logo

Hướng dẫn giảng dạy Sinh học 10 (Dùng cho sinh viên năm 3- 4. Hệ chính qui và GV các trường phổ thông trung học)

Giáo trình “Hướng dẫn giảng dạy sinh học 10” được dùng cho GV đang giảng dạy môn sinh vật ở các trường PTTH và các giáo sinh năm 3 và năm 4 của khoa sinh học – Trường ĐHSP gồm 3 phần với những gợi ý chung khi giảng dạy từng bài cụ thể. Tập giáo trình này không phải là tập giáo án mẫu và cũng không phải là tập tài liệu bắt buộc giáo viên phải thực hiện mà GV nên sử dụng giáo trình theo 3 hướng cụ thể sau.........
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA SINH (Dùng cho sinh viên năm 3- 4. Hệ chính qui và GV các trường phổ thông trung học) TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2003 MỤC LỤC Lời nói đầu ...................................................................................................................3 Phần I: Nhiệm vụ - Nội dung của chương trình sinh học 10 ....................................5 1. Nhiệm vụ....................................................................................................................5 2. Nội dung.....................................................................................................................5 Phần II: Phương pháp giảng dạy sinh học 10 – CCGD .............................................7 1. Những phương hướng về cải cách khi giảng dạy sinh học 10 ...................................7 2. Những yêu cầu cần đạt được khi giảng dạy sinh học 10 .........................................10 3. Hướng dẫn giảng dạy các loại kiến thức và các loại bài ..........................................11 Phần III: Hướng dẫn giảng dạy chương và bài cụ thể ............................................21 Chương I: Các dạng sống .........................................................................................21 Bài 1: Cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào và cơ thể đơn bào ....................................22 Bài 2: Cơ thể đa bào ....................................................................................................24 Bài 3: Cấu tạo tế bào ở cơ thể đa bào .........................................................................27 Bài 4. Sự phân bào trong cơ thể đa bào ......................................................................29 Bài 5: Thực hành chương I ..........................................................................................32 Chương II: Sự trao đổi chất và năng lượng của cơ thể sống.................................55 Bài 6: Trao đổi chất và năng lượng là điều kiện tồn tại, phát triển ...............................56 Bài 7: Sự trao đổi chất qua màng tế bào......................................................................58 Bài 8: Sự chuyển hoá năng lượng ...............................................................................61 Bài 9: Vai trò của Enzym trong sự trao đổi chất và năng lượng ...................................63 Bài 10: Các phương thức trao đổi chất và năng lượng của sinh vật ............................65 Bài 11: Sự trao đổi chất ở sinh vật tự dưỡng ...............................................................67 Bài 12: Sự trao đổi chất ở sinh vật tự dưỡng (tt)..........................................................67 Bài 13: Sự trao đổi chất ở sinh vật tự dưỡng (tt)..........................................................71 Bài 14: Hô hấp ở cây xanh và lên men ở vi sinh vật yếm khí.......................................73 Bài 15: Sự trao đổi chất ở sinh vật dị dưỡng................................................................76 Bài 16 -17: Thực hành chương II .................................................................................78 Chương III: Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật ...........................................93 Bài 18: Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ............................................................93 Bài 19: Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật ...........................................................95 Bài 20:Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật ...........................................................98 Bài 21: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật .............. 100 Bài 22: Thực hành chương III .................................................................................... 102 Chương IV: Sự sinh sản của sinh vật .................................................................... 109 Bài 23: Sự sinh sản vô tính ........................................................................................ 110 Bài 24: Sự sinh sản hữu tính...................................................................................... 112 Bài 25: Sự sinh sản hữu tính ở thực vật .................................................................... 115 Bài 26: Sự sinh sản hữu tính ở động vật.................................................................... 117 Bài 27: Thực hành chương IV.................................................................................... 119 Chương V: Tính cảm ứng của sinh vật .................................................................. 132 Bài 28: Tính cảm ứng của thực vật và động vật đơn bào........................................... 133 Bài 29: Tính cảm ứng của động vật đa bào ............................................................... 135 Bài 30: Thực hành chương V..................................................................................... 136 Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 143 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Hướng dẫn giảng dạy sinh học 10” được dùng cho GV đang giảng dạy môn sinh vật ở các trường PTTH và các giáo sinh năm 3 và năm 4 của khoa sinh học – Trường ĐHSP gồm 3 phần với những gợi ý chung khi giảng dạy từng bài cụ thể. Tập giáo trình này không phải là tập giáo án mẫu và cũng không phải là tập tài liệu bắt buộc giáo viên phải thực hiện mà GV nên sử dụng giáo trình theo 3 hướng cụ thể sau : 1. Phần hướng dẫn giảng dạy các bài cụ thể, GV chỉ nên coi như là một phương án lên lớp với dàn bài được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định. GV có thể tham khảo mà không nhất định phải rập khuôn sẽ làm mất đi tính sáng tạo của GV. 2. Phần mở rộng (phần tài liệu tham khảo và mở rộng) cho từng chương để giúp GV nắm vững được nội dung bài dạy và làm cho tiết học trở nên phong phú, sinh động, không gò bó. Không nên ôm đồm tất cả vào bài giảng. Mỗi GV có thể khai thác trong tài liệu tham khảo những khía cạnh mà mình quan tâm để làm tiết học không đơn điệu. 3. Cuối mỗi chương có câu hỏi ôn tập giúp GV nắm toàn bộ kiến thức của chương đồng thời có thể quan tâm đến những kiến thức quan trọng và làm nổi bật trong từng tiết học. Mặc dù đã cố gắng biên soạn cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của chương trình, phù hợp với nội dung và sự phát triển nhanh chóng của khoa học sinh học cùng với tình hình thực tiễn giảng dạy và học tập hiện nay ở trường phổ thông, nhưng chắc chắn cuốn giáo trình này không khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đọc và đồng nghiệp. Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về “Khoa sinh – Trường ĐHSP – 280 An Dương Vương, Q. 5, TP.HCM”. Tác giả NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG GIÁO TRÌNH - HS : học sinh - GV : giáo viên - ASMT : ánh sáng mặt trời – NLASMT : năng lượng ánh sáng mặt trời - HCHC : hợp chất hữu cơ - QH : quang hợp - SGK : sách giáo khoa - ntn : như thế nào? - TQ : trực quan - NST : nhiễm sắc thể - VK : vi khuẩn - CN : công nghiệp - TĐC và NL : trao đổi chất và năng lượng - ST và PT : sinh trưởng và phát triển - D : đường kính - VD : ví dụ - AXTT : áp suất thẩm thấu - KKK : khe khí khổng - VSV : vi sinh vật - P-L-P : protid – lipid – protid - Ncao ( Nthấp : Nồng độ cao (Nồng độ thấp - BTT : bào tử thể - GTT : giao tử thể - SSVT : sinh sản vô tính - KQH : khái quát hóa - TĐG : trùng đế giày - CM : chứng minh - CỨ : cảm ứng - TTC : tính tích cực PHẦN I: NHIỆM VỤ - NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 I/- Nhiệm vụ của chương trình sinh học lớp 10: - Có nhiệm vụ tổng kết chiều hướng tiến hóa chung của toàn bộ sinh giới thông qua các hình thức tổ chức cơ thể, các phương thức trao đổi chất, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản cùng các phương thức cảm ứng dựa trên các kiến thức sinh học mà học sinh đã học ở phổ thông cơ sở. - Đồng thời bổ sung, nâng cao hiểu biết của HS về cấu tạo của tổ chức sống, về cơ chế của một số hiện tượng sống, quá trình sống cơ bản mà chương trình sinh học ở lớp dưới chưa đề cập hay mới đề cập tới một cách sơ lược theo tinh thần hiện đại hóa nội dung, kiến thức, phù hợp với yêu cầu của bậc học. - Từ nhiệm vụ trên, trong quá trình giảng dạy sinh học 10, giáo viên cần rèn luyện tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Hướng dẫn học sinh dựa vào vốn kiến thức đã có để tiếp thu kiến thức mới, có tính chất tổng hợp và đại cương của chương trình. Nâng cao tính tích cực của HS bằng các phương pháp dạy học tích cực. - Thực hiện chương trình này, GV còn đóng góp tích cực vào việc bồi dưỡng quan điểm duy vật và phương pháp tư duy biện chứng cho HS trong việc nhìn nhận và giải thích các quá trình phát sinh, phát triển của thế giới hữu cơ từ một nguồn gốc chung. II/- Nội dung của chương trình sinh học 10 : Chương trình sinh học 10 được trình bày gồm 5 chương với 30 tiết. Được dạy 1 tiết/ 1 tuần Chương I : CÁC DẠNG SỐNG Nội dung của chương là trình bày cấu tạo và hoạt động của các dạng sống từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể : Từ dạng chưa có cấu tạo tế bào (Đại diện : Vi rút - thể thực khuẩn) đến dạng có cấu tạo bằng một tế bào nhưng nhân chưa chính thức (Đại diện : Vi khuẩn, vi khuẩn lam) đến cấu tạo bằng một tế bào đã có nhân chính thức (Đại diện : Tảo đơn bào, động vật nguyên sinh) đến dạng tập đoàn đơn bào (Đại diện : Pandôrina - Vôn vốc) và cuối cùng là dạng đa bào bậc cao (Đại diện : Toàn bộ động vật - thực vật). - Các cơ thể sống tuy đa dạng về cấu tạo và phức tạp về mức độ phân hóa song đều được cấu tạo thống nhất bằng tế bào. Chính sự thống nhất về cấu tạo phản ánh sự thống nhất về nguồn gốc. Chương II: SỰ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ THỂ SỐNG Nội dung của chương là trình bày các phương thức trao đổi chất ở sinh vật dựa trên cơ sở chính xác hóa khái niệm trao đổi chất. Đi sâu vào bản chất của quá trình trao đổi chất đó chính là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong phạm vi tế bào. - Ngoài ra ở chương II còn đi sâu vào một số hiện tượng, quá trình trao đổi chất ở cây xanh mà các hiện tượng, quá trình này mới chỉ được giới thiệu một cách sơ lược ở lớp 6 như : Quá trình trao đổi nước, trao đổi muối khoáng, trao đổi nitơ, quá trình quang hợp, hô hấp, lên men ... Chương III : SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT Đây là các quá trình liên quan mật thiết tới trao đổi chất và năng lượng, là kết quả của quá trình trao đổi chất giúp cho cơ thể sinh vật lớn lên, trưởng thành và cuối cùng sinh sản. Nội dung của chương cũng vạch rõ tính qui luật trong sinh trưởng và phát triển cùng các nhân tố ảnh hưởng tới các quá trình này. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn chăn nuôi và trồng trọt. Chương IV : SỰ SINH SẢN CỦA SINH VẬT Nội dung của chương tổng kết các hình thức sinh sản của sinh vật gồm 2 hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Thông qua các hình thức sinh sản, nêu rõ chiều hướng tiến hóa ngày càng hoàn thiện của cơ quan sinh sản và phương thức sinh sản để bảo đảm sự phát triển của quần thể loài. Chương V : TÍNH CẢM ỨNG CỦA SINH VẬT Nội dung chương tổng kết các hình thức cảm ứng của sinh vật, nêu hướng tiến hóa về các cơ quan cảm ứng và cơ chế cảm ứng để đảm bảo sự thích nghi ngày càng hoàn thiện của sinh vật trước môi trường sống luôn thay đổi để tồn tại và phát triển. PHẦN II : PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY SINH HỌC 10 – CCGD I/- Những phương hướng về cải cách khi giảng dạy sinh học 10 : 1. Tăng cường phát huy tính tích cực của HS trong giảng dạy a/- Thế nào là tính tích cực của học sinh : - Tính tích cực của học sinh là yếu tố cần thiết của quá trình học tập. - TTC trong học tập của HS là một phẩm chất của tư duy, nó là trạng thái hoạt động mạnh mẽ của chủ thể trong quá trình nhận thức. Nó được đặc trưng bởi sự khát vọng cao, bởi sự nỗ lực và nghị lực cao trong quá trình nhận thức cái mới của HS. Nhiệm vụ của GV trong giờ giảng là phát động được tính tích cực của HS, sau đó duy trì nó và phát huy mạnh mẽ ở tất cả HS trong suốt quá trình học tập để đạt được mục đích quan trọng bậc nhất của quá trình nhận thức, đồng thời giúp HS đạt kết quả tốt nhất trong giờ học. b/- Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của HS : * Đối với các phương pháp dạy học truyền thống, thì phương pháp hỏi đáp giúp GV nhiều trong việc phát huy tính tích cực của HS. Vì vậy, trong khi dùng phương pháp hỏi đáp nên : + Câu hỏi đặt ra phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS, khó quá hay dễ quá đều không khả năng gây tính tích cực của HS. + Những câu hỏi mà câu trả lời là có hay không thì đây không phải là câu hỏi có tính chất gây TTC cho HS. + Những câu hỏi có giá trị cao trong việc phát huy TTC của HS là những câu hỏi đòi hỏi sự phân tích, sự so sánh, sự tổng hợp, sự khái quát hóa, sự phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng sinh học. Các câu hỏi liên hệ thực tiễn và cao hơn hết là câu hỏi có tính chất hướng dẫn học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết để lập luận, bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết đã nêu. Ví dụ : - Câu hỏi so sánh : (?) Sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật về cấu tạo ? (?) Sự giống nhau và khác nhau về bản chất của quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân ? - Câu hỏi phân tích : (?) Tại sao nói quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa là hai quá trình trái ngược nhau trong sự trao đổi chất ở sinh vật ? (?) Hãy phân tích sự chuyển hóa các chất trong tế bào đi kèm với sự chuyển hóa năng lượng ? - Câu hỏi tổng hợp : (?) Quá trình nguyên phân bao gồm những kỳ nào ? Đặc điểm chính của mỗi kỳ ? (?) Trình bày mối liên hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa trong chuyển hóa nội bào ? - Câu hỏi khái quát hóa : (?) Chiều hướng tiến hóa về cấu tạo cơ thể của sinh vật ? (?) Tính qui luật trong sự tiến hóa về cấu tạo ở cơ thể đa bào? - Câu hỏi liên hệ thực tiễn : (?) Tại sao khi ăn rau sống phải rửa sạch bằng nước muối hay thuốc tím? (?) Tại sao cây mọc tốt trong đất mùn? - Câu hỏi có tính chất đề xuất vấn đề: (?) Tại sao nói hình thức sinh sản tiếp hợp của trùng đế giày là hình thức sinh sản hữu tính? (?) Động vật khi nhận được kích thích của môi trường thì phản ứng lại bằng phản xạ. Vậy thực vật khi nhận được kích thích của môi trường có phản ứng hay không? Phản ứng bằng cơ chế nào? * Ngoài phương pháp hỏi đáp ra thì trong các phương pháp truyền thống còn có phương pháp trực quan và phương pháp thực hành cũng có nhiều khả năng phát huy TTC của HS khi GV sử dụng đúng bản chất của nó. - Khi dùng phương pháp trực quan thì việc hướng dẫn HS quan sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành khái niệm mới ở HS. Yêu cầu hướng dẫn quan sát cần đạt được là : + Trình tự hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. + Nêu bật được sự liên quan, nối tiếp của mạch kiến thức (chứ không phải là sự cộng lại của kiến thức) Sự quan sát trực quan chỉ có tác dụng phát huy TTC khi nó phải kết hợp với việc sử dụng một hệ thống câu hỏi đáp giúp HS suy nghĩ trong quá trình quan sát để đi đến kết luận của bài học. - Một số đồ dùng trực quan dùng để giảng dạy sinh học 10 được thiết kế với mục đích phát huy TTC của HS như : + Tranh liên hoàn được kết bằng len và để rời từng kỳ của 2 quá trình nguyên phân và giảm phân. + Tranh liên hoàn về sinh sản tiếp hợp của trùng đế giày (bằng len và bìa cứng) + Một số sơ đồ tìm tòi của chu trình sinh sản ở rêu, dương xỉ và chu trình phát triển của thực vật. - Khi dùng phương pháp thực hành : GV cần lưu ý đến bản chất của phương pháp thực hành và dùng nó như là một phương pháp chứ không phải là một biện pháp. Trong khi hướng dẫn học sinh làm thực hành, thí nghiệm để phát huy TTC của HS, GV cần : + Chọn lựa đối tượng thí nghiệm hấp dẫn + Đề ra những yêu cầu cụ thể để hướng dẫn sự tự giác tiến hành công tác độc lập trong quá trình làm thí nghiệm. + Theo dõi, nhận xét kết quả thí nghiệm. + Hướng dẫn HS giải thích kết quả, biết phán đoán kết quả và giải thích. + Biết xác định và tìm nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công. + Biết ghi tường trình, đánh giá kết quả thí nghiệm, rút ra kiến thức cần tiếp nhận. - Tóm lại : Để phát huy TTC của HS, ngoài những hướng dẫn ở trên thì yêu cầu GV phải có kỹ năng sư phạm, kỹ thuật phòng thí nghiệm, kỹ xảo xử lý các tình huống ở trên lớp hay trong phòng thí nghiệm để chủ động tích cực kích thích và phát huy TTC của HS. Ngoài ra, GV cần mạnh dạn sử dụng các phương pháp dạy học mới như dạy học giải quyết vấn đề với 2 mức độ là thuyết trình nêu vấn đề và đàm thoại nêu vấn đề để phát huy TTC của HS trong khi nghiên cứu chương trình sinh học 10. 2/- Tăng cường thực hành thí nghiệm trong giảng dạy và học tập bộ môn : Thực hành, thí nghiệm đó là đặc trưng của việc giảng dạy môn sinh học. Tuy nhiên, từ trước đến nay chúng ta mới chỉ sử dụng phương pháp này ở cuối chương để củng cố kiến thức đã học hoặc chứng minh những kiến thức đã học ở trong chương. Trong phương hướng cải cách phương pháp giảng dạy bộ môn thì các nhà giáo dục lưu ý giáo viên ở 2 vấn đề sau : - Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các bài thực hành ở cuối chương (hiện nay rất nhiều GV và nhiều trường đã và đang dạy "chay") - Cần sử dụng phương pháp thực hành để giảng dạy (được dạy ở đầu hay giữa mỗi bài). Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm là học sinh phải tự làm thí nghiệm và giải thích được kết quả của thí nghiệm. Muốn vậy, GV phải thiết kế bài dạy sao cho trong khi tiến hành thí nghiệm, HS tiếp nhận được kiến thức mới. (GV không nên nhầm lẫn với phương pháp trực quan thí nghiệm). Ví dụ : Trong bài 7 - "Sự trao đổi chất qua màng tế bào". Ở phần I - "Sự trao đổi nước và các chất hòa tan trong nước". GV hướng dẫn học sinh tự tiến hành thí nghiệm trước ở nhà, quan sát và ghi chép kết quả theo bảng sau : Thời gian thí nghiệm Mực nước dâng lên Màu nước trong phễu (cm) trong chậu 3h 30' 4 ngày 10 ngày 12 ngày Sau đó vào tiết học - GV sử dụng kết quả thí nghiệm đặt thành câu hỏi "tại sao" để các em trình bày ý kiến của mình về cơ chế của hiện tượng từ đó tiếp nhận các khái niệm : thẩm thấu, thẩm tách, khuếch tán ... 3/- Coi trọng việc liên hệ nội dung giảng dạy với thực tiễn đời sống và sản xuất : - Xu hướng này được đề ra để quán triệt mục tiêu đào tạo ở bậc phổ thông trung học (giáo dục sinh học phải gắn liền với tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, gắn với dạy nghề phổ thông, giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục dân số). - Bộ môn sinh học có vị trí là trang bị các kiến thức sinh học làm cơ sở và các nguyên lý của các ngành chủ yếu trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Vì vậy khi giảng dạy sinh học 10, GV cần tinh lọc các kiến thức trên và vận dụng các kiến thức đó vào đời sống sản xuất và đời sống thực tiễn. - Kiến thức sinh học cũng liên quan chặt chẽ tới việc bảo vệ môi trường, giáo dục dân số. Vì vậy nhiệm vụ của GV giảng dạy là phải thường xuyên có ý thức, có thói quen và có kỹ năng cần thiết để tiến hành việc liên hệ nội dung giảng dạy sinh học với thực tiễn môi trường xung quanh và với sự phát triển dân số cùng chất lượng cuộc sống. Xin gợi ý những nội dung chính của việc giáo dục dân số và bảo vệ môi trường được thể hiện ở những kiến thức được trình bày trong chương trình lớp 10 : * Giáo dục dân số : Từ kiến thức sinh trưởng, phát triển, sinh sản đến mối quan hệ giữa dân số, môi trường, chất lượng cuộc sống để hình thành cho HS thái độ, hành vi đúng đắn với các vấn đề kế hoạch hóa gia đình, qui mô gia đình hợp lí, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. * Giáo dục môi trường được hình thành qua : - Việc sử dụng hợp lí tài nguyên, thiên nhiên trong môi trường. - Bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm (về các mặt lý, hóa, sinh) - Bảo vệ sinh vật quí hiếm trong trạng thái tự nhiên của chúng. Tóm lại : Những phương hướng trên đây thực ra không hoàn toàn mới đối với GV (đặc biệt là đối với GV đang trực tiếp giảng dạy). Song có điều là trước đây chúng ta đã thực hiện chúng một cách không đầy đủ. Có giáo viên coi trọng mặt này, có giáo viên coi trọng mặt khác hoặc thực hiện lẻ tẻ, không thường xuyên, không đồng bộ. Để đạt được chất lượng trong dạy học sinh học và để chương trình CCGD đạt yêu cầu thì GV cần phải tăng cường thực hiện đồng bộ và thường xuyên phương hướng đã nêu trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn sinh học 10. II/- Những yêu cầu cần đạt được khi giảng dạy sinh học 10: 1/- Về kiến thức : + Nêu bật chiều hướng tiến hóa có tính chất qui luật của thế giới sinh vật biểu hiện trong sự hoàn thiện dần về các hình thức tổ chức cơ thể, về phương thức trao đổi chất, về sinh trửơng và phát triển, về sinh sản và cảm ứng thông qua các nhóm sinh vật từ thấp đến cao. Giúp cho việc giải thích quá trình tiến hóa của sinh vật. + Bổ sung và nâng cao kiến thức của HS về tổ chức cơ thể ở các cấp độ sống : Dưới tế bào ( tế bào ( cơ thể + Đi sâu vào cơ chế một số hiện tượng, quá trình sống cơ bản của sự sống (đặc biệt là các quá trình sinh lí). Đồng thời nêu lên mức độ phức tạp dần của các quá trình này trong các nhóm sinh vật từ thấp đến cao trên bậc thang tiến hóa của sinh giới. + Bằng trình bày hệ thống và khái quát hóa, cho HS thấy cơ thể sinh vật tuy đa dạng về chủng loại, phức tạp về cấu tạo song đều thống nhất ở chỗ là có cấu tạo chung là đơn vị tế bào. Từ đó phản ánh được nguồn gốc chung của các loài. 2/- Về rèn luyện tư duy tích cực : + Kiến thức trong chương trình sinh 10 không phải là hoàn toàn mới đối với HS (đã được xem xét ở phổ thông cơ sở) do đó GV không nên lạm dụng phương pháp giảng giải mà cần phải vận dụng phương pháp hỏi đáp để huy động vốn kiến thức đã có ở HS để tìm hiểu sâu hơn vào cơ chế của các quá trình sống cũng như để rút ra được qui luật tiến hóa của sinh giới về cấu tạo cơ thể, về trao đổi chất và năng lượng, về sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng … Tập cho HS so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, khái quát hóa để tự lực đi lên đến các kiến thức mà GV đặt ra theo nhiệm vụ của chương trình. 3/- Về kỹ năng : + Thông qua việc tổng kết các dạng sống cũng như các phương thức trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản cảm ứng của SV, GV có điều kiện rèn luyện cho HS một số kỹ năng cơ bản của hoạt động tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp … thông qua các kiến thức về hiện tượng sống, về mối liên hệ nhân quả của hiện tượng, về các quá trình sống diễn ra trong cơ thể, trong quần thể và trong quần xã tự nhiên. + Rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một cách khoa học những vấn đề thường gặp trong đời sống sản xuất có liên quan tới sinh học. Biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Biết lắp đặt một số thí nghiệm đơn giản, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu một số hiện tượng và quá trình sống (đặc biệt là quá trình sinh lí) của sinh vật. + Rèn luyện kỹ năng lập bảng so sánh, biểu đồ, sơ đồ … 4/- Về thái độ : + Tiếp tục củng cố niềm tin vào khoa học, vào khả năng nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên của con người. + Bồi dưỡng phương pháp tư duy biện chứng trong cách nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên. Chống mê tín dị đoan. + Có hành vi, ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. + Có mong muốn đem hiểu biết của mình để phục vụ cuộc sống. Trên đây là những yêu cầu cần đạt được khi giảng dạy chương trình sinh học 10. Tuy nhiên, với mỗi bài cụ thể, GV cần xác định cho mình những yêu cầu thật cụ thể về kỹ năng, thái độ, kiến thức sao cho phù hợp với đối tượng HS mà mình giảng dạy. Các yêu cầu này phải lấy tiêu chí của B. Bloom được đưa ra trong chuyên đề “Kỹ thuật dạy học sinh học”. Sẽ không có một sự rập khuôn nào khi “đối tượng” của mỗi một GV là rất khác nhau. Vì vậy, trong phần hướng dẫn từng bài cụ thể, chúng tôi chỉ tập trung phân tích mục tiêu về kiến thức là chủ yếu để lấy đó là “chuẩn” cho mỗi GV, còn mức độ đến đâu thì GV sẽ phải dựa vào “nguồn” của mình để đưa ra được một mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có kiểm định được và cho HS. III/- Hướng dẫn giảng dạy các loại kiến thức và các loại bài : 1/- Hướng dẫn giảng dạy các loại kiến thức : a/- Phân loại các loại kiến thức trong chương trình sinh học 10: Toàn bộ nội dung của chương trình sinh học 10 bao gồm các loại kiến thức sau : a.1 : Nhóm kiến thức về khái niệm sự vật, hiện tượng : đây là nhóm kiến thức phản ánh về tổ chức sống, về hiện tượng sống. Trong nhóm kiến thức này có bổ sung và nâng cao nhằm phù hợp với yêu cầu của cấp học và năng lực nhận thức của HS. Ví dụ : các khái niệm về vi rút, thể thực khuẩn, khuếch tán thẩm thấu, thẩm tách, giao tử thể, bào tử thể, chuyển hóa, đồng hóa, dị hóa, quang hợp, hô hấp … a.2 : Nhóm kiến thức về qui luật phát triển lịch sử của thế giới hữu cơ : đây là những kiến thức phản ánh chiều hướng tiến hóa và hoàn thiện của sinh vật về các mặt : * Về tổ chức cơ thể sống : + Càng lên cao trên nấc thang tiến hóa thì càng có sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng đồng thời tăng cường sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, sự tiến hóa về tổ chức cơ thể là kết quả của quá trình phát triển lịch sử. + Cơ thể sinh vật tuy đa dạng về cấu tạo và phức tạp về chức năng nhưng thống nhất ở chỗ là đều cấu tạo bằng tế bào. Sự thống nhất về cấu tạo phản ánh sự thống nhất về nguồn gốc. * Về phương thức trao đổi chất : + Trải qua quá trình phát triển lịch sử, mỗi loài có một kiểu trao đổi chất đặc trưng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài. + Sự phân hóa các kiểu trao đổi chất là kết quả của quá trình phát triển lịch sử. Giữa các kiểu trao đổi chất có những mối quan hệ, trong đó mối quan hệ giữa sinh vật tự dưỡng và các sinh vật dị dưỡng là quan trọng nhất. Nó đảm bảo sự tuần hoàn liên tục của vật chất hữu cơ trong tự nhiên. * Về sinh sản : Phương thức sinh sản đã tiến hóa theo chiều hướng : + Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản đến có cơ quan sinh sản chuyên biệt. + Từ vô tính đến hữu tính. + Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính. + Từ thụ tinh nhờ nước đến thụ tinh khô (không cần nước). + Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo. + Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong. Chiều hướng tiến hóa này đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá thể con tốt nhất, giúp duy trì và bảo đảm nòi giống. * Về tính cảm ứng : Các hình thức cảm ứng đã tiến hóa theo chiều hướng : + Từ chưa có cơ quan chuyên trách cảm ứng đến có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. + Tính cảm ứng của sinh vật ngày càng chính xác, hoàn thiện nhờ sự hoàn chỉnh dần của hệ thần kinh (đối với động vật có hệ thần kinh : Từ thần kinh mạng lưới ( thần kinh chuỗi ( thần kinh chuỗi hạch ( thần kinh ống) - Từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi + Từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện Nhờ sự hoàn thiện trên mà phản ứng của cơ thể trước thay đổi của môi trường ngày càng linh hoạt, chính xác, phản ánh sự thích nghi của cơ thể với điều kiện sống ngày càng phức tạp. a.3/- Những kiến thức ứng dụng vào thực tiễn sản xuất : Ngoài hai nhóm kiến thức chủ yếu trên, nội dung các chương còn đề cập tới những ứng dụng rút ra từ các kiến thức cơ bản khi đã hiểu rõ cơ chế của quá trình và các qui luật. Ví dụ : + Dựa vào cơ sở về nhu cầu trao đổi nước, muối khoáng của cây trồng, người ta đề ra nguyên tắc tưới tiêu hợp lí, khoa học, chăm bón đúng lúc, đúng cách. + Nắm được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển cùng các đặc điểm sinh lí của vật nuôi cây trồng, người ta đề ra nguyên tắc chăm sóc và tác động thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao (trồng đúng thời vụ, trồng xen canh đối với cây trồng, điều khiển tăng tưởng qua thức ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng đối với vật nuôi …) b. Phương pháp giảng dạy các loại kiến thức : b.1/- Giảng dạy kiến thức khái niệm : Khái niệm là một hình thức tư duy, là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa các dấu hiệu và thuộc tính chung nhất, bản chất nhất của một nhóm sự vật và hiện tượng cùng loại. Do đó bản chất của khái niệm là trừu tượng. Tuy nhiên, người ta có thể căn cứ vào mức độ khái quát hóa và trừu tượng hóa nông hay sâu, cao hay thấp để có thể phân chia thành hai loại khái niệm : Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng . - Khái niệm cụ thể là loại khái niệm phản ánh các dấu hiệu và thuộc tính của sự vật, hiện tượng có thể nhận biết trực tiếp bằng giác quan. Loại khái niệm này được hình thành trên cơ sở quan sát, so sánh một nhóm tài liệu trực quan. Ở đây khái niệm phản ánh thực tại một cách trực tiếp, những dấu hiệu được phản ánh chỉ là những thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng được quan sát. - Con đường hình thành khái niệm cụ thể : 5 bước Bước 1 : Xác định nhiệm vụ nhận thức : Bước này gíup HS chuẩn bị tiếp thu khái niệm một cách hào hứng, có ý thức bằng các biện pháp khác nhau như dùng lời dẫn dắt của GV, bằng vài câu hỏi gợi mở tạo tình huống có vấn đề, bằng câu chuyện kể ngắn gọn, xúc tích … Bước 2 : Quan sát vật thật, vật tượng hình : GV giới thiệu tài liệu trực quan, tổ chức quan sát sao cho HS tập trung chú ý vào các dấu hiệu chủ yếu của khái niệm để hình thành khái niệm đó. Ở đây tài liệu trực quan phải được sử dụng như là “nguồn” dẫn đến kiến thức mới. Kèm theo sự quan sát, GV định hướng sự quan sát, chú ý của HS bằng một hệ thống câu hỏi kích thích để HS tự mình giải quyết câu hỏi hoặc bàn luận trong HS để đạt được mục tiêu của bài học đặt ra. Bước 3: Phân tích dấu hiệu chung và bản chất của khái niệm, rút ra định nghĩa khái niệm : Đây là bước quyết định chất lượng lĩnh hội khái niệm, đòi hỏi phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp … GV dùng các câu hỏi hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh tìm ra những dấu hiệu chung, tách ra những dấu hiệu bản chất. Nếu HS chưa có đủ cơ sở kiến thức và năng lực để làm việc này thì GV phải giảng giải cặn kẽ, xác định đâu là dấu hiệu chung, dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng quan sát. Khi đã vạch được bản chất khái niệm đang xây dựng thì nên để HS thử diễn đạt định nghĩa của khái niệm đó, sau đấy GV bổ sung và giúp HS nắm được định nghĩa ngắn gọn, chính xác. Bước 4 : Đưa khái niệm vào hệ thống khái niệm đã có : Việc đưa khái niệm mới vào hệ thống khái niệm đã có được tiến hành ngay sau khi hình thành bằng cách so sánh với các khái niệm có quan hệ lệ thuộc, ngang hàng, chồng chéo, mâu thuẫn … để HS nắm chắc khái niệm, vì các khái niệm không bao giờ nằm riêng rẻ mà nó nằm trong mối liên hệ với nhau và với những khái niệm khác trong hệ hệ thống cấu trúc nội dung của chương cũng như toàn bộ chương trình. Đối với một nhóm có nhiều khái niệm liên quan, việc hệ thống hóa có thể tiến hành như một bài tập và thực hiện ở cuối chương hoặc trong lúc ôn tập. Bước 5 : Luyện tập và vận dụng khái niệm : Vận dụng vừa mang tính củng cố, vừa mang một hình thức kiểm tra mức độ nắm vững khái niệm. Có thể tiến hành ngay trong tiết học, cũng có thể dưới dạng các bài tập về nhà hoặc tiến hành ngoài lớp. Vận dụng minh họa: Hình thành khái niệm “Tính hướng sáng” của thực vật - GV đặt vấn đề (bước 1): động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường bằng phản xạ. Vậy thực vật có phản ứng trước kích thích của môi trường hay không? Dưới hình thức nào? Theo cơ chế nào? - GV lần lượt giới thiệu các thí nghiệm về tính hướng sáng dương của thân cây non (cây đậu, cải) và tính hướng sáng âm của rễ cây đậu, ngoài ra còn một số thí nghiệm hướng trọng lực, hướng nước, hướng hóa chất … để giúp HS nhận biết một số dấu hiệu của khái niệm (bước 2). - GV giúp HS nhận xét các thí nghiệm trên, so sánh kết quả thí nghiệm với những cây đối chứng, tìm ra mối liên hệ giữa hướng cong của thân, rễ với chiều hướng kích thích, chiều của trọng lực, nước … Sau đó rút ra định nghĩa khái quát về tính hướng. Ở đây, qua quan sát, HS chỉ mới nhận biết khái niệm tính hướng trên hiện tượng cụ thể và qua những dấu hiệu bên ngoài. GV cần phải phân tích cơ chế bên trong của “tính hướng” liên quan đến sự sinh trưởng của tế bào và sự phân bào không đồng đều giữa hai bên sáng và tối dưới tác dụng của kích tố sinh trưởng Auxin (bước 3) - Hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau giữa tính hướng ở thực vật với phản ứng khác của các sinh vật (bước 4) - Có thể yêu cầu HS tìm thêm những ví dụ về tính hướng của thực vật trong tự nhiên, làm các thí nghiệm ngoài giờ về tính hướng (bước 5) * Tóm lại : Con đường để hình thành các khái niệm cụ thể thì bước giới thiệu các tài liệu trực quan làm điểm tựa cho nhận thức cảm tính có ý nghĩa rất quan trọng, do đó cần tìm, chọn các tài liệu trực quan điển hình, phản ánh rõ nét các dấu hiệu bản chất của khái niệm, thuận lợi cho việc quan sát. GV phải tổ chức sự quan sát sao cho tài liệu trực quan thực sự đóng vai trò là nguồn dẫn đến khái niệm mới. Đối với các khái niệm phản ánh các hiện tượng gần gũi, HS đã có sẵn vốn biểu tựơng làm chỗ dựa thì không cần tài liệu trực quan. GV có thể dùng lời nói giàu hình ảnh để gợi tả các biểu tượng, tạo ra những mối liên hệ cần thiết trong lúc hình thành khái niệm. B2. Giảng dạy khái niệm trừu tượng : - Khái niệm trừu tượng là loại khái niệm phản ánh các thuộc tính chung và bản chất của sự vật, hiện tượng không thể nhận biết trực tiếp bằng các giác quan mà phải thông qua sự phân tích của tư duy trừu tượng. Ở đây khái niệm phản ánh thực tại một cách gián tiếp hoặc rất khái quát. Để hình thành loại kiến thức này, phải dựa trên một số tài liệu trực quan có tính tượng trưng hoặc dựa vào các khái niệm cụ thể hơn. - Việc phân chia hai loại khái niệm trên chỉ có tính chất qui ước tương đối và có ý nghĩa về mặt lựa chọn bước đi và xác định các phương pháp dạy học phù hợp để nhắm mục đích mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. - Con đường hình thành khái niệm trừu tượng cũng trải qua 5 bước, nhưng khác với khái niệm cụ thể ở bước 2 và bước 3. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào bước 2 và bước 3 của khái niệm trừu tượng : ( Bước 2: Ở đây học sinh nhận biết một số dấu hiệu của khái niệm không phải bằng sự quan sát tài liệu trực quan mà phải thông qua sự dẫn dắt của GV hay cũng có thể dựa vào một vài biểu tượng liên quan để hình thành biểu mới hoặc dựa vào hiện tượng khác tuy không tương ứng hoàn toàn với nội dung của khái niệm nhưng gần gũi hơn với vốn kinh nghiệm cảm tính của HS để dẫn dắt tới khái niệm mới, hoặc cũng có thể dựa vào một vài khái niệm đơn giản hơn, cụ thể hơn để đi tới khái niệm mới. Trong trường hợp này khái niệm mới không được bắt đầu từ sự tri giác, từ quan sát, so sánh những dấu hiệu bề ngoài mà bắt đầu từ sự phân tích các mối liện hệ bản chất bên trong, dựa vào những khái niệm liên quan đã biết, diễn đạt bằng lời, dưới hình thức một định nghĩa. Trong những trường hợp cho phép, sau khi HS nắm được bản chất của khái niệm nhờ sự trình bày lý thuyết, nên tìm cách cụ thể hóa khái niệm bằng một ví dụ cụ thể hay bằng trực quan tượng trưng (sơ đồ, biểu đồ …) để HS dễ hiểu và sau đó cho HS vận dụng khái niệm vào các trường hợp tương tự (bước 3) Như vậy việc giảng dạy khái niệm trừu tượng được thực hiện bằng con đường diễn dịch, trong lúc giảng dạy khái niệm cụ thể được tiến hành bằng con đường suy lí qui nạp. - Vận dụng minh họa: hình thành khái niệm “chuyển hóa” trong sự trao đổi chất và năng lượng. - Xác định nhiệm vụ nhận thức (bước 1) : GV bắt đầu từ việc kiểm tra khái niệm “đồng hóa” và “dị hóa”. Sau đó khái quát hóa lại khái niệm đồng hóa và khái niệm dị hóa trong quá trình trao đổi chất. GV đặt câu hỏi: Vậy sự chuyển hóa giống và khác gì với đồng hóa và dị hóa trong TĐC? - Bước 2: Sự đồng hóa (Catabolisme) là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể từ các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng. Sự dị hóa (Anabolisme) là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những phân tử đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng. GV dựa vào 2 khái niệm trên, có thể đặt các câu hỏi : (?) Vậy năng lượng tích lũy ở đâu trong quá trình đồng hóa? (?) Năng lượng được giải phóng trong quá trình dị hóa dùng để làm gì? (?) Nhận xét gì về sự đồng hóa và dị hóa? - GV hệ thống hóa lại kiến thức: Sự đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình trái ngược nhau trong sự trao đổi chất. Hay nói cách khác: Quá trình trao đổi chất của một sinh vật bất kỳ đều bao gồm hai giai đoạn đồng hóa và dị hóa được diễn ra ở hai cấp độ: + Ở cấp độ cơ thể: đồng hóa là quá trình lấy thức ăn từ ngoài vào cơ thể thông qua miệng và cơ quan tiêu hóa để biến đổi thành các dưỡng trấp. + Dị hóa là quá trình thải ra ngoài các chất sau khi phân giải, không có ích cho cơ thể. - Ở cấp độ tế bào : các dưỡng cấp sẽ theo máu lưu thông đến các tế bào và tại các tế bào xảy ra quá trình chuyển hóa trong tế bào. Như vậy : Trao đổi chất mà đồng hóa và dị hóa là mặt bên ngoài của quá trình chuyển hóa xảy ra ở bên trong tế bào. Sự chuyển hóa vật chất gắn liền với sự chuyển hóa về năng lượng (tại sao ?) (Bản thân chất có chứa năng lượng vì vậy khi phân giải hay tổng hợp chất đều có liên quan tới việc tích lũy hay giải phóng năng lượng. Ví dụ : 1 g protid chứa 4,3 Kcal, 1g lipid chứa 9,1 Kcal, 1g gluxid chứa 4,1 Kcal ) - Bước 3 : Cụ thể hóa bằng ví dụ : - Trong quang hợp: Cây xanh dưới tác dụng của ASMT đã tổng hợp lên chất sống (chủ yếu là gluxid) từ các phân tử H2O và CO2 theo phương trình sau : ASMT 6 CO2 + 6 H2O C6H12O6 + 6O2 dieäp luïc - Chuyển hóa vật chất ở trong quá trình quang hợp là gì - Chuyển hóa năng lượng được diễn ra như thế nào ? (Hoạt năng của năng lượng ASMT đã được chuyển thành thế năng trong các liên kết hóa học của phân tử gluxid) - Tương tự trong hô hấp : Thế năng trong các liên kết hóa học được chuyển thành thế năng trong các liên kết ATP để phục vụ cho quá trình sống cần năng lượng hoặc hoạt năng để co cơ … - Bước 4 : Đưa khái niệm vào hệ thống khái niệm đã có : Ở đây GV có thể làm rõ 2 khái niệm này qua bảng so sánh sau : Đồng hóa Dị hóa pttq 6CO2+6H2O→ C6H12O6+6O2 → C6H12O6+6O2 6CO2+6H2O + NL Bản - Tổng hợp - Phân giải chất - tích lũy năng lượng - Giải phóng năng lượng Năng - Nguồn năng lượng : - Thế năng trong các HCHC lượng ASMT (hoạt năng) (ATP) - Năng lượng được giải - Hoạt năng dùng cho các hoạt phóng trong quá trình dị động sống hóa (thế năng) Vai trò - Cung cấp vật chất cho - Cung cấp năng lượng cho đồng quá trình dị hóa hóa và các hoạt động sống khác của cơ thể - Bước 5 : Lấy một số quá trình đồng hóa hay dị hóa ở thực vật hay động vật để xác lập các khái niệm đồng hóa, dị hóa, chuyển hóa. B3. Giảng dạy kiến thức qui luật sinh học: Với kiến thức qui luật sinh học có thể được tiến hành bằng hai con đường - Bằng suy lý quy nạp: Có nghĩa là dựa vào sự quan sát các tài liệu trực quan, quan sát thực tiễn hay quan sát thí nghiệm, thực nghiệm hoặc dựa vào vốn biểu tượng đã có ở HS để dẫn đến nội dung qui luật cần được hình thành. - Bằng suy lý diễn dịch: Có nghĩa là GV phát biểu (hoặc hướng dẫn HS phát biểu qui luật). Sự phát biểu này có thể theo đúng nguyên văn qui luật (được chính tác giả của nó phát biểu) hay chỉ dừng ở mức độ nhận xét có tính qui luật được thể hiện ở tính phổ biến, tất yếu, ổn định, lặp đi lặp lại của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Sau đó đưa ra một ví dụ điển hình để minh họa hoặc cho HS tự tìm ví dụ tương tự để khẳng định tính đúng đắn của qui luật. Trong dạy học, GV có thể linh hoạt sử dụng hai con đường trên để giảng dạy qui luật và cũng tuân theo bốn bước giảng dạy một qui luật sinh học (được trình bày trong phần đại cương) * Vận dụng: Hình thành "tính qui luật" về chiều hướng tiến hóa của sự sinh sản hữu tính 1. Đặt vấn đề: Trong lịch sử tiến hóa của thế giới thực vật và động vật thì sự sinh sản hữu tính đã được hoàn thiện dần theo chiều hướng nào về cơ quan sinh sản và về hình thức thụ tinh? 2. Giới thiệu nội dung qui luật: GV dùng suy lí qui nạp bằng cách trình bày bảng hệ thống các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật và ở động vật từ thấp đến cao như sau : Thực Cơ quan sinh sản Hình thức thụ tinh vật Tảo - Chưa có cơ quan sinh sản - Sinh sản bằng hình thức tiếp Rêu hợp (tảo xoắn) - Có cơ quan sinh dục đực - Thụ tinh nhờ nước Dương (tinh trùng) tạo thành bào tử xỉ - Có cơ quan sinh dục cái (noãn) - Thụ tinh khô (tự thụ hay giao - Cô quan sinh duïc ñöïc (haït phấn) Cây có phấn) hoa - Cơ quan sinh dục cái (noãn) Động vật Thủy tức - Tuyến sinh tinh (u hình cầu) - Phóng tinh trùng vào nước di động tt nhờ H2O trứng được thụ -Tuyến sinh trứng (u hình vú) tinh thủy tức (đơn bào) không di động P. bào nhiều lần (không tách) thủy tức Giun đất - Cơ quan sinh sản lưỡng tính - SS bằng ghép đôi -> kén -> cùng nằm trên một cơ thể, ở trứng giun con phần trước cơ thể ->trứng -> con Chim - Có cơ quan sinh sản riêng (chim) (thú) - Giao phối trứng-> thai->con 3. Phân tích bản chất qui luật: Dựa vào bảng tổng kết về cơ quan sinh sản và hình thức thụ tinh ở thực vật và động vật. GV đặt vấn đề để HS đi tới hai nhận xét mang tính qui luật về chiều hướng tiến hóa của cơ quan sinh sản và hình thức sinh sản. Cuối cùng nắm được ý nghĩa của nó . - Về chiều hướng tiến hóa của cơ quan sinh sản : Từ chưa có cơ quan sinh sản ( có cơ quan sinh sản (chưa riêng biệt) -> có cơ quan sinh sản riêng biệt. - Về chiều hướng tiến hóa của hình thức thụ tinh + Từ thụ tinh nhờ nước -> thụ tinh không cần nước + Từ thụ tinh ngoài -> thụ tinh trong + Từ tự thụ -> giao phối 4. Ý nghĩa của qui luật: Yêu cầu học sinh phân tích ý nghĩa của sự hoàn thiện dần trong các hình thức thụ tinh để đảm bảo : - Hiệu suất thụ tinh cao, bớt lệ thuộc vào môi trường. Sinh vật càng nằm cao trên bậc thang tiến hóa thì số lượng cá thể được tạo ra trong thụ tinh càng ít cho nên thế hệ con có chọn lọc và khả năng sống sót cao (Cá thể con không bị chi phối của điều kiện ngoại cảnh) - Tạo sức sống cao (nhờ tổ hợp các đặc tính của bố mẹ) cho nên dễ dàng thích nghi với môi trường. 5. Vận dụng: Lập bảng hệ thống các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật (ngoài các ví dụ trên) b.4 Giảng dạy kiến thức quá trình sinh học: Việc giảng dạy một quá trình sinh học cũng tuân theo đúng con đường hình thành một quá trình sinh học (được trình bày torng phần đại cương). Đây là loại kiến thức khái niệm phản ánh cơ chế bên trong của một chuỗi các sự vật hiện tượng diễn ra theo một trình tự xác định và chặt chẽ. Quá trình sinh học được đặc trưng bởi tính định hướng, sự thống nhất và sự tự điều chỉnh. Ở đây chỉ xin được vận dụng giảng dạy một quá trình sinh học cụ thể. Phần cơ sở lý luận của con đường hình thành một quá trình sinh học xin xem ở phần đại cương. - Vận dụng: Hình thành quá trình quang hợp ở cây xanh - phần C trong II - bài 12. 1. Đặt vấn đề : Cây xanh có khả năng tự tổng hợp chất sống cho mình. Vậy cơ chế tổng hợp chất sống này được diễn ra như thế nào? 2. Mô tả diễn biến của quá trình: - Nêu cấu tạo của một bào quan (rất đặc biệt - chỉ có ở cây xanh) đó là chất diệp lục nằm trong bào quan lục lạp. - Sau đó dùng tranh vẽ hình 23 - trang 45 để giới thiệu về quá trình quang hợp để tổng hợp hợp chất hữu cơ ở hai pha: pha sáng (xảy ra ở grana - cần ánh sáng và nước), pha tối (xảy ra ở strôma - cần CO2) 3. Cơ chế của quang hợp: GV làm rõ các giai đoạn trong từng pha như sau: ( Ở pha sáng: (cần AS - H2O - xảy ra ở grana) gồm ba giai đoạn chính : - Giai đoạn quang lý : DL ASMT DL* → DL+ - Giai đoạn quang phân ly H2O H2O→ OH - + H+ maát 2 H2O2 → H2O + ½ O2 - Giai đoạn quang phốt pho ryl hóa vòng tạo lực khử ADP + H+ → ATP ( Ở pha tối (cần CO2 - xảy ra ở strôma) gồm ba giai đoạn chủ yếu : - Giai đoạn cacbonxyl hóa : CO2 + C5 (RDP) → C6 → 2C3 (APG) - Giai đoạn khử : 2C3 (APG) → 2C3 (ALPG) - Giai đoạn tổng hợp gluxid và tái tạo C5 (RDP) ( Tổng hợp gluxid : t.hôïp glucoza → tinh boät 2C3 (ALPG) ng hôïp truø C6 maltoza (fructoza) galactoza saccaroza ( Tái tạo C5 (RDP) C6 (fructoza) + C3 → C4 + C5 C4 + C3 = C7 C7 + C3 = 2C5 (RDP) Trong quá trình dùng sơ đồ tranh vẽ để đi đến cơ chế của mỗi pha, GV có thể dùng các câu hỏi để tổng kết ở mỗi pha về sản phẩm được tạo thành trong mỗi pha ở quang hợp. 4. Ý nghĩa sinh học: - Nhờ quang hợp, cây xanh có khả năng tự tổng hợp chất sống cho mình đồng thời là nguồn thức ăn cho sinh giới (sinh vật sản xuất) - Nhờ vào các yếu tố ảnh hưởng tới QH mà con người có thể tác động để giúp cây trồng đạt hiệu quả quang hợp cao nhất. - Là một mốc quan trọng (không thể thiếu) trong chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. 2. Hướng dẫn giảng dạy bài thực hành a. Mục đích của bài thực hành : - Truyền thụ kiến thức mới - Minh họa, củng cố lý thuyết (kiến thức đã học) ( Giảng dạy với mục đích truyền thụ kiến thức mới thì tiến hành như khi dạy lý thuyết. ( Giảng dạy với mục đích minh họa và củng cố lý thuyết thì dạy sau khi đã học lý thuyết. Dù dạy với mục đích nào thì bao giờ thực hành HS cũng phải tự làm thí nghiệm. Thông qua thực hành, HS sẽ phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động độc lập của HS. b. Yêu cầu của bài thực hành: Củng cố, hoàn thiện các tri thức hoặc hình thành tri thức mới Rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo thực hành, kỹ thuật phòng thí nghiệm và góp phần rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học của bộ môn. Phát huy năng lực tư duy độc lập và khả năng hành động của HS. Giáo dục sự cần cù, tỉ mỉ, ngăn nắp, trật tự, kiên nhẫn, ý thức trách nhiệm, tính trung thực, chính xác, ý thức bảo vệ của công. c. Phương pháp giảng dạy bài thực hành : Có hai phương pháp - Phương pháp trực quan - Phương pháp thực hành Phương pháp trực quan : thầy làm, trò quan sát, thầy gợi ý để HS suy nghĩ Phương pháp thực hành : Thầy hướng dẫn, trò tự làm lấy thí nghiệm phân tích, giải thích kết quả thí nghiệm Có thể thay phương pháp thực hành bằng phương pháp trực quan nếu không có điều kiện về cơ sở vật chất hoặc kết hợp cả hai để đạt hiệu quả trong tiết học) d. Cách tổ chức và hướng dẫn một bài thực hành: d1. Tổ chức: Tổ chức lớp thành từng nhóm nhỏ, số lượng tùy thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất của trường. - Qui định sự hoạt động của từng nhóm, trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu, chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm một thí nghiệm khác nhau, sau đó sẽ đổi lại thiết bị để HS có thể làm được hết các thí nghiệm trong một bài. d2. Chuẩn bị : - GV chuẩn bị chu đáo tranh, thiết bị, mẫu vật, dụng cụ cho thí nghiệm - Chuẩn bị câu hỏi để kiểm tra kiến thức của HS - Dự kiến câu trả lời, dự kiến các tình huống của thí nghiệm có thể xảy ra, thường GV phải làm trước thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm, dự kiến thắc mắc của HS d3. Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn thí nghiệm bằng cách trình bày nội dung cụ thể một bài thực hành thông qua soạn giáo án thực hành. Trong giáo án thực hành gồm có bốn phần lớn được thiết kế giống giáo án của một tiết lý thuyết. Cụ thể : * Mục tiêu của bài thực hành : Về kiến thức Về kỹ năng Về thái độ * Phương tiện và vật liệu cần thiết * Phương pháp tiến hành * Nhận xét - Kết quả thí nghiệm - Chú ý : Dành thời gian để kiểm tra kết quả thực hành và giải đáp thắc mắc cùng lời nhận xét Đưa ra những câu hỏi để HS suy nghĩ trong quá trình làm thí nghiệm. e. Hướng dẫn làm tường trình : Bằng hai cách - Tường trình bằng hình thức trả lời câu hỏi hoặc vẽ hình - Tường trình quá trình làm thí nghiệm. Viết kết quả, giải thích kết quả thí nghiệm (GV nên thiết kế trên phiếu thực hành có để những khoảng trống để HS ghi kết quả thí nghiệm và giải thích) g. Nhận xét buổi thực hành : - GV nhận xét và đánh giá buổi thực hành trên các mặt sau : Kết quả thực hành : số nhóm đạt và không đạt Kỹ năng thực hành Ý thức tổ chức kỹ luật Thu tường trình Phân tích nguyên nhân thất bại (nếu có) - Trong khi tiến hành thí nghiệm nên tránh : Thời gian chết, bố trí sao cho mọi HS đều làm việc. Các thí nghiệm trong chương trình 10, đòi hỏi về mặt thời gian mới cho kết quả rõ ràng. Vì vậy giáo viên cần có kế hoạch trước để giúp các em chuẩn bị mẫu vật ở nhà theo đúng yêu cầu của thí nghiệm. PHẦN III HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC CHƯƠNG VÀ BÀI CỤ THỂ Chương I: CÁC DẠNG SỐNG I/- Nhiệm vụ của chương : Thông qua việc truyền đạt những tri thức về các dạng sống (sự tổng kết) nêu rõ chiều hướng hoàn thiện dần của tổ chức cơ thể từ dạng sống chưa có cấu tạo tế bào đến dạng sống có cấu tạo bằng một tế bào nhưng nhân chưa hoàn chỉnh đến dạng có cấu tạo tế bào điển hình (có nhân chính thức). Từ đơn bào đến tập đoàn đơn bào và cuối cùng là đa bào bậc cao. Sự phức tạp dần về cấu tạo dẫn đến sự chuyên hóa về chức năng cũng phức tạp. - Các cơ thể sinh vật tuy đa dạng song thống nhất ở chỗ đều có cấu tạo bằng tế bào. Sự thống nhất về cấu tạo phản ánh sự thống nhất về nguồn gốc. - Sự tiến hóa về tổ chức cơ thể sống là kết quả của quá trình phát triển lịch sử xuất phát từ một nguồn gốc chung chung. II/- Yêu cầu cần đạt được khi giảng dạy chương I: 1. Nêu rõ được những đặc điểm về cấu tạo và hoạt động sống của các dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, dạng sống có cấu tạo tế bào nhưng nhân chưa chính thức và dạng sống có cấu tạo tế bào với nhân chính thức, đồng thời xác định những điểm chung giữa chúng. 2. Phân biệt các cơ thể đơn bào, tập đoàn đơn bào với cơ thể đa bào và giữa chúng có những điểm nào chung? 3. Trình bày rõ được các thành phần cấu trúc chính của tế bào và chức năng của chúng. 4. Nêu rõ được cơ chế đảm bảo tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể của loài trong quá trình nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) 5. Xác định được chiều hướng tiến hóa của cơ thể đa bào III/- Kiến thức chuẩn của chương : - Không coi vi rút là loại siêu vi khuẩn - Không gọi tảo lam mà gọi là vi khuẩn lam - Vi rút khảm thuốc lá có kích tước dài là 300 nm IV/- Hướng dẫn giảng dạy các bài trong chương: Bài 1: Cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào và cơ thể đơn bào A/- Mục tiêu: - HS hiểu rõ cấu tạo và hoạt động sống của các dạng sống đơn giản : Dạng chưa có cấu tạo tế bào (vi rút - thể thực khuẩn), đến dạng có cấu tạo bằng một tế bào chưa có nhân chính thức (vi khuẩn - vi khuẩn lam) và dạng cấu tạo tế bào có nhân chuẩn (tảo - nguyên sinh động vật) - Vai trò của các nhóm trên trong thực tiễn. - Tuy có cấu tạo khác nhau song chúng đều có những biểu hiện đặc trưng của vật chất sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng B/- Trọng tâm bài giảng: Vi rút và thể thực khuẩn
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net