logo

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ


Trang 1 Trường: Đại Học Tây Đô Lớp: Du Lịch 2 Nhóm: 14 Môn: Du Lịch Sinh Thái BÀI BÁO CÁO B Chủ đề: Khu Dự Trữ Sinh Quyển Cần Gìơ Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành Phố Hồ Chí Minh. Cách trung tâm khoảng 50 km. Vào năm 1997, huyện có diện tích 714 km², số dân là 55.173 người, gồm các dân tộc Kinh (80%), Khmer và Chăm. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An. Diện tích của huyện là 704,2 km2 . Địa hình chia cắt bởi sông, rạch, không có nước ngọt. Rừng sác và đước, đất rừng chiếm 47,25% diện tích. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam. Đó là rừng ngập mặn Cần Gìơ nằm gọn trong địa giới huyện Cần Giờ và rừng Sác huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Huyện này có 69 cù lao lớn nhỏ. Với bãi biển đẹp và khu rừng ngập mặn được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển giới cùng những chiến tích hào hùng của Đoàn đặc công rừng Sác Anh hùng thời chống Mỹ, cứu nước, Cần Giờ hiện là điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái TP Hồ Chí Minh, một điểm hẹn cuối tuần thú vị của những người yêu thích thiên nhiên. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nhìn từ cửa sông Trang 2 Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là tên một khu bảo tồn tại huyện Cần Giờ của Thành Phố Hồ Chí Minh. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Vị trí địa lý Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành Phố Hồ Chí Minh. Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông. Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài cùng nhiều loài chim, cò. Hình thành Hợp lưu của sông Lò Rèn và sông Vàm Sát trong rừng Cần Giờ, nhìn phía xa hướng Đông có thể thấy Núi Lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Trước chiến tranh, Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi đây trở thành “vùng đất chết”. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Trang 3 Sự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dân Cần Giờ. Hiện khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý. Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam Hợp lưu của sông Lò Rèn và sông Vàm Sát trong rừng Cần và toàn thế Giờ giới. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Rừng ngập mặn Cần Giờ đồng thời đã trở thành "lá phổi" xanh có chức năng làm sạch không khí và nước Rừng ngập mặn ở Cần Giờ thải từ các thành phố công nghiệp của Việt Nam.Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác. Trang 4 Theo kết qủa “ Điều tra khu hệ động vật rừng ngập mặn Cần giờ thành phố Hồ chí Minh “ của PGS Hòang Đức Đạt (1997), hệ động vật của rừng ngập mặn Cần Giờ được phân chia như sau : Kỳ đà ở rừng ngập mặn Cần Giờ • Về động vật: khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)… · Khu hệ chim Những nghiên cứu về chim ở Cần Giờ đã thống kê phân loại được hơn 130 loài chim thuộc 47 họ, 17 bộ, trong đó có 51 lòai chim nước (có 21 lòai chim di cư, chiếm 41.7%) và 79 lòai không phải chim nước ( có 4 loài di cư) sống ở các môi trường khác nhau . Số chim nước ở Cần Giờ so với thành phần những lòai chim này trong cả nước (149 lòai ) chiếm tỉ lệ 33.55%. Những loài chim quý hiếm ở Cần Giờ: _ Bồ nông chân xám. _ Cò lạo Ấn Độ (Giang Sen). _ Gà Đãy nhỏ (Già Sói). _ Cò lạo xám. _ Choắt lớn mỏm vàng. _ Ác là. Riêng khu vực Tràm chim thuộc khu du lịch Vàm Sát qua khảo sát có 26 loài, trong đó có 11 loài chim nước (9 loài tự nhiên và 2 loài nuôi là Cò lạo Ấn Độ hay còn gọi là Giang Sen, Gà Đãy nhỏ) HỆ THỰC VẬT Theo kết qủa kiểm kê vào cuối năm 1998, rừng ngập mặn Cần Giờ có tổng diện tích rừng và đất rừng là 38.556 ha, trong đó có 30.162 ha là rừng phòng hộ bao gồm rừng tự nhiên và rừng khôi phục tái tạo từ năm 1978. Trong hệ này có thể phân thành hai hệ nhỏ là hệ thực vật rừng trồng & hệ thực vật rừng tự nhiên. Đặc biệt, hệ thực vật rừng ngập mặn & Trang 5 nước lợ có nguồn gốc phát tán từ Indonêsia & Malaysia. Hệ thực vật rừng tự nhiên : Trong hệ thực vật này có 1 kiểu rừng đặc biệt đó là rừng hỗn giao lá rộng mưa mùa nhiệt đới, kể cả kiểu rừng tre nứa qua nhiều năm chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề nhưng vẫn còn sót lại như rặng rừng , tre gai , táo rừng… còn lại chủ yếu là những loại cây sống trong vùng nước lợ & ngập mặn như : Hội đoàn chà là, ráng ,giá, chià vôi thường mọc trên địa hình cao ít ngập nước. Hệ thực vật rừng trồng : - Bạch đàn, Keo Lá Tràm thường được trồng trên bờ để giữ đất, chống lỡ, nó thích nghi với nền đất của Chà Là, Ráng. - Dừa Lá phân bố ở vùng nước lợ là chủ yếu và có cả ở đất phèn mặn. - Đước chiếm 75% diện tích rừng ngập mặn và phân bố ở các khu vực có độ cao từ 0,7 đến 0,9m. Ngoài ra còn có nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả. Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành "lá phổi" đồng thời là "quả thận" có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn để ra biển Ðông. Du lịch Từ một vùng đất nghèo, Cần Giờ đã đổi thay khi được thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch và phát triển thành khu du lịch sinh thái. Năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập, tháng 2/2003 đã được chức du lịch thế giới cũng công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới ở nước ta. Ở đây có nhiều hoạt động du lịch thú vị như thăm quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim với rất nhiều loài chim sinh sông, tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã nhưng rất dạn dĩ, tìm hiểu về hệ thực vật - động vật nơi đây. Tiếp giáp về phía Nam của rừng Cần Giờ là biển. Biển Cần Giờ trong xanh, bờ cát mị, với không khí thoáng đãng, đang được xây dựng trở thành khu du lịch hiện đại. Ai đã từng đến Cần Giờ những năm sau chiến tranh và bây giờ trở lại sẽ vô cùng ngạc nhiên và khâm phục khi nhìn những cánh rừng xanh bao phủ trên vùng đất ngập mặn Trang 6 từng một thời hoang hóa bởi sự tàn phá của bom đạn và chất độc hóa học. Thiên nhiên nơi đây đã hồi sinh từ sức sống đầy tiềm năng và công sức lao động của con người. Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới rộng 75.740 ha, có hệ sinh thái đặc biệt phong phú, nơi cư trú của nhiều loài hải sản, chim nước, chim di cư và một số loài động vật lưỡng cư trên cạn với sự hiện diện của khoảng 160 loài và hơn 700 loài động vật thủy sinh không xương sống, 137 loài cá, hơn 40 loài động vật có xương sống. Đây cũng là khu rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới có số loài chim nước chiếm tới 34% tổng số loài chim nước ở Việt Nam, trong đó có chín loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ của thế giới. Tiềm năng tự nhiên đang là thế mạnh để Cần Giờ phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học với nhiều sự lựa chọn hấp dẫn. Du khách có thể thăm khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát để tận hưởng không khí trong lành, thưởng thức những món ăn được chế biến từ các sản vật tôm, cá, cua, ngao do ngư dân tự nuôi trong vùng. Sau khi được thành lập năm 2000, tại đây đã xây dựng nhiều điểm tham quan dựa trên môi trường tự nhiên sẵn có. Chiếc xuồng máy sẽ đưa khách đi sâu trong khu du lịch, đến với đầm Dơi với các đàn dơi và quạ treo mình ẩn bên trong các tán lá đước và trại cá sấu đang nuôi khoảng 40 con. Du khách được tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán của loài dơi cũng như sinh hoạt cùng cách săn mồi của cá sấu. Tại khu trung tâm, khách có thể thư giãn tại một hồ bơi tự nổi độc đáo bởi độ mặn của nước hồ hơn 30%, gấp nhiều lần độ mặn nước biển. Nhờ việc bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, tại Vàm Sát hiện đã xây dựng thành công một sân chim tự nhiên với diện tích hơn 100 ha. Từ chòi quan sát trên cao, du khách có thể ngắm nhìn sân chim qua ống nhòm. Nếu muốn, du khách còn có dịp được ngồi thuyền, băng đồng vào thám hiểm sân chim. Cả cánh rừng chà là rộng gần 100 ha là lãnh địa của chim. Len lỏi qua những bụi chà là gai góc, là vô vàn tổ chim, có ổ còn trứng, có ổ đã nở thành chim non trông thật sinh động. Khi nắng chiều dần tắt, những con bay đi kiếm ăn lũ lượt vỗ cánh trở về, dệt nên một bức tranh thiên nhiên đẹp lộng lẫy. Khu vực sân chim và đầm Dơi của Vàm Sát đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt khoanh vùng quy hoạch chim thú rừng nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, tạo nơi tham quan học tập, nghiên cứu và giáo dục cho nhân dân thành phố và du khách. Bên cạnh Vàm Sát, một điểm đến thú vị khác của du lịch sinh thái là Lâm viên Cần Giờ. Tại đây có du khách được tham quan Bảo tàng Cần Giờ, đi ca-nô thăm rừng ngập mặn, khu căn cứ cách mạng rừng Sác, xem biểu diễn xiếc thú, khu động vật hoang dã với những đàn khỉ tự nhiên đông khoảng 700 con rất tinh nghịch, gần gũi với con người, tham quan cá sấu hoa cà thuần chủng đang được bảo tồn. Ngoài ra, quý khách có thể dừng chân ghé vào nhà hàng Rừng Sác hoặc quán trên sông để giải khát, điểm tâm và thưởng thức các món ăn đặc sản của rừng ngập mặn. Trang 7 Bảo tàng Cần Giờ đang lưu giữ nhiều hiện vật khảo cổ của vùng đất, minh chứng cho một nền văn hóa cổ lâu đời, phản ánh một cách sinh động về đời sống của những cư dân đầu tiên. Nơi đây còn trưng bày hiện vật qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân dân Cần Giờ cùng những tiêu bản hệ động - thực vật rừng ngập mặn. Để trở về với quá khứ lịch sử hào hùng của thời chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, hướng dẫn viên khu du lịch sẽ đưa du khách đến khu di tích được tái hiện của các chiến sĩ Đoàn đặc công rừng Sác Anh hùng. Nơi đây từng ghi dấu chiến công và sự hy sinh oanh liệt của biết bao chiến sĩ đến từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Những con người bình dị ấy đã lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu diệt hàng trăm tàu chiến, phá hủy các kho tàng chiến lược, bí mật tiếp nhận và phân phối hàng nghìn tấn vũ khí từ miền bắc chi viện cho chiến trường miền Đông Nam Bộ. Tại các khu du lịch Cần Giờ còn có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng sang trọng cùng những dịch vụ phục vụ và các chương trình du lịch, thư giãn, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật cuối tuần thú vị. Hiện tại, quy hoạch về một khu đô thị lấn biển ở khu vực này đã được Chính phủ phê duyệt có diện tích khoảng 872 ha với mục tiêu xây dựng đến năm 2010, đưa Cần Giờ trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch - thương mại, trong đó có cả khu bảo tàng về sinh thái biển. Một Vài Loại Hình Du Lịch Đặc Trưng :  Du Lịch Thuyền Buồm Nếu muốn du lịch bằng thuyền buồm mà không cần phải ra đến vịnh Hạ Long thì ngay trên sông Sài Gòn bạn có thể thực hiện một chuyến du ngoạn về Vàm Sát (Cần Giờ) bằng du thuyền sang trọng. Thú vị, đó là đánh giá của hầu hết du khách trên chiếc du thuyền của Công ty thuyền buồm Đông Dương. Ngay cả chủ những chiếc thuyền qua lại trên sông Sài Gòn cũng phải trầm trồ, thú vị khi chiêm ngưỡng “anh bạn khác người” đang nhẹ lướt trên dòng sông nặng phù sa. Thêm nữa, những cảnh tượng trên chuyến hành trình luôn gây bất ngờ cho khách, từ cảnh đón bình minh trên thuyền đến cảng Bến Nghé, Nhà Bè, phà Bình Khánh, khu công nghiệp Hiệp Phước. Đặc biệt là nơi đến cuối cùng là Khu du lịch Sinh thái Vàm Sát (trực thuộc Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ, TPHCM) với những điểm tham quan độc đáo như: Đầm Dơi, sân chim, đầm cá sấu, tháp Tang Bồng, trại nai nuôi hoang dã trong rừng, nhà hàng đặc sản… Trên đường trở về du khách còn có cơ hội ngắm hoàng hôn trên sông, khi thành phố lên đèn tuyệt đẹp.  Điểm Tham Quan Trang 8 HỒ NỔI  Nếu bạn không biết bơi thì tại hồ bơi này đây, bạn vẫn có thể…nổi lềnh bềnh, có muốn chìm cũng chẳng được. Chuyện gì đang xảy ra vậy nhỉ? Ý tưởng độc đáo này được “cọp-pi” từ Biển Chết ở Jordan: độ mặn trong hồ khá cao 30% - gấp 10 lần của nước biển. Bằng cách này khối lượng riêng của cơ thể con người sẽ nhỏ hơn của nước trong hồ, thế là bạn …tự nhiên nổi như ảo thuật. Bạn có thể bơi theo mọi kiểu mình thích, thậm chí có thể vừa bơi vừa …đọc báo nữa. CÂU CÁ SẤU Khu du lịch Vàm Sát có một trại cá sấu đang nuôi khoảng 40 con. Du khách đến đây để tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán và cách săn mồi của chúng. Nơi đây cũng có một trò chơi khá ấn tượng “Du thuyền câu cá sấu”. Thuyền câu là một chiếc xuồng đặc biệt bằng chất liệu composit có các khoang không khí giữ thăng bằng. Thuyền còn được bao bọc bằng lưới B40: cá sấu bất khả xâm phạm và xuồng bất khả … lật! Dù vậy, tay bạn vẫn run, trống tim vẫn cứ gõ liên hồi như trống trận. Anh nhân viên sẽ giúp bạn buộc mồi rồi giao cần câu cho bạn. Bạn nhớ giữ cần cho thật chặc và thỉnh thoảng …thét lên mỗi khi cá sấu táp lôi lấy mồi. Thay vì mong cá cắn câu, bạn lại luôn miệng: Nhả ra đi! Nhả ra đi! SÂN CHIM Tổng diện tích sân chim là 602,5 ha trong đó vùng lõi là 126,2 ha và vùng đệm là 476,3 ha. Cây rừng chủ yếu là các lòai sống trên vùng đất cao của rừng ngập mặn như: Chà Là, Giá, Dà, Tra, Ráng… Nhờ có vùng đệm tương đối rộng nên có khả năng là khu dự trữ cho sự phát triển các bầy chim trong tương lai. Hướng về phía bắc của sân chim là khu rừng tự nhiên rộng 199 ha và các đầm nuôi tôm. Sân chim Vàm Sát có 26 loài, trong đó có 11 loài chim nước (gồm 9 loài tự nhiên và 2 loài nuôi). Cò và Vạc thường làm tổ trên cây Chà Là và Dà, trong đó Chà Là là cây có gai nên được chim nhọn làm tổ nhiều hơn để giữ tổ chim chặt không bị rơi và các lòai như rắn, khỉ không thể trèo lên lấy trứng hay bắt chim non. Chim thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 5-10, mỗi lần đẻ từ 1-3 trứng/tổ. Chim non sống trong tổ cho đến khi được chim mẹ tập bay. Nguồn thức ăn nơi đây rất dễ tìm và phong phú nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt và các đầm nuôi tôm xung quanh. ĐẦM DƠI Là một khoảng rừng đước rậm rạp, yên tĩnh. Nơi đây có hàng trăm con dơi quạ với sải cánh dài từ 1-1,5m trú ngụ. Khu vực xung quanh Đầm Dơi ít người sinh sống nhằm đảm bảo sự an toàn cho chúng Tại đây quý khách sẽ thấy hàng ngàn con theo bầy sống tư nhiên nơi khu rừng đước giữa đầm như bán đảo, vào tham quan bằng xuồng tam bản, len lỏi vào khu rừng đước để tận mắt chứng kiến những con dơi quạ bay với sãi cánh rộng cả thước sống tự nhiên. Loài dơi này được phân bổ ở các nước như: Uc, Inđonesia, Malaysia, Campuchia, Lào … Đặc biệt loài này khác hẳn với loài dơi chúng ta thấy trong thành phố, chúng ăn trái cây và Trang 9 định vị bằng khứu giác và thính giác, do đó tai, mắt , mũi phát triển và có màu vàng đen. Loài này tập quán ban ngày ngủ trên những cây đước cao và ban đêm bay đi kiếm ăn, chúng có thể bay xa liền một mạch 60 dặm (khoảng km) để kiếm ăn. Đến với đầm dơi này, chúng ta sẽ nghe và thấy sự ồn ào náo nhiệt của chúng. Khu vực dơi làm tổ nằm ngay trung tâm khu Đầm Dơi bao bọc bởi những con sông, rạch và đầm tôm. Đặc biệt khu vực này chủ yếu là rừng đước được trồng từ năm 1979 nên rất to lớn. Số lượng Dơi những năm 1998,1999 vào khoảng 3.000 con, nhưng đến nay đã giảm đáng kể do trong quá trình đi kiếm ăn, dơi bị con người bẫy lưới. Ngòai ra, dơi cũng bị một số loài chim, động vật đe dọa như chim ưng, rắn, chồn, cú. Tính đến tháng 7/2003 số lượng chỉ còn khoảng 300 con THÁP TANG BỒNG Ngoài việc là một khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng ngập mặn Cần Giờ trước đây còn là Căn cứ địa cách mạng, một di chỉ văn hóa - lịch sử nổi tiếng, ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đặc công rừng Sác đã làm nhiệm vụ tại đây, Khu du lịch sinh thái Vàm Sát đã dựng lên một ngọn tháp cao 28 mét đặt tên Tang Bồng, hình cánh cung – biểu tượng cho sức mạnh và ý chí của tuổi trẻ các thế hệ cha anh trong chiến tranh. Khi lên đỉnh tháp. Khách tham quan sẽ chiêm ngưỡng được toàn cảnh vẻ đẹp quyến rũ của rừng ngập mặn Cần Giờ. VƯỜN SIÊU TẦM THỰC VẬT: Môi trường của Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện rất đặc biệt: là một hệ sinh thái trung gian (hệ đệm) giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Là một vùng ven biển có nhiều cửa sông, Rừng ngập mặn Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa và chất dinh dưỡng từ thượng nguồn và lưu vực của các con sông và dưới sự ảnh hưởng của biển - thủy triều đã hình thành hệ thực vật rừng Sác phong phú về các chủng loại Vì thế đây là bộ sưu tập thực vật các loài cây có ở rừng ngập mặn có thể giúp cho du khách thấy được sự đa dạng và phong phú của hệ thực vật nơi đây như : Cóc, Đước, Mấm, Bần, Giá, Ô rô, Dà Quách… KHU BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Cần Giờ trước đây nổi tiếng với nhiều loài thú dữ hoạt động khắp vùng như: hổ, heo rừng. Nhưng theo thời gian cùng với sự tàn phá của chiến tranh và sự xâm lấn của con người, một số loài đã biến mất. Những loài còn tồn tại số lượng rất ít với nguy cơ bị săn bắn cao. Khu du lịch Vàm Sát đã và đang cố gắng tạo một môi trường tự nhiên và an toàn nhất để thu hút các loài động vật quay về vừa để bảo vệ chúng, vừa khôi phục môi trường tự nhiên sau bao năm bị tàn phá. Số lượng và chủng loại đang thuần dưỡng hiện nay không nhiều: nai, kỳ đà, cá sấu, heo rừng, rái cá… Thông tin cho khách tham quan khu du lịch: Đường bộ : Trang 10 Từ trung tâm thành phố, quý khách đi theo đường Nguyễn Tất Thành, đi thẳng khoảng 13km đến phà Bình Khánh. Sau khi qua phà, quý khách tiếp tục đi thẳng theo con đường độc đạo xuống biển Cần Giờ. Đi khoảng 15km đến ngã ba Lý Nhơn quẹo phải. Tiếp tục đi thẳng qua tiếp cầu Vàm Sát, cầu Gốc Tre quẹo trái là đến Khu du lịch Vàm Sát. Đường Thuỷ : Quý khách sẽ đến Trạm đón khách tại chân cầu Dần Xây thuộc huyện Cần Giờ mua vé và lên tàu bắt đầu chuyến tham quan. Hành trình đường thủy sẽ có nhiều thú vị vì quý khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp hai bên sông và quan sát cuộc sống của những ngư dân địa phương. Xe buýt : Tuyến xe buýt Bến Thành – Cần Giờ sẽ đưa quý khách từ Chợ Bến Thành đến phà Bình Khánh, sau đó quý khách mua vé qua phà, tiếp tục mua vé lên tuyến xe Bình Khánh – Cần Thạnh. Trên đường đi, đến cầu Dần Xây thì dừng lại đi vào Trạm đón khách Vàm Sát và bắt đầu chuyến tham quan. KHU DU LỊCH SINH THÁI LÂM VIÊN CẦN GIỜ: Nằm trong vành đai của Rừng ngập mặn Cần Giờ, được UNESCO công nhận là Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới vào ngày 21/01/2000. Nơi đây, quý khách sẽ được thăm viếng Bảo Tàng Cần Giờ, đi canô len lỏi dưới tán rừng ngập mặn để đến Căn Cứ Cách Mạng Rừng Sác, xem biểu diễn xiếc thú, tham quan thú hoang dã, đặc biệt là những đàn khỉ tự nhiên với khoảng hơn 1000 con rất tinh nghịchvà dạn dĩ với con người, cùng hơn 70 con Cá Sấu Hoa Cà thuần chủng đang được bảo tồn. Ngoài ra quý khách có thể dừng chân ghé vào nhà hàng Rừng Sác để giải khát, điểm tâm và thưởng thức các món ăn đặc sản. ĐI CANO THAM QUAN RỪNG NGẬP MẶN Đến Lâm viên sinh thái Cần Giờ, quý khách không thể bỏ qua chuyến tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn và khu căn cứ Rừng Sác. Ca nô sẽ đưa quý khách len lõi dưới những tán rừng ngập mặn với những con kênh chằng chịt đầy thú vị. KHU BẢO TỒN CÁ SẤU HOA CÀ Cá Sấu Hoa Cà có thể đạt đến chiều dài 7m, thích nghi với kiểu sống nửa dưới nuớc; chân sau có màng bơi, lỗ tai và lỗ mũi có van, nếp khẩu cái ở đáy miệng, trước họng có thể khép kín, làm cho loài này có thể thở trong nước. Tại Cần Giờ trước đây (trước năm 1987) có xuất hiện Cá Sấu Hoa Cà ở một số khu vực như Vàm Sát (Tiểu khu 15), Đèn Xanh (Tiểu khu 13, 18) nhưng rất hiếm (chỉ 1 -3 con). Đến nay trên địa bàn huyện Cần Giờ, loài này không còn xuất hiện trong tự nhiên, nhưng Lâm Viên Cần Giờ đang nuôi khoảng hơn 80 con. RÁI CÁ Rái cá là loài bán thuỷ sinh, thú hữu nhũ ăn thịt, đo từ mũi đến đuôi có thể lên đến 115cm. Nó có bộ lông dày màu nâu, mõm rộng và mũi không lông. Rái cá ở nước, thường kiếm ăn ven sông, rạch hoặc trong các đầm, ao nuôi tôm, cá. Là loài chuyên ăn cá và các loại thuỷ Trang 11 sinh khác. Rái cá thường sống chủ yếu trong các khu rừng gần các con sông, suối. Ban ngày chúng trú thân trong hốc đá hay hang đất và kiếm ăn vào ban đêm dưới nước. Rái cá thường không sinh sản cố định, mang thai khoảng 2 tháng, mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa 2 - 4 con. KHỈ ĐUÔI DÀI Khu du lịch sinh thái Cần Gìơ-Lâm viên Cần Gìơ còn được gọi là “đảo khỉ” vì ở đây “đoàn tụ” trên 700 con khỉ đuôi dài, chia thành 5 bầy với những cái tên như bầy Khe Din, bầy Chăn nuôi, bầy Khe Hoa, Rạch Khai, Bàu Sấu. Khỉ đuôi dài là loài khỉ màu nâu xám, đo được khoảng 103cm từ đầu đến đuôi. Loài khỉ này có túi má, đuôi dài, không quấn được, lông má và bờm nổi rõ, chai đít. Khỉ đuôi dài sống trong các rừng nguyên sinh và thứ sinh, kể cả rừng đước. Chúng sống thành bầy, đàn từ 10 đến 100 con, kiếm ăn ban ngày cả trên cây và trên mặt đất. Loài này thường đến các dòng sông, dòng suối và các nơi có nước khác để ăn các loài giáp xác, động vật thân mềm, cua.... Thức ăn của chúng chủ yếu bao gồm quả, lá và chồi cũng như côn trùng, ếch.... Loài này sinh sản quanh năm và thời gian mang thai là 160 - 170 ngày. Mỗi lứa chỉ đẻ một con. Vòng đời khỉ đuôi dài có thể tới 40 năm. Tại Cần Giờ, Khỉ đuôi dài tập trung thành 4 đàn lớn tại Lâm Viên Cần Giờ. Ngoài ra, khỉ đuôi dài còn xuất hiện rải rác trên 1 số tiểu khu khác như: 07, 10, 14... nhưng số lượng bầy đàn không nhiều (5 - 20 con). Qua một chuyến phà, cách TP HCM chừng 40 km, bạn sẽ gặp nhà hàng này nép mình trong khuôn viên lâm viên Cần Giờ. Những người dựng lên quán này thường gọi đùa là nhà hàng vùng sâu bởi nó được thiết kế bằng toàn bộ tre, gỗ, lá. Quán nằm ở giữa rừng nhưng không có thịt rừng mà chỉ có rau. Mỗi sáng, tổ bếp nhà hàng có nhiệm vụ vào sâu trong lâm viên chọn và hái các loại rau rừng về chế biến các món ăn kết hợp với nguồn hải sản từ biển Cần Giờ. Loại dây leo lá kìm có thể làm gỏi chua với với khô cá khoai. Lá bui được coi như lá cải xanh ở đây vì lá này có thể ăn sống, nấu chín đều được. Loại lá này được dùng ăn kèm với đủ món như nghêu đút lò, lẩu rừng, ốc giác xào sa tế. Một món khác không thể không kể đến là ba khía, món này chỉ xếp sau món nghêu Cần Giờ về mức độ nổi tiếng. Con bá khía ít thịt nhưng chế được khá nhiều món như mắm ba khía trộn tỏi ớt, xào me, xào tỏi... và đặc biệt là món lẩu rừng với gạch ba khía có vị rất lạ miệng. Quán được mệnh danh là vùng sâu vùng xa nhưng cũng bày biện nhiều chương trình mới lạ như tổ chức buffet các ngày lễ, khuyễn mại mỗi người một phần cơm nắm với cá bống kho... Trang 12 Vào dịp 26/3 tới, quán sẽ tổ chức thêm chương trình buffet buổi trưa Một thời rừng Sác với giá vé 49.000 đồng/người lớn, 29.000 đồng/trẻ em. Giá tham khảo: - Gỏi lá kìm: 5.000 đồng cho 4 người ăn - Ba khía trộn, xào me, xào tỏi: 5.000 đồng/đĩa - Nghêu đút lò: 15.000-25.000 đồng/phần - Lẩu rừng: 70.000 đồng. Hải sâm Cần Giờ Cuối tuần, không ít dân Sài Gòn sành ăn xuống tận Cần Giờ tìm cho bằng được hai món lạ: đồn đột và bướm tiên Vị con đồn đột (một loại đỉa biển) chiên béo, bùi và nhân nhẩn. Còn thịt con bướm tiên thì ngọt lịm. Khi còn sống, con đồn đột sẽ phình to ra nếu ta lấy tay vuốt nhẹ da từ đầu đến đuôi. Thịt đồn đột có thể chế biến nhiều món: tái, gỏi, chưng cách thuỷ, chiên giòn, nấu cháo… Có người còn ngâm rượu nếp hải sâm bằng đồn đột với đại hồi, tiểu hồi. Đông y cho rằng rượu này giúp “bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, nhuận táo”, ngày uống ba ly nhỏ - mỗi lần chỉ một ly trước bữa ăn. Và theo viện Hải dương học Nha Trang, có hơn 60 loài hải sâm sống trong vùng biển nước ta. Chúng có giá trị kinh tế cao, dùng làm thuốc và thực phẩm, nhờ chứa “chất hoạt tính sinh học”. Sẽ “so le” nếu bạn ăn đồn đột mà không ăn thêm con “bướm tiên”. Con này còn gọi là vẹm xanh, có họ hàng với con chem chép, thịt ngọt và thơm. Thường vào con nước tối trời - không trăng, ruột nó nhiều thịt, nướng mỡ hành hoặc xào… đều số dzách. Với không khí trong lành vùng duyên hải và nhịp sống chậm, sinh hoạt vắng vẻ của người dân “không cần giờ” ở đây, tất cả hoàn toàn thích hợp để bạn rong ruổi, nhấm nháp những sản vật địa phương Du lịch Vàm Sát: Một điểm đến hấp dẫn... Đây là một điểm du lịch khá hấp dẫn và lý thú, đang thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước. Do vậy, việc phối hợp thực hiện các tour, tuyến du lịch từ Đồng Nai đi TP. Hồ Chí Minh Đầm dơi Trang 13 và ngược lại để lôi cuốn du khách đang là hướng tích cực, tạo ra nhiều cơ hội phát triển du lịch cho cả hai địa phương. Trước năm 1964, Vàm Sát là khu rừng ngập mặn nguyên sinh, rừng cây dày đặc, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ to lớn, với nhiều loài chim sinh sống. Nhưng từ năm 1964- 1975, do chiến tranh ác liệt, toàn bộ khu rừng đã bị hủy diệt bằng chất độc hóa học và bom đạn của Mỹ - ngụy. 30 năm sau chiến tranh, rừng Vàm Sát đã được phục hồi bằng mồ hôi, công sức của con người, nhất là lực lượng thanh niên TP. Hồ Chí Minh - những người đã vượt bao khó khăn, gian khổ để giành lại màu xanh tươi tốt cho rừng. Giờ đây, khu rừng ngập mặn rộng hàng ngàn hecta, trong đó có gần 2.000 hecta đã được Công ty du lịch Phú Thọ (thuộc Tổng công ty du lịch TP. Hồ Chí Minh) xây dựng thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn như: khu Vàm Sát - Đầm Dơi, du thuyền cá sấu, Đầm chim cò, Hồ chết, tháp Tang Bồng, Đảo khỉ... Hàng năm khu du lịch rừng ngập mặn Vàm Sát vẫn tiếp đón hơn 15 ngàn du khách trong nước và nước ngoài, trong đó chiếm số đông là lực lượng thanh niên, học sinh - sinh viên. Họ đến đây để vừa tham quan, du lịch, vừa tìm tòi, nghiên cứu cảnh rừng thiên nhiên, chim, thú hoang dã. Bên cạnh đó, những cán bộ hưu trí và cựu chiến binh từng một thời có mặt ở rừng núi Vàm Sát - Cần Giờ cũng thường xuyên đến đây để thăm lại chiến trường xưa, trong đó có người từ miền Bắc, miền Trung đi theo các tour tham quan, nghỉ dưỡng... Điểm nổi bật ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát là nằm ở giữa khu du lịch có một tháp cao 26m có tên gọi là tháp Tang Bồng. Đứng ở trên ngọn tháp cao này, du khách có thể phóng tầm nhìn ra xa, nhìn thấy sự mênh mông, xanh thẳm của toàn khu rừng Cần Giờ, thấy bến đò Bà Rịa - Vũng Tàu và những khu nhà cao tầng ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh. Tại khu vực cổng vào khu du lịch Vàm Sát, du khách cũng có thể nhìn thấy những cánh rừng chằng chịt thân rễ, với nhiều loài thực vật và động vật sinh sống. Theo thống kê của Ban quản lý rừng Cần Giờ, kể từ khi khu rừng được phục hồi, nơi đây đã tập hợp được khoảng 157 loài thực vật, thuộc 76 họ (như: đước, đưng, mắm, trang, chà là, cóc đỏ, tảo khuê, tảo giáp, tảo lam...) và hơn 145 loài động vật (như: chim, khỉ, heo rừng, rái cá, mèo rừng, cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, tôm, cua, sò, ốc...). Để phục vụ du khách, Công ty du lịch Phú Thọ đã xây dựng được một số điểm tập trung như: khu đầm dơi, đầm sấu, đảo chim, đảo khỉ... Ở những điểm này, khách du lịch sẽ thưởng thức thú vui câu cá sấu: chỉ cần một con mồi bằng con cá nhỏ được du khách thả xuống đầm, ngay lập tức có hàng đàn cá sấu vây lại xung quanh và giương cao đầu chầu chực mồi ăn. Còn ở đầm dơi, các loại dơi lớn, nhỏ đậu kín các thân cây, cành lá... và mỗi khi có ghe, thuyền đi tới từng đàn dơi bay tỏa ra che kín cả một khoảng trời. Riêng đảo khỉ là một môi trường thiên nhiên khá lý thú và hấp dẫn, vì không có nơi nào mà toàn khu vực lại có cả một "rừng khỉ", với những đàn khỉ nghịch ngợm, làm cho du khách phải bật ra những trận cười thoải mái. Tới thời điểm hiện nay, khi đến khu du lịch Vàm Sát, du khách chủ yếu đi lại bằng thuyền, ca nô, xe điện với giá khoảng 60 ngàn đồng/tour (không tính giá vé tham gia giải trí như : câu cá, câu cua, nằm võng...).Tại trung tâm khu du lịch, Công ty du lịch Phú Thọ đã thiết kế một hồ tắm phỏng theo kiểu "biển chết" ở Jordanie phục vụ du khách. Điều đặc biệt ở khu vực hồ tắm này là ngay cả những người không biết bơi, khi xuống tắm cũng đều nổi bồng bềnh trên mặt nước, tạo cảm giác sảng khoái, dễ chịu... Phải nói rằng, mặc dù chưa trang bị thật đầy đủ các cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu khách du lịch (vì khu du lịch Vàm Sát hoạt động chưa bao lâu), nhưng những gì mà khu du lịch sinh thái này đã và đang hình thành là một ưu thế, thu hút các du khách tìm đến ngày Trang 14 một đông. Chính vì thế, trong chương trình phát triển du lịch sinh thái trước mắt và lâu dài, Đồng Nai đã hướng tới phát huy thế mạnh du lịch đường sông, để kết nối các tuyến, các tuor du lịch từ Đồng Nai đi TP.Hồ Chí Minh và ngược lại... Khu du lịch Vàm Sát khánh thành cầu Gốc Tre Lúc 10 giờ sáng ngày 31/12/2004 tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ đã tổ chức Lễ khánh thành Cầu Gốc Tre . Cây cầu được khởi công vào ngày 14 tháng 10 năm 2004, do công ty Dịch vụ Du Lịch Phú Thọ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 1,2 tỉ đồng . Theo kế họach cầu gốc tre dài 72 mét , rộng 3,5 mét , trọng tảI 5 tấn với mục đích tạo thuận tiện về giao thông cho dân địa phương và khách du lịch đến vớI du lịch sinh thái Vàm S Sau khi cầu Gốc Tre hoàn thành, Công ty du lịch Phú Thọ sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp con đường chính qua xã Lý Nhơn nhằm tăng cường sự thuận tiện về giao thông, thu hút thêm khách du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đang kêu cứu Rừng ngập mặn cần giờ cần có diện tích 75.000 hec ta, bao gồm rừng đước đặc hữu và đất ngập nước mặn, nước lợ. Hệ sinh thái ở đây rất đa dạng gồm 200 nghìn loại động vật đầm lầy, thuỷ sinh, 52 loài thực vật, được xem như lá phổi xanh của tam giác động lực kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa. Năm 2000, được tổ chức UNESCO/MAB công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam và đứng thứ 368 của thế giới. Con tôm ôm cây nước? Dân cư trú tại các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhân, Tam Thôn Diệp... đang lo ngại và cảnh báo đến cơ quan chức năng về nguy cơ hệ sinh thái của khu sinh quyển Cần Giờ (KSQCG) bị huỷ hoại do nguồn nước thải chứa hoá chất từ hàng ngàn hecta đìa tôm xả ra sau vụ nuôi hoặc khử trùng, tiêu độc khi có dịch bệnh. Toàn bộ diện tích đìa tôm này nằm ở đầu nguồn hai con sông Soài Rạp và Lòng Tàu. Những năm 1990 thế kỷ trước, UBND thành phố HCM dẫn chỉ đạo các sở, ngành chức năng cùng chính quyền huyện Cần Giờ triển khai chủ chương của Chính phủ, chuyển đổi diện tích dất lúa 1 vụ/năm năng xuất thập sang nuôi trông thuỷ sản. Con tôm sú là vật nuôi chính. Tốc độ chuyển đổi ruộng lúa thành đìa tôm diễn ra ào ạt. Cơ sở hạ tầng: điện, đường, trạm, trại, nhanh chóng được xây dựng. Hàng loạt dịch vụ cung ứng phục vụ vốn, giống, hoá chất, thức ăn, thức uống cho ngành chăn nuôi tôm sú công nghiệp diễn ra nhanh chóng, đa dạng. Cư dân địa phương không có vốn, không có kinh nghiệm nuôi thì hùn vốn đất, cho thuê ruộng, mặt nước chia lợi nhuận. Chưa đầy 3 năm, gần 3000 hecta ruộng lúa đã biến thành đìa tôm vuông vắn. Trang 15 Đến cuối năm 2002, tất cả diện tích hầm, hào... là vùng đất ngập nước tự nhiên trong vùng đệm; hàng trăm héc ta rừng dừa nước của rừng ngập mặn cũng biến thành đìa tôm. Theo số liệu thu nhập từ các cơ quan chức năng địa phương, từ năm 1998 đến tháng 6 năm 2001, Cần Giờ đã có 1.293 hecta ao nổi nuôi tôm sú công nghiệp: 2.289 mặt nước do nông dân nuôi trồng quảng canh trên ruộng lúa, hầm, hào, ngọn rạch... Lượng vốn đổ vào cho ngành chăn nuôi này trong 3 năm nay đã đạt gần 500 tỷ đồng. Đến tháng 6 - 2003, Cần Giờ đã có 4500 héc ta ao, đìa tôm công nghiệp, quảng canh. Một năm sau, diện tích ao đìa tăng lên 5200 hecta. sản lượng thu hoạch 5500 tấn tôm sú thương phẩm, thu hút 6000 lao động. Đêm đêm, đèn điện sáng cả góc trời phía Đông Nam thành phố. Người dân ở đây ví vùng tôm này là “thành phố tôm sú” quả không ngoa. Nỗi trăn trở của cư dân Theo quy định của ngành nuôi trồng thuỷ sản, mỗi đơn vị diện tích nuôi tôm sú công nghiệp phải có 3 ao: ao nuôi tôm, ao chứa nước sạch, ao lắng lọc nước thải sau mỗi vụ nuôi hoặc khử trùng tiêu độc khi tôm bị dịch bệnh. Thế nhưng hầu hết các chủ trại tôm ở Cần Dương không tuân thủ quy định này. cứ mỗi đơn vị diện tích là một ao nuôi. Sau mỗi vụ tôm hoặc khi thanh trùng , toàn bộ lượng nước thải thẳng ra sông rạch. Hai con nước thuỷ triều mỗi ngày, cùng với dòng chảy mạnh của hai con sông Lòng Tàu và Soài Rạp, đưa lượng nước thải này loang ra khắp vùng rừng ngập mặn. Trước đây, vùng đất lúa, đất ngập nước này chưa chuyển đổi thành đìa tôm, người dân sinh sống ở bốn xã thuộc phía Bắc huyện Cần Giờ còn có nghề phụ: dùng ngư cụ nhỏ đánh bắt tôm, cá, cua, ốc tự nhiên với sản lượng đáng kể để tăng thu nhập, làm nguồn thực phẩm gia đình. Hai năm trở lại đây, nghề phụ của đại bộ phận nông dân ở đây không còn hoạt động. Họ đành đi làm mướn cho các trại chủ tôm có nhiều vốn từ các tỉnh khác đến đầu tư. Nguyên nhân trực tiếp do lượng nước thải từ đìa tôm, không còn vùng đất ngập nước tự nhiên làm mất môi trường sinh sản của các loài thuỷ sản nước lợ, ảnh hưởng đến môi trường sống của các giống chim đặc hữu đầm lầy. Phát triển tôm sú hay giữ lá phổi xanh Cần Giờ là một huyện đang được Chính phủ, chính quyền thành phố đầu tư với nguồn vốn lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế du lịch, nông lâm ngư nghiệp. Theo đề án quy hoạch đến năm 2010, trên địa bàn Cần Gìơ hiện có 15 công trình triển khai với tổng số vốn đầu tư đến 4.200 tỷ đồng. Các năm qua, một số lượng lớn vốn đầu tư vào các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ - hải sản theo hướng công nghiệp, nhằm nhanh chóng cải thiện, nâng cao các loại hình kinh tế, văn hoá, xã hội của người dân. Hiệu Trang 16 quả của các dự án đầu tư tác động trực tiếp thúc đẩy mọi mặt đời sống cư dân huyện biển. Kinh tế phát triển, tần số và nhịp độ hoạt động ngày càng tăng cao của các loại hình kinh tế công nghiệp hoá đang tiến sâu vào vùng rừng ngập mặn. Nguy cơ huỷ diệt từng phần hệ sinh thái và làm suy giảm tính đa dạng sinh học của KDTSQ Cần Giờ do các hoạt động kinh tế là có cơ sở. Đã đến lúc các ngành chức năng tài nguyên – môi trường, bảo vệ nguồn thuỷ lợi - hải sản, tiến hành khảo sát điều tra để có biện pháp xử lý kịp thời. Khu dự trữ sinh quyển kết hợp du lịch, thương mại nông lâm ngư: Cần Giờ sẽ có khu du lịch lấn biển Cơ cấu kinh tế của huyện Cần Giờ được xác định là: bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới kết hợp khai thác du lịch, thương mại dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng. Trong đó, các khu dân cư bao gồm: khu dân cư nông thôn, khu dân cư hiện hữu và khu đô thị mới phát triển với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Trung tâm công trình công cộng về y tế, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi giải trí với cảnh quan thiên Một góc huyện Nhà Bè. nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch. Ảnh: Đ.TRÍ Về phương án bố cục: Khu dân cư đô thị với tổng số 230.000 người có tổng diện tích 2.300ha sẽ chia thành 3 cụm tập trung. Cụm I: Khu vực phía Bắc huyện Cần Giờ, xã Bình Khánh có quy mô dân số 70.000 người. Cụm II: khu vực ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông có quy mô dân số dự kiến 20.000 người. Cụm III: khu vực phía Nam huyện Cần Giờ, gồm xã Long Hòa và xã Cần Thạnh với quy mô dân số khoảng 140.000 người. Ngoài các khu dân cư hiện hữu, sẽ chỉnh trang dọc theo một số đường của huyện, các khu vực còn lại tổ chức theo mô hình hiện đại với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Đặc biệt sẽ có khu đô thị du lịch lấn biển Long Hòa với chức năng dịch vụ du lịch. Các khu dân cư nông thôn rộng 840ha với dân số dự kiến 70.000 người sẽ được bố trí ở các xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Thạnh An và Tam Thôn Hiệp. Các khu trung tâm công trình công cộng sẽ đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu kết hợp với các mảng hoa viên, sân chơi thể dục thể thao để tạo ra những khoảng không gian mở cho từng khu vực. Trung tâm huyện lỵ thuộc thị trấn Cần Thạnh và trung tâm các xã, thị trấn vẫn giữ ở vị trí hiện tại (không đổi so với quy hoạch chung được duyệt năm 1998). Giữ nguyên diện tích khu Bảo tồn dự trữ sinh quyển Khu cây xanh - thể dục thể thao có tổng diện tích là 800ha (không đổi so với quy hoạch chung năm 1998) được bố trí tập trung thành từng cụm: khu cây xanh kết hợp vui Trang 17 chơi giải trí dọc bờ biển từ Long Hòa - Cần Thạnh quy mô 400ha; khu liên hợp cây xanh, sân golf, resort, nghỉ dưỡng tại xã Bình Khánh quy mô khoảng 400ha. Giữa các nhóm nhà ở sẽ bố trí các khu cây xanh hoa viên - thể dục thể thao theo hướng kết hợp chặt chẽ đất cây xanh công viên với các sân tập thể thao. Ngoài ra, còn có hệ thống cây xanh cách ly giữa khu dân cư với khu công nghiệp, khu nghĩa trang, hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cây xanh cảnh quan dọc sông rạch. Khu bảo tồn dự trữ sinh quyển thế giới được giữ nguyên với diện tích 33.008,95ha, đất sản xuất muối gắn với luân canh thủy sản: 700ha; đất nông nghiệp - thủy sản: 2.000ha; đất bảo tồn rừng lịch sử, dọc theo sông Đồng Tranh, 1.800ha. Kết hợp nông lâm nghiệp, kinh tế vườn và du lịch sinh thái Khu công nghiệp đóng sửa chữa tàu, chế biến thủy sản Bình Khánh, sẽ nằm dọc sông Soài Rạp với quy mô 250ha. Các nhà máy, xí nghiệp không gây ô nhiễm hiện hữu bố trí xen cài trong các khu dân cư trên địa bàn huyện được duy trì nhưng hạn chế phát triển mở rộng. Về nông lâm nghiệp, sẽ tổ chức sản xuất nông nghiệp sạch kết hợp kinh tế vườn và du lịch sinh thái. Tại đây sẽ có các khu du lịch sinh thái dọc sông Lòng Tàu thuộc xã Tam Thôn Hiệp; khu du lịch sinh thái dọc sông Soài Rạp thuộc các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn; khu du lịch sinh thái tại Nông trường Cholimex, xã An Thới Đông; khu du lịch sinh thái An Bình, xã An Thới Đông; khu sinh thái Nông trường Duyên Hải - Gò Vấp, xã An Thới Đông; khu sinh thái phía Đông - Bắc cầu Dần Xây; khu du lịch sinh thái Vàm Sát, xã Lý Nhơn; khu du lịch sinh thái lâm viên Cần Giờ, khu vực đảo Khỉ; điểm dã ngoại thanh thiếu niên thành phố; khu du lịch sinh thái núi Giồng Chùa, xã Thạnh An; khu du lịch sinh thái đảo Thạnh An. Các khu khác theo quy hoạch 1998. Mật độ xây dựng: 30%-50% Các chỉ tiêu quy hoạch-kiến trúc: khu dân cư đô thị bình quân 100m2 - 110m2/người, bao gồm (đất khu ở 60m2 - 64m2/người, đất công trình công cộng 6m2 - 7m2/người, đất cây xanh 14m2 - 16m2/người, đất giao thông 20m2 - 22m2/người); khu dân cư nông thôn bình quân 120m2 - 130m2/người, bao gồm: đất ở 82m2 - 86m2/người, đất công trình công cộng 4m2 - 6m2/người, đất cây xanh 12m2 - 14m2/người, đất giao thông 22m2 - 24m2/người. Chỉ tiêu xây dựng đối với khu nhà ở: khu nhà ở hiện hữu chỉnh trang có mật độ xây dựng từ 40% - 50%, khu nhà ở mới mật độ xây dựng từ 30% - 35%. Về tầng cao xây dựng sẽ căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chức năng của các khu quy hoạch, không gian kiến trúc đô thị của khu vực đô thị hóa và khu dân cư nông thôn để có nghiên cứu xác định về chiều cao xây dựng công trình hợp lý cho từng khu vực, đồng thời đáp ứng yêu cầu khống chế về chiều cao công trình xây dựng phù hợp quy định về quốc phòng đối với vùng thành phố Hồ Chí Minh. Giao thông thủy: nâng cấp bến phà và các tuyến giao thông thủy Trang 18 Sẽ duy trì và nâng cấp hệ thống bến và tuyến giao thông thủy giữa các xã và với các địa phương giáp ranh. Nghiên cứu phát triển một số bến phà dự kiến: bến phà đi Phước Khánh, Nhơn Trạch, Đồng Nai; bến phà đi Hiệp Phước, Nhà Bè; bến phà đi Cần Giuộc, Long An; bến phà đi Vũng Tàu… Đối với đường bộ sẽ nâng cấp các tuyến đường nhánh nối trung tâm các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn với tuyến đường Rừng Sác đang được nâng cấp mở rộng. Xây dựng đường vành đai kết nối 4 xã phía Bắc: Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn. Xây dựng tuyến đường dọc biển Cần Thạnh - Long Hòa. Xây dựng tuyến đường bộ nối trung tâm xã đảo Thạnh An với ấp Thiềng Liềng (xã Thạnh An) và các tuyến đường bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn riêng biệt. Cụ thể, đối với nước thải bẩn của khu dân cư sẽ được tập trung đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu vực; đối với các khu công nghiệp, nước thải công nghiệp được thu gom vào hệ thống cống riêng và xử lý theo từng khu công nghiệp trước khi thoát vào kênh rạch gần nhất. Vệ sinh đô thị: rác được phân loại và đưa về khu xử lý rác của huyện. Bố trí nhà vệ sinh công cộng tại các khu trung tâm, tại các cây xăng và các khu thương mại - dịch vụ. Bãi rác, nghĩa trang được bố trí bổ sung tại khu vực xã Lý Nhơn (khoảng 100ha). Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển UBND TPHCM đã lưu ý huyện Cần Giờ: khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần được bảo vệ. Do vậy, cần hạn chế tối đa việc quy hoạch xây dựng có ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn này. Huyện Cần Giờ cần phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng thành phố xây dựng các mô hình ở đối với khu dân cư hiện hữu cải tạo, mô hình ở hiện đại đối với khu đô thị mới và mô hình ở của khu dân cư nông thôn. Đồng thời cần nghiên cứu thiết kế đô thị đối với các trục đường giao thông chính của huyện và trong các khu đô thị mới. Khu du lịch biển Cần Giờ sắp được chuẩn bị khởi công Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ nằm cách trung tâm thành phố 50km về phía Đông Nam. Đây là nơi duy nhất tại Tp.HCM hội tụ cả rừng và biển. Khu dự án được bao quanh bởi hệ thống rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2000. Với diện tích 600ha, đây sẽ là công trình lớn nhất Việt Nam sử dụng công nghệ thi công lấn biển hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Khi hoàn thành, đây sẽ là khu đô thị du lịch biển tiêu biểu nhất tại Tp.HCM và Việt Nam. Trang 19 Khu vực trung tâm Là trái tim của khu đô thị với các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch, phục vụ vui chơi giải trí như liên hoan trên bãi biển, hòa nhạc ngoài trời, phố đi bộ và mua sắm, ẩm thực.. Khu vực nghỉ lễ Chủ yếu tập trung hệ thống khách sạn với chiều cao trung bình so với khu vực lân cận nhằm tận dụng hướng nhìn ra biển. Xung quanh công trình là không gian sân vườn, cây xanh và các chòi nghỉ ngoài trời. Khu vực nghỉ dưỡng Được bố trí với các resort cao cấp và khách sạn dạng resort, khu vực nghỉ dưỡng mang tính riêng biệt với tầm nhìn trực tiếp hướng ra biển. Các công trình ở đây có cấu trúc thấp tầng nằm dọc theo các tuyến phố tạo nên môi trường thoải mái, thư giãn. Tại đây còn có bến thuyền và bảo tàng trưng bày các đặc trưng sinh thái về hệ động vật và thực vật của vùng rừng ngập mặn. Khu vực nhà vườn Được thiết kế như các khu làng, khu vực nhà vườn gồm các biệt thự với diện tích khác nhau ẩn mình trong các khu vườn và thảm hoa. Một phần của khu vực có thể xây dựng các công trình có tầng cao trung bình nhằm tạo nên sự chuyển tiếp về không gian, tầm nhìn hướng ra biển, đồng thời dành thêm không gian cho mảng xanh. Khu vực đón mặt trời Trang 20 Nằm ở tận cùng phía đông khu đô thị, dải đất tiếp giáp mặt biển được thiết kế gồm các biệt thự cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp. Dân cư tại đây sẽ tận hưởng không gian tuyệt diệu khi bình minh xuất hiện từ đường chân trời. 200 ha được dành cho biển nội bộ và bãi tắm, 400 ha còn lại để xây dựng các công trình dịch vụ du lịch và các khu dân cư cao cấp. Công trình này sẽ khởi công vào trung tuần tháng 12-2007, hệ thống các công trình lấn biển và hạ tầng kỹ thuật dự kiến xây dựng trong vòng 5 năm và các công trình kiến trúc dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2016. Khu đô thị du lịch biển Sunbay Cần Giờ Ngày 13/12/2007, Công ty Cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ sẽ công bố lễ khởi công Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ do Công ty làm chủ đầu tư. Nằm tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ trên diện tích 600 hecta, Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ sẽ là công trình lớn nhất Việt Nam sử dụng công nghệ thi công lấn biển hiện đại nhất hiện nay, trong đó 200 hecta sẽ được dành cho biển nội bộ và bãi tắm, 400 hecta còn lại dùng để xây dựng các công trình dịch vụ du lịch và các khu dân cư cao cấp. Vốn đầu tư cho toàn bộ dự án ước tính khoảng 8.470 tỷ đồng (tương đương 526 triệu USD). Thời gian đầu tư xây dựng hệ thống các công trình lấn biển và hạ tầng kỹ thuật dự kiến trong vòng 5 năm và việc xây dựng các công trình kiến trúc bên trên dự kiến đến giữa năm 2016 thì hoàn tất. Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ nhằm phát triển nơi đây thành một Khu du lịch sinh thái, đô thị xanh và một bãi biển nhân tạo phục vụ cho người dân thành phố, du khách trong nước và quốc tế. Việc quy hoạch và xây dựng khu đô thị du lịch trên phần đất lấn biển nhằm tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh thống nhất, mới lạ, hiện đại nhưng hài hòa với thiên nhiên sẵn có. Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ được qui hoạch thành 04 Khu chức năng chính với các tên gọi là: HeartBay, LifeBay, EcoBay và BlueBay để có thể phục vụ cho khoảng 33.000 cư dân và du khách ( trong đó Khách du lịch là 20.000, Khách vãng lai là 5.000 và Cư dân là 8.000). Nằm trong định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững của TP HCM, không gian kiến trúc của Dự án được thiết kế hướng tới thiên nhiên, tận dụng được đặc trưng văn hoá riêng của Cần Giờ là hệ sinh thái rừng ngập mặn, và thực hiện ý tưởng đó bằng cách khai thác tối đa các vật liệu từ thiên nhiên. Mục tiêu chính của “Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” là xây dựng Khu Đô thị du lịch sinh thái hoàn chỉnh bao gồm nhiều hạng mục khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch đa dạng của Du khách, cải tạo bãi biển Cần Giờ trở thành một khu du lịch tắm biển sạch đẹp phục vụ dân cư địa phương và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời trở thành một trong những địa bàn du lịch trọng điểm, góp phần phát triển ngành kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu: “Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phát huy những điều kiện tự nhiên cộng với bàn tay lao động của con người, ý tưởng lấn biển, cải thiện chất lượng nước biển Cần
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net