắn phải vậy bởi chỉ mới một tháng trước, nhiều nhà điều hành ở châu Á vẫn còn cố thuyết phục rằng khu vực này có thể thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Nhưng giờ đây, khi thảm họa trong hoạt động ngành ngân hàng Mỹ vừa tạo ra thời kỳ khủng hoảng toàn cầu thì các công ty từ Bắc Kinh tới Bangalore đều phải đang chịu đựng hậu quả của nó. Tuy nhiên, một số hoạt động kinh doanh ở châu Á lại có được lợi thế chắc chắn – sự lãnh đạo của những CFO, những người từng có kinh nghiệm trong những cơn suy sụp kinh tế thảm hại trước đây. Tình trạng tồi tệ nhất trong số đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1997 – 1998, mà nổi bật hơn cả chính là tình hình kinh tế của Hàn Quốc khi đó bị rút lại còn 6,7% chỉ trong một năm và tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia bị mất đi tới 13,5%. Việc chèo lái vững vàng được con thuyền kinh doanh trong quá khứ của những vị giám đốc tài chính này khiến họ ngày càng thận trọng hơn trong từng bước tiến nhằm đảm bảo rằng các công ty của mình có thể tồn tại được trong bất kỳ cơn bão tài chính nào. Và một trong những biện pháp mà họ luôn áp dụng ngay khi có thể là giữ cho khoản nợ thấp xuống. Vào cuối những năm 1990, một công ty châu Á (ngoại trừ những công ty của Nhật Bản) trung bình có hệ số nợ (leverage ratio) là 74%. Khi các tiền tệ địa phương bị mất giá trong năm 1997 thì đa số các khoản nợ đều bằng đồng đô-la Mỹ khiến các công ty với doanh thu bằng tiền tệ địa phương đã không thể thanh toán được cho những nhà tín dụng nước ngoài của mình. Còn hiện nay, hệ số nợ trung bình (average leverage ratio) chỉ còn 33%. Hãy xem việc trù tính các vấn đề không đạt mức lý tưởng qua Ayala Corp., một trong những tổ hợp kinh doanh lớn nhất của Philippine, đã cắt giảm được 30% tổng khoản nợ của mình trong năm 2007 và 7% nữa trong suốt nửa đầu năm 2008. Công ty này cũng đang tự bảo vệ mình khỏi những biến động tiền tệ; gần đây nó đã thay thế một khoản vay bằng đồng đô-la Mỹ sang đồng pê-sô Philippine và vừa mới phát hành các trái phiếu trên thị trường nợ địa phương. Một bài học khác cũng vừa được rút ra về việc duy trì ổn định một phạm vị rộng lớn các nguồn tài chính nhằm cải thiện được cơ hội có được vốn của một công ty khi cần thiết. Nhờ vào biện pháp như vậy mà hãng tàu biển Pacific Basin Shipping có trụ sở tại Hồng Kông đã có đủ khả năng để có được một tổ hợp rộng lớn các nguồn vốn lớn ngay từ đầu năm 2008 – từ các hợp đồng thuê lại tới các trái phiếu chuyển đổi được và vốn cổ phần – nhằm cấp đủ vốn cho sự mua sắm những phà đóng tàu dành cho xe hơi và xe tải, một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh tàu biển được mong chờ tăng trưởng bất chấp tới tình trạng suy thoái kinh tế. Hành động thứ ba vừa được dùng để cơ cấu lại một công ty đến mức có thể tồn tại được trong cơn suy thoái một cách đánh kinh ngạc về số lượng lớn đơn hàng. Trong năm 2001, Mahindra & Mahindra, nhà chế tạo ô tô – và – xe kéo lớn của Ấn Độ, đã nhìn thấy nhu cầu cho sản phẩm của mình giảm sút 40%. Tin rằng điều này có thể diễn ra lần nữa, Bharat Doshi, CFO của công ty đã quyết định rằng cần phải đảm bảo được cho công ty có thể vẫn thu về lợi nhuận cho dù lượng sản phẩm chỉ còn 50%. Ông đã làm như vậy bằng cách giảm bớt các chi phí hoạt động nhằm cải thiện lợi nhuận (ví dụ như việc sản xuất những bộ truyền lực nội địa rẻ hơn là nhập khẩu chúng) và tăng tỉ lệ tương xứng về công việc được thực hiện thông qua các bên thứ ba. Tuy nhiên, không phải tất cả công ty ở châu Á đều dành được vị thế tốt như vậy. Nhưng nếu bạn đang đặt cược vào điều mà các đối tác kinh doanh của mình sẽ phải chịu đựng thì hãy tìm kiếm những doanh nghiệp với các CFO luôn sẵn sàng tìm cách để tồn tại ngay từ sớm trước khi cả đám cùng phải hứng chịu thảm họa chung.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net