logo

Khí tượng đại cương : Năng lượng mặt trời


B. KHÍ TƯỢNG ÐẠI CƯƠNG Chương I. NĂNG LƯỢNG BỨC XẠ MẶT TRỜI Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng nguyên thuỷ của hầu hết các quá trình vận động vô sinh và hữu sinh trên trái đất. Các quá trình vô sinh nh ư ho ạt đ ộng c ủa máy móc, các quá trình vật lý khí quyển..., các quá trình hữu sinh nh ư sinh tr ưởng, phát triển và vận động của sinh giới... muốn xảy ra được thì c ần ph ải có năng l ượng. Xét về nguồn gốc thì các nguồn năng lượng đó đều là năng lượng bức xạ mặt trời. Các đặc trưng của bức xạ mặt trời như cường độ năng lượng, quang chu kỳ, quang ph ổ và các dạng bức xạ mặt trời là những yếu tố tạo nên điều kiện thời tiết, khí hậu và tác động trực tiếp tới đời sống cây trồng. 1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VẬT LÝ, THIÊN VĂN CỦA MẶT TRỜI Mặt trời là một quả cầu lửa khổng lồ có đường kính khoảng 1.392.000 km, thể tích 1,41.1018 km3 . cấu tạo chủ yếu gồm hyđrô,heli và ôxy ở trạng thái plasma. Trong hệ m ặt trời gồm có một ngôi sao là mặt trời đứng ở vị trí trung tâm (định tinh) là vật duy nh ất phát sáng và 9 hành tinh khác không phát sáng quay xung quanh mặt trời. Theo hệ thống phân loại sao trong thiên văn học thì mặt trời có tên gọi là " sao lùn vàng". Trong Thiên hà của chúng ta, mặt trời chỉ là một ngôi sao d ưới trung bình v ề công suất bức xạ, kích thước và nhiệt độ so với hàng tỷ ngôi sao khác. Một số thông số vật lý chung của mặt trời • Mặt trời có cấu trúc phức tạp, ở tâm của mặt trời là nhân ho ặc lõi ti ếp đến là vùng bức xạ, ở khoảng cách cách tâm chừng 0,7-0,8 bán kính mặt trời là vùng đối lưu, ngoài cùng là bề mặt mặt trời. Ở nhân mặt trời n ơi xảy ra phản ứng h ạt nhân nhi ệt độ lên tới 15 triệu độ. Nhiệt độ bề mặt của mặt trời ở phần quang cầu vào kho ảng 6000oK, ở phần sắc cầu khoảng 20.000oK, ở phần nhật hoa vào khoảng 2.000.000oK ( tính theo động năng trung bình của các phân tử). • Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo quỹ đạo elíp (hình 1) do vậy kho ảng cách từ mặt trời đến trái đất luôn thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí c ủa nó trên qu ỹ đ ạo. Khoảng cách trung bình từ mặt trời đến trái đất vào khoảng 149,6 tri ệu km, kho ảng cách này gọi là 1 đơn vị thiên văn (đvtv). Khoảng cách ngắn nhất 147 tri ệu km (ngày 3/I) bằng 0,983 đvtv, khoảng cách dài nhất khoảng 152 tri ệu km (ngày 5/VII ) b ằng 1,017đvtv. Xem hình 1.1 • Thành phần hoá học của mặt trời: Hyđrô chiếm khoảng 70-71% về khối lượng, hêli từ 27-29% , còn lại từ 1-3% là các nguyên tố nặng hơn như cacbon, ôxy ... • Cứ mỗi giây mặt trời tiêu hao trên 4 tấn hyđrô để tạo ra năng lượng. • Gió mặt trời là dòng các hạt prôton và electron xuất phát từ bề mặt mặt tr ời bay vào không gian. Khi các dòng hạt trên thổi tới các lớp trên cùng c ủa khí quy ển trái đ ất v ới vận tốc khoảng 400-500 km/s gây ra hiện tượng bão từ và c ực quang. Vào những ngày gió mặt trời hoạt động mạnh việc thông tin vô tuyến đi ện trên trái đất b ị c ản trở hoặc không thực hiện được. Năng lượng bức xạ mặt trời • Trong lòng mặt trời có nhiệt độ rất cao vì thế tại đó luôn luôn xảy ra ph ản ứng nhi ệt hạch còn gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân biến hiđrô (H 2) thành hêli (He) và giải phóng một năng lượng vô cùng lớn. Phản ứng tổng hợp h ạt nhân có th ể bi ểu di ễn theo sơ đồ sau: 9 H1 + H1 H2 + e + γ H2 + H1 He3 + γ He3 + He3 He4 + 2H1 Trong sơ đồ trên: H1 - hyđrô ( prôton); H2 - đơteri (đơtron ) ; He3 , He4 là các đồng vị của heli; e - electron; γ - bức xạ gama. Xuân phân (21/III) 152. 10 6 km (5/VII) 147.10 6 Km (3/I) Đông chí (22/XII) Hạ chí (22/VI) Thu phân (23/IX) Hình 1.1. Sơ đồ Hệ mặt trời - trái đất Do khối lượng của 4 hạt nhân H1 lớn hơn khối lượng của 1 hạt nhân He3. Độ hụt khối lượng trong phản ứng là cơ chế sinh ra năng lượng theo công th ức Anhxtanh: E = ∆mc2. Năng lượng tổng hợp 4 hạt nhân H 1 thành 1 hạt nhân He3 là E = (4m H - mHe).c2 . Trong đó: ∆m = (4mH - mHe); c = 107 Jun. Nếu có 1 g hạt nhân H 1 chuyển thành He3 thì ∆m = 0,01g và năng lượng giải phóng là 10 12 Jun. • Công suất bức xạ mặt trời là năng lượng toàn phần của mặt trời chiếu trên di ện tích mặt cầu có tâm là mặt trời, bán kính (d/2) là 1 đvtv trong 1 giây. N ếu h ằng số m ặt trời là I0 thì W = I0 . 4πd2 /60 = 3,86.1026 W ( tức 3,86.1026 J/s) nói cách khác cứ mỗi phút mặt trời phát vào không gian xung quanh một lượng năng lượng vào kho ảng 5,5.1024 Kcal nhưng trái đất chỉ nhận được một phần rất nhỏ năng lượng đó ( kho ảng 0,5 phần tỉ công suất bức xạ năng lượng toàn phần của mặt trời). • Mặt trời không những phát ra bức xạ dưới dạng các tia sóng đi ện t ừ mà t ừ m ặt tr ời còn phát ra dòng liên tục các hạt ( chủ yếu là electron và pozitron). Ngoài ra ng ười ta còn nhận thấy phổ bức xạ điện từ của mặt trời rất rộng, từ tia gama đ ến sóng vô tuyến. 10 Năng lượng bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng đầu tiên c ủa m ọi quá trình chuyển hoá năng lượng trên bề mặt trái đất. Năng lượng bức xạ m ặt trời chi ếu t ới trái đất có thể chuyển sang các dạng khác như nhiệt năng và công năng t ạo ra các quá trình vật lý trên bề mặt trái đất, các hiện tượng thời ti ết, khí h ậu. Đ ặc bi ệt, b ức x ạ m ặt tr ời là nguồn năng lượng gần như duy nhất được thế giới thực vật sử d ụng trong quá trình quang hợp biến các chất vô cơ (CO 2, H2O) thành chất hữu cơ đầu tiên, đó là glucoza. Từ glucoza có thể tổng hợp hàng loạt các chất tạo thành một thế giới hữu cơ phong phú. Để hiểu đầy đủ về năng lượng bức xạ mặt trời chúng ta c ần nghiên cứu sự bi ến đổi cường độ và một số đặc trưng của nó. 2. CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ MẶT TRỜI 2.1. Khái niệm và đơn vị đo: Cường độ bức xạ mặt trời (I) là năng lượng bức xạ chiếu tới một đơn vị di ện tích đặt vuông góc với nó trong một đơn vị thời gian. Theo định nghĩa, ta có thể dùng đơn vị đo cường độ bức xạ mặt trời là : calo/cm 2/phút, calo/cm2/ngày, Kcal/cm2/tháng, Kcal/cm2/năm. Calo (cal) là lượng nhiệt cần thiết làm cho nhiệt độ của 1 gam (1 ml) n ước nóng lên 1 oC ở nhiệt độ nước từ 14,5oC đến 15,5oC Kilocalo (Kcal) là lượng nhiệt cần thiết làm cho 1 kg n ước (1lít) tăng lên 1 oC ở nhiệt độ nước từ 14,5oC đến 15,5oC. 1 Kcal = 1000 cal. Mặt khác, năng lượng bức xạ mặt trời có thể chuyển hoá thành nhi ệt năng và công năng, do vậy có thể dùng các đơn vị đo năng lượng đ ể làm đ ơn v ị đo c ường đ ộ b ức x ạ mặt trời. Một số đơn vị cơ sở đo năng lượng bức xạ mặt trời 1 Jun = 0,24 calo 1 watt = 1J/s = 14,3 calo 1 B.T.U ( British Thermal Unit) = 251,9 calo ( B.T.U là l ượng nhi ệt c ần thi ết làm cho 1 funt nước nóng lên 1oF) 1 lengli = 1 cal/cm2 1Watt/m2 = 10 microeinsteins/m2/s = 100 lux 1 cal/cm2/phút = 69 930 lux. 2.2. Hằng số mặt trời ( Io) Hằng số mặt trời là năng lượng bức xạ toàn phần của m ặt trời truyền th ẳng góc đ ến diện tích 1 cm2 trong 1 phút ở khoảng cách trung bình từ mặt trời tới trái đất (1 đvtv). T ại giới hạn trên của khí quyển cường độ bức xạ mặt trời tương đ ối ổn đ ịnh đ ược g ọi là hằng số mặt trời (Solar constant). Thực ra do khoảng cách từ mặt trời đến trái đất thay đổi theo thời gian trong năm nên hằng số mặt trời cũng có s ự thay đ ổi ít nhi ều ( t ừ 1308 W/m2 đến 1398 W/m2 , dao động khoảng 3,5%). Những lần đo gần đây bằng thi ết bị đặt trên vệ tinh địa tĩnh thì hằng số mặt trời là 1,95 cal/cm2/phút. Hằng số mặt trời (I0) có thể xác định theo biểu thức sau: I0 r20 = (1) 1,88 r2 Trong đó : 11 r0 là khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trời (r0 = 149.600.000 km) r là khoảng cách thực tế Vì trái đất có trục nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo m ột góc 66 o33' cho nên hằng số mặt trời ở các vĩ độ địa lý cũng biến động ít nhiều. Ở Châu Âu I0 = 1,88 cal/cm2.phút Ở Châu Mỹ I0 = 1,96 cal/cm2.phút Ở Việt Nam I0 = 1,98 cal/cm2.phút 2.3. Sự suy yếu của bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển. Khí quyển bao bọc xung quanh quả địa cầu gồm có các thành phần tạo nên như nitơ, oxy, acgôn, hơi nước, ôzôn, bụi (sol khí)... Bức xạ mặt trời đi qua khí quyển bị suy yếu đi do một số nguyên nhân như: • Một phần bức xạ mặt trời bị một số chất như ôxy, ôzon, cacbonic, h ơi n ước, b ụi... hấp thụ có chọn lọc, nghĩa là mỗi chất chỉ hấp thụ những tia b ức xạ có b ước sóng nhất định. Đối với oxy (O2) : Oxy có các dải hấp thụ trong khoảng phổ nhìn thấy và cực tím. Trong phổ nhìn thấy, dải hấp thụ ở bước sóng 0,69 - 0,76 μ. Mức độ hấp thụ các tia b ức xạ trong dải này không lớn nên sự suy giảm bức xạ do oxy hấp thụ không đáng k ể. Oxy hấp thụ các tia cực tím với bước sóng nhỏ hơn 0,2 μ khá m ạnh. S ự hấp th ụ các tia c ực tím ở các lớp khí quyển trên cao dẫn đến sự phân ly phân tử oxy để tạo thành ozôn. Đối với ozôn (O 3) : Dải hấp thụ bức xạ quan trọng nhất của ozôn có bước sóng λ = 0,2 - 0,32 μ. Các tia bức xạ trong dải sóng này khi đi qua l ớp ozon bi suy gi ảm đi m ột nửa. Nhờ có lớp ozon hấp thụ các tia bức xạ cực tím của mặt trời mà sự sống trên trái đất được bảo vệ. Ngoài ra dải các tia bức xạ có bước sóng λ = 0,43 - 0,75 μ cũng b ị ozôn h ấp thụ. Đối với khí cacbonic (CO2) : Dải bức xạ bị hấp thụ mạnh nhất là bước sóng khoảng 2,05 đến 2,7μ và 4,3 μ, tuy nhiên quan trọng hơn c ả là d ải có b ước sóng t ừ 12,9 đến 17,1 μ. Như vậy khí cacbonic hấp thụ dải sóng dài nên nó có tác d ụng làm nóng trái đất. Đối với hơi nước (H2O): Hơi nước có nhiều dải bức xạ hấp thụ như 0,58-0,61 μ, 0,68 - 0,73 μ, đặc biệt từ 4 - 40 μ. Tuy nhiên, dải bức xạ từ 8-12 μ được gọi là cửa sổ của khí quyển, không bị hơi nước hấp thụ và lại là vùng phát xạ của m ặt đ ất và khí quyển mạnh nhất, nhờ đó trái đất nguội nhanh do thoát nhiệt vào không gian vũ trụ. Đối với sol khí (bụi): Sự hấp thụ bức xạ rất phức tạp tuỳ thu ộc vào b ản ch ất, kích thước và hàm lượng... của bụi. Tuy nhiên, bụi quá nhiều có thể làm gi ảm tr ực xạ. Khi cháy rừng trên diện rộng hoặc núi lửa ho ạt động phun tro b ụi vào khí quy ển đã làm giảm cường độ bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí cũng có thể đột ngột giảm xuống. • Một phần bức xạ mặt trời bị các phần tử không khí, hơi n ước, bụi và mây làm khuếch tán do vậy bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển cũng bị suy yếu đi. Khi b ức xạ mặt trời đi qua khí quyển đã gặp phải các phần tử gây khuếch tán nêu trên thì t ạo ra các dao động cưỡng bức. Sau đó chính các phần tử khuếch tán l ại tr ở thành ngu ồn phát sóng điện từ thứ cấp cùng tần số với bức xạ m ặt trời. Do đó b ức xạ m ặt tr ời đã bị mất đi một phần năng lượng. • Một phần bức xạ mặt trời bị ngăn cản bởi các đám mây hoặc bị phản xạ tr ở l ại khí quyển nên bị suy yếu đi. 12 Reifsnyder và Lull (1965) dẫn theo Gates, vào những ngày trời nắng, năng lượng ánh sáng mà mặt đất nhận được gồm 10% bức xạ tử ngoại, 45% bức xạ trông th ấy và 45% bức xạ hồng ngoại (hình 1.2) Khi đi qua khí quyển do chịu tác dụng của các quá trình hấp th ụ, khu ếch tán và phản xạ nên bức xạ mặt trời bị suy yếu đi. Đường đi của tia bức xạ trong khí quyển càng dài thì ảnh hưởng của các quá trình trên càng mạnh và sự suy yếu c ủa b ức xạ càng nhi ều. Theo Bughe và Menborate, sự giảm của cường độ bức xạ m ặt trời khi đi qua khí quy ển phụ thuộc Hình 1.2. Phổ bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất (Gates, 1965) [Không bị sai lệch khi xuyên qua khí quyển (I) ; mặt biển nhận được vào ngày trời nắng (II); xuyên qua lớp mây dày (III); xuyên qua thảm thực vật (IV) xuyên qua mái kính (V)]. 13 vào độ dài đường đi của các tia bức xạ trong khí quyển hay khối lượng quy ước của khí quyển mà tia sáng đi qua. Nếu đường đi của tia bức xạ trong khí quyển là ngắn nhất có khối lượng khí quyển tia sáng đi qua quy ước bằng 1. Lúc đó mặt trời nằm ở thiên đỉnh, độ cao mặt trời là 900. Khi độ cao mặt trời thay đổi từ 0 đến 900 , khối lượng khí quyển mà tia sáng đi qua trình bày ở Hình 1.3. Sơ đồ đường đi của tia sáng trong khí bảng 1.1. quyển Nếu độ cao mặt trời càng thấp đường đi của tia bức xạ càng dài. Do ph ải đi qua nhi ều lớp không khí có lượng hơi nước và chiết suất khác nhau nên tia sáng càng b ị khúc x ạ t ạo thành đường cong hoặc đường gấp khúc. Hình 1.3 là sơ đồ đuờng đi của tia sáng khi đi qua khí quyển với nhừng độ cao mặt trời khác nhau. Hình 1.4. cho thấy, càng lên vĩ độ cao đường đi của tia sáng qua khí quyển càng dài, vì thế càng lên vĩ độ cao, cường độ bức xạ càng giảm. Bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất đuợc xác định theo công thúc Bughe: I = Io.Pm (2) Trong đó: M: là khối lượng khí Hình 1.4. Độ cao mặt trời và đường đi của tia sáng trong khí quyển ở các vĩ độ quyển quy ước mà tia bức xạ đi qua. Io: là hằng số mặt trời (cường độ bức xạ mặt trời ở giới hạn trên của khí quyển) P: là độ trong suốt của khí quyển, phụ thuộc vào lượng hơi nước trong khí quyển, b ụi, mây.... Khi khí quyển trong sạch và khô, độ trong suốt lớn nhất, trung bình P = 0,75. Bảng 1.1. Khối lượng khí quyển (m) tia sáng đi qua ứng với độ cao mặt trời (h o) Độ cao mặt 90o 70o 60o 50o 40o 30o 20o 10o 5o 3o 1o 0o trời (ho) 14 Khối lượng 1 1,06 1,15 1,30 1,55 2,00 2,90 5,60 10,4 15,3 28,9 37,4 khí quyển (m) 2.4. Các dạng bức xạ mặt trời Căn cứ vào hướng truyền bức xạ, đặc điểm của các tia bức xạ mặt trời trong khí quyển và ở mặt đất, chia bức xạ mặt trời thành các dạng như sau: a) Bức xạ mặt trời trực tiếp (S’) Bức xạ mặt trời trực tiếp còn gọi là trực xạ. Trực xạ là phần năng l ượng mặt trời chiếu trực tiếp xuống mặt đất dưới dạng chùm tia song song. Vào những ngày tr ời n ắng trong phần phổ nhìn thấy của bức xạ mặt trời, trực xạ chính là phần tạo ra vết sáng trên mặt đất (chỗ mặt đất được chiếu sáng). Cường độ trực xạ (S’) là năng lượng của chùm tia sáng tr ực ti ếp chi ếu đ ến m ột đơn vị diện tích bề mặt đặt vuông góc với tia tới trong một đơn vị thời gian. Bức xạ mặt trời trực tiếp là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá đặc đi ểm khí hậu của mỗi vùng. Khí hậu đạt tiêu chuẩn nhiệt đới phải có cường đ ộ b ức xạ tr ực tiếp trên 130 Kcal/cm2/năm. Trong thực tiễn đôi khi ta cần biết lượng bức xạ trực ti ếp trên một bề mặt nào đó, chẳng hạn trên một thửa ruộng n ằm ngang, sườn đ ồi nghiêng hoặc trên diện tích của lá cây... Ta có thể tính cường độ trực xạ trên b ề m ặt n ằm ngang hoặc nghiêng theo biểu thức sau: Sng = S’.sinho (3) Trong đó : Sng là cường độ bức xạ trên bề mặt nằm ngang hay nằm nghiêng [cal/cm2/phút] S’ là cường độ trực xạ [ cal/cm2/phút] ho là độ cao mặt trời ( góc tạo bởi tia bức xạ với mặt phẳng n ằm ngang hay n ằm nghiêng) (hình 1.5) ☼ C S Sng ho A B mặt nằm ngang. Hình 1.5. Sơ đồ trực xạ trên bề mặt nằm ngang Trong thiên văn học người ta xác định độ cao mặt trời ở các vĩ độ địa lý theo công thức: Sinho = sinφsinδ + cosφcosδcosω (4) 15 Trong đó: φ là vĩ độ địa lý, δ là xích vĩ " góc gi ữa mặt phẳng xích đạo và m ặt phẳng hoàng đạo", thay đổi theo thời gian trong năm gi ữa hai giá tr ị ± 23 o27', còn ω là góc giờ, ω = 2πt/τ với τ là chu kỳ quay c ủa trái đất quanh tr ục c ủa nó ( τ ≈ 24 gi ờ), còn t là thời gian thực trong ngày. Như vậy qua các công thức (3) và (4) dễ dàng nhận thấy trong các yếu t ố chi ph ối trực xạ thì độ cao mặt trời là yếu tố chính. Độ cao mặt trời thay đổi không những theo vĩ độ địa lý mà còn thay đổi theo thời gian trong năm. Nhìn chung tr ực xạ ph ụ thu ộc vào các yếu tố sau đây: • Độ cao mặt trời: hàng ngày vào sáng sớm khi mặt trời mới mọc độ cao m ặt trời nhỏ trực xạ nhỏ, sau đó độ cao mặt trời tăng dần tr ực xạ cũng tăng theo, đ ến bu ổi tr ưa khi độ cao mặt trời lớn nhất trực xạ cũng lớn nhất. Trong m ột năm quy lu ật thay đ ổi c ủa trực xạ theo độ cao mặt trời cũng tương tự. Vào thời kỳ mặt trời ở thiên đỉnh thì tr ực xạ lớn nhất, còn vào thời kỳ mặt trời xa thiên đỉnh nhất thì trực xạ có giá trị nhỏ nhất. • Độ cao so với mặt biển: nhìn chung càng lên cao so v ới m ặt bi ển, do đ ộ trong suốt của khí quyển càng cao nên trực xạ càng tăng • Vĩ độ địa lý: càng lên vĩ độ cao, độ cao mặt trời càng giảm nên trực xạ càng giảm • Lượng mây: trời càng nhiều mây trực xạ càng gi ảm, khi tr ời đ ầy mây thì h ầu như không có trực xạ. • Địa hình: Cường độ trực xạ chiếu đến những bề mặt có độ nghiêng và hướng nghiêng khác nhau thì rất khác nhau. Lượng bức xạ chiếu đến m ột bề mặt có cùng đ ộ dốc thì rất khác nhau khi chúng khác nhau về hướng, vĩ độ địa lý và thời gian trong năm. Đất dốc theo hướng Đông - Tây có c ường độ trực xạ l ớn h ơn so v ới h ướng B ắc - Nam (bảng 1.2) Bảng 1.2. Lượng bức xạ trung bình tháng (cal/cm2/tháng) ở vùng Postdum (52o23'N) Hướng dốc có Tháng độ nghiêng 30o 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 12 Năm 1 Mặt nằm ngang 20 44 102 196 276 319 269 223 165 81 25 15 1735 Sườn dốc phía Nam 54 91 161 248 303 326 283 263 235 149 63 45 2221 Sườn dốc phía 18 42 96 182 251 289 240 204 153 76 24 14 1589 Đông Sườn dốc phía Tây 19 42 92 175 245 281 239 198 149 76 25 15 1556 Sườn dốc phía Bắc - - 15 91 176 228 183 124 50 - - - 867 b) Bức xạ khuyếch tán ( D) Bức xạ khuyếch tán còn được gọi là tán xạ. Tán xạ là một phần năng l ượng b ức xạ mặt trời được khí quyển, mây... khuyếch tán từ bầu trời xuống mặt đất. Vào ban ngày khi đứng trong bóng dâm hoặc ngồi trong phòng mặc dù không đ ược ánh sáng m ặt tr ời trực tiếp chiếu vào nhưng ta vẫn nhìn rõ mọi vật, phần bức xạ mặt tr ời giúp ta nhìn rõ mọi vật trong trường hợp này chính là tán xạ. 16 Cường độ tán xạ là năng lượng tính bằng calo do bức xạ khuyếch tán từ b ầu tr ời chiếu trên 1 cm2 bề mặt nằm ngang trong 1 phút (cal/cm2/phút). Giá trị cực đại của bức xạ khuyếch tán thường thấp hơn nhi ều so v ới b ức xạ tr ực tiếp. Độ cao mặt trời, độ vẩn đục của khí quyển quyết định độ lớn của bức xạ khuyếch tán. Vào những ngày trời trong bức xạ khuyếch tán có thể đạt t ới 0,10 - 0,25 cal/cm 2/phút, còn những ngày trời đầy mây bức xạ khuyếch tán chỉ đạt 0,08 - 0,1 cal/cm 2/phút. Bản chất vật lý của bức xạ khuyếch tán đã được trình bày trong phần 2.3. + Chỉ số khuyếch tán: Đặc trưng cho mức độ khuyếch tán các tia bức xạ mặt trời người ta dùng chỉ số khuyếch tán hay độ khuyếch tán (d). Trong trường h ợp các phần tử gây khuyếch tán có kích thước nhỏ hơn độ dài bước sóng của các tia b ức x ạ thì đ ộ khuyếch tán tỉ lệ nghịch với luỹ thừa bậc bốn của độ dài sóng . Quy luật này gọi là quy luật Roley. Quy luật Roley được biểu diễn bằng công thức sau: C dλ = ― Iλ (5) λ4 Trong đó: dλ là độ khuếch tán của tia bức xạ đơn sắc có bước sóng λ. Iλ là cường độ tia bức xạ đơn sắc có bước sóng λ. C là hằng số phụ thuộc vào số phân tử không khí có trong 1 đ ơn v ị th ể (N) tích và chiết suất khí quyển (n), γ là hằng số thực nghiệm. γ.π2.(n-1)2 C = ------------- (6) 3N Công thức (5) cho thấy những tia bức xạ có bước sóng càng nhỏ thì bị khuếch tán càng mạnh và ngược lại. Nếu sắp xếp các tia sáng đơn sắc theo th ứ t ự t ừ đ ỏ đ ến tím thì bước sóng tương ứng của nó giảm dần và do vậy tia tím sẽ bị khuếch tán mạnh nhất, còn tia đỏ bị khuếch tán ít nhất. Nếu kích thước (r) của các phần tử khuếch tán nằm trong khoảng: r < 10-6 mm thì sự khuếch tán sẽ tỉ lệ nghịch với luỹ thừa nhỏ hơn 4 của độ dài sóng. 10-3 mm > r > 10-6 mm định luật Roley kém tác dụng. Nếu r > 10 -3 mm (cỡ các hạt mây, hạt mưa phùn) quy luật Roley không còn đúng nữa, lúc này tất cả các tia bức xạ đều bị khuếch tán. Như vậy, quy luật khuyếch tán của Roley cho phép ta gi ải thích đ ược nhiều hi ện tượng quang học trong khí quyển như nền trời có màu xanh vào những ngày đẹp tr ời, bầu trời có ráng đỏ khi trời xấu, lúc bình minh hoặc hoàng hôn mặt trời có màu đỏ.... + Cường độ bức xạ khuyếch tán: Nếu coi lượng bức xạ mặt trời bị khí quyển hấp thụ là không đáng kể (1 - 2%) và một nửa lượng bức xạ khuyếch tán h ướng xu ống m ặt đất thì cường độ bức xạ khuếch tán (D) có thể xác định theo công thức sau: 1 D = ― Io (1- Pm) sinh ho (7) 2 Trong đó: Io là hằng số mặt trời m là khối lượng khí quyển quy ước. P độ trong suốt của khí quyển. ho là độ cao mặt trời. 17 Từ công thức (7) ta thấy rằng yếu tố chính chi phối tán xạ là đ ộ cao m ặt tr ời. Nhìn chung những yếu tố ảnh hưởng tới tán xạ gồm có: - Độ cao mặt trời: độ cao mặt trời càng lớn thì tán xạ càng lớn và ngược l ại. Hiện tượng khuyếch tán và khúc xạ ánh sáng đã có từ trước khi m ặt tr ời m ọc và sau khi mặt trời lặn chừng 15 - 20 phút (bình minh và hoàng hôn) nhưng cường độ nhỏ. Hàng năm cường độ bức xạ khuyếch tán có gía trị nhỏ vào thời kỳ mặt trời ở xa thiên đỉnh nh ất và đạt giá trị lớn vào thời kỳ mặt trời ở gần thiên đỉnh nhất. - Khí quyển càng nhiều mây, bụi và hơi nước thì cường độ tán xạ càng tăng. Tuy nhiên, nếu mây dầy đặc và phủ kín bầu trời thì tán xạ cũng gi ảm xuống. Nh ư vậy trong những ngày nhiều mây, thời kỳ nhiều mây hoặc ở bề mặt khuất n ắng thì ánh sáng tán xạ chiếm ưu thế hơn so với ánh sáng trực xạ - Bức xạ khuyếch tán cũng giảm dần theo độ cao so với mặt biển. - Càng lên vĩ độ cao tỷ lệ tán xạ trong tổng lượng bức xạ chiếu đ ến m ặt đ ất càng tăng vì đường đi của tia sáng trong khí quyển càng dài nên các tia sáng bị khuyếch tán mạnh. Cường độ bức xạ khuyếch tán trong thực tế có thể đạt đến 0,25 cal/cm2/phút. c) Tổng xạ (Q) Tổng xạ là lượng bức xạ mặt trời tổng cộng chiếu xuống mặt đất. Q=S+D (8) Tổng xạ phụ thuộc vào các yếu tố chi phối trực xạ và tán xạ. Tuy nhiên nh ững yếu tố chính ảnh hưởng tới tổng xạ là độ cao m ặt trời, mây và đ ộ trong su ốt c ủa khí quyển Hàng ngày tổng xạ thường có giá trị lớn nhất vào gi ữa trưa. Chừng 60 % t ổng x ạ hàng ngày nhận được vào thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ Hàng năm bức xạ tổng cộng có giá trị lớn nhất vào th ời kỳ m ặt tr ời ở thiên đ ỉnh hoặc gần thiên đỉnh nhất. Tổng xạ có giá trị nhỏ nhất vào thời kỳ mặt trời ở xa thiên đ ỉnh nhất. Với các vùng ngoại chí tuyến biến trình hàng năm c ủa tổng xạ là bi ến trình tu ần hoàn một cực đại vào hạ chí và một cực tiểu vào đông chí. Với các vùng n ội chí tuy ến biến trình hàng 18 Hình 1.6. Phân bố trung bình năm của tổng xạ (Kcal/cm2/năm) 19 năm của tổng xạ là biến trình tuần hoàn với 2 cực đại ứng với hai thời kỳ m ặt tr ời ở thiên đỉnh, 2 cực tiểu ứng với 2 thời kỳ mặt trời ở chí tuyến Nam và Bắc. Mây làm cho tổng xạ bị suy yếu khá nhiều, nếu trời không mây tổng xạ bị gi ảm đi chừng 20 % so với tổng xạ ở giới hạn trên của khí quyển, khi tr ời có mây t ổng x ạ ti ếp tục giảm thêm 20 -30% nữa. Do vậy tính trung bình mặt đất chỉ nhận đ ược ch ừng 50- 60% so với tổng xạ ở giới hạn trên của khí quyển. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự phụ thuộc của tổng xạ vào lượng mây có thể biểu diễn theo biểu thức sau: Q = Q0[1 - (a +b)n] (9) Trong đó: Q là tổng xạ trên mặt đất khi trời có mây Q0 là tổng xạ trên mặt đất khi trời không mây n là lượng mây tính theo phần mười a, b là các hệ số biến đổi phụ thuộc vào vĩ độ Công thức (9) cho biết nếu trời không mây tổng xạ t ới m ặt đ ất ch ỉ b ằng 80% so với ở giới hạn trên của khí quyển thì khi lượng mây che phủ 50 % bầu trời (n = 0,5) tổng xạ trên mặt đất chỉ còn bằng khoảng 65% và khi lượng mây che phủ cả bầu tr ời (n = 1) thì tổng xạ chỉ xấp xỉ 20% so với ở giới hạn trên của khí quyển. Nhìn chung bức xạ tổng cộng giảm dần từ xích đạo về c ực. Tuy nhiên cũng có những khác biệt do đặc điểm địa lý địa phương gây nên, chẳng hạn như cự ly cách bi ển, địa hình, thời tiết... Do vậy sự phân bố địa lý của tổng xạ năm khá phức tạp. Tổng xạ lớn nhất quan sát thấy ở vùng áp cao cận chí tuyến Bắc và Nam bán c ầu ch ứ không ph ải ở vùng xích đạo. Ở vùng cận chí tuyến lượng mây rất ít, thời gian chi ếu sáng trong ngày lớn hơn so với vùng xích đạo. Hình 1.6 là bản đồ phân bố tổng xạ trên trái đất (đ ơn v ị là Kcal/cm2/năm). Tổng xạ có vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành ch ế đ ộ khí hậu ở các vùng khác nhau trên thế giới. Trên bản đồ cho thấy, tổng xạ lớn nh ất trên l ục địa châu Phi, châu Úc và một số nơi có vĩ độ 0 - 20 0, trị số tổng xạ từ 180 - 220 Kcal/cm2/năm. Ở nước ta tổng xạ trên miền Bắc từ 90 - 110 Kcal/cm 2/năm; miền Nam từ 120 - 130 Kcal/cm2/năm. d) Phản xạ ( Rn) Bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất phần lớn được hấp thu để biến thành nhiệt. Tuy nhiên một phần bức xạ sóng ngắn bị phản chiếu (phản xạ) tr ở l ại khí quy ển. Ph ản xạ (Rn) là phần của bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất bị phản xạ trở lại khí quyển. Mức độ phản xạ phụ thuộc vào tính chất của các bề mặt như màu sắc, độ gồ ghề, đ ộ ẩm, loại đất, lớp phủ thực vật... và phụ thuộc vào góc tới của tia bức xạ. Đ ể bi ểu di ễn khả năng phản xạ của các bề mặt khác nhau người ta dùng đại lượng gọi là suất phản xạ hay Albedo (A) của các bề mặt. Albedo là tỷ số giữa bức xạ phản chiếu và bức xạ tổng cộng (tổng xạ), được biểu diễn bằng biểu thức sau: Rn A (%) = ― 100% (10) Q 20 Dưới đây là trị số Albedo của một số bề mặt trong tự nhiên (bảng 1.3). H ệ s ố phản xạ nói chung tỷ lệ nghịch với độ cao mặt trời. Chẳng hạn với m ặt n ước yên tĩnh khi ho = 90o thì A = 20%, ho = 10o thì A = 35%, khi ho = 4o thì A = 65% còn khi ho = 2o thì A = 78 %. Bảng 1.3. Trị số albedo trên các loại bề mặt (%) Bề mặt nhận bức xạ Albedo Bề mặt nhận bức xạ Albedo Đất đen 5-15 Cánh đồng bông 20-25 Đất xám ướt 1-20 Rừng thường xanh 10-20 Đất sét 20-35 Rừng lá to 15-20 Đất cát khô 25-45 Rừng lá kim 10-15 Mặt ruộng khoai tây 15-25 Mặt nước 70-85 Đồng lúa 15-25 Mặt tuyết mới rơi 80-95 Tất nhiên hệ số này còn phụ thuộc vào độ cao sóng, độ đục của nước... Thực vật phản xạ các tia xanh và hồng ngoại. Cây trồng ở vùng nhiệt đới phản xạ tia hồng ngoại nhiều hơn so với cây trồng ở xứ lạnh. Trong kỹ thuật viễn thám người ta sử dụng hệ số phản xạ để theo dõi sự bi ến động của nhiều chỉ tiêu như độ cao sóng biển, phun trào dung nham, sinh tr ưởng phát triển của cây trồng, hạn hán, ngập lụt, cháy rừng, sâu b ệnh hại r ừng, đ ồng ru ộng... trên một diện rộng. Tuy nhiên những quan trắc bằng kỹ thuật vi ễn thám (hàng không, v ệ tinh) luôn chịu ảnh hưởng của khí quyển. Để giảm bớt sự ảnh hưởng này, theo m ột số tác gi ả thì phải lấy các giá trị độ phản xạ cực tiểu quan sát được trong năm, coi đó là các giá tr ị mặt đệm. Để kiểm tra độ chính xác của các số liệu vệ tinh người ta phải so sánh chúng với các số liệu quan trắc tại mặt đất. e) Bức xạ sóng dài của mặt đất và khí quyển Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 oK đều có khả năng bức xạ, tức là khả năng phát ra năng lượng dưới dạng các tia sóng điện từ. Đối với vật đen tuyệt đ ối kh ả năng b ức x ạ (phát ra năng lượng) và khả năng hấp thụ (nhận năng lượng) là l ớn nhất. C ường đ ộ b ức xạ (Eo) do vật đen tuyệt đối phát ra có thể tính theo công thức Stefan-Boltzmann : Eo = σ.T4 ( 11) Trong đó: σ là hằng số Stefan-Boltzmann, σ = 0,826.10-10 [cal/cm2/phút.độ-4] T nhiệt độ của vật (0K) Bức xạ của mặt đất Eđ: Sau khi nhận năng lượng bức xạ mặt trời, mặt đất bị nóng lên. Đó là sự hấp th ụ b ức xạ. Theo định luật 1 nhiệt động học, nhiệt năng c ủa mặt đ ất l ại ti ếp t ục chuy ển sang dạng sóng điện từ. Mặt đất không phải là vật đen tuyệt đ ối nên b ức x ạ c ủa nó luôn nhỏ hơn so với vật đen tuyệt đối. Bức xạ của mặt đất có thể tính theo công th ức (11) nhưng thêm vào một hệ số gọi là khả năng bức xạ tương đối (δ). Công th ức b ức x ạ của mặt đất có dạng: Eđ = δ.σ.T4 (12) Hệ số khả năng bức xạ tương đối của các loại bề mặt khác nhau thay đổi trong khoảng từ 0,85 đến 0,99. Chẳng hạn cát có hệ số bức xạ tương đối là 0,89; lớp c ỏ phủ là 21 0,98; tuyết 0,99; đất đen là 0,87; nước 0,96...Vì thế hệ số bức xạ tương đối của m ặt đất có thể lấy trung bình bằng 0,95. Theo định luật Wien thì bước sóng lớn nhất (λ max) mà một vật phát ra tỷ lệ nghịch với nhiệt độ (T) của vật thể, cho nên vật có nhi ệt độ càng cao thì năng l ượng phát x ạ càng tập trung ở vùng phổ sóng ngắn và ngược lại. Bảng 1.4. Khả năng bức xạ tương đối của các loại bề mặt khác nhau (δ) Loại bề mặt δ Loại bề mặt δ Vật đen tuyệt đối 1,00 Đồng cỏ 0,94 Đất đen 0,87 nước 0,96 Cát 0,89 tuyết 0,99 Biểu thức Wien có dạng: λmax = b/T (13) Trong đó: b là hằng số Wien, b = 2,886.10-3 mm.độ Giả sử nhiệt độ của mặt đất trung bình là 15 oC (288oK), áp dụng công thức (12) ta thấy năng lượng bức xạ có bước sóng lớn nhất do mặt đất phát ra xấp xỉ λ max = 10 μ. Như vậy, bức xạ của mặt đất nói riêng và các vật có nhiệt đ ộ th ấp khác đ ều là b ức x ạ sóng dài. Bức xạ nghịch của khí quyển (Eng): Bức xạ nghịch của khí quyển là phần bức xạ sóng dài của khí quyển h ướng xu ống mặt đất. Bức xạ nghịch khí quyển phụ thuộc vào độ ẩm của không khí. Người ta có th ể tính độ lớn cường độ bức xạ nghịch (Eng) dựa vào công thức sau: Eng = σ.T4(a1 + b1)√e (14) Trong đó: e là áp suất hơi nước của không khí (độ ẩm) a1, b1 là các hệ số phụ thuộc vào đặc điểm thành phần không khí trong khí quyển. Bức xạ hữu hiệu (Ehh): Bức xạ hữu hiệu là hiệu số giữa bức xạ của mặt đất và bức xạ nghịch c ủa khí quyển Ehh = Eđ - Eng (15) Nếu Ehh > 0 thì lượng nhiệt mặt đất mất đi do bức xạ lớn h ơn l ượng nhi ệt mà nó nh ận được, do đó mặt đất bị lạnh đi. Thông thường vào những đêm trời trong, gió nhẹ nhi ệt đ ộ không khí và mặt đất tương đối thấp,do E hh rất lớn nên những đêm đó thời tiết rất giá lạnh. Những ngày có Ehh = 0 thì nhiệt độ của mặt đất không thay đổi, thường xảy ra vào những đêm trời có nhiều mây, độ ẩm không khí cao. Ehh < 0 , là trường hợp thường xảy ra vào những ngày có lớp ngh ịch nhi ệt, không khí nóng truyền nhiệt xuống mặt đất bằng cách bức xạ nhiệt. g) Cân bằng bức xạ của mặt đất Cân bằng bức xạ của mặt đất là tổng đại số năng lượng của các thành ph ần b ức xạ nhận vào và các thành phần bức xạ thoát ra khỏi mặt đất. Nếu quy ước các thành ph ần 22 nhận vào có dấu cộng (+) và thành phần thoát ra mang dấu trừ (-) thì cân b ằng b ức xạ (B) có thể viết như sau: B = S+D+Eng -Eđ - Rn (16) Trong đó: S là trực xạ D là tán xạ Eng là bức xạ nghịch của khí quyển Rn là phản xạ Eđ là bức xạ của đất 23 Hình 1.7. Sự phân bố cân bằng bức xạ trên trái đất (Kcal/cm2/phút) 24 Các thành phần cân bằng bức xạ của mặt đất luôn biến đ ổi ho ặc b ị tri ệt tiêu. D ễ dàng nhận thấy nếu cân bằng bức xạ của mặt đất dương thì m ặt đất nhận đ ược năng lượng và nóng lên, ngược lại nếu cân bằng có giá tr ị âm thì m ặt đ ất m ất năng l ượng và lạnh đi. Cân bằng bức xạ không chỉ phụ thuộc vào vĩ độ mà còn phụ thuộc vào điều ki ện địa lý, vật lý địa phương như loại mặt đệm, địa hình, mây, độ trong suốt khí quyển, ... Cân bằng bức xạ là một trong những nhân tố rất quan trọng trong việc hình thành chế độ nhiệt ở các vùng khác nhau. Cân bằng bức xạ ở mỗi thời điểm tại địa phương là cơ sở để dự báo thời tiết. Ngoài ra cân bằng bức xạ rất cần thi ết trong vi ệc xác đ ịnh c ơ c ấu mùa vụ, sinh trưởng, phát triển và năng suất của các lo ại cây trồng. Phân b ố đ ịa lý c ủa cân bằng bức xạ trên bề mặt trái đất đã được nhà khí hậu học người Nga M.I. Buđ ưcô khảo sát và vẽ bản đồ (hình 2.8). Trên hình 2.8 ta thấy cân bằng bức xạ mọi nơi trên trái đất đều có giá trị dương. Cân bằng bức xạ mặt đất lớn nhất ở vùng xích đạo và gi ảm dần về 2 cực trái đất. 3. QUANG PHỔ CỦA BỨC XẠ MẶT TRỜI Bức xạ mặt trời lan truyền xuống mặt đất dưới dạng sóng điện từ. Quang ph ổ của bức xạ mặt trời là một dải bước sóng liên tục. Về lý thuyết, quang ph ổ b ức xạ m ặt trời gồm các tia có bước sóng λ từ 0 μ (micromet) đ ến vô cùng l ớn. Tuy nhiên các b ước sóng quá ngắn và quá dài có năng lượng quá nhỏ, cho nên trong th ực t ế có th ể coi quang phổ của bức xạ mặt trời bao gồm những tia có bước sóng từ 0,1 đ ến 5μ. G ần 99% năng lượng bức xạ mặt trời nằm trong khoảng phổ từ 0,17 đến 4,0 μ, trong đó tia bức xạ mang năng lượng lớn nhất có bước sóng 0,474 μ, vì th ế người ta th ường g ọi b ức x ạ m ặt tr ời là bức xạ sóng ngắn. Khi xem xét ảnh hưởng của các tia bức xạ đối với sinh trưởng, phát tri ển của thực vật P.N. Thoxki cho rằng quang phổ bức xạ mặt trời là các tia có b ước sóng t ừ 0,2 đ ến 24 μ và chia thành 3 nhóm tia: • Các tia tử ngoại (tia bức xạ sóng ngắn) có bước sóng từ 0,2 - 0,38 μ. • Các tia trông thấy (ánh sáng nhìn thấy) có bước sóng từ 0,39μ đến 0,76 μ • Các tia hồng ngoại (tia sóng dài) có bước sóng từ 0,76μ đến 24,0 μ 1 μ = 10-6 m; 1mμ = 10-3 μ (còn gọi là nanomet) Năng lượng của nhóm tia tử ngoại chiếm khoảng 7%, nhóm tia trông th ấy chi ếm 46% và nhóm tia hồng ngoại chiếm 47% tổng năng lượng bức xạ mặt trời (Bảng 1.5) 25 Khi đi qua khí quyển một số thành phần quang phổ của bức xạ mặt trời bị hấp thụ (xem phần 2.3). Các tia trông thấy bao gồm nhi ều tia đ ơn s ắc h ợp thành d ải quang ph ổ t ừ đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Nhờ nhóm tia này mà th ế gi ới t ự nhiên đ ược con người cảm nhận vừa sinh động về màu sắc, vừa đa dạng, kỳ vĩ về cảnh quan địa lý. Bảng 1.5. Độ dài bước sóng và năng lượng của thành phần bức xạ mặt trời (Theo P.N.Thoxki) Nhóm tia bức Độ dài sóng Năng lượng Ghi chú xạ mặt trời (μ) 2 Cal/cm .phút (%) Tử ngoại 0,20 - 0,39 0,140 7 C 0.20 - 0,28 0,008 0,4 B 0,29 - 0,32 0,025 1,2 Bị O3 hấp thụ A 0,33 - 0,39 0,107 5,4 Trông thấy 0,39 -0,76 0,910 46,0 Tím, chàm,lục, A 0,39 - 0,52 0,350 18,0 vàng, đỏ B 0,52 - 0,62 0,300 15,0 C 0,62 - 0,76 0,260 13,0 Hồng ngoại 0,76 - 24,00 0,930 47,0 Gần đỏ A 0,76 - 1,40 0,640 32,0 B 1,40 - 3,00 0,250 13,0 C 3,00 - 24,00 0,040 2,0 Tổng số 0,20 - 24,00 1,980 100,0 4. QUANG CHU KỲ Quang chu kỳ là sự thay đổi lặp đi lặp lại của độ dài ngày. Tại một địa ph ương nào đó, tùy thuộc vào mỗi mùa khí hậu mà quang chu kỳ dài, ngắn khác nhau. Đ ộ dài ngày là độ dài của khoảng thời gian chiếu sáng trong một ngày tính từ khi m ặt tr ời m ọc cho đến khi mặt trời lặn. Vì độ dài ngày thay đổi có tính chu kỳ nên đ ộ dài ngày đ ược gọi là quang chu kỳ. Ngoài sự thay đổi theo mùa, quang chu kỳ còn thay đổi theo vĩ độ địa lý. • Quang chu kỳ thay đổi theo mùa trong năm: Quả đất hình cầu di chuyển xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip, trong quá trình di chuyển trục quả đất luôn luôn nghiêng một góc 66o33' so với mặt phẳng quỹ đạo, một năm nó quay được một vòng xung quanh mặt trời. Mặt khác trong một ngày đêm (24 gi ờ) trái đất tự xoay quanh tr ục c ủa mình được một vòng. Hàng năm có 2 ngày, trên quỹ đạo chuyển động xung quanh m ặt tr ời, tr ục qu ả đ ất nằm ở vị trí vuông góc với các tia bức xạ mặt trời đó là ngày xuân phân (21/3) và ngày thu phân (23/9). Vào 2 ngày này, trên mọi vĩ độ địa lý n ửa trái đ ất đ ược m ặt tr ời chi ếu sáng đúng bằng nửa còn lại không được chiếu sáng, do đó mọi nơi trên trái đất đều có ngày và đêm dài như nhau (12 giờ). Từ ngày xuân phân đến ngày hạ chí (22/6) Bắc bán cầu ngày càng nghiêng nhi ều về phía mặt trời. Khi trái đất quay quanh trục của nó, trên các vòng vĩ đ ộ phần trái đ ất được chiếu sáng nhiều hơn phần không được chiếu sáng, vì vậy càng v ề phía B ắc ngày càng dài ra, đêm càng ngắn lại. Vào ngày hạ chí, Bắc bán c ầu nghiêng nhi ều nh ất v ề phía mặt trời do vậy độ dài ngày ở các vĩ độ là lớn nhất. Đặc bi ệt, các vĩ đ ộ trong vùng c ực đới (>66033’B) mặt đất đều được chiếu sáng, do vậy độ dài ban ngày kéo dài 24 gi ờ, không có ban đêm. Sau đó, quãng thời gian từ hạ chí đ ến thu phân (23/9) B ắc bán c ầu 26 giảm dần độ nghiêng về phía mặt trời nên độ dài ban ngày ở Bắc bán c ầu l ại ngắn d ần còn đêm lại dài dần ra. Nửa thời gian còn lại trong năm, từ thu phân (23/9) đến đông chí (22/12), Nam bán cầu nghiêng dần về phía mặt trời, trên các vòng vĩ đ ộ Bắc phần trái đ ất đ ược chi ếu sáng nhỏ dần so với phần không được chiếu sáng, do vậy độ dài ban ngày ngắn dần. Vào ngày đông chí, tại các vĩ độ Bắc bán cầu độ dài ban ngày đ ều ngắn nh ất. Đ ặc bi ệt, các vĩ đ ộ trong vòng cực đới (>66033’B) mặt đất đều bị che khuất hết nên vùng này không có ban ngày, còn ban đêm kéo dài cả 24 giờ. Sau quãng thời gian này, t ừ đông chí (22/12) đ ến xuân phân (21/3) độ dài ban ngày lại dài dần ra. Vào ngày xuân phân đ ộ dài ban ngày và ban đêm lại bằng nhau. ở mọi vĩ độ địa lý. Diễn biến độ dài ngày ở Nam bán cầu tương tự như Bắc bán cầu nhưng n ếu ở Bắc bán cầu là thời kỳ ngày dài, đêm ngắn thì Nam bán cầu là thời kỳ ngày ngắn, đêm dài. • Độ dài ngày thay đổi theo vĩ độ địa lý: Do ở vị trí trung tâm dao động của góc thiên đỉnh nên vùng xích đạo ngày và đêm luôn luôn bằng nhau suốt cả năm. Càng đi lên vĩ đ ộ cao chênh l ệch v ề đ ộ dài ngày, đêm càng tăng. Riêng tại 2 cực trái đất (900 ) chỉ có một ngày dài (6 tháng) và 1 đêm dài (6 tháng). Người ta phân biệt độ dài chiếu sáng thiên văn và độ dài chiếu sáng đ ịa ph ương. Đ ộ dài chiếu sáng thiên văn được tính toán dựa trên các công th ức lý thuyết, ph ụ thu ộc vào th ời gian trong năm và vĩ độ địa lý. Độ dài chiếu sáng địa phương thường sai khác so với độ dài chiếu sáng thiên văn vì nó bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên của mỗi vùng như địa hình, thời ti ết, sự khúc xạ ánh sáng... (bảng 1.6 ) Chu kỳ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh v ật, đặc bi ệt là nh ững nh ịp điệu sinh trưởng và phát dục của chúng. Khi xem xét ảnh hưởng c ủa độ dài chi ếu sáng tới một số quá trình sinh lý ở thực vật người ta tính đến cả khoảng thời gian tr ước lúc mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn vì vào thời gian này cường độ ánh sáng khoảng 250 - 650 lux, vẫn có tác dụng cho thực vật quang hợp. Độ dài ngày trong tr ường h ợp này người ta còn gọi là độ dài chiếu sáng sinh lý (bảng 1.7). Bảng 1.6. Độ dài ngày thiên văn tính theo vĩ độ địa lý (đơn vị: giờ, phút) Vĩ độ 0o 10o 20o 30o 40o 50o 60o 65o 66o33 Thời gian Ngày dài Giờ 12 12 13 14 14 16 18 21 24 nhất Phút 05 40 18 02 58 18 45 43 0 Ngày Giờ 12 11 10 10 9 8 05 3 0 ngắn nhất Phút 05 30 53 10 16 0 35 22 0 Bảng 1.7. Độ dài chiếu sáng sinh lý ở các vĩ độ khác nhau Đơn vị: giờ/phút ( Theo Sunghin, 1987) Tháng Vĩ độ o o o o 0 10 20 30 40o 50o 60o 70o I 12,54 12,22 11,54 11,19 10,41 9,49 8,32 5,44 II 12,51 12,35 12,18 12,01 11,39 11,16 10,42 9,40 III 12,51 12,48 12,46 12,48 12,49 12,57 13,08 13,36 IV 12,50 13,06 13,24 13,47 14,13 14,55 16,07 18,55 V 12,53 13,21 13,55 14,35 15,27 16,45 19,16 24,00 VI 12,53 13,31 14,12 15,02 16,08 17,50 22,19 24,00 27 VII 12,54 13,26 14,04 14,48 15,51 17,24 20,46 24,00 VIII 12,51 13,13 13,37 14,06 14,47 15,46 17,37 23,16 IX 12,50 12,55 13,00 13,02 13,26 13,46 14,23 15,38 X 12,51 12,39 12,27 12,17 12,06 11,57 11,41 11,18 XI 12,51 12,25 12,00 11,31 11,00 10,19 9,26 7,12 XII 12,53 12,21 11,47 10,09 10,26 9,26 7,54 4,16 5. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Anh chi hãy nêu mối quan hệ giữa mặt trời và trái đất ? Ý nghĩa của năng l ượng b ức xạ mặt trời đối với các vùng khí hậu trái đất ? 2. Cho biết nguồn gốc của năng lượng bức xạ mặt trời, hằng số mặt trời, cường độ bức xạ mặt trời và các quá trình làm suy yếu bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển trái đất ? 3. Trình bày đặc điểm vật lý và phân bố của tán xạ, trực xạ và tổng xạ ? Các nhân t ố ảnh hưởng đến chúng ? 4. Trình bày đặc điểm vật lý và phân bố của bức xạ phản chi ếu sóng ngắn, b ức x ạ sóng dài mặt đất và khí quyển ? Các nhân tố ảnh hưởng đến chúng ? 5. Trình bày khái niệm về độ dài ngày và các nhân tố ảnh hưởng đến độ dài ngày ? 6. Nêu thành phần quang phổ của bức xạ mặt trời. Vì sao nói bức xạ mặt tr ời là b ức xạ sóng ngắn còn bức xạ của mặt đất là bức xạ sóng dài ? 28
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net