logo

HÌNH THỨC HỌC TẬP

Những người cấn có nhìn thấy ngôn ngữ cử chỉ của giáo viên và nét mặt của họ để hiểu bài giảng tốt hơn. Họ có thích ngồi phía trên của lớp học để tránh những vật che tấm nhìn như đầu người. Họ thích tư duy bằng hình vẽ và học tốt nhất từ những các minh họa bằng hình ảnh: biểu đồ, sách có hình minh họa, phim đèn chiếu, phim video, tờ tóm tắt nội dung. Trong suốt quá trình thảo luận, người học bằng thị giác thích ghi chú chi tiết đề ghi nhớ thông tin.......
HÌNH THỨC HỌC TẬP 1. Hình thức học tập là gì? Hình thức học tập là những phương thức hoặc con đường khác nhau để học tập. 2. Có những kiểu Hình thức học tập nào? • Học bằng thị giác: học thông qua nhìn. Những người cấn có nhìn thấy ngôn ngữ cử chỉ của giáo viên và nét mặt của họ để hiểu bài giảng tốt hơn. Họ có thích ngồi phía trên của lớp học để tránh những vật che tấm nhìn như đầu người. Họ thích tư duy bằng hình vẽ và học tốt nhất từ những các minh họa bằng hình ảnh: biểu đồ, sách có hình minh họa, phim đèn chiếu, phim video, tờ tóm tắt nội dung. Trong suốt quá trình thảo luận, người học bằng thị giác thích ghi chú chi tiết đề ghi nhớ thông tin. • Học bằng thính giác: học thông qua nghe. Những người này học tốt nhất thông qua các bài giảng, thảo luận, nói ra các vấn đề và lắng nghe mọi người nói. Những người học bằng thính giác lý giải được ý nghĩa bên trong của lời nói bằng cách nghe âm sắc của giọng nói, độ cao thấp, tốc độ và những sắc thái khác. Những thông tin bằng chữ viết ít tác động đến họ trừ khi được đọc lên. Họ học tốt khi đọc to bài đọc và sử dụng máy ghi âm. • Học bằng xúc giác, vận động: học thông qua vận động, làm và sờ mó... Những người này học tốt nhất khi thao tác bằng tay, chủ động khám phá thế giới tự nhiên xung quanh họ. Họ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu và có thể phát điên lên do nhu cầu hoạt động và khám phá. 3. Hãy làm cho Hình thức học tập phát huy hiệu quả đối với bạn! Nhận diện được Hình thức học tập của bạn là điều rất quan trọng để giúp bạn đối phó với những thiểu năng trong học tập và hội chứng suy giảm tập trung chú ý. Khi đã tìm ra Hình thức học của mình, bạn sẽ sử dụng một số thủ thuật đặc biệt phù hợp với phương pháp học của bạn. Ví dụ, nếu bạn là người học bằng phương pháp nhìn thì bạn có thể dùng bút mầu đánh dấu để khi đọc sách. Những màu sắc có thể lôi cuốn tri giác về màu sắc của bạn và giúp bạn tập trung khi đọc. Sau đây là một số gợi ý thực hành dành cho mỗi loại Hình thức học: Học bằng thị giác: • Dùng những vật dụng trực quan như: tranh, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, v..v.. • Chọn nơi ngồi học có thể nhìn thấy giáo viên khi họ nói để bạn có thể nhìn ngôn ngữ cử chỉ và nét mặt của họ. • Dùng màu sắc để làm nổi bật các điểm quan trọng trong bài đọc. • Ghi chú hoặc yêu cầu giáo viên cung cấp tờ tóm tắt nội dung chính. • Minh hoạ các ý kiến của bạn bằng hình ảnh hoặc dùng phương pháp công não trước khi viết các ý kiến đó ra. • Viết một câu chuyện và minh họa nó bằng hình vẽ • Dùng các thiết bị đa phương tiện (ví dụ: máy tính, băng video và phim đèn chiếu) • Học ở nơi yên lặng để tránh sự ồn ào và không có qua nhiều hình ảnh không liên quan tới bài học. • Đọc các sách có tranh ảnh minh hoạ. • Hình ảnh hoá thông tin để dễ ghi nhớ. Học bằng thính giác: • Tham gia các buổi thảo luận / tranh luận trên lớp. • Thuyết trình và trình diễn trước lớp. • Dùng máy ghi âm trong suốt quá trình nghe giảng thay cho việc ghi chép. • Đọc to các bài đọc. • Tạo ra các âm vần điệu để dễ nhớ. • Sáng tạo các thuật nhớ • Trao đổi ý kiến của bạn bằng ngôn ngữ nói. • Đọc cho người khác ghi lại suy nghĩ của bạn. • Dùng các phương pháp phân tích ngôn ngữ và kể chuyện để chứng minh quan điểm của bạn. Học bằng xúc giác / vận động: • Thường xuyên nghỉ giải lao trong khi học. • Đi lòng vòng khi học một vấn đề mới (ví dụ: đọc khi đang tập thể dục bằng xe đạp, nặn đất sét khi học một khái niệm mới). • Làm việc ở tư thế đứng • Nhai kẹo cao su khi đang học. • Dùng những màu sáng để làm nổi các tài liệu đọc. • Trang trí nơi làm việc với các tranh ảnh, áp phích quảng cáo. • Nếu thích, bạn có thể nghe nhạc khi học. • Đọc lướt qua các tài liệu để nắm ý chính trước khi đọc chi tiết. Theo http://www.ldpride.net/learningstyles.MI.htm Người dịch: Đỗ Quyên
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net