logo

Huyện Củ Chi


Huyện Củ Chi I ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN    1.       Vị trí địa lý:   Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o22’00” đến  106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với  43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố.   ∙   Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.   ∙   Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.   ∙   Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.   ∙   Phía Tây giáp tỉnh Long An.   Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế ­ chính trị ­ văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố  50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á.   2.       Địa hình, địa mạo:   Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền sụt Đông nam  bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông bắc – Tây nam. Độ cao  trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m.   Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so  với các huyện trong Thành phố.   3.       Khí hậu:   Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí  hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng  4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:   ∙   Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC.  Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất  24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa  khô có trị số 8 – 10oC.   ∙   Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa  hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào  tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể.   ∙   Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp  nhất vào tháng 12,1 là 70%.   ∙   Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ.   Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng  trong năm như sau:   ∙   Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ  1,5 – 2,0 m/s;   ∙   Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình từ 1,5 – 3,0 m/s   ∙   Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1 – 1,5 m/s.   4.       Thủy văn:   Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:   ∙   Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân  thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m   ∙   Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của  sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh  hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.   ∙   Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi  bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.   II ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN   1.       Tài nguyên đất :   Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.450,2 ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3  nhóm đất chính sau:   Nhóm đất phù sa:   Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen muộn ven các sông, kênh, rạch.  Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Thành phần cấp hạt sét là chủ yếu (45 – 55  %), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon; tỉ lệ các hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu  quả của các thời kỳ bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+,  Mg2+,Na2+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng lúa; Độ no  bazơ cao; Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất rất quí hiếm,  cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một  phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.   Nhóm đất xám:   Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen muộn). Tầng đất thường rất dày,  thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40 ­ 55%), cấp hạt  sét chiếm 21 – 27% và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH  (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) xấp xỉ 4; các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn,  đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân  bón.   Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp  hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu … Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây  như cao su, điều vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt. Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống  xói mòn và rửa trôi, tăng cường phân bón bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ.   Nhóm đất đỏ vàng:   Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau.  Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp,khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét  phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hòa tan dễ bị rửa trôi   2.         Tài nguyên nước :   Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố  không đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn) và trên các vùng trũng phía Nam và  Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều.  Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn  nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và  sinh hoạt của người dân.   Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ. Ngoài ra, do  tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực  nước ngầm lên từ 2 – 4m   3.       Tài nguyên rừng :   Theo số liệu thống kê, năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 319,24 ha, trong  đó rừng tự nhiên 139,27 ha chiếm 43,63% diện tích đất có rừng; rừng trồng 179,97 ha, chiếm  56,37% diện tích đất có rừng.   Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế.   4.       Tài nguyên khoáng sản :   Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành Phố khá phong phú gồm có các loại chủ  yếu sau:   ∙   Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn;   ∙   Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn   ∙   Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.   Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng không đáng kể.  III Vài nét về huyện Củ Chi đất thép thành đồng ... Củ Chi là huyện ngoại thành phía tây bắc TP Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang Củ Chi đã có những sáng tạo về cách đánh, về tổ chức trận địa, tạo thế bám trụ, lấy phương thức chiến tranh nhân dân đánh bại phương thức chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ. Từ những ngày đầu đến lập nghiệp và sinh sống trên đất Củ Chi, người dân nơi đây phải liên tiếp chống chọi với thiên tai; là nạn nhân của chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của các thế lực phong kiến và kẻ thù xâm lược, cho nên người dân nung nấu trong lòng mình tinh thần yêu nước, tình yêu làng xóm quê hương, giàu lòng nhân ái, biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cần cù, sáng tạo và đầy quả cảm. Ðó là sự cương trực, thẳng thắn, thủy chung, không sợ khó, ngại khổ, không lùi bước trước khó khăn. Tính cách đó đã tạo nên những huyền thoại về những du kích tay không bắt giặc, về sức mạnh thần kỳ của những con người chân đất, dám đối đầu với các thế lực hùng mạnh, đối diện với chiến thuật chiến tranh hiện đại, vũ khí tối tân, tạo thành vành đai thép mà quân thù không thể chọc thủng, không thể hủy diệt cho đến ngày chúng thua nhục nhã, rút quân về nước. Nếu ai hỏi, lực lượng du kích Củ Chi ra đời từ lúc nào, khó có thể xác định được rõ ràng. Bởi lẽ, ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đặt chân lên đất thành Gia Ðịnh, người Hóc Môn - Củ Chi đã đứng lên phản kháng, sử dụng vũ khí thô sơ bằng gậy tầm vông, giáo mác. Nghĩa binh chống thực dân Pháp đa phần xuất thân từ nông dân, thường ngày là người nông dân lam lũ với ruộng nương, lúc đối mặt với quân thù trở thành nghĩa binh dũng mãnh, gan góc. Các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Ánh Thủ, Phan Công Hớn đều có nghĩa sĩ Củ Chi - Hóc Môn. Chính họ là tiền thân của lực lượng du kích Củ Chi. Lòng yêu nước của người dân Củ Chi chính là mảnh đất màu mỡ để những hạt giống đỏ đầu tiên của Ðảng nảy mầm, phát triển. Ngay sau khi Ðảng Cộng sản Ðông Dương ra đời, ngày 4-2- 1930, Chi bộ Ðảng đầu tiên ở Củ Chi được thành lập tại xã Tân Phú Trung, đã lãnh đạo các hoạt động cách mạng ở địa phương, tổ chức ra các hiệp hội đoàn thể, hình thành lực lượng đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang, cùng nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công chưa được bao lâu, quân Pháp quay lại đánh chiếm Nam Bộ. Quân, dân Củ Chi bước vào cuộc chiến đấu mới. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, người dân Củ Chi khẩn trương chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Thanh niên các xã tình nguyện xung phong vào du kích. Vùng Tân Mỹ - Bình Lý (nay là xã Bình Mỹ), xã An Phú (nay là xã Trung An) trở thành căn cứ của Tỉnh ủy Gia Ðịnh và căn cứ địa của lực lượng giải phóng Nam Bộ. Tại đây hình thành công binh xưởng sản xuất vũ khí tự tạo trang bị cho du kích địa phương đánh giặc. Thực dân Pháp bắt đầu lấn chiếm vùng ngoại ô Sài Gòn, lực lượng du kích Củ Chi (còn gọi là dân quân tự vệ, tự vệ đỏ, thanh niên xung kích) chiến đấu, chặn đứng các cuộc càn quét của giặc, cùng nhân dân địa phương đào đường, đắp ụ, cản trở các cuộc hành quân của địch; đồng thời xây dựng ấp, xã chiến đấu kết hợp làm giao thông hào làm ổ chiến đấu. Lúc đầu, người dân đào hầm bí mật, bố trí, ngụy trang để ẩn tránh, sau dân quân du kích quyết tâm bám trụ đánh giặc, cho nên sáng tạo ra các hầm bí mật liên hoàn trong lòng đất, nối một số gia đình với nhau, dần dần các nhánh địa đạo nối dài ra, cả những hướng bố trí trận đánh, tự tạo ra các kiểu hầm tránh đạn giặc mà lực lượng du kích có thể trú ẩn an toàn, đánh giặc trong nhiều ngày, làm kẻ thù không thể đoán biết thế trận của dân quân du kích... Sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, đế quốc Mỹ nhảy vào miền nam, hất cẳng Pháp, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm. Củ Chi trở thành cái "gai" trong mắt chúng, bởi chúng coi đây là "vùng đất thánh" của cộng sản. Chúng dồn dân, lập ấp chiến lược, gài do thám, gián điệp, bọn chỉ điểm trong các thôn, ấp, xây dựng đồn bốt, đàn áp, khủng bố nhân dân, thi hành khắc nghiệt luật 10/59, giết hại cán bộ của Ðảng và người dân vô tội. Ðảng bộ và nhân dân Củ Chi, một mặt tổ chức liên tiếp các cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh trực diện với Mỹ - ngụy, chống khủng bố, chống bắt lính, chống đuổi dân ra khỏi nhà, đòi được tự do đi lại, tự do buôn bán, tự do ra đồng sản xuất; mặt khác, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng du kích, đội thanh niên tự vệ. Ða số thanh niên Củ Chi, cả trai lẫn gái, đều tham gia lực lượng vũ trang. Tòng quân giết giặc trở thành phong trào rộng khắp, là lý tưởng, là phương châm hành động của thanh niên địa phương. Nhiều xã có 100% số thanh niên nam, nữ đăng ký gia nhập lực lượng cứu nước. Phong trào xây dựng xã, ấp chiến đấu diễn ra rầm rộ. Tất cả mọi người, trẻ già, trai gái đều nô nức tham gia. Lực lượng du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ có thanh niên trai tráng, mà còn có lực lượng nữ du kích, có cả những người trung niên tham gia. Họ vốn là những nông dân chân chất hiền lành, nhưng đứng trước cảnh nước mất, nhà tan, nhìn đồng bào vô tội bị kẻ thù giết hại dã man, khiến lòng căm thù, uất hận trào dâng, biến họ thành những dũng sĩ diệt Mỹ - ngụy. Tay cày, tay súng, vừa sản xuất tự cấp tự túc, vừa bám vườn, bám đất chiến đấu. Du kích Củ Chi chính là nhân dân, nhân dân chính là du kích. Ngày cày cấy, đêm vót chông, đào địa đạo, giặc càn quét thì cầm súng, ôm mìn chiến đấu, phục kích tiêu diệt bọn cường hào gian ác. Cuộc chiến đấu với đế quốc Mỹ xâm lược trên đất này là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện... Củ Chi trở thành nơi giằng co quyết liệt giữa ta và địch ở cửa ngõ phía tây bắc Sài Gòn. Bọn Mỹ - ngụy muốn hủy diệt mầm sống trên đất, hủy diệt con người và ý chí chiến đấu của người dân Củ Chi. Chúng đưa đến chiến trường Củ Chi đội quân tinh nhuệ, thiện chiến nhất, sử dụng các loại thiết bị chiến tranh, vũ khí hiện đại, có sức công phá lớn để đối phó với du kích Củ Chi, những người chỉ có vũ khí thô sơ tự tạo. Ý chí đối đầu với bom đạn, lòng dân, lòng đất đối chọi với xe tăng, máy bay, thiết giáp và cuối cùng quân dân Củ Chi đã thắng... 30 năm chiến đấu, biết bao người con kiên trung của Củ Chi đất thép anh hùng đã ngã xuống. Toàn thắng thuộc về dân tộc ta, tự do thuộc về nhân dân ta. 30 năm sau, Củ Chi đã thay mầu áo mới. Mặt đất lành lặn, vết tích chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ. Song ở thời bình, du kích Củ Chi vẫn phát huy truyền thống kiên cường bám đất, bám dân, luôn keo sơn gắn bó với dân, cùng nhân dân xây dựng quê hương, xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. IV Các địa chỉ liên hệ:  Địa đạo Củ Chi Địa chỉ: Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi,TP.HCM ĐT: 7948758 Fax: 7948764  Đền Tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi Địa chỉ: Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi,TP.HCM ĐT: 7948823  Trung tâm văn hóa Huyện Củ Chi Địa chỉ :Khu phố 1 Thị trấn Củ Chi - Huyện Củ Chi Điện thoại :8920453 V Địa Đạo Củ Chi: Nằm cách trung tâm TP.HCM 70 km về phía tây bắc, địa đạo Củ Chi sẽ đưa du khách trở về với những tháng năm gian khổ nhưng cũng lắm hào hùng của dân tộc. Dù du khách đã nghe nhiều về địa đạo nhưng phải đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe mới thấy hết sự thú vị, độc đáo của vùng đất thép thần đồng này. Trong trang phục quân đội, các hướng dẫn viên sẽ giúp bạn nhớ lại những tháng năm chiến đấu hào hùng của quân và dân Củ Chi. Đầu tiên, bạn được xem băng video giới thiệu toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Củ Chi, rồi được giới thiệu về mô hình của địa đạo. Sau khi hình dung sơ lược về hệ thống địa đạo, bạn sẽ được sờ tận tay, thấy tận mắt và chui vào địa đạo. Thật thú vị khi nhìn thấy những hầm tư lệnh, trạm xá, phòng nghỉ, giếng nước... nằm sâu trong lòng đất. Ngạc nhiên hơn cả khi bạn nhìn thấy bếp ăn Hoàng Cầm trong lòng đất. Bếp được "thiết kế" hết sức khoa học để khói bếp được "lọc" qua rất nhiều lớp, cuối cùng khi thoát ra ngoài khói chỉ còn là một làn sương mờ ảo, máy bay địch từ trên cao không thể phát hiện được. Cũng tại nhà ăn trong lòng đất, bạn sẽ được thưởng thức món cơm nắm và khoai mì, hai món ăn chính mà bộ đội ta dùng lót dạ để có sức đánh giặc... Rời địa đạo, bạn sẽ đến đền Bến Dược. Ngắm cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng và ngôi điện chính với kiến trúc truyền thống rất đẹp, hài hòa cùng thiên nhiên. Tại đây, bạn sẽ tự tay thắp lên những nén hương tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng. Không chỉ tham quan khu di tích, bạn có thể tham gia tiêu khiển bắn súng, thưởng thức những món ăn đặc sản của Củ Chi tại nhà hàng Địa đạo Củ Chi với khung cảnh thoáng mát, bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng. Rời địa đạo Củ Chi, chắc chắn trong lòng bạn sẽ đọng lại rất nhiều cảm xúc. Đó chính là lòng cảm phục sự thông minh, linh hoạt và sáng tạo của người dân Củ Chi khi thiết kế ra hệ thống địa đạo, là cảm giác thích thú khi được làm một chú bộ đội, được bắn súng thật và hơn thế là niềm xúc động khi nghiêng mình tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống cho độc lập, tự do hôm nay... Đó là những giá trị lịch sử sẽ in đậm trong lòng những ai đã từng một lần đến với địa đạo Củ Chi
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net