logo

Hình tượng đôi đũa trong bữa ăn người Việt


Hình tượng đôi đũa trong bữa ăn người Việt Không ai biết người Việt Nam đã sử dụng đũa từ bao giờ, đũa bắt nguồn từ đâu. Nhưng từ lâu trong văn hóa Việt Nam hình ảnh đôi đũa luôn xuất hiện như là một hiện thân của sự thiêng liêng, đầy triết lý sống. Đũa Kim giao Sự thiêng liêng ấy thể hiện trong sự lễ giáo, kỷ cương mà ông bà xưa thường dạy: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", con cháu chỉ cầm đũa lên ăn khi bố mẹ ông bà đã cầm trước; trước khi ăn phải so đũa, xếp đầu to với đầu to, đầu nhỏ với đầu nhỏ và đôi đũa phải bằng nhau không so le, không ăn đũa vênh khó gắp, mà người xưa đã ví: "vợ dại không hại bằng đũa vênh". Đũa còn tượng trưng cho đạo lý, lẽ phải, tình nghĩa vợ chồng, anh em gắn bó: " vợ chồng như đũa có đôi", "đừng vơ đũa cả nắm". Về đường ăn ý ở phải chu đáo, nói năng khúc triết "Đến đầu đến đũa". Đũa mun khảm Hình dáng đôi đũa dài ngắn còn tượng trưng cho thứ bậc. Đôi đũa càng dài có nghĩa là thứ bậc càng cao, ngồi ở mâm lớn với nhiều sơn hào hải vị. Ngày xưa đũa dâng nhà vua có đôi dài 31,5cm. Tại các buổi yến tiệc, thì nhà vua và các quan dùng đũa ngọc, hoặc đũa bằng ngà voi. Ở các gia đình quý tộc ngày xưa, đôi đũa ngà còn được bịt vàng, bịt bạc ở hai đầu. Nếu sắp xếp theo vị trí, thứ bậc, thì sau đũa ngọc là đũa ngà, tiếp đến là đũa mun - làm từ một loài cây quý mọc trên dãy núi đá dọc bờ biển từ Phan Thiết đến Phan Rang. Loại đũa làm từ gỗ cây Kim giao trên vùng núi Bạch Mã và núi Túy Vân gần kinh đô Huế có màu trắng đục chuyển sang vàng như ngà voi cũng được xếp hạng, có tác dụng phát hiện thức ăn nhiễm độc, nên giới quyền quý rất ưa dùng. Từ xa xưa đôi đũa hiện diện trong từng gia đình người Việt từ danh gia vọng tộc đến kẻ bần hàn. Gắn bó mật thiết với đời sống, thậm chí đã trở thành đặc điểm văn hóa không kém gì tà áo dài duyên dáng. Một số học giả phương Tây do quan sát và so sánh lối ăn của người Trung Hoa với người Việt mà cho rằng: văn minh đôi đũa là thuộc Trung Hoa. Nhưng thực ra lối ăn bằng đũa là sản phẩm của cái nôi trồng lúa nước Đông Nam Á mà Việt Nam là tiêu biểu. Từ sự tích Trầu Cau từ thời Hùng Vương thứ sáu đã có chi tiết người con gái muốn phân biệt hai anh em Tân và Lang đã sử dụng cách mang cho hai người một đôi đũa và một bát cháo, người nào nhường đôi đũa cho người kia thì người đó là em còn người kia là anh. Theo sách "Lịch sử văn hóa Trung Quốc" do Đàm Gia Kiện chủ biên thì người Trung Quốc thời Tiên Tần cũng không dùng đũa mà lấy tay bốc - đó là tập quán của cư dân trồng kê, mạch, ăn bánh mì, bánh bao và thịt. Từ đó mà suy ra họ chỉ bắt đầu dùng đũa từ khi thôn tính phương Nam. Một kiểu dáng khác của đũa gỗ mun Ngày nay, với công nghệ hiện đại, trên thị trường xuất hiện nhiều loại đũa được làm bằng nhiều chất liệu quý với nhiều dáng hình kiểu cách. Nhưng chỉ được sử dùng trong bữa tiệc sang trọng còn hằng ngày chiếc đũa tre, đũa gỗ mun đơn sơ vẫn là truyền thống. Bởi đôi đũa đơn sơ mộc mạc ấy, như là biểu tượng của nguồn cội gia đình, của sự đoàn kết và trật tự trong xã hội Việt Nam.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net