logo

Học về Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán và một phần ở các công ty môi giới "công ty chứng khoán"
Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán và một phần ở các công ty môi giới "công ty chứng khoán". Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán được phân thành 2 cấp độ: - Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán trong lần phát hành đầu tiên. - Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán và thường được thực hiệnthoong qua các cơ sở giao dịch chứng khoán. Việc mua bán này có thể diễn ra nhiều lần trên một đơn vị chứng khoán. ường chứng khoán Thi truong trong nuoc Giá cổ phiếu diễn biến theo xu thế thị trường 26/06/2009 Khi lên giá, thì gần như tất cả cổ phiếu xấu, tốt đều lên. Khi xuống giá thì ngược lại, tất cả ùn ùn xuống. “Không có cổ phiếu tốt, trừ khi chúng lên giá. Không có cổ phiếu xấu, trừ khi chúng xuống giá”, trưa 25/6, một nhà đầu tư tên Trung nói oang oang trong một quán cà phê đường Nguyễn Công Trứ Câu nói của ông Trung phần nào khái quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam những ngày gần đây. Khi lên giá, thì gần như tất cả cổ phiếu xấu, tốt đều lên. Khi xuống giá thì ngược lại, tất cả ùn ùn xuống. Dường như nhà đầu tư chẳng có lựa chọn gì cả. “Lỗ đen” thị trường Ông Trung kể thêm từ thực tế quan sát mã cổ phiếu X. Đây là một cổ phiếu có các chỉ số cơ bản rất tốt. EPS bốn quý gần nhất lên tới 13.490đ. P/E chỉ có 3,63. Giá trị sổ sách hơn hai lần mệnh giá. Nghị quyết đại hội cổ đông cũng khẳng định chia cổ tức tối thiểu đã 50% mệnh giá. Thế nhưng diễn biến giao dịch trên sàn thể hiện cổ phiếu này chẳng có chút nội lực nào mà hoàn toàn theo xu thế thị trường: Đầu phiên, người mua đặt mua sàn, người bán đặt bán trần nên không khớp lệnh được, không có giao dịch. Khi thị trường có giao dịch thì tuỳ theo thị trường lên hay xuống mà người mua hoặc người bán nhượng bộ về giá, để có giao dịch. Thị trường trần thì cổ phiếu này kết cục trần, thị trường sàn thì cổ phiếu này cũng đổ sàn. Thực tế đó đã khiến cho những khuyến cáo của chuyên gia khi thị trường xuống, nên chọn mua theo hướng “phòng thủ” là cổ phiếu của các ngành thiết yếu trở nên không có nhiều ý nghĩa. Khi thị trường xuống, thì có “phòng thủ” cũng chết. Ngày thứ ba “đen tối” 23/6, khi VN–Index giảm mạnh 19,56 điểm có tới 160/165 mã cổ phiếu trên sàn HoSE giảm điểm. Trong lúc đó, ngày thứ hai “tươi sáng” 8/6 khi VN–Index tăng 22,77 điểm, có tới 167/169 mã cổ phiếu tăng giá. Việc cùng tăng, hoặc cùng giảm chủ yếu do số đông nhà đầu tư “nhìn nhau mà chơi”, lúc lên, muốn mua bằng được, lúc xuống thì đổ xô bán tháo, dù vào những lúc như thế “chen nhau” nên muốn mua hay muốn bán đều khó. Ông Trung còn nhận xét, lúc thị trường tăng nóng tháng 5, nhiều mã cổ phiếu vốn “ế” cũng bị vét sạch với giá trần do nhà đầu tư không mua được món này thì đổ qua mua món khác, miễn là mua được. Trong tình trạng đó, chứng khoán như cỗ xe có quán tính tự thân quá lớn, cứ vậy mà tăng, bỏ qua các lực ma sát hay lực hấp dẫn. Vì vậy mà trong tháng 5, có lúc một số công ty chứng khoán không dám dự báo. Thậm chí, có công ty thông báo, họ chỉ dự báo khi chứng khoán tăng quá mức cụ thể nào đó. Hầu hết các nhà đầu tư trên sàn qua trò chuyện đều cho biết, không biết gì về phân tích kỹ thuật, dù họ xác định là lướt sóng. Cũng có người đã học qua lớp dạy chứng khoán, nhưng thừa nhận là chỉ hiểu lõm bõm. Với một lượng không nhỏ nhà đầu tư như vậy đã gây khó khăn không ít cho các chuyên gia, công ty chứng khoán trong dự báo thị trường, tư vấn đầu tư. Mỗi “nhà” một phách Tổng hợp các báo cáo phân tích thị trường gần đây, có thể dễ dàng tìm thấy những dự báo hoàn toàn trái ngược nhau của các công ty chứng khoán khi tư vấn cho khách hàng. Chẳng hạn, bản tin ngày 24/6 của công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) đưa ra dự báo: “Có thể thị trường sẽ đi lên trong một đến hai phiên nhưng vẫn tin rằng chưa chạm đáy của đợt điều chỉnh này…” Trong lúc đó, cùng ngày, ACBS lại tư vấn rằng: “Chúng tôi dự báo VN–Index sẽ chính thức phá vỡ kênh giảm giá trong ngắn hạn vào ngày mai, và sắp bước vào một đợt tăng giá mới”. Cùng là phân tích kỹ thuật, nhưng mỗi công ty lại có cách dự báo khác nhau, có khi là dựa vào nguồn tin riêng mà mình có được. Chẳng hạn, cách đây vài ngày, một công ty chứng khoán duy nhất đưa ra thông tin, thị trường phải chờ ngân hàng bán giải chấp chứng khoán xong, thì mới ngóc đầu lên được. Có đơn vị xây dựng những chỉ số riêng để dự báo, như “chỉ báo đo lường dòng tiền” đã được ACBS tự tạo ra cho phù hợp thị trường chứng khoán Việt Nam. Chuyên gia phân tích của HSC cũng xây dựng phương pháp riêng cho thị trường Việt Nam. Nhưng thực tế có nhiều dự báo trái ngược nhau, kiểm chứng không đúng, đã khiến khá nhiều nhà đầu tư không còn tin công ty chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư giờ thuộc nằm lòng rằng, công ty chứng khoán cũng tự doanh. Và họ (công ty chứng khoán) có thể đưa ra những thông tin có lợi cho hoạt động tự doanh của họ. “Kết cục nhà đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình”, ông Trung nói. Người nào từng tin rằng voi không thể phi nước đại có lúc cũng phải tin, nhất là khi chứng khoán ào ào tăng điểm như vừa qua. DANH MỤC THUẬT NGỮ     Thị trường chứng khoán (Stock market) ( Người gửi: smallphuthuy  ­­   11/03/2007) ( Bình chọn: 7    ­­  Thảo luận: 1 ­­  Lượt xem: 32627)   Thị trường chứng khoán là thị trường trên đó giao dịch các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ phái sinh... bao gồm cả chứng khoán niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán và chứng khoán giao dịch không công khai. Hàng hoá chủ yếu trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn thường là cổ phiếu, còn trái phiếu và các công cụ phái sinh khác hay được mua bán trên thị trường OTC hơn. Qui mô của thị trường trái phiếu toàn cầu được ước tính vào khoảng 45.000 tỷ USD, còn qui mô của thị trường cổ phiếu vào khoảng phân nửa con số đó. Qui mô của thị trường các chứng khoán phái sinh vào khoảng 300.000 tỷ USD, tuy nhiên người ta không so sánh trực tiếp nó với 2 thị trường trên vì đó chỉ là giá trị danh nghĩa của chúng, trong khi các con số nói trước đó là giá trị thực của cổ phiếu trái phiếu. Những người tham gia vào thị trường chứng khoán vô cùng đa dạng, nhưng tựu trung lại có thể chia ra làm 2 loại chính: nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư, trong đó các tổ chức chiếm đa số tính theo khối lượng giao dịch. Giao dịch của các nhà đầu tư này thường không được thực hiện một cách trực tiếp mà thông qua những người môi giới chứng khoán chuyên nghiệp. Các sàn giao dịch chứng khoán có thể là những sàn giao dịch thực, nơi các giao dịch được thực hiện theo phương thức đấu giá mở bằng lời, NYSE là ví dụ điển hình của một sàn giao dịch loại này. Các sàn giao dịch chứng khoán cũng có thể là những sàn giao dịch ảo, dưới dạng một mạng máy tính lớn, trong đó các giao dịch hoàn toàn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, NASDAQ là sàn giao dịch Chứng khoán thế giới 2009 có thể phục hồi chậm Lao Động Điện tử Cập nhật: 11:05 AM, 01/01/2009 Chứng khoán thế giới năm 2008 chứng kiến những suy giảm kỷ lục. (LĐĐT) - Sau sáu năm "hưng thịnh", thị trường chứng khoán thế giới năm 2008 chứng kiến những suy giảm kỷ lục kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 30 (thế kỷ 20) do ảnh hưởng của cơn bão tài chính toàn cầu. Giới phân tích dự đoán năm 2009, thị trường chứng khoán có thể phục hồi, song cũng cần thận trọng khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng. Theo giới chuyên môn, quá trình phục hồi trên thị trường chứng khoán sẽ chậm do các nhà đầu tư còn lưỡng lự mua chứng khoán trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn. Thượng Hải được đánh giá là một trong những thị trường chứng khoán có kết quả hoạt động tồi tệ nhất trong năm 2008 với mức sụt giảm tới hơn 65%, mức giảm kỷ lục trong một năm. Theo giới phân tích, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã thua lỗ gần 3.000 tỷ USD giá trị cổ phiếu. Trước đó, thị trường này từng tăng vọt tới hơn 300% trong các năm 2006 và 2007. Các thị trường phương Tây cũng chứng kiến những suy sụp trong năm qua do các tác động của khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất giá 33,84%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1931 (khi chỉ số này sụt giảm tới 52,67%). Chỉ số Standard & Poor's 500 giảm 38,49%, cũng là mức giảm mạnh nhất trong 77 năm qua. Chỉ số tổng hợp Nasdaq cũng giảm tới 40,54% trong năm 2008, năm tồi tệ nhất kể từ khi chỉ số này ra đời năm 1971. Chỉ số chứng khoán FTSE 100 của Anh có bản tổng kết một năm xấu chưa từng thấy, thua lỗ tới 31,33%, trong khi chỉ số chứng khoán CAC của Pháp và DAX của Đức cùng chịu các mức độ sụt giảm là 40,37%. Các thị trường chứng khoán khác cũng chịu mức tụt giá thảm hại. Tại Hongkong, vốn đang trong tình trạng suy thoái, chỉ số Hang Seng đóng cửa năm 2008 có mức sụt giảm lên tới 48%. Đây là lần thứ hai trong lịch sử thị trường này có chỉ số suy giảm tồi tệ, lần đầu là trong thời kỳ cuộc khủng hoảng dầu khí toàn cầu đầu thập niên 70. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm tới 42,12% khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trượt vào suy thoái. Chỉ số S&P/TSX của Canada mất giá 35,03%, trong khi chỉ số Bovespa của Brazil giảm 41,22%. Thị trường chứng khoán Australia tụt giá tới hơn 40% và Ấn Độ là 52%. Thị trường tín dụng cũng được dự đoán không ổn định trong năm 2009.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net