logo

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ GARMIN GPS V

Việc sử dụng GPS trong công tác đo đạc đã trở nên rất phổ biến trong các ngành nông lâm nghiệp. Hầu hết các máy GPS cầm tay trên thị trường đang sử dụng là máy thu một tần số, và tất cả máy thu một tần số hiện nay đều có sai số hàng mét, hàng chục mét và đội khi đến hàng trăm mét, vì vậy khi sử dụng GPS kết quả thu được không bao giờ chính xác một cách tuyệt đối. Nói chung tất cả các GPS đều có sai số. Máy càng tốt thì sai...
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ GARMIN GPS V 1 LỜI GIỚI THIỆU Việc sử dụng GPS trong công tác đo đạc đã trở nên rất phổ biến trong các ngành nông lâm nghiệp. Hầu hết các máy GPS cầm tay trên thị trường đang sử dụng là máy thu một tần số, và tất cả máy thu một tần số hiện nay đều có sai số hàng mét, hàng chục mét và đội khi đến hàng trăm mét, vì vậy khi sử dụng GPS kết quả thu được không bao giờ chính xác một cách tuyệt đối. Nói chung tất cả các GPS đều có sai số. Máy càng tốt thì sai số càng nhỏ nhưng giá thành cao. Trong từng công tác cụ thể, người sử dụng sẽ chọn ra GPS loại nào có sai số phù hợp và đáp ứng yều cầu của mình. Nên phân biệt rõ máy GPS dùng cho hàng hải và GPS dùng cho trên bờ. Đối với hàng hải, sai số trên biển hàng chục mét, thậm chí hàng trăm mét cũng có thể chấp nhận được với người đi biển, nhưng những máy GPS dùng cho trên bờ thì không được. GPS dùng cho hàng hải thường có sai số cao hơn GPS dùng cho trên bờ, GPS có độ chính xác càng cao thì càng đắt. Những máy thu GPS hai tần số có giá trị đôi khi hàng tỉ đồng. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến máy thu một tần số mà kết quả đo của nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các ngành nông lâm nghiệp, địa chất, viễn thông & điện lực Quyển hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt này được biên dịch cho phù hợp với người sử dụng ở Việt Nam. Việc sử dụng máy tương đối đơn giản và không đòi hỏi trình độ nơi người sử dụng. Trong máy GPS có những tính năng không sử dụng được ở Việt Nam nên sẽ không được dịch vào quyển sách này. Nói dễ hiểu, máy GPS có cách sử dụng cũng như máy điện thoại di động, người sử dụng cài đặt vào máy các thông số hoạt động phù hợp với nhu cầu trước khi sử dụng, các thông số này chỉ cần cài đặt một lần khi mới mua máy về. Tuy nhiên trước khi xuất cho khách hàng , máy đã được nhà cung cấp cài đặt sẵn, người sử dụng không cần hiệu chỉnh thêm mà chỉnh cần đem về khai thác mà thôi. Trước khi học thao tác sử dụng máy, nên đọc kỹ phần giới thiệu về máy, làm quen trước với các phím, tìm hiểu vị trí và tác dụng của từng phím . Phải hiểu rõ ý nghĩa của các thông số trong từng màn hình trước khi vận hành máy, cách cài đặt máy, hiệu chỉnh máy. Tất cả được giới thiệu và hướng dẫn trong phần sau. 2 CHỨC NĂNG CỦA CÁC BÀN PHÍM GPS V IN OUT : Hai phím này được sử dụng để phóng to hay thu nhỏ tỉ lệ bản đồ. Khi nhấn phím IN sẽ giảm tỉ lệ bản đồ trong máy xuống, cho phép thấy được vùng bản đồ nhỏ nhưng chi tiết. Ngược lại khi nhấn phím OUT thì tăng tỉ lệ bản đồ, cho phép xem khu vực bản đồ rộng hơn nhưng lại ít chi tiết hơn FIND : Dùng để truy tìm nhanh những thông số, dữ liệu máy đã thu PAGE : Dùng để chọn các màn hình chính trong máy. Nhấn và giữ khoảng 3 giây thì phím này dùng để xoay màn hình nằm ngang hay đứng POWER (hình bóng đèn màu đỏ): Dùng để tắt hay mở máy. Để tắt máy, nhấn và giữ phím này khoảng 3 giây. Khi sử dụng ban đêm ta có thể nhấn phím này để tắt mở đèn màn hình trong máy. Ngoài ra phím này còn để chỉnh độ sáng tối ( contrast ) của màn hình. MENU : Khi nhấn phím này hai lần, máy sẽ cho ra một bảng danh sách các chức năng của máy, các chỉnh sửa trong máy cũng được thực hiện trên 3 bảng MENU chính này. Ngoài ra tương ứng với bất cứ màn hình chủ nào đang sử dụng, nhấn MENU sẽ cho ra màn hình hình phụ , các chỉnh sửa chỉ có tác dụng trên màn hình chủ của nó mà thôi QUIT : Cũng tương tự như phím PAGE dùng để lật trang màn hình chủ trong máy nhưng ngược chiều với phím PAGE. Ngoài ra phím QUIT còn dùng đề thoát một chức năng đang sử dụng nào đó hay ngưng thao tác một lệnh nào đó ENTER : Chấp nhận một lệnh nào đó. Nếu nhấn và giữ ENTER trong khoảng 3 giây thì máy sẽ lưu nhớ vị trí đang đo ROCKER ( phím mang chữ GPS V ): Đây là phím to nhất trong máy, tương đương với 4 phím lên xuống trái phải, được dùng để lựa chọn các thông số, lựa chọn lệnh trên màn hình. Chức năng của nó gần giống như con chuột trong máy vi tính LẮP PIN VÀO MÁY Máy sử dụng 4 pin tiểu AA thường có bán khắp nơi trên thị trường hoặc có thể sử dụng pin sạc. Lắp pin ở phía dưới thân máy, bật khoen sắt lên và quay 4 ngược chiều kim đồng hồ ¼ vòng, khi lắp pin vào, chú ý vị trí cộng trừ được làm dấu trong máy. Sau khi lắp pin xong thì đậy nắp lại và vặn khoen sắt theo chiều kim đồng hồ ¼ vòng để khóa nắp. Muốn biết pin mạnh hay yếu nhấn phím ENTER 2 lần • Chú ý: Tháo rời pin ra khỏi máy sau khi không sử dụng trong thời gian dài. Không lắp pin củ và mới lẫn nhau. Sau khi lắp pin ta có thể mở máy để thử bằng cách nhấn phím màu đỏ cho đến khi màn hình hiện ra. Đợi vài giây máy sẽ hiện ra màn hình cảnh báo Nhấn ENTER máy sẽ bắt đầu ở màn hình vệ tinh ( Trong trường hợp nếu người sử dụng không nhấn ENTER khi máy yêu cầu thì sau 10 giây máy sẽ tự động chuyển sang màn hình vệ tinh ) - Muốn tắt máy thì cũng nhấn phím màu đỏ khoảng 3 giây, cho đến khi máy tắt hẳn thì thôi VỊ TRÍ ANTEN KHI SỬ DỤNG 5 Trong quá trình sử dụng, để thu tín hiệu từ vệ tinh được tốt, ngưới sử dụng phải luôn hướng anten lên trên như tư thế trong hình trên. Trong điều kiện làm việc địa hình không tốt, nếu máy thu yếu ta có thể mua thêm anten khuếch đại cho tín hiệu thu được mạnh hơn CÁC MÀN HÌNH CHÍNH TRONG MÁY Để tiện trong việc sử dụng, chúng tôi xin giới thiệu về các ý nghĩa các thông số trong các màn hình thường dùng cho người sử dụng tham khảo. Xin vui lòng đọc kỹ phần giới thiệu về các màn hình này trước khi thực hành sử dụng. Máy có bốn màn hình được gọi là màn hình chính ( Main Page ), thứ tự màn hình như sau: 6 Muốn chuyển đổi vị trí các màn hình ta nhấn phím PAGE hay QUIT MÀN HÌNH VỆ TINH Đây là màn hình chính đầu tiên xuất hiện khi chúng ta mở máy. Những vòng tròn nhỏ kèm theo số chính là vệ tinh đang xuất hiện trên bầu trời ( số trong vòng tròn là số thật của vệ tinh, do vệ tinh luôn di chuyển nên số này luôn thay đổi ). Quan sát hai vòng tròn chứa vệ tinh, những vệ tinh trên đỉnh đầu là những vệ tinh nằm trong hay nằm trên đường tròn nhỏ. Những vệ tinh nằm trên vòng tròn lớn là những vệ tinh có vị trí nằm nghiêng một góc 45 ° về phía chân trời, những vệ tinh này thường dễ bị che khuất bởi địa hình nên tín hiệu thu được sẽ yếu hơn vệ tinh ngay trên đỉnh đầu. Xem hình minh họa dưới nay 7 Muốn có được tọa độ thì máy thu được ít nhất ba vệ tinh, khi đó máy chỉ cung cấp thông số X ( hoành độ ) và Y ( tung độ ), máy chưa cung cấp độ cao và sai số còn lớn. Khi máy đang thu người sử dụng có thể tham khảo sai số ở dòng Accuracy, máy càng thu nhiều vệ tinh thì tọa độ càng chính xác. - Khi máy thu được ở chế độ 3D, độ chính xác sẽ được cải thiện rất nhiều. Lúc này là bạn có thể sử dụng máy tốt nhất. Dĩ nhiên ở chế độ 2D bạn cũng có thể sử dụng máy bình thường nhưng máy chưa cung cấp cao độ Trong bất cứ màn hình chính nào, khi nhấn phím MENU thì máy sẽ hiện ra một MENU phụ, MENU phụ này chứa cách chức năng chỉ tác dụng chỉnh sửa, thay đổi đối với màn hình đó. Như vậy, nếu trong màn hình này khi nhấn MENU bạn cũng sẽ có một bản MENU phụ. Các chức năng trong MENU phụ này như sau: - Use Outdoors/indoors: Khi chọn indoors, máy thu GPS sẽ tự động ngưng thu tín hiệu từ vệ tinh, chọn chức năng này khi người sử dụng muốn học sử dụng máy theo chương trình DEMO sẵn. Chương trình DEMO là chương trình mô phỏng máy đang thu tín hiệu ngoài trời, giúp người sử dụng tuy ở trong nhà nhưng có thể thao tác trên máy trong tình trạng thu như ngoài trời - Track Up/North Up: Chọn cách thể hiện hướng la bàn trong máy. Khi chọn Track Up thì hướng di chuyển của người sử dụng luôn luôn hướng về phí trước. Khi chọn North Up thì hướng Bắc chuẩn luôn luôn hướng về phía trước - New Elevation: Nhập hiệu chỉnh cao độ ( khi máy đã 3D thì không hiệu chỉnh nữa ). - New Location: Khi không sử dụng máy một thời gian dài, hoặc khi di chuyển một khoảng đường khá xa so với lần cuối cùng sử dụng ( khoảng 500km) thì 8 máy sẽ quét vệ tinh lại và mất một khoảng thời gian để định vị. Trong trường hợp này, máy cần chỉnh máy lại cho phù hợp với vị trí mới, thao tác chỉnh này được hướng dẫn trong phần sau MÀN HÌNH BẢN ĐỒ: Từ màn hình vệ tinh nhấn phím PAGE một lần để chuyển sang màn hình bản đồ. Gọi là màn hình bản đồ vì màn hình này dùng để xem bản đồ được thiết kế trong máy. Để thay đổi tỉ lệ bản đồ thì nhấn hai phím IN hoặc OUT. Tỉ lệ được chọn càng lớn thì mảnh bản đồ thể hiện vùng càng lớn nhưng ít chi tiết. Tỉ lệ càng nhỏ thì càng chi tiết. Tỉ lệ bản đồ thể hiện ở góc trái bên dưới màn hình. - Khi xuất hiện chữ “Overzoom” trên cột tỉ lệ thì không thể xem chi tiết bản đồ hơn được nữa - Nhấn phím IN để giảm tỉ lệ và nhấn phím OUT để tăng Trong màn hình này khi nhấn phím MENU một lần cũng cho ra một bản MENU phụ như sau: - Stop Navigation: Khi chọn chức năng này thì máy sẽ ngưng cung cấp thông số dẫn đường. Thông số dẫn đường này máy cung cấp do người sử dụng khi đã lệnh cho máy dẫn đường đến một vị trí nào đó. Phần hướng dẫn chức năng này sẽ được chỉ dẫn kỹ trong phần sau - Hide Guidance Text: Xóa các thông tin hướng dẫn thể hiện trên chóp của màn hình. Khi chọn Hide Guidance Text, sẽ giúp nhìn rõ phần phía trên của bản đồ hơn. Khi muốn khôi phục lại thông tin này thi chọn Show Guidance Text. - Setup Map: Cài đặt cho bản đồ, chức năng cho phép người sử dụng cách thể hiện bản đồ theo ý muốn. Tuy nhiên việc cài đặt chỉ trong phạm vi thông tin bản 9 dồ của nhà sản xuất chớ không phải theo bản đồ của địa phương người sử dụng - Change Fields: Dùng để thay đổi cách thể hiện thông số, thay đổi ý nghĩa của thông số trên màn hình - MapSources: Thông tin về phần mềm bản đồ mà máy đã truy cập - Measure Distance: Dùng để đo khoảng cách hai điểm theo đường chim bay. MÀN HÌNH TỌA ĐỘ: Khi máy thu được tín hiệu 2D hoặc 3D thì máy sẽ cung cấp cho người sử dụng tọa độ vị trí mà họ cần đo . Tọa độ đó được thể hiện ở màn hình này. Trong màn hình này còn cung cấp thêm giờ, ngày tháng năm. Hướng la bàn di chuyển của người sử dụng thể hiện trên thước la bàn nằm trên đỉnh màn hình. Các thông số khác như tốc độ (speed), Trip Odom ( cự ly di chuyển ), Moving time ( thời gian di chuyển ), Stopped Time ( thời gian dừng )... MÀN HÌNH DẪN ĐƯỜNG Màn hình này chỉ có khi máy đang ở chức năng dẫn đường. Chức năng dẫn đường do người sử dụng yêu cầu máy cung cấp các thông số như: Hướng la bàn , khoảng cách đến điểm đích để người sử dụng đi đến. Khi thôi chức năng dẫn đường thì màn hình này sẽ tạm mất HIỆU CHỈNH MÁY 10 Việc sử dụng máy không khó, bạn phải thực hiện từng bước theo chỉ dẫn. Trong quá trình thao tác nếu không được thì nhấn phím QUIT để thoát và làm lại từ đầu. Bắt đầu bằng các thao tác căn bản 1.   TẮT MỞ MÁY: Nhấn phím màu đỏ cho đến khi màn hình hiện ra. Đợi vài giây máy sẽ hiện ra màn hình cảnh báo Nhấn ENTER máy sẽ bắt đầu ở màn hình vệ tinh ( Trong trường hợp nếu người sử dụng không nhấn ENTER khi máy yêu cầu thì sau 10 giây máy sẽ tự động chuyển sang màn hình vệ tinh ) - Muốn tắt máy thì cũng nhấn phím màu đỏ khoảng 3 giây, cho đến khi máy tắt hẳn thì thôi 2. CHỈNH ĐỘ TƯƠNG PHẢN CỦA MÀN HÌNH ( CONTRAST ) 11 Độ tương phản của màn hình chỉ cần chỉnh một lần. Để chỉnh, nhấn phím màu đỏ một lần, nhấn phím ROCKER sang trái hay phải để tăng giảm độ sáng. Sau khi chọn xong nhấn ENTER Trong điều kiện làm việc ban đêm, ta có thể mở đèn để tiện cho việc quan sát. Nhấn phím màu đỏ một lần để mở, sau đó nhấn phím ROCKER lên hay xuống để chỉnh độ sáng của đèn 3.   CÀI ĐẶT CHO VỊ TRÍ MỚI: Khi không sử dụng máy một thời gian dài trong nhiều tháng hoặc khi di chuyển một khoảng đường khá xa so với lần cuối cùng sử dụng ( khoảng 500km) thì máy sẽ quét vệ tinh lại và mất một khoảng thời gian để định vị. Trong trường hợp này, máy cần chỉnh máy lại cho phù hợp với vị trí mới, thao tác chỉnh này như sau: - Nhấn phím PAGE chọn màn hình vệ tinh - Nhấn phím MENU một lần, máy cho ra bản MENU phụ - Vào New Location \ ENTER - Máy sẽ hiện ra hai dòng chữ: Automatic và Use Map - Nếu bạn chọn Automatic rồi nhấn ENTER thì máy sẽ tự động quét vệ tinh 12 - Nếu bạn chọn Use Map rồi nhấn ENTER thì máy sẽ tự động chuyển sang màn hình bản đồ. - Sử dụng phím ROCKER để chọn vị trí mình đang đứng trên bản đồ trong máy ( chỉ ước lượng không cần chính xác ), sau khi chọn xong nhấn ENTER Trong hai cách thì cách chọn Automatic sẽ quét vệ tinh lâu hơn. Với cả hai cách máy mất từ 5 đến 10 phút để định vị. Nên nhớ, thao tác này chỉ thực hiện một lần khi mới mua về sử dụng 4. CHỌN ĐƠN VỊ ĐO: - Nhấn phím MENU hai lần để chọn màn hình MENU chính - Chọn Setup ( hình cái búa )\ ENTER - Dùng phím ROCKER phải dời ô đen đến hàng chữ Units. Ta có màn hình chỉnh Units - Các chỉnh sửa như sau: • Distance & Speed: Đơn vị đo khoảng cách và tốc độ, chọn Metric 13 • Vertical Speed: Đơn vị đo tốc độ di chuyển, chọn Meters/ Second ( mét / giây ) • Heading Display: Chọn Degree • Elevation: Đơn vị đo cao độ, chọn Meters Sau khi chỉnh xong nhấn phím QUIT thoát ra màn hình này 5.   CHỌN DỮ LIỆU BẢN ĐỒ: Một số người sử dụng sẽ cảm thấy lo lắng khi tọa độ máy cung cấp sai hàng vài trăm mét so với bản đồ họ đang sử dụng. Việc này hoàn toàn do người sử dụng chưa chọn đúng hệ dữ liệu bản đồ cho phù hợp với bản đồ bạn đang sử dụng. Thường ở Việt nam chúng ta hiện nay, việc sử dụng hệ thống bản đồ chưa thống nhất, căn cứ trên mức độ phổ biến của bản đồ, người sử dụng chỉ cần chỉnh GPS một trong hai hệ sau là có thể có tọa độ chính xác: Idian-Thailand hoặc WGS 84, thao tác thay đổi dữ liệu bản đồ như sau: - Nhấn phím MENU hai lần để chọn màn hình MENU chính - Chọn Setup \ nhấn ENTER \ vào Location. Ta có màn hình Location - Nhấn phím ROCKER xuống Map Datum rồi nhấn ENTER - Chọn Indian – Thailand ( hoặc WGS 84 ) - Nhấn ENTER - Nhấn phím QUIT thoát ra màn hình này 6. CHỌN HỆ UTM: - Nhấn phím MENU hai lần để chọn màn hình MENU chính 14 - Chọn Setup \ nhấn ENTER \ vào Location. Ta có màn hình Location - Vào Location Format \ ENTER \ chọn UTM /UPS \ ENTER Chọn xong nhấn phím QUIT để thoát 7.   CHỈNH GIỜ: Giờ thu được từ vệ tinh là giờ quốc tế UTC, bạn phải chỉnh sang giờ Việt Nam, thao tác như sau: - Nhấn phím MENU hai lần \ vào Setup \ ENTER \ Chọn Time ( đừng nhầm với chữ Timer cũng trong hàng này ). Ta có màn hình Time - Vào Time Zone \ nhấn ENTER \ chọn Other ( ở cuối khung ) \ ENTER - Chuyển sang UTC offset \ nhấn ENTER, lần lượt chọn +07:00 ( dùng ROCKER lên xuống để chọn số và dấu, ROCKER phải và trái để dời vị trí ô đen, nhớ phải chọn luôn cả dấu +) - Sau khi chọn xong, chọn chữ OK trong bản số nhấn ENTER - Nhấn phím QUIT để thoát màn hình này 15 Đối với những thao tác trên đây chỉ cần thao tác một lần khi lần đầu tiên sử dụng máy. Những giá trị này đã được nhà cung cấp cài đặt sẵn trước khi xuất hàng. Tuy nhiên người sử dụng cũng cần phải biết thao tác này để hiệu chỉnh lại do bị chỉnh nhầm khi học thao tác hay do ai đó vô tình chỉnh lệch đi. Phần dưới đây hướng dẫn những thao tác chính thường sử dụng THAO TÁC CĂN BẢN THƯỜNG SỬ DỤNG 8. TÌM THỜI GIAN ĐO TỐT NHẤT: Máy sẽ cung cấp cho người sử dụng thời gian nào trong ngày, máy thu sẽ nhận tín hiệu tốt nhất ( căn cứ vào lịch vệ tinh đã được lập trình và tọa độ người đang sử dụng ). Vì vậy nay là công việc đầu tiên và quan trọng người sử dụng nên làm trước để sắp xếp lịch đo sao cho công tác đo đạc hiệu quả cao. Thao tác như sau: - Nhấn phím MENU 2 lần chọn bảng MENU chính - Chọn Accessories \ nhấn ENTER \ vào Hunt & Fish \ nhấn ENTER. Ta có màn hình - Cột Best Time ( góc trái ) là thời gian tốt nhất - Cột Good Time ( góc phải ) là thời gian tương đối tốt, cũng có thể để đo được • Chú ý: Thời gian đo tốt nhất ở đây nên hiểu là thời gian vệ tinh hội tụ trên đỉnh nhiều nhất nên khả năng máy nhận được tín hiệu cao nhất. Chúng ta không đề cập đến các yếu tố khách quan như thời tiết và địa hình làm ảnh hưởng đến độ chính xác 16 Thời gian trên là thời gian máy GPS tính tại vị trí người đang đo ( nghĩa là cột Location phải để ở chữ Curent Location ). Nếu tại vị trí đang đứng, muốn biết thời gian đo ở vị trí khác, ta sẽ thao tác như sau: - Đầu tiên là vào Date để chọn ngày tháng sẽ đo - Sau đó vào Location \ ENTER , ta sẽ có màn hình - Vao Use Map \ ENTER, lúc này máy trở về màn hình bản đồ, dời con trỏ đến vị trí nào đó trên bản đồ mà ta cần đo, sau khi chọn xong thì ENTER để xem. 9.   ĐO TỌA ĐỘ MỘT ĐIỂM: Đây là thao tác quan trọng, thường sử dụng trong công tác đo đạc bằng GPS. Cách đo này thường được dùng đề lưu nhớ vị trí các điểm cố định, điểm mốc, khúc cua ( gấp khúc ) trên đường đo. Lưu ý là một file lưu trữ bao giờ cũng phải thỏa mãn hai điều kiện: Tên của tập tin và dữ liệu ( dữ liệu ở đây chính là tọa độ của tên điểm ) Đặt GPS tại điểm đo, mở máy và chờ máy định vị. Khi máy định vị máy sẽ cung cấp tọa độ điểm đứng. Để lưu tọa độ này vào máy, thao tác như sau: - Nhấn phím PAGE ( hoặc QUIT ) chọn màn hình tọa độ - Nhấn phím MENU một lần ta có bản MENU phụ - Vào Average Location \ ENTER, ta có màn hình 17 - Để cho máy tự động đo. Chú ý ở cột Accuracy, đây chính là sai số, khi sai số đạt trị nhỏ nhất và ổn định thì chọn SAVE rồi nhấn phím ENTER - Tên của điểm thường mặc định bằng số thứ tự của điểm đó trong bộ nhớ máy, máy tự động đánh số tự điểm sau mỗi lần ghi từ 001 đến 500 thì thôi. Nếu người sử dụng chấp nhận theo cách đặt tên của máy thì không can thực hiện bước đặt tên dưới dây - Đặt tên cho điểm bằng cách vào khung đặt tên ngay dưới chữ New Waypoint, nhấn ENTER ta sẽ có màn hình bộ chữ và số - Lần lượt chọn các chữ và số theo tên điểm mà ta muốn đặt. Chú ý sau lần chọn một chữ cái hay số, nhấn ENTER để có thể chon chữ tiếp theo. Sau khi đặt tên xong thì chọn OK rối nhấn ENTER - Tiếp tục chọn phím OK và nhấn ENTER. Máy đã lưu vị trí này vào bộ nhớ của mình 18 10. NHẬP DỮ LIỆU TỌA ĐỘ VÀO MÁY: Cách thức phía trên hướng dẫn cách nhập dữ liệu tọa độ do máy đo được. Cách nhập này hướng dẫn cách nhập dữ liệu tọa độ từ bản đồ giấy vào. Thao tác như sau: - Điều trước tiên là phải ghi tọa độ trên bản đồ cần ghi ra giấy - Nhấn ENTER trong GPS khoảng 3 giây. Ta có màn hình - Vào Location \ ENTER máy sẽ hiện ra bảng số, bảng số này giúp chúng ta thực hiện việc nhập các dữ liệu vào. - Đối chiếu với tọa độ ghi trên giấy với bảng số để chọn đúng số cần nhập vào. Sử dụng phím ROCKER ( lên xuống, phải trái ) để chọn số đúng, cứ sau mỗi số được chọn thì nhấn ENTER một lần Người sử dụng cứ thế chọn đúng số rồi nhấn ENTER cho đến khi nhập hết các con số của tọa độ trên giấy thì thôi - Chú ý: Trong quá trình nhập, nếu gặp vị trí cần chỉnh chữ thì ta chọn hai phím ph trong bản số để thay đổi chữ - Khi nhập xong, kiểm tra lại lần nữa trước khi kết thúc, điều này rất quan trọng vì khi nhập sai máy sẽ tính toán sai. Nếu thấy số nhập vào không đúng thì nhấn phím QUIT và nhập lại từ đầu. Nếu thấy đúng, chọn chữ OK trong bảng số rồi nhấn ENTER - Tiếp tục dời ô đen hiệu chỉnh xuống chữ OK. Rồi nhấn ENTER. Thao tác nhập tọa độ đã thực hiện xong 11. CÁCH LẬP TỌA ĐỘ GIẢ ĐỊNH: Ngoài thực tế, không phải lúc nào địa hình cũng cho phép người sử dụng đặt máy tại vị trí điểm đo để ghi tọa độ. Cho nên trong những trường hợp này, chúng ta cần phải có cách đo riêng. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ cần tìm nơi gần nhất có thể đặt máy và thu tín hiệu tốt, sau đó ước lượng cự ly và hướng đối kháng từ vị trí đặt máy đến vị trí cần đo. Sau khi có được các giá trị ước lượng, ta bắt đầu tiến hành đo. - Đặt máy tại vị trí chọn trước, tiến hành cho thu tọa độ - Sau khi có được tọa độ, nhấn phím PAGE hay QUIT chọn màn hình bản đồ 19 - Sau khi có màn hình bản đồ, nhấn phím IN để phóng to bản đồ, đưa tỉ lệ bản đồ về đơn vị mét, tỉ lệ bản đồ nằm ở góc dưới bên trái màn hình - Sử dụng phím ROCKER để dời con trỏ, trong lúc di chuyển con trỏ, chú ý cự ly và hướng của con trỏ thể hiện ở góc trên bên trái của màn hình. Khi thấy cự ly và hướng đối kháng trùng với giá trị ước lượng thì ngưng di chuyển. Lúc này tọa độ tìm được nằmở góc trên bên phải màn hình - Đến nay coi như ta đã tìm ra điểm, tiến hành lưu tọa độ điểm này vào bộ nhớ bằng cách nhấn ENTER - Tiến hành đặt tên cho điểm - Đặt tên xong, chọn OK, rồi nhấn ENTER để kết thúc Thực chất đây chính là bài toán ngược. Trong các cách đo trên, khi có được dữ liệu hai tọa độ, chúng ta có thể tính ra được cự ly và hướng đối kháng của hai điểm đó, trong cách đo này chỉ cho phép chúng ta đo được tọa độ của một điểm, điểm còn lại chính là tọa độ của vị trí mà chúng ta không thể đặt máy. 12. XEM LẠI CÁC DỮ LIỆU TỌA ĐỘ ĐÃ ĐƯỢC GHI NHỚ Muốn tìm các dữ liệu tọa độ đã lưu trong máy, nhấn phím FIND ta có màn hình FIND như sau: 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net