logo

Hệ Thống Thông Tin

Hệ thống: Trong các hoạt động của con người, các thuật ngữ như hệ thống triết học, hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế, hệ thống thông tin đã trở nên quen thuộc. Một cách đơn giản và vấn tắt, ta có thể hiểu: Hệ thống là một tập hợp vật chất và phi vật chất như người, máy móc, thông tin, dữ liệu, các phương pháp xử lý, các qui tắc, quy trình xử lý, gọi là các phần tử của hệ thống. Trong hệ thống, các phần tử tương tác với nhau và cùng hoạt động để hướng tới mục đích chung....
Câu 1 : Khái niệm hệ thống, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý. _ Hệ thống: Trong các hoạt động của con người, các thuật ngữ như hệ thống triết học, hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế, hệ thống thông tin đã trở nên quen thuộc. Một cách đơn giản và vấn tắt, ta có thể hiểu: Hệ thống là một tập hợp vật chất và phi vật chất như người, máy móc, thông tin, dữ liệu, các phương pháp xử lý, các qui tắc, quy trình xử lý, gọi là các phần tử của hệ thống. Trong hệ thống, các phần tử tương tác với nhau và cùng hoạt động để hướng tới mục đích chung. _ Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin (information system) là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong một tổ chức nào đó. Ta có thể hiểu hệ thống thông tin là hệ thống mà mối liên hệ giữa các thành phần của nó cũng như mối liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi thông tin. Một số ví dụ về hệ thống thông tin: Kho dữ liệu Máy tính là một hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin quản lý có máy tính tham gia. + Một máy tính là công cụ để xử lý thông tin. Khi hoạt động, có thành phần của máy tính trao đổi thông tin với nhau. Như vậy, máy tính cũng là một hệ thống thông tin. + Các hệ thống thông tin quản lý trong các tổ chức kinh tế xã hội như hệ thống quản lý nhân sự. Hệ thống kế toán, hệ thống quản lý lich công tác là các ví dụ điển hình về hệ thống thông tin. _ Hệ thống thông tin quản lý: Phần lớn hệ thống xử lý giao dịch thường được xây dựng nhằm phục vụ cho một hoặc vài chức năng nào đó, hoặc chỉ đơn giản là giúp con người giải thoát khỏi một số công việc tính toán, thống kê nặng nhọc. Khi xuất hiện nhu cầu cung cấp các thông tin tốt hơn và đầy đủ hơn, cũng là lúc cần đến những phương thức xử lý thông tin một cách tổn thể - hệ thống thông tin quản lý. Ví dụ về hệ thống thông tin quản lý như hệ thống quản lý nhân sự trong một cơ quan, hệ thống quản lý sinh viên trong một trường đại học, hệ thống kế toán trong một siêu thị. Hệ thống trợ giúp công tác điều hành bay hoặc hệ thống quản lý bàn hàng của một công ty. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý điều hành một tổ chức. Thành phần chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý là một cơ sở dử liệu hợp nhất chứa các thông tin phản ánh cấu trúc nội tại của hệ thống và các thông tin về các hoạt động diển ra trong hệ thống. Với hạt nhân là cơ sở dữ liệu hợp nhất, hệ thống thông tin quản lý có thể hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực chức năng khác nhau và có thể cung cấp cho các nhà quản lý công cụ và khả năng dễ dàng truy cập thông tin, hệ thống thông tin quản lý có các chức năng chính: + Thu nhập, phân tích và lưu trữ các thông tin một cách hệ thống, những thông tin có ích được cấu trúc hoá để có thể lưu trữ và khai thác trên các phương tiện tin học. + Thay đổi, sửa chữa, tiến hành tính toán trên các nhóm chỉ tiêu, tạo ra các thông tin mới. + Phân phối và cung cấp thông tin. Chất lượng của hệ thống thông tin quản lý được đánh giá thông qua tính nhanh chóng trong đáp ứng các yêu cầu thông tin, tính mềm dẻo của hệ thống và tính toàn vẹ, đầy đủ của hệ thống. Câu 2 : Một số phương thức xử lý thông tin trên máy tính: xử lý tương tác, xử lý giao dịch, xử lý theo lô, xử lý trực tuyến, xử lý theo thời gian thực và xử lý phân tán. _ Trên máy tính các thông tin được xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương thức xử lý thường gặp như xử lý tương tác( interactive processing), xử lý giao dich (transaction processing), xử lý trực tuyến (on-line processing), xử lý theo lô (batch processing), xử lý phân tán (distribute processing) và xử lý thời gian thực(real-time processing). _ Xử lý tương tác: Xử lý tương tác là xử lý thực hiện từng phần, phần xử lý bởi con người và bởi máy tính được thực hiện xen kẽ nhau. Nói cách khác, trong xử lý tương tác, con người dẫn dắt các quá trình xử lý, có thể ngắt và tham gia vào các quá trình xử lý. Trong quá trình xử lý tương tác, máy tính đóng vai trò trợ giúp tích cực. Xử lý tương tác là phương thức được lựa chọn cho các hệ thống phải xử lý nhiều thông tin có mối quan hệ phức tạp với nhau, khó mô tả bằng các công thức, các phương trình toán học. Con người phải thường xuyên vận dụng những kinh nghiệm công tác của mình vào trong quá trình xử lý. _ Xử lý giao dịch: Xử lý giao dịch là xử lý một yêu cầu cho đến khi ra kết quả, không có sự can thiệp từ ngoài vào. Một quá trình xử lý như vậy gọi là một giao dịch. Xử lý giao dịch thích hợp với những tiến trình có nhiều khâu độc lập với nhau để kiểm tra và xử lý thông tin. Thủ tục rút tiền từ ngân hàng là một ví dụ về xử lý giao dịch. Khởi đầu là kiểm tra lỗi các thông tin nhập vào, tiếp theo kiểm tra sự tương thích của các thông tin này với các dữ liệu đã có trong hệ thống. trên cơ sở kết quả kiểm tra, hệ thống sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. _ Xử lý theo lô: Xử lý theo lô hay còn gọi là xử lý trọn gói, hoặc xử lý theo mẻ, là tiến trình tập hợp những thông tin sẵn có hoặc tạo ra thông thin mới theo định kỳ. điều này cũng có nghĩa là những thông tin được sử dụng và được sinh ra bởi những tiến trình xử lý theo lô thường có chu kỳ sống khá ngắn. Ví dụ về xử lý theo lô là lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hang tháng. Phường thức xử lý theo lô thích hợp với những tiến trình xử lý thông tin mà trong đó: -Việc truy cập thông tin diễn ra định kỳ. -Khuôn dạng và kiểu dữ liệu hoàn toàn xác định. -Thông tin khá ổn định trong khoảng thời gian giữa hai tiến trình xử lý liên tiếp. _ Xử lý trực tuyến: Xử lý trực tuyến được sử dụng trong những hệ thống mà tại đó đòi hỏi xử lý từng dòng thông tin, từng mẫu tin ngay tại thời điểm nó mới xuất hiện, một cách trực tiếp trong đối thoại giữa các đối tác. Ví dụ, dịch vụ gửi tiền tại ngân hàng, các xử lý tại phòng bán vé máy bay, tàu hoả, hoặc dịch vụ thông tin tại tổng đài thường là các xử lý trực tuyến. Đặc trưng của các xử lý trực tuyến là: -Việc truy cập thông tin xảy ra hoàn toàn ngẩu nhiên. -Khuôn dạng và kiểu thông tin không hoàn toàn xác định. -Thông tin thay đổi liên tục ngay trong khi thực hiện tiến trình xử lý. Xử lý thời gian thực: Xử lý thời gian thực là các tiến trình máy tính phải , đảm bảo các yêu cầu rât ngặt nghèo của hệ thống vể thời gian. Thông thường các xử lý thời gian thực xuất hiện trong các hệ thống cá liện kết với các hệ thống ngoài như hệ thống điều kiển nhiệt độ lò luyện thép hoặc lò nấu sợi, hệ thống điều khiển đường bay của tên lửa hoặc các hệ thống mô phỏng. Xử lý thời gian thực phải đảm bảo đồng bộ các tiến trình máy tính với các hoạt động diễn ra trong thực tế. _ Xử lý phân tán: Các xử lý có thể diễn ra rại các bộ phận ở những vị trí khác nhau, có những yêu cầu khác nhau vào những thời điểm cũng có thể khác nhau. Nói chung, với những hệ thống có xử lý phân tán, dữ liệu thường được bố trí ở những vị trí địa lý khác nhau và được quy đình dùng chung. Trong xử lý phân tán, với một thành phần dữ liệu, có thể cùng một lúc xảy ra nhiều thao tác như cập nhập, sửa chữa hoặc khai thác khác nhau. Vì vậy, một trong những vấn đề cần phải quan tâm đối với các xử lý phân tán là đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống. Câu 3 : Các giai đoạn xây dựng hệ thống thông tin quản lý. Hệ thống thông tin cũng như bất kỳ hệ thống nào khác, nó có một cuộc sống cùng với các chu kỳ sông có những đặc trưng riêng. Nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng thì bị thay thế(loại bỏ) bởi một hệ thống khác tiên tiến hơn, hiên đại hơn. Ta có thể chia cuộc sống, hay còn gọi là vòng đời(life cycle), của hệ thống thông tin ra làm cac giai đoạn như sau: Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn này tính từ khi trong tổ chức xuất hiện nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin mới nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc điều hành các hoạt động sản xuất trong tổ chức. Giai đoạn hình thành và phát triển: Trong giai đoạn này, các dự định xây dựng hệ thống thông tin được triển khai thực hiện trong thực tế. Các chuyên gia phân tích hệ thống, nhà quản lý và các lập trình viên cùng nghiên cứu, khảo sát, phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý. Hệ thống thông tin được thử nghiệm, cài đặt và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Giai đoạn khai thác và sử dụng: Thông thường đây là giai đoạn dài nhất trong vòng đời của hệ thống thông tin quản lý. Trong giai đoạn này hệ thống được vận hành phục vụ cho nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin trong tổ chức. Trong quá trình sử dụng, hệ thống được bảo trì hoặc sửa chữa để phù hợp với sự thay đổi về thông tin hoặc nhu cầu thông tin. Giai đoạn thay thế: Trong quá trình sử dụng và khai thác hệ thống, luôn gặp phải sụ thay đổi về thông tin( thay đổi về dung lượng và về cấu trúc) và những sửa chữa và thay đổi trong hệ thống làm cho nó trở nên cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, hệ thống thông tin cũ cần phải được thay thế bởi hệ thống thông tin mới hoặc nâng cấp. Câu 4 : Phương pháp mô hình hoá hệ thống. _ Khái niệm: Phương pháp mô hình hoá nghiên cứu hệ thống thông qua việc xây dựng các mô hình hoạt động của nó. Đây là phương pháp nhiên cứu hệ thống được sử dụng khá rộng rãi. Phương pháp mô hình hoá được sử dụng khi có thể biết rõ các yếu tố đầu vào, đầu ra và các phép biến đổi bên trong hệ thống. Trong các mô hình, hệ thống được mô tả thông qua các đặc trưng cơ bản của nó. Để mô tả thế giới thực phức tạp, phải thực hiện nguyên lý chung là trừu tượng hoá các phần tử và các quan hệ trong hệ thống. Có thể hiểu một cách đơn giản, trừu tượng hoá là hình thành một cách diễn tả đơn giản và dễ hiễu trong đó bỏ qua những chi tiết có ảnh hưởng rất nhỏ hoặc hầu như không ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của hệ thống. Mô hình của hệ thống có thể là một bản mô tả cách thức hoạt động, một số công thức toán học, một hoặc vài sơ đồ mô tả thành phần và các hoạt động diễn ra trong hệ thống. Việc sử dụng mô hình loại nào để nghiên cứu hệ thống phụ thuộc vào mức độ trừu tượng hoá được lựa chọn, phụ thuộc vào quan điểm phân tích và phụ thuộc vào công cụ sử dụng. Các mô hình vừa là công cụ nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống: vừa là công cụ, ngôn ngữ để trao đổi và là công cụ để điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống. Các mô hình được xây dựng để mô tả hệ thống có thể là các mô hình vật lý. Ơ mức vật lý, mô hình mô tả hệ thống phải cho biết hệ thống là gì, có những nhiệm vụ gì, các nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào, ở đâu vào thời gian nào và những ai là ngươi thực hiện. Các mô hình ở mức lôgíc tập trung vào mô tả bản chất của hệ thống và mục tiêu của hệ thống, bỏ qua các yếu tố tổ chức thực hiện. Mô hình logic trả lời các câu hỏi: Hệ thống là gì, làm những gì. Mỗi chức năng cần những thông tin gì để hoạt động và cho những thông tin gì? Trong các mô hình logic các yếu tố vật lý như con người, địa điểm, thời gian bị loại bỏ. Nói cách khác mô hình logic không cho biết hệ thống thực hiện các công việc của nó như thế nào. _ Các bước chính: Quá trình phát triển hệ thống trên cơ sở xây dựng các mô hình được thực hiện theo một số giai đoạn như sau: + Nghiên cứu sơ bộ hệ thống: Giai đoạn này tập trung vào việc thu thập các thông tin, tài liệu liên quan tới cấu trúc của hệ thống và các hoạt động của hệ thống. Mô hình được xây dựng ở giai đoạn này thường ở dạng mô hình vật lý. Mục tiêu của việc xây dựng mô hình ởi giai đoạn này là để mô tả cách thức thực hiện các công việc trong hệ thống. + Phân tích hệ thống: Giai đoạn này tập trung vào phân tích chi tiết bản chất của hệ thống. Các mô hình được xây dựng ở giai đoạn này tập trung trả lời các câu hỏi: Hệ thống là gì và làm những gì. Sản phẩm của giai đoạn này là các mô hình về chức năng và các mô hình về dữ liệu. + Thiết kế hệ thống: Lựa chọn các giải pháp cài đặt nhằm thực hiện các kết quả phân tích. Có thể coi việc thiết kế hệ thống là sự cài đặt các mô hình có được sau khi phân tích, trên cơ sở dung hoà các yêu cầu, các ràng buộc và các điều kiện của thực tế. Trong các công việc được nêu ở trên, xây dựng mô hình được coi là khâu có ý nghĩa quyết định. Chất lượng của hệ thống cần xây ựng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của mô hình. Cùng một hệ thống thực nhưng mục tiêu nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn tới các mô hình mô tả chúng cũng khác nhau. Do các hệ thống thực rất phức tạp, chúng có thể phức tạp theo mục tiêu, phức tạp về dữ liệu hoặc phức tạp theo yêu cầu của người sử dụng, mà khó có thể mô tả mọi chi tiết có liên quan tới hệ thống. Vì vậy, cần căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà tập trung sự chú ý vào các yếu tố quan trọng trong hệ thống và lựa chọn một quan điểm xem xét thích hợp để tiếp cận hệ thống. Một phương pháp mô hình hoá thường có ba thành phần là: một tập hợp các khái niệm và mô hình, một quy trình thực hiện và các công cụ trợ giúp. Có nhiều phương pháp mô hình hoá khác nhau, các phương pháp này khác nhau bởi thành phần của nó. Một số phương pháp thông dụng thương được sử dụng rộng rãi như phương pháp MERISE, phương pháp cấu trúc, phương pháp hướng dữ liệu và phương pháp hướng đối tượng. Câu 5 : Mục tiêu và các nội dụng chính cần thực hiện trong công tác khảo sát hệ thống _ Mục tiêu của khảo sát hệ thống: Quá trình khảo sát hệ thống thực nhằm xác định một số vấn đề trước khi bắt đầu xây dựng, phát triển một dự án tin hoc. Những vấn đề quan trọng nhất cần phải xác định rõ là: Nhu cầu xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, tức là, thực sự người sử dụng muốn gì ở hệ thống? Những vấn đề cần làm, không nên làm, chưa nên hay sẽ làm. Nói cách khác là xác định các ràng buộc, hạn chế và phạm vi của dụe án. Với mỗi nội dung, phải xem xét tới sự cần thiết và tính khả khi của nó. Thới gian phát triển hệ thống là bao lauu. Đòi hỏi xác định thời gian hoàn thành ngay từ thời điểm đầu là khó, tuy vậy, vẫn cần đưa ra một thời hạn nhất định để thực hiện dựu án. Giá thành phát triển hệ thống (tính đầy đủ các yếu tố nhân lực, vật lực, tài chính). Điều này có nghĩa là, ngay từ khi khảo sát đã phải có một hình dung sơ bộ, thậm chí là hình dung chi tiết về giải pháp thực hiện, đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra hoặc các yêu cầu quan trọng. Thuận lợi và khó khăn (kể cả vấn đề thị trường cho sản phẩm). Các câu trả lời - kết luận phải mang tính khách quan. Các thông tin số liệu được đưa ra xem xét phải chính xác, có căn cứ đáng tin cậy. Nội dung cần khảo sát tương ứng với những vấn đề cần giải quyết sao cho phù hợp với yêu cầu của người sử dụng và quy mô của hệ thống thông tin. Công việc khảo sát có thể chia theo các nội dúng chính sau: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong tổ chức và phạm vi giải quyết của từng vấn đề. + Nghiên cứu cơ cấu tổ chức của hệ thống thực. + Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và sự phân cấp quyền hạn trong hệ thống thực. + Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ, sổ sách , tài liệu, các chứng từ giao dịch và các phương tiện xử lý thông tin. + Thu thập các nhu cầu xử lý và sử dụng thông tin. + Đánh giá, phê phán hiên trạng và đề xuất các giải pháp. Xác định nhóm người sử dụng: Xác định các nhóm cán bộ trong tổ chức mà công việc của họ có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động của hệ thống thông tin. Việc xác định các nhóm người sử dụng nhằm làm rõ những nguồn thông tin mà họ có thể cung cấp cũng như yêu cầu của họ đối với hệ thống thông tin mới cần xây dựng. Viết báo cáo tổng hợp: Cần chú ý là báo cáo tổng hợp phải dựa trên những kết quả của khảo sát hiện trạng để có được những thông tin tổng quát về hệ thống nhằm giúp cho viẹc đưa rfa những quyết định cho giai đoạn tiếp theo. Câu 6 : một số phương pháp khảo sát hệ thống thông dụng... Câu 6 : một số phương pháp khảo sát hệ thống thông dụng: phương pháp nghiên cứu tài liệu viết, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp sử dụng bảng hỏi - mẫu điều tra. _ Nghiên cứu tài liệu viết: Nghiên cứu tài liệu viết giống như quan sát hệ thống một cách gián tiếp. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu viết mà có được hình dung tổng quan về hệ thống. Các tài liệu viết cần nghiên cứu thường khá đa dạng. Chúng có thể là: Tại liệu giao dịch như hoá đơn, phiếu thanh toán, thời gian biểu, phiếu ghi điểm, phiếu xuất, phiếu nhập. Tài liệu lưu trữ như sổ ghi chép, các tập công văn, các tệp dữ liệu, các hồ sơ cán bộ, hồ sơ dự án. Tài liệu tổng hợp như báo cáo tổng kết hàn tuần, hang tháng, báo cáo kiểm kê hoặc bảng tổng hợp điểm của sinh viên. Tài liệu chuẩn bị cho các buổi họp hoặc báo cáo không định kỳ. Tài liệu về quy định, quy chế nghiệp vụ. _ Phương pháp quan sát: Quan sát nhằm giúp cho phân tích viên có được một bức tranh khái quát về tổ chức cần tìm hiểu và cách thức quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động trong hệ thống thực. Ngoài ra, trong một số trường hợp, quan sát cũng có thể giúp cho phân tích viên nắm bắt được kỹ thuật xử lý công việc bằng các phương pháp truyền thống, để từ đó đưa ra kỹ thuật xử lý cho hệ thống mới. Ví dụ, khi theo dõi tiến trình xếp thời khoá biểu, chuyên gia tin học có thể học tập, đúc rút những kinh nghiệm và tìm cách đưa những kinh nghiệm này vào trong các bản phân tích, thiết kế của mình, để sao cho sau này, khi làm việc với hệ thống mới, các cán bộ xếp thời khoá biểu vẫn có thể sử dụng những kinh nghiệm đã tích luỹ được của mình. Thông thường, khi cảm thấy bị quan sát, người làm việc sẽ không thật sự thoải mái và có xu hướng thay đổi cung cách làm việc. Vì vậy, kết quả quan sát cũng không còn hoàn khách quan. Việc phân tích dựa trên kết quả quan sát cũng có thể sai lệch. Đây là nhược điểm của phương pháp này. Hai phương pháp quan sát thường được sử dụng là quan sát chính thức và không chính thức. Ví dụ, khi cần quan sát cách thức làm việc của các cán bộ xếp thời khoá biểu, chuyên gia tin học có thể đè nghị cùng làm việc với nhóm cán bộ này để từ đó có điêu kiện hiểu về công việc được đầy đủ hơn. _ Phương pháp phỏng vấn: Đây là một phương pháp rất quan trọng trong công tác khảo sát hệ thống. Quá trình phỏng vấn có thể cho những thông tin mà việc quan sát, nghiên cứu tài liệu viết không thể cung cấp được. Để có được chất lượng phỏng vấn tốt cần chú ý một số vấn đề sau: Xây dựng kế hoạch phỏng vấn. Điểm quan trọng nhất trong kế hoạch phỏng vấn là mục tiêu của cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, cần phải xác định được danh sách những người( gắn với công việc) sẽ được phỏng vấn và kế hoạch phỏng vấn từng người. Chuẩn bị câu hỏi có chất lượng tốt, phục vụ trực tiếp cho mục đích cuộc phỏng vấn. Câu hỏi phải phù hợp với phạm vi liên quan của vấn đề đang được quan tâm, phù hợp với đối tượng phỏng vấn. Nên sử dụng các câu hỏi trực tiếp, tránh các câu hỏi mang tính chất phỏng vấn sẽ quyết định chất lượng của cuộc phỏng vấn. Thiết lập quan hệ tốt, mang tính hợp tác trong quá trình phỏng vấn. Chuẩn bị tình huống phỏng vấn phù hợp với môi trường làm việc và thời điểm phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn phải được lưu trong biên bản phỏng vấn và nói chung là phải có xác nhận các kết quả phỏng vấn. ¬_ Phương pháp sử dụng bảng hoi, mẫu điều tra: Nội dung chính của phường pháp này là xây dựng hàng loạt các câu hỏi và có thể đưa ra các phường án trả lời sẵn để người được hỏi, điểm câu trả lời. Vấn đề quan trọng nhất đối với phương pháp này là xây dựng được danh sách các câu hỏi có chất lượng. Với mỗi câu hỏi phải có phương án trả lời xác định. Các câu hỏi phải có tác dụng kiểm tra về độ tin cậy của thông tin trong câu trả lời. Trên đây chỉ là gợi ý về một số phương pháp khảo sát thường dùng và một sổ chú ý cần thiết khi sử dụng chúng. Mọi công việc, mọi phương pháp cũng nhằm tới múc đích quan trọng nhất của công tác khảo sát hệ thống là có thực tế, có thể áp dụng phối hợp các phương pháp, tuỳ từng điều kiện cụ thể sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Câu 7 : Xác định phạm vi và mục tiêu trong xây dựng dự án tin học. Xây dựng giải pháp khả thi. _ Xác định phạm vi: + Phạm vi vấn đề cần giải quyết: Danh mục các vấn đề cần giải quyết, nội dung và phạm vi giải quyết của từng vấn đề phải được thoả thuận giữa cơ quan chủ quản và những người phát triển hệ thống. Sơ đồ phân cấp của hệ thống thông tin quản lý cần xây dựng là cơ sở chính để lập danh mục các vấn đề cần giải quyết trong hệ thống. + Phạm vi ảnh hưởng trong tổ chức: Toàn bộ dự án và từng công việc đều có ảnh hưởng tới tổ chức và các bộ phận trong tổ chức. Cần phải xác định rất rõ ràng ảnh hưởng của từng công việc đến từng bộ phận trong tổ chức, đặc biệt là những ảnh hưởng liên quan tới nhân sự, sau đó là các ảnh hưởng liên quan tới tổ chức thực hiên công việc. +Phạm vi về nhân lực, vật lực và tài chính: Hạn chế về nhân lực, vật lực và tài chính là vấn đề thương xuyên phải quan tâm. Cần phải chú ý tới từng khía cạnh của các hạn chế. Ví dụ, hạn chế về nhân lực không chỉ giới hạn về số lượng người tham gia vào dự án, sơ người tham gia vận hành sau này, mà còn là hạn chế về trình độ, về thời gian đào tạo sau này. _ Xác định mục tiêu: Một dự án có thể gắn với nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, việc xác định đúng đắn các mục tiêu là vô cùng quan trọng, vì đây sẽ là cơ sở để xem xét nghiệm thu sau này. Nói chung, mọi mục tiêu đều nhằm mang lại lợi ích cho tổ chưc. Đó có thể là lợi ích trong các công tác nghiệp vụ như giảm thời gian xử lý, tăng tốc độ chính xác, độ tin cậy, tăng mức độ bí mật của thông tin hoặc tạo sự thuận lợi cho sự giao tiếp với các đối tác. Đó cũng có thể là lợi ích về kinh tế như giảm biên chế, giảm chi phí hoạt động và tăng năng suất lao động. Cũng cần phải quan tâm tới mục tiêu khắc phục nhược điểm của hệ thống thông tin quản lý hiện tại và đáp ứng các yêu cầu mới của tổ chức. _Xây dựng giải pháp khả thi: Trong giai đoạn khảo sát, chưa có sự phân tích chi tiết các thông tin thu thập được, có thể đưa ra một giải pháp sơ bộ về phần cứng, phần mềm để có thể xác định được mức độ đầu tư. Giải pháp sơ bộ cho dự án phải có được các thông tin: Chiến lược đầu tư: phần cứng, phần mềm và đào tạo. Biện pháp và kỹ thuật giải quyết cho từng vấn đề. Kiến trúc tổng thể của dự án. Khả năng của hệ thống thông tin quản lý. Các chức năng chính của hệ thống thông tin quản lý. Tiếp theo giải pháp sơ bộ là xây dựng giải pháp có tính khả thi. Để làm được việc này cần có phân tích chi tiết các kết quả khảo sát hệ thống về các nhiệm vụ, chức năng của hệ thống thông tin; phạm vi giải quyết từng vấn đề và các ràng buộc thực hiện. Giải pháp khả thi có thể được lựa chọn từ một số giải pháp đề nghị. Các giải pháp này có thể chỉ là dùng máy tính hỗ trợ cho một số công việc phức tạp: có thể xây dựng một hệ thống thông tin hỗ trợ hầu hế các công việc trong tổ chức, kể cả công việc đều hành, nhưng không gây ra nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức: cũng có thể là một hệ thống thông tin tự động hoá ở mức cao, gây nhiều thay đổi trong tổ chức. Dù là giải pháp nào thì tính khả thi luôn được xem xét trên các khía cạnh: Khả thì về nghiệp vụ, tức là phải đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ. Khả thi về kỹ thuật, tức là với yêu cầu nghiệp vụ và ràng buộc thực hiện, phải đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ. Khả năng về tài chính, nhân, vật lực. Hình thành các yếu tố đánh giá đối với hệ thống thông tin quản lý. Câu 8 : Khái niệm chức năng nghiệp vụ và sơ đồ phân rã chức năng nghiệp vụ. Phương pháp xây dựng sơ đồ phân rã chức năng nghiệp vụ. _ Khái niêm: Chức năng nghiệp vụ được hiểu là công việc mà tổ chức cần thực hiện trong hoạt động của nó. Ví dụ, chức năng lập thời khoá biểu dùng để mô tả cho công việc công tác nghiệp vụ của một nhóm cán bộ phòng đào tạo. Học viên X, có nhiệm vụ thu thập các thông tin về số lớp học, sĩ số và ngành đào, quỹ hôi trường, phân công nhiệm vụ giảng dạy của từng giáo viên để từ đó sắp xếp, tạo ra một thời khoá biểu dùng chung cho toàn trường trong một học kỳ. Như vậy, chức năng nghiệp vụ không chidr nêu ra rằng nghiệp vụ đó được thực hiện ở đâu, như thế nào, bởi ai và thời điểm nào. Điều này có nghĩa là khi mô tả chức năng nghiệp vụ không cần quan tâm đến các yếu tố vật lý cần thiết để thực hiện công việc, các khía cạnh vật lý của vấn đề mà chỉ quan tâm đến khía cạnh hình thức, khía cạnh logic của vấn đề. Các chức năng diễn tả các công việc ở nhiều mức độ khác nhau. Chức năng có thể diễn tả công việc ứng với một lĩnh vực hoạt động nhu “Quản lý tài chính”, “Quản lý đào tạo”, hoặc ứng với một hoạt động trong một tổ chức như “Lập kế hoạch mua hàng”, “Lập thời khoá biểu học kỳ” trong một trường học hoặc một nhiệm vụ như “Tính nhu cầu dự trữ hàng trong kho”, “Xếp thời khoá biểu cho lớp”, hoặc cũng có thể chỉ là một hành động như “Thu thập đơn hàng”, “In thời khoá biểu cho lớp”. Rõ ràng là để có cái nhìn tổng quan về hoạt động của hệ thống thì cần môt tả các chức năng của hệ thống ở mức đại thể. Nhưng để hiểu rõ hơn các chức năng nghiệp vụ của hệ thống thì lại cần phân rã một chức năng ở mức đại thể thành các chức năng con, hay nói cách khác, cân mô tả chúng chi tiêt hơn nữa. Tổ hợp sự phân rã các chức năng trong một hệ thống từ đại thể đến chi tiết gọi là xây dựng sơ đồ chức năng nghiệp vụ. Như vậy, sơ đồ chức năng nghiệp vụ là sơ đồ phân rã có thứ bậc các chức năng nghiệp vụ của hệ thống trong phạm vi được xem xét. Trong sơ đồ chức năng nghiệp vụ, mỗi chức năng được ghi trong khung sẽ phân rã thành các chức năng con nếu cần. Mỗi chức năng được thể hiện trong một hộp chữ nhật, bên trong hộ chữ nhật là tên của chức năng. Đường thẳng hoặc đường gấp khúc nối một chức năng với chức năng con ở mức kế tiếp.(hinh vẽ ví dụ) Số lượng phân rã phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của hệ thống. Mục tiêu của hệ thống hoặc hệ thống con cùng với bộ phận thực hiện được thông báo rõ ở ngay phần đầu. _ Xây dựng sơ đồ chức năng nghiệp vụ: Sơ đồ chức năng nghiệp vụ là bản mô tả sụ phân rã có thứ bậc các chức năng của hệ thống trong phạm vi được xem xét thành các chức năng con đơn giản và xác định. Mối chức năng được ghi trong một hộp nò đó sẽ được hiểu là bao gồm mọi chức năng trong các hộp được nối với nhưng ở mức thấp hơn. Số lượng mức trong một sơ đồ chức năng nghiệp vụ cũng là một vấn đề mà phân tích viên phải quan tâm. Mức phân tích đi xuống trong một sơ đồ chức năng nghiệp vụ nói chung không hạn chế về số lượng, nhưng nếu số lượng mức quá lớn sẽ dẫn đến bản mô tả trở nên rườm rà, không sáng sủa. Thông thường, với các hệ thống lớn thì số mức khoảng bảy hoặc tám, với hệ thống vừa và nhỏ thì số mức khoảng ba hoặc bốn. Cùng với số lượng mức, số chức năng con của một chức năng cũng cần phải hợp lý. Để dễ theo dõi sơ đồ, không nên phân rã một chức năng thành quá nhiều chức năng con. Nếu một chức năng nào đó được phân rã thành nhiêu hơn bảy, tám chức năng con thì việc theo dõi mô hình của phân tích viên và người sử dụng sẽ trở nên phức tạp hơn. Trong trường hợp một chức năng phức tạp có quá nhiều chức năng con thì có thể đặt thêm mức trung gian. Khi xây dựng sơ đồ chức năng nghiệp vụ cũng cần chú ý tới sự cân bằng về kích thước, độ phức tạp, tầm quan trọng của chức năng con cùng một mẹ và mức của các chức năng con thấp nhất. Tên của các chức năng, ví dụ như xử lý đơn đặt hàng, lập kế hoạch mua hàng, xử lý phiếu ghi điểm, phải thoả mãn các yêu cầu: Thể hiên dưới dạng động từ cộng với bồ ngữ. Sát thực với nội dung, đảm bảo tính đầy đủ. Duy nhất đối với mỗi chức năng. Chất lượng của tên chức năng là yếu tổ rất quan trọng đóng góp cho sự thành công của tiên trình xây dựng hệ thống. Lưu ý rằng, sơ đồ chức năng nghiệp vụ là mô hình của toàn bộ hệ thống nghiệp vụ cho nên tên của chức năng phải phản ánh được các chức năng của thế giới thực, tức là chức năng nghiệp vụ, chư không chỉ cho hệ thống thông tin. Việc xác định các chưc năng nghiệp vụ và các chức năng con của chúng dựa vào trực giác và được thực hiện dựa trên cơ sở các thông tin nhận được. Trong thực tế, đối với nhiều trường hợp, người ta cũng thường thực hiện theo cách này. Trong một số tình huống phức tạp, khó có thể thực hiên theo cách đoán nhận như vậy. Khi ấy, cách tiếp cận hình thức có thể xẽ có ích. Trong một hệ thống thực mức cao nhất của nghiệp vụ, một chức năng nghiệp vụ thường liên quan đến cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, thực hiện giao dịch hoặc quản lý tài nguyên. Có thể tham khảo ý kiến của người sử dụng trong việc đặt tên cho các chức năng nghiệp vụ của hệ thống. Kỹ thuật thên chốt trong quá trình xây dựng sơ đồ chức năng nghiệp vụ là kỹ thuật phân rã một chức năng thành các chức năng con. Ngoài cách sử dụng các kỹ thuật nói trên người ta còn sử dụng kỹ thuật phân tích vòng đời (của hệ thống thực) dựa trên các giai đoạn của tiến trình, bộ phận, hoặc đối tượng trong tổ chức. Mỗi giai đoạn trong vòng đời có thể là những gợi ý về chức năng con. Chẳng hạn, nếu xét hệ thống quản lý sinh viên ta có thể thấy bốn giai đoạn- công việc-thường nhắc đến là quản lý hồ sơ sinh viên, xử lý điểm môn học, xử lý tốt nghiệp và các xử lý đặc biệt khác. Với mỗi yêu cầu nghiệp vụ có thể có nhiều cách hiểu, cách mô tả, phân tích viên có nhiệm vụ phải tìm ra cách hiểu thích hợp và được người sử dụng chấp nhận. Trong qua trình xây dựng sơ đồ chức năng nghiệp vụ, phân tích viên sẽ phải quyết định xem cân phân rã đến mức nào. Nói chung, căn cứ vào tính chất (độ phức tạp của công việc) và kích thước (độ phức tạp về dữ liệu) của dự án, người phân tích viên nên dừng lại khi mà phân rã tiếp không có lợi. Có thể sử dụng kinh nghiệm là, thông thường, những chức năng ở thấp nhất trong hệ thống thường làm một nhiệm vụ đơn giản hoặc một nhóm nhiệm vụ đơn giản do từng cá nhân thực hiện. Ta sẽ gọi các chức năng ở mức thấp nhất này là các mức chức năng cơ bản. Cách tiếp cận mà chúng ta đề cập đến là cách tiếp cận từ trên xuống, sau khi khảo sát sơ bộ đã có thể xác định các chức năng chính trong hệ thống việc tiếp theo là khảo sát chi tiết nhằm thu thập các yếu tố có liên quan đến hệ thống giúp cho quá trình phân tích. mỗi chức năng chính có thể coi như là một hệ thống con trong tổ chức, và việc xác định các chức năng con của nó được xem như là việc xác định các chức năng chính của hệ thống con tương ứng. Sơ đồ chức năng nghiệp vụ là mô hình lôgic đầu tiên được xây dựng nhằm mô tả về hệ thống. Sơ đồ chức năng nghiệp vụ giúp ta nhận biết rõ ràng và đầy đủ về phạm vi của hệ thống. Tuy nhiên, một điều khá rõ ràng là sơ đồ chức năng nghiệp vụ chỉ xác định những công việc cần làm mà không chỉ ra cách thức thực hiện chúng. Câu 9 : Các thành phần trong sơ đồ dòng dữ liệu. Phương pháp phân rã sơ đồ dòng dữ liệu. Sơ đồ ngữ cảnh. Mỗi một sơ đồ dòng dữ liệu thường gồm các thành phần chức năng hoặc tiến trình, dòng dữ liệu, kho dữ liệu và các đối tượng. _ Chức năng: trong sơ đồ dòng dữ liệu, chức năng hay tiến trình là một quá trình biến đổi thông tin. Từ thông tin đầu vào nó biến đổi, tổ chức lại thông tin, bổ sung thông tin hoặc tạo ra thông tin mới, tổ chức thành thông tin đầu ra, phục vụ cho hoạt động của hệ thống như lưu vào kho dữ liệu hoặc gửi cho các tiến trình hay đối tượng khác. Các chức năng hoặc tiến trình trong sơ đồ dòng dữ liệu thường được ký hiệu bởi các hình tròn hoặc các hình có dạng tròn. Tên của chức năng hoặc tiến trình được đặt trong hình này. Trong phần này, chúng ta coi các thuật ngữ chức năng và tiến trình có ý nghĩa như nhau. Việc đặt tên cho các chức năng trong hệ thống phải thống nhất. Tên chức năng phải được dùng ở dạng động từ cộng bổ ngữ. Chú ý rằng, khi xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu, nếu có tiến trình hoặc chức năng nào không tạo ra thông tin mới, thì nó chưa phải là tiến trình sơ đồ chức năng nghiệp vụ. Trong những trường hợp như vậy, nên xem xét đến khả năng tiến trình hoặc chức năng đang được xem xét đã bị tách ra khỏi một chức năng hoặc tiến trình khác một cách không hợp lý. _ Dòng dữ liệu: Dòng dữ liệu là dòng chuyển dời thông tin vào hoặc ra khỏi một tiến trình,một chức năng, một kho dữ liệu hoặc một đối tượng nào đó. Các thành phần của dòng dữ liệu bao gồm đường biểu diễn dòng, mũi tên chỉ hướng dịch chuyển thông tin và tên của dòng. Cân chú ý là các dòng dữ liệu khác nhau phải mang tên khác nhau, và các thông tin trải qua thay đổi thì phải có tên mới cho phù hợp. Khi đặt tên cho dòng dữ liệu, cần phải chú ý rằng, trong thực tế thông tin nghiệp vụ có thể được vận chuyển qua các công văn giấy tờ hoặc bằng các phương tiện vận chuyển truyền thông khác nhau, nhưng các dòng dữ liệu và tên được gắn cho chúng phải chỉ ra được thông tin logic tương ứng, chứ không phải chỉ là tên các tài liệu vật lý- giá mang thông tin. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tên dòng dữ liệu trùng( hoặc quen sử dụng) với tên tài liệu vật lý- giá mang thông tin, ví dụ như “hồ sơ dự thi” hoặc “phiếu xuât”. _ Kho dữ liệu: Trong sơ đồ dòng dữ liệu, kho dữ liệu thể hiện các thông tin cần lưu trữ. Dưới dàng vật lý, kho dữ liệu này có thể là tập tài liệu, cặp hồ sơ hoặc tệp thông tin trên đĩa. Trong sơ đồ dòng dữ liệu, dưới tên kho dữ liệu chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới các thông tin được chứa trong đó. Trong một trang sơ đồ dòng dữ liệu ta có thể đặt một kho dữ liệu ở nhiều chỗ, nhằm giúp việc thể hiện các dòng dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Khi cần thâm nhập kho dữ liệu, ta có thể dùng dòng dữ liệu để chỉ ra sự kiện này. Việc thâm nhập kho dữ liệu có thể phân ra làm hai loại, tuỳ theo mục đích, hoặc là thâm nhập để cập nhập (lưu trữ, sữa chữa) dữ liệu, hoặc là thâm nhập để khai thác dữ liệu với mục đích cập nhập dòng dữ liệu, người ta thường dùng dòng dữ liệu với mũi tên hướng về kho dữ liệu, còn với mục đích khai thác sử dụng dữ liệu, người ta dùng dòng dữ liệu với mũi tên hướng ra phía ngoài. Cũng có thể trong một số trường hợp, việc thâm nhập chứa hai mục đích, khi này ta có thể dùng dòng dữ liệu có cả hai chiều. Tuy nhiên, nếu tách được dòng dữ liệu trong trường hợp này thì vẫn tốt hơn. _ Tác nhân ngoài: Tác nhân ngoài có thể là một người, một nhóm người hoặc một tổ chức bên ngoài hệ thống, nhưng có mối liên hệ với hệ thống. Sự có mặt của tác nhân ngoài trong sơ đồ dòng dữ liệu nghiệp vụ giúp cho việc xác định biên giới của hệ thống và mối liên hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài được rõ hơn. Tuy nhiên thế giới bên ngoài không hoàn toàn có nghĩa là bên ngoài hệ thống đang được xem xét. _ Tác nhân trong: Tác nhân trong là một chức năng hoặc một tiến trình bên trong hệ thống, được miêu tả ở trang khác của sơ đồ. Tên của tác nhân trong phải ở dạng động từ cộng với bổ ngữ. Tác nhân trong có thể được thể hiện ở dạng hình chữ nhật thiếu cạnh. Phân rã sơ đồ theo mức: Sơ đồ dòng dữ liệu đầy đủ cho cả hệ thống thường là rất phức tạp, khó có thể bố trí trong một trang giấy hoặc trang màn hình. Số lượng các tiến trình, chức năng, kho dữ liệu, dòng dữ liệu và tác nhân ngoai là rất lớn. Để cho sơ đồ đơn giản và dễ theo dõi, cần phải phân rã sơ đồ theo mức (một kỹ thuật thường được dùng khi giải quyết bài toán phức tạp), tức là chia sơ đồ ra thành nhiều phần có liên quan với nhau, gọi là các trang sơ đồ. Việc phân rã sơ đồ dòng dữ liệu thành các trang sơ đồ thường dựa trên sơ đồ phân rã chức năng. Mỗi mức trong sơ đồ chức năng sẽ tương ứng với một số trang sơ đồ dòng dữ liệu ở mức tương ứng. Trang sơ đồ dữ liệu ở mức cao nhất ta gọi là trang sơ đồ dòng dữ liệu mức đỉnh(hoặc sơ đồ dòng dữ liệu mức đỉnh); các trang sơ đồ dòng dữ liệu mức một, mức hai(hoặc sơ đồ dòng dữ liệu mức một, mức hai). Trang sơ đồ mức đỉnh bao gồm toàn bộ các tiến trình chính bên trong hệ thống, các dòng dữ liệu, kho dữ liệu và các tác nhân ngoài có liên quan tới chúng. Các trang sơ đồ mức tiếp theo, tức là mức một hày mức dưới đỉnh, mô tả sơ đồ dòng dữ liệu cho từng tiến trình chính. Mỗi tiến trình chính có thể được mô tả trên một trang, trong đó mô tả các tiến trình con của nó cùng các kho dữ liệu và các dòng dữ liệu cần cho mô hình. Các tiến trình con hoặc chức năng con của nó, nếu phức tạp thì cũng cần phải được mô tả riêng trong một trang khác của mô hình. Quá trình phân rã như vậy sẽ được dừng lại ở mức cần thiết. Thông thường, người ta xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu nghiệp vụ đến mức dưới đỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, có thể xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu nghiệp vụ mô tả sụ trao đổi dữ liệu cho đên các chức năng cơ sở. Khi xây dựng sơ đồ dữ liệu nghiệp vụ cần phải chú ý tiêu đề và số thứ tự của các trang sơ đồ. Mỗi trang của sơ đồ dữ liệu nghiệp vụ cần có một tiều đề. Thông thường, người ta sử dụng tên của chức năng hoặc tiến trình chính để làm tiêu đề trang. Tiêu đề của sơ đồ mức đỉnh chính là tên của hệ thống. Ngoài ra, để tiện theo dõi và tham chiếu trong sơ đồ dòng dữ liệu cần phải đánh số các chức năng và các trang sơ đồ. Khi xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu, cũng cần phải chú ý tới sự nhất quán giữa các trang sơ đồ ở các mức khác nhau. _ Sơ đồ ngữ cảnh: Sơ đồ ngũ cảnh(Context Diagrams) bao gồm ba nhóm thành phần: + Thành phần chính là một vòng tròn nằm ở vị trí trung tâm vủa sơ đồ, biểu thị cho toàn bộ hệ thống đang được nghiên cứu. + Xung quanh vòng tròn trung tâm này là tất cả các phần tử bên ngoài, có quan hệ với hệ thống(tác nhân ngoài). + Tất cả các đường truyền thông tin vào và ra khỏ hệ thống (nghĩa là nối hệ thống với mọi tác nhân ngoài của nó). Sơ đồ ngữ cảnh là một dạng sơ đồ được dùng để hỗ trợ cho quá trình xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu. Việc sử dụng sơ đồ ngữ cảnh nhằm làm rõ biên giới của hệ thống và hỗ trợ việc nghiên cứu các mối quan hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài. Từ đó cũng có thể làm rõ các hoạt động của hệ thống. Cùng với các thông tin vao, ra của hệ thống. Sơ đồ ngữ cảnh thường được thiết lập đầu tiên, trong giai đoạn đầu của tiến trình phân tích, giúp phân tích viên có được cái nhin tổng quát về quan hệ của hệ thống với môi trường bên ngoài. Câu 10 : Phương pháp đặc tả tiến trình : bảng logic,giả mã và sơ đồ khối * Phương pháp mô tả chi tiết cua rmột chức năng, hay tiến trình được gọi là phương pháp đặc tả tiến trình(process Specification). Đặc tả tiến trình phỉa ngắn gọn, chính xác và chỉ ra được tất cả các hoạt động logic diễn ra trong tiến trình, cùng với tiến trìh thực hiện chúng. Một bản đặc tả tiến trình gồm 2 phần: phần đầu đề và phần thân mô tả. +Phần đầu đề gồm tên chức năng, các dữ liệu vào và dữ liệu ra. +Phần thân của bản đặc tả tiến trình mô tả chi tiết của tiến trình để xử lý dữ liệu vào thành dữ liệu ra. Nếu có nhiều hoạt động, phần mô tả này phải thể hiện đc thứ tự thực hiện, hoặc các trường hợp thực hiện các hoạt độg tương ứng. Một số công cụ thường dùng để đặc tả tiến trình là phương trìh toán học, ngôn ngữ có cấu trúc, sơ đồ khối và bảng quyết đinh. *Phương pháp dùng bảng Ví dụ xét tiến trìh xử lý phiếu yêu cầu của bạn đọc 1.Tên tiến trình: Xử lý phiếu yêu cầu của bạn đọc +Dữ liệu vào : -Số thẻ bạn đọc, -Phiếu yêu cầu -Bản ghi bạn dọc -Sổ theo dõi mượn trả -tài liệu +Dữ liẹu ra: -Phiếu yêu cầu đã đc xử lý -Thông báo cho bạn đọc 2.Mô tả tiến trình *Phương pháp dùng ngôn ngữ có cấu trúc(giả mã) Trong các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống, ng ta thg dùng ngôn ngữ có cấu trúc để mô tả chi tiết của tiến trìh. Ngôn ngữ có cấu trúc không phải là ngôn ngữ tự nhiên thông thường mà thg là ngôn ngũ lập trình,như giả Pascal… Sử dụng các giả ngôn ngữ này có thể tránh đc các ràng buộc chặt chẽ của các ngôn ngữ khác mà không gây ra sự hiểu lầm,vẫn diễn đạt đc đày đủ các hoạt động mà ko bị rườm rà.Thông thường trong ngôn gnữ có cấu trúc đc sử dụng đẻ mô tả tiến trìh,phải laọi bỏ các lượng từ,các câu phức hợp,cáccách diễn đtạ tình cảm.Trong ngôn gnữ chỉ còn lại các thành phần: -Động từ đc dùng ở dạng mệnh lệnh -Câu đơn giản thuọc loại điều khiển hay khẳng định -Thuật ngữ đc định nghĩa trong từ điển dữ liệu -một số lượng hạn chế các từ logic -và các cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ là lặp và rẽ nhánh Như vậy một ngôn ngữ có cấu trúc dùng để mô tả tiến trình có nhiều đặc điểm quan trọng của ngon ngữ lập trnhf, nhưng không chịu s ự ràng buộc chặt chẽ của ngôn ngữ lập trình nên dễ hiểu,gần với ngôn n gữ tụe nhiên và có cấu trúc tương đối tự do Ví dụ: 1.Tiến trình:In phiếu đòi sách đối với bạn đọc có sách quá hạn + Dữ liệu vào: -Số thẻ bạn đọc -Dữ liệu mượn trả -Ngày hiện thời +Dữ liệu ra: -Phiếu đòi và danh sách tài liệu mượn quá hạn với từng bạn đọc 2.Mô tả: Với mỗi bạn đọc trong danh sách a)K=số thẻ bạn đọc b)Danh sách quá hạn (K):=0 Sổ mượn (K)∈c)Vói mỗi tài liệu +M:=Số hiệu tài liệu +Nếu M.Ngày trả0 Thì≠ d)Nếu Danh sách quá hạn (K) -In phiếu đòi -In Danh sáhc quá hạn(K) *Phương pháp dùng sơ đồ khối Sơ đồ khối là loại biểu đồ diễn tả giải thuật quen thuộc và ưa dùng khi mới làm quen với việc viết chương trình. Sơ đồ khối là một công cụ dễ sử dụng và đơn giản, tuy nhiên khi lập trình nâng cao hoặc giải quyêt những bài toán phức tạp và cồng kềnh thì sơ đồ khối lại bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Trong sơ đồ, bên cạnh các đường có hướng chỉ hướng đêifu khiển,có hai laọi nút: nút hành động, tức là thực hiện một thao tác nào đó,và nút kiểm tra điều kiện Ví dụ: Sơ đồ khối đặc tả tiến trình “In phiếu đòi sách quá hạn” Câu 11 : Mã hóa tên gọi , từ điển dữ liệu *Mã hóa tên gọi : là phép gán tên gọi vắn tắt cho một đối tượng nào đó trong hệ thống, tên gọi phải ngắn gọn, xác định, không trùng nhau trong cùng một phạm vi và phải thể hiện đc những thông tin quan trọng nhất + ) Yêu cầu đối với mã hóa tên gọi:Mã hóa phải đảm bảo tính xác định, phải thích hợp với mục đích sử dụng cho người,c ho máy tính hay cho cả ng và máy tính -Mã hóa phục vụ ng sử dụng phải có tính gợi nhó,dễ hiểu,dex giải mã -Nếu việc mã hóa phục vụ cho máy tính,mã cần đc định nghĩa chặt chẽ,từ ý nghĩa từng giá trị cho đến vùng giá trị của mã. Ví dụ,mã số hồ sơ SV ở một trường Đại học nọ bao gồm 11 ký tự,trong đó,hai ký tự đầu dành cho năm sinh,hai ký tự tiếp theo là năm vào trường,ký tự tiếp theo chỉ giới tính,tiếp theo là ột ký tự ngành,3 ký tự tiếp theo sau là viết tắt họ,đệm, tên của sinh viên, 2 ký tự sau cùng để phân biệt, Ví dụ Sv Trần Việt Nga, sinh năm 1983,vào trường năm 2000,nữ,khoa Anh,có mã là 8300FETVN02. + ) Một số kiểu mã hóa thông dụng -)Mã hóa liên tiếp: -)Mã hóa theo đoạn:chia đoạn cho từng đối tượng, ví dụ từ 0001 đến 9999 là vùng mã hóa dành cho sắt -)Mã hóa cắt lớp: chia tập đối tượng thành từng lớp, ví dụ biển số xe là một laọi mã hóa cắt lớp, mỗi tỉnh thành là một lớp. -)Mã hóa phân cấp -)Mã hóa diễn nghĩa dùng cho xử lý thủ công -) Mã hóa tổng hợp là phối hợp một sô phương pháp mã. * Từ điển dữ liệu : -Khái niệm: là một tư liệu về tên gọi các đối tượng xuất hiện trong các giai đọa phân tích,thiết kế,ccài đặt và bảo trì hệ thống.Thông tin liên quan đến các đối tượng như sự kiện,luồng dữ liệu,thực thể,chức anưng,xử lý,tệp dữ liệu,modul,chương trình thường đc mô tả trong Từ điển dữ liệu. -Kết cấu: Từ điển dữ liệu gồm các mục từ và lời giải thích. Lời giải thích thể hiện đc cấu trúc của mục từ,bản chất (nội dung của mục từ), miền giá trị và phạm víử dụng. Ngoài ra, trong phần giải thích cũng có thể có thêm lời nhận xét của phan tích viên.Trong từ điển dữ liệu có nhiều laọi mục từ nhưng bốn mục từ thường đc đề cập đến là “Luồng dữ liệu”,”Kho dữ liệu”,”Thuộc tính xử lý”,”Chức năg xử lý”. Ví dụ : Câu 12 : Mô hành thực thể liên kết: Khái niệm thực thể, kiểu thực thể, thuộc tính,lien kết. Kỹ thuật xác định các kiểu thực thể chính, xác định các thuộc tính và xác lập các liên kết. * Khái niệm thực thể: Thực thể là một sự kiện, một đối tượng hay một chủ điểm mà thông tin chứa trong nó cần thiết cho hệ thống thông tin cần xây dựng . Ví dụ: “ Khách hàng Nguyễn Văn A, địa chỉ 15, LTT,HP “ Đơn hàng số 1256, của khách KH027 * Kiểu thực thể là một tập hợp các thực thể cùng mô tả một đối tượng nào đó trong hệ thống, nói cách khác, kiểu thực thể là định nghĩa về một laọi thông tin nào đó. Ở ví dụ trên kiểu thực thể tương ứng là Káhch hàng, Đơn hàng. * Thuộc tính: là một đặc trưng của thực thể, thể hiện mọt khía cạnh nào đó của thực thể liên quan tới hệ thống. Mỗi một thực thể có một tập hợp các thuộc tính, mô tả một thực thể chính là mô tả các thuộc tính của nó. Ví dụ : “ Tên của khách hàng là Nguyễn Văn A “ Đại chỉ của khách hàng là 15,LTT,HP “Số đơn hàng là 1256 “ Mã khách hàng là KH027 trong ví dụ trên, giá trị cụ thể của thuộc tính ứng với từng thực thể đc nêu ra kèm với 1 cái tên : “ Tên : Nguyễn Văn A “Đại chỉ : 15,LTT,HP “ Số đơn hàng: 1256 “Mã khách hàng: KH027 Thuộc tính đc chia ra làm 4 loại : a) Thuộc tính đinh danh : Một hoặc một số thuộc tính trong kiểu thực thể đc gọi là thuộc tính định danh (hay khóa) tập hợp nếu thông qua giá trị của nó, có thể xác định thực thể một cáh duy nhất. Khi mô tả kiểu thực thể bằng danh sách các thuộc tính, thuộct ính định danh đc gạch chân để phân biệt với các thuộc tính khác. Ví dụ về thuộc tính định danh: Sinh viên { mãSV, Họ tên SV, Ngày sinh, Ngành học, lớp, Trình độ ngoại ngữ} Thuộc tính định danh trong kiểu thực thể Sinh Viên là MãSV Khi chọn hoặc xây dựng thuộc tính định danh mới, phải chú ý đảm bảo sao chp thuộc tính này không chứa giá trị rỗng và ko chứa các thành phần có khả năng thay đổi trong qua strình hoạt động của hệ thống, ví dụ trong MãSV mà có chứa thông tin về lớp hoặc khóa học thì rõ ràng là ko tốt, vì thông tin này sẽ bị thay đổi khi sinh viên chuyển lớp hoăch khóa học. b)Thuộc tính mô tả : với nhiều kiểu thực thể, phần lớn các thuộc tính của nó là thuộc tính mô tả, các thuộc tính mô tả cung cấp thôg tin làm rõ thêm về thực thể . Ví dụ, trong kiểu thực thể Sinh viên trên , các thuộc tính Họ tên SV, Ngày sinh, Ngành học, lớp, Trình độ ngoại ngữ là các thuộc tính mô tả. Thuộc tính mô tả chỉ cần xuất hiện trong một kiểu thực thể nào đó của mô hìn dữ liệu của hệ thống, nếu thuộc tính mô tả xuất hiện trong nhiều kiểu thực thể thì có thể gây ra dư thừa dữ liệu,và là nguyên nhân dẫn đến sự không nhất quán về dữ liệu trong hẹ thống. c) Thuộc tính phức hợp: những thuộc tính mà giá trj của nó ko thể phân tích đc
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net