logo

Giới thiệu về ZnO nanorod

Trong vài thập niên trở lại đây nền khoa học và công nghệ trên thế giới đã đặc biệt chú ý đến vật liệu mà ở đó tính chất của chúng khác hẳn hoàn toàn so với tính chất của vật liệu dạng khối, đó là vật liệu nano.
GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Lời mở đầu. Trong vài thập niên trở lại đây nền khoa học và công nghệ trên thế giới đã đặc biệt chú ý đến loại vật liệu mà ở đó tính chất của chúng khác hẳn hoàn toàn so với tính chất của vật liệu dạng khối, đó là vật liệu nano. Tên gọi nano có nghĩa là hướng nghiên cứu các vật thể chi ở trên thang đo nanomet, nó tương ứng với kích thước cỡ nguyên tử. Năm 1986 K. Eric Drexler, nhà khoa học mỹ đã viết cuốn sách gây chấn động trong thế giới khoa học, cuốn sách đó tên là” các cỗ máy sáng tạo” (Enginnes of Creation). Tác giả đã đưa ra nhiều những ý tưởng mới mẻ, giới thiệu những tiềm năng to lớn về loại vật liệu nano này. Vật liệu nanorod ZnO đã có những ứng dụng rất to lớn trong lính vực quang điện tử và hệ cảm biến khí. Loại vật liệu này thuộc về loại vật liệu nano kích thước một chiều. Do vậy trong các các loại thiết bị bán dẫn phát quang, thì nó có hiệu xuất lượng tử khá cao, bởi độ rộng vùng cấm thẳng và khá rộng (Eg= 3.4Ev), năng lượng liên kết exciton lớn (60meV). Xét về vật liệu nano ZnO nói chung, thì loại vật liệu này khá được ưu ái trong lĩnh vực bán dẫn, bởi khả năng dễ chế tạo, hiệu xuất quang cao và sự đa dạng của nó về hình thái học (Quantum Dot, thin fiml, nanorod, nanowire…). Trên thế giới, vật liệu nanorod ZnO đã có những công trình nghiên cứu và đi đến ứng dụng hiệu quả của loại vật liệu này (phần tài liệu tham khảo).Ở nước ta vật liệu nanorod ZnO coi như vẫn ở thời kỳ sơ khai. Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về nó (Viện Khoa Học Vật Liệu- 2008) nhưng nhìn chung vẫn chỉ dừng ở mức nghiên cứu và khảo sát. Bởi do khả năng ứng dụng to lớn và điều kiện tổng hợp lọai vật liệu này cũng khá đơn giản, phù hợp với điều kiện tổng hợp của phòng thí nghiệm. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm tổng hợp loại vật liệu này theo phương pháp hóa mềm ở nhiệt độ thấp. Để có thể như là một bước tiền đề cho việc nghiên cứu tổng hợp loại vật liệu này trong tương lai. Kết quả của bước đầu quá trình tổng hợp nanorod ZnO đã được chúng tôi tổng kết trong bài luận văn này. Cấu trúc bài luận văn này như sau. Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vật liệu nano Chương 2: Giới thiệu về vật liệu nano ZnO Chương 3: Giới thiệu về vật liệu nanorod ZnO và một số phương pháp tổng hợp Chương 4: Qúa trình Thực nghiệm và kết quả tổng hợp nanorod ZnO Chương 5: Kết luận quá trình tổng hợp nanorod ZnO SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 1 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Chúng tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của mọi người quan tâm đến loại vật liệu này để các kết quả khảo sát về sau được tốt hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU NANO 1.1 Vật liệu nano và những ứng dụng trong cuộc sống Vật liệu nano là vật liệu trong đó ít nhất một chiều có kích thước nano mét. Về trạng thái của vật liệu, người ta phân chia thành ba trạng thái, rắn, lỏng và khí. Vật liệu nano được tập trung nghiên cứu hiện nay, chủ yếu là vật liệu rắn, sau đó mới đến chất lỏng và khí. Ý tưởng cơ bản về công nghệ nano được đưa ra bởi nhà vật lý học người Mỹ Richard Feynman vào năm 1959, ông cho rằng khoa học đã đi vào chiều sâu của cấu trúc vật chất đến từng phân tử, nguyên tử vào sâu hơn nữa. Nhưng thuật ngữ “công nghệ nano” mới bắt đầu được sử dụng vào năm 1974 do Nario Taniguchi một nhà nghiên cứu tại trường đại học Tokyo sử dụng để đề cập khả năng chế tạo cấu trúc vi hình của mạch vi điện tử. Vật liệu ở thang đo nano, bao gồm các lá nano, sợi và ống nano, hạt nano được điều chế bằng nhiều cách khác nhau. Ở cấp độ nano, vật liệu sẽ có những tính năng đặc biệt mà vật liệu truyền thống không có được đó là do sự thu nhỏ kích thước và việc tăng diện tích mặt ngoài của loại vật liệu này. Trong ngành công nghiệp hiện nay, các tập đoàn sản xuất điện tử đã bắt đầu đưa công nghệ nano vào ứng dụng, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh từ chiếc máy nghe nhạc iPod nano đến các con chip có dung lượng lớn với tốc độ xử lý cực nhanh Trong y học, để chữa bệnh ung thư người ta tìm cách đưa các phân tử thuốc đến đúng các tế bào ung thư qua các hạt nano đóng vai trò là “ xe tải kéo”, tránh được hiệu ứng phụ gây ra cho các tế bào lành. Y tế nano ngày nay đang nhằm vào những mục tiêu bức xúc nhất đối với sức khỏe con người, đó là các bệnh do di truyền có nguyên nhân từ gien, các bệnh hiện nay như: HIV/AIDS, ung thư, tim mạch, các bệnh đang lan rộng hiện nay như béo phì, tiểu đường, mất trí nhớ (Alzheimer), rõ ràng y học là lĩnh vực được lợi nhiều nhất từ công nghệ này. Đối với việc sửa sang sắc đẹp đã có sự hình thành nano phẩu thuật thẩm mỹ, nhiều lọai thuốc thẩm mỹ có SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 2 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp chứa các loại hạt nano để làm thẩm mỹ và bảo vệ da. Đây là một thị trường có sức hấp dẫn mạnh, nhất là đối với công nghệ kiệt xuất mới ra đời như công nghệ nano. 1.2 Cơ sở khoa học cho việc phát triển công nghên nano 1.2.1 Hiệu ứng lượng tử Đối với vật liệu vĩ mô gồm rất nhiều nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử được trung bình hóa với rất nhiều nguyên tử (1 µm3 có khoảng 1012 nguyên tử) và có thể bỏ qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhưng các cấu trúc nano có ít nguyên tử hơn thì các tính chất lượng tử thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ một chấm lượng tử có thể được coi như một đại nguyên tử, nó có các mức năng lượng giống như một nguyên tử. Đó chính là các hiệu ứng lượng tử. Như vậy đã có sự chuyển tiếp của vật liệ từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử của nó. 1.2.2 Hiệu ứng kích thước Ngoài ra sự thu nhỏ kích thước về thang nano đã làm cho tính chất của vật liệu khác hẳn hoàn toàn với tính chất của vật liệu dạng khối mà ở đó được gọi là hiệu ứng kích thước của vật liệu. Ví dụ điện trở của một kim loại tuân theo định luật Ohm ở kích thước vĩ mô mà ta thấy hàng ngày. Nếu ta giảm kích thước của vật liệu xuống nhỏ hơn quãng đường tự do trung bình của điện tử trong kim loại, mà thường có giá trị từ vài đến vài trăm nm, thì định luật Ohm không còn đúng nữa. Lúc đó điện trở của vật có kích thước nano sẽ tuân theo các quy tắc lượng tử. Không phải bất cứ vật liệu nào có kích thước nano đều có tính chất khác biệt mà nó phụ thuộc vào tính chất mà nó được nghiên cứu. 1.2.3 Hiệu ứng bề mặt Một đặc điểm nữa của vật liệu nano đó là tỉ số diện tích bề mặt so với thể tích là rất lớn. Các nguyên tử được gắn kết rất đông đặc. Tính chất đặc biệt này có thể là nguyên nhân các tương tác điện từ giữa chúng qua các lớp bề mặt của các hạt nano cạnh nhau. Lực tương tác này trong nhiều trường hợp có thể lớn hơn lực tương tác van der Walls. Sự cô đọng cấu trúc của các nguyên tử rất có lợi cho việc tăng tốc độ truyền tải thông tin trong hệ cấu trúc nano. Những tính chất bề mặt đã làm cho việc SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 3 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp lắp ghép các cấu trúc nano trở nên phức tạp và làm tăng thêm tính phức tạp của hệ. Những phức tạp này hoàn toàn chưa đuợc khám phá và việc xây dựng những kỹ thuật dựa vào những vi cấu trúc đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc khoa học căn bản tìm ẩn trong chúng. Những phức tạp này cũng mở đuờng cho sự tiếp cận với những hệ phi tuyến phức tạp mà chúng có phô bày ra những lớp biểu hiện trên căn bản khác với những lớp biểu hiện của cả hai cấu trúc phân tử và cấu trúc ở quy mô micrômét. 1.3 Ý nghĩa thời đại của vật liệu nano Nhờ vào kích thước nhỏ những cấu trúc nano có thể đóng gói chặt lại và do đó làm tăng tỉ trọng gói (packing density). Tỉ trọng gói cao có nhiều lợi điểm: tốc độ xử lý dữ liệu và khả năng chứa thông tin gia tăng. Tỉ trọng gói cao là nguyên nhân cho những tương tác điện và từ phức tạp giữa những vi cấu trúc kế cận nhau. Đối với nhiều vi cấu trúc, đặc biệt là những phân tử hữu cơ lớn, những khác biệt nhỏ về năng lượng giữa những cấu hình khác nhau có thể tạo được các thay đổi đáng kể từ những tương tác đó. Vì vậy mà chúng có nhiều tiềm năng cho việc điều chế những vất liệu với tỉ trọng cao và tỉ số của diện tích bề mặt trên thể tích cao, chẳng hạn như bộ nhớ (memory). Ngoài ra khi kích thuớc của vật chất trở nên nhỏ tới kích thuớc nanômét, các điện tử không còn di chuyển trong chất dẫn điện như một dòng sông, mà đặc tính cơ lượng tử của các điện tử biểu hiện ra ở dạng sóng. Kích thuớc nhỏ dẫn đến những hiện tượng lượng tử mới và tạo cho vật chất có thêm những đặc tính kỳ thú mới. Hệ quả của việc thu nhỏ kích thước đã làm nổi bật những tính chất kỳ thú như là hiệu ứng đường hầm: điện tử có thể tức thời chuyển động xuyên qua một lớp cách điện. Lợi điểm của hiệu ứng này là các vật liệu điện tử xây dựng ở kích cỡ nano không những có thể được đóng gói dầy đặc hơn trên một chíp mà còn có thể hoạt động nhanh hơn, với ít điện tử hơn và mất ít năng lượng hơn những transistor thông thường. Ví dụ : Chấm lượng tử (Quantum Dots- QD). Một QD là một hạt vật chất có kích thuớc nhỏ tới mức việc bỏ thêm hay lấy đi một điện tử sẽ làm thay đổi tính chất của nó theo một cách hữu ích nào đó. Do sự hạn chế về không gian (hoặc sự giam hãm) của những điện tử và lỗ trống trong vật chất hiệu ứng lượng tử xuất phát và làm cho tính chất của vật chất thay đổi hẳn đi. Khi ta kích thích một QD dưới dạng quang, QD càng nhỏ thì năng lượng và cường độ phát sáng của nó càng tăng. Vì SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 4 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp vậy mà QD là cửa ngõ cho hàng loạt những áp dụng kỹ thuật mới như là bán dẫn quang, pin mặt trời, bột phát quang…. 1.4 Vật liệu nano Vật liệu nano được quan tâm nhiều nhất ngày nay chủ yếu là vật liệu chất rắn nano. Trong vật liệu chất rắn nano người ta phân thành. • Vật liệu nanno không chiều: Loại vật liệu này ở đó cả ba chiều đều bị giới hạn ở thang nanomet, điện tử bị giam cầm ở cả ba chiều ( các hạt nano, chấm lượng tử…) • Vật liệu nano một chiều: Là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano, điện tử được tự do trên một chiều (hai chiều cầm tù), ví dụ, dây nano, ống nano. • Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó một chiều có kích thước nano, hai chiều tự do, ví dụ, màng mỏng,.. Để thấy một cách tổng quan về ba loại vật liệu này chúng ta sẽ đi so sánh một cách định tính tính chất của chúng với hệ vật liệu khối ba chiều. 1.4.1 Hệ ba chiều Xét khối tinh thể rắn dx, dy, dz có N điện tử, nếu bỏ qua tương tác giữa các điện tử cũng như giữa thế điện tử với thế tinh thể, thì mô hình này được gọi là mô hình khí điện tử tự do. Trong mô hình khí điện tử tự do, mỗi điện tử trong chất rắn di chuyên ̉ tự do trong hôp nhưng không vượt ra khoi no. Như vây điên tử được xem như chuyên ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̉ đông trong hố thế có độ rông băng chiêu dai tinh thê. Trang thai cua điên tử được mô tả ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ ̣ ́̉ ̣ băng phương trinh Schrodinger. Người ta đi giải phương trình sóng này và tìm được ̀ ̀ nghiệm của nó là một sóng phẳng có phương trình  Ψ = C exp(ik r ) phương trình này biểu thị Trị riêng của (1.1) các mức năng lượng của điện tử trong không gian ba chiều. Đó là một hàm bậc hai theo vec tơ sóng k có phương trình: 22 2 2 h2 h (k x + k y + k z ) (1.2) E= = 2m 2m SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 5 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Số lượng trạng thái trên một đơn vị khoảng cách giữa hai số sóng gọi là mật độ trạng thái, kí hiệu là D3d(k). Nếu biết được mật độ trạng thái trong chất rắn, chúng ta có thể tính được tổng số lượng điện tử có số sóng nhỏ hơn một giá trị kmax nào đó theo phương trình k max N (k max ) = ∫ D3d (k )dk . (1.3) 0  Trong một khối chất rắn, các trạng thái phân bố đồng đều trong không gian k , nên số lượng trạng thái giữa k và k + Δk tỉ lệ với k2Δk . Khi Δk → 0, ta có: dN (k ) D3d (k ) = ≈ k2 (1.4) dk dk 1 ≈ Từ phương trình (2) ta suy ra (1.5) dE E Khi đó mật độ trạng thái của khí điện tử ba chiều có năng lượng E dN ( E ) dN (k ) dk 1 D3d ( E ) = = ≈ E⋅ ≈E (1.6) dE dk dE E Từ phương trình ta thấy rằng xác suất có thể tìm thấy điện tử là gần như liên tục trong không gian k Hình 1.1: Mô tả chất rắn ba chiều và các trạng thái năng lượng của nó Hinh (a) Chất rắn này có thể được mô hình hóa thành một tinh thể vô hạn dọc theo ̀ cả ba chiều x, y, z. Hình (b) Giả thiết về điều kiện biên tuần hoàn làm cho nghiệm của phương trình Schrodinger của các điện tử tự do có dạng sóng đứng. Các số sóng SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 6 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp tương ứng (kx, ky, kz) được phân bố tuần hoàn trong không gian đảo k . Mỗi một chấm chỉ ra trong hình đại diện cho một trạng thái điện tử (kx, ky, kz). Mỗi một trạng thái trong không gian k chỉ có thể bị chiếm chỗ bởi hai điện tử. Hình (c) năng lượng của các điện tử tự do tỉ lệ với bình phương số sóng, thể hiện trên đồ thị là một parabol. Đối với khối chất rắn, các trạng thái được phép phân bố gần như liên tục và khoảng cách giữa hai trạng thái kế cận (các điểm trên đồ thị) trong không gian k là rất bé. Mật độ trạng thái D3d của các điện tử tự do trong một hệ ba chiều. Các mức năng lượng được phép phân bố gần như liên tục, mật độ trạng thái tỉ lệ với căn bậc hai của năng lượng E1/2. 1.4.2 Hệ hai chiều Đại biểu cho hệ hai chiều là màng nano tinh thể là chất rắn hai chiều, có kích thước theo phương x, y, dx,dy lớn, có bề dày dz chỉ cỡ vài nm. Các điện tử vẫn có thể di chuyển tự do trong mặt phẳng x – y, nhưng không thể di chuyển tự do theo phương z. Giải phương trình Schrodinger một chiều cho một điện tử trong thế V(z) (bằng không bên trong giếng và bằng vô cùng ở hai biên), người ta sẽ thu được nghiệm của bài toán hạt trong hộp. Nghiệm là các sóng dừng có năng lượng Enz = ħ2kz2/2m = h2kz2/8π2m = h2nz2/8mdz2, nz = 1, 2,…. Mật độ trạng thái tỉ lệ tuyến tính với k: dN (k ) D2 d (k ) = ≈k (1.7) dk Ta cũng tính được mật độ trạng thái của khí điện tử hai chiều có năng lượng E. dN ( E ) dN (k ) dk 1 D2 d ( E ) = = ≈ E⋅ ≈1 (1.8) dE dk dE E Dãy năng lượng sẽ xuất hiện ít mức năng lượng hơn và vì thế khoảng cách giữa các mức năng lượng sẽ gia tăng, đặc biệt là khi bề dày của màng giảm xuống kích thước nm. SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 7 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Hình 1.2: Mô tả chất rắn hai chiều và các trạng thái năng lượng của nó Hình (a) Chất rắn hai chiều mở rộng vô hạn theo hai chiều x – y, nhưng rất mỏng theo chiều z, mỏng đến nỗi có thể so sánh được với bước sóng De Broglie của điện tử tự do (dz → λ). Hình (b) Các điện tử vẫn có thể di chuyển tự do dọc theo phương x và y. Theo phương z, điện tử chuyển động rất hạn chế, và bị cầm tù trong một cái hộp. Phương này chỉ chấp nhận sự tồn tại của các trạng thái đã lượng tử hóa. Hình (c) sự chuyển động bị hạn chế theo phương z làm cho E(k z) chỉ nhận các giá trị gián đoạn. Các điện tử chỉ lấp đầy được vào các trạng thái gián đoạn này mà thôi (nz1, nz2, …,vẽ dưới dạng các chấm tròn). Hình (d) Mật độ trạng thái của khí điện tử hai chiều. 1.4.3 Hệ một chiều Dựa theo các phương pháp nêu ở phần trên đối với các hệ ba chiều và hai chiều, người ta tiến hành tượng tự để có được các trạng thái của hệ một chiều. Có thể hình dung tất cả các trạng thái khả dĩ là các đường song song với trục kx. có thể đếm số trạng thái dọc theo một đường bằng cách đo chiều dài của nó. Do đó, số lượng trạng thái tỉ lệ với k = kx. Số lượng trạng thái có số sóng trong khoảng giữa k và k + Δk tỉ lệ với Δk: dN (k ) D1d (k ) = ≈1 (1.9) dk Mật độ trạng thái của khí điện tử một chiều có năng lượng E: SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 8 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp dN ( E ) dN (k ) dk 1 1 D1d ( E ) = = ≈ 1⋅ ≈ (1.10) dE dk dE E E Biểu thức cho ta thấy rằng năng lượng của điện tử là không liên tục. Hình 1.3: Mô tả chắt rắn một chiều và các trạng thái năng lượng của nó Hình (a) chất rắn một chiều. Hình (b) các trạng thái khả dĩ (k x, ky, kz) có thể được hình dung như là các đường song song với trục kx trong không gian k ba chiều. Hình (c) dọc theo trục kx, dãy năng lượng E(kx, ky, kz) phân bố gần như liên tục, nhưng dọc theo trục ky và kz, năng lượng E chỉ nhận các giá trị gián đoạn. Hình (d) mật độ trạng thái trong phạm vi một đường riêng biệt dọc theo trục kx sẽ tỉ lệ với E –½. Mỗi một hypecbon chỉ ra trong biểu đồ D1d tương ứng với một trạng thái ky, kz riêng biệt. 1.4.4 Hệ không chiều Khi các hạt mang điện bị giam cầm trong cả ba chiều, hệ thống được gọi là chấm lượng tử. Trong chấm lượng tử, sự di chuyển của các điện tử bị giam cầm trong cả ba chiều và vì thế chỉ tồn tại các trạng thái (k x, ky, kz) gián đoạn trong không gian k. Mỗi một trạng thái trong không gian k có thể biểu bởi một điểm. Hệ quả cuối cùng là chỉ có các mức năng lượng gián đoạn được phép tồn tại. Trong chấm lượng tử, năng lượng chỉ nhận các giá trị gián đoạn, và có sự tồn tại của năng lượng điểm không hữu hạn, ngay cả trong trạng thái cơ bản, các điện tử vẫn có năng lượng lớn hơn so với các điện tử ở đáy vùng dẫn của vật liệu khối SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 9 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Hình 1.4: Mô tả chấm lượng tử và các trạng thái năng lượng của nó Hình (a) chất rắn được thu nhỏ trong cả ba chiều để có kích thước so sánh được với bước sóng De Broglie của các hat mang điện bên trong chất rắn. Hình (b) bởi các giới hạn về kích thước như thế, nên tất cả các trạng thái (k x, ky, kz) là các điểm gián đoạn trong không gian k ba chiều. Hình (c) chỉ có các mức năng lượng gián đoạn là được phép tồn tại. CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU NANO ZnO 2.1 Khái quát chung về vật liệu ZnO và những ứng dụng của nó Vật liệu ZnO đóng góp một vai trò khá quan trọng trong cuộc sống. Trong lĩnh vực thuốc chức năng hay y tế nano ôxít kẽm (ZnO) là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và y học do khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, xúc tác... Chúng được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sản xuất sơn, chế tạo các thiết bị chống ăn mòn, chất xúc tác, trong mỹ phẩm do khả năng ngăn chặn tia cực tím nên chúng được làm kem chống nắng cho chị em phụ nữ. Về lĩnh vực bán dẫn. Trong những linh kiện bán dẫn hợp chất II-VI , ZnO được đặc biệt chú ý bởi sự kết hợp về tính chất quang và vật lí của nó khá đặc biệt . Dải SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 10 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp năng lượng vùng cấm của nó rộng (3.37eV ở nhiệt độ phòng ), năng lượng liên kết exiton cao (60meV) , và sự phát triển hình thái tinh thể học gồm nhiểu dạng khác nhau. Những đặc tính đó đã làm cho ZnO trở thành vật liệu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ nano và linh kiện bán dẫn. Tính năng của ZnO sử dụng cho việc chế tạo những thiết bị bước sóng ngắn, tạo ra những vùng bước sóng xanh và bước sóng tia tử ngoại của phổ điện tử , như là những diode phát quang , diode laze và những máy dò. Lợi thế chủ yếu của ZnO đó là nó có năng lượng liên kết exiton lớn hơn của GaN ( vật liệu điện đã sử dụng tạo ra quang điện tử ở vùng bước sóng này ), nó sẽ cho phép những thiết bị đem lại hiệu quả cao và ngưỡng tạo tia lazer năng lượng thấp bằng bơm quang học ở nhiệt độ phòng . Thêm vào đó là khả năng phát triển ZnO với chi phí khá thấp, và dễ. Việc tạo ra vật liệu GaN chất lượng cao thì rất khó khăn trong quá trình tổng hợp. Sự thu nhỏ kích thước đê tiến tới cấu trúc và thang nano của ZnO đã làm cho vật liệu này nổi bật những tính chất mới. Một trong những tính chất này là ảnh hưởng sự giam cầm lượng tử nó được xem sét như là sự dịch chuyển band edge của chất bán dẫn. Do đó , một bước sóng ngắn của phát xạ ánh sáng đã được quan sát khi vật liệu bị kích thích . Tính chất này thì rất hữu dụng cho việc chế tạo những thiết bị phát xạ ánh sáng tia tử ngoại từ ZnO. Hiệu ứng áp điện ( sự biến đổi về cơ dẫn đến tín hiệu điện hoặc ngược lại ) đã được đo bằng thực nghiệm cho cả hai loại kích cỡ dạng khối và nano ZnO . Kết quả thấy rằng hệ số áp điện cho bởi kích cỡ nano thì lớn nhiều so với vật liệu khối. Điều này làm cho ZnO thang nano rất hữu dụng cho những bộ cộng hưởng nano, nanosensors , và bộ dẫn động nano chúng sử dụng ảnh hưởng áp điện . Những hiệu ứng bề mặt cũng trở nên ý nghĩa hơn với sự thu nhỏ kích thước. Đặc biệt sự hiện diện của cấu trúc nano làm cho bề mặt của chúng nhạy cảm về phương diện hóa học hơn là trường hợp vật liệu khối , nó tạo cho cấu trúc nano có tính cảm biến tốt hơn , và chính điều này làm hữu dụng hơn nữa trong việc chế tạo cảm biến hóa học. Những tính chất nổi bật của cấu trúc nanno ZnO đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến nó trong việc tổng hợp , mô tả , và chế tạo những thiết bị nano. Kết quả có nhiều kĩ thuật tổng hợp như : molecular beam epitaxy , chemical vapor SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 11 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp deposition , thermal evaporation , và sol gel đã được phát triển để tổng hợp cấu trúc nano ZnO. Sản phẩm thu được từ quá trình tổng hợp xét riêng về hình thái học so với vật liệu bán dẫn nói chung thì có lẽ vật liệu nano ZnO là loại vật liệu có sự đa dạng về hình thái học nhiều nhất. Hình thái học của ZnO trải đều từ cấu trúc hai chiều đến các chấm lượng tử. Trong cấu trúc hai chiều đó là sự hiện diện của cấu trúc màng mỏng nano được ứng dụng rất rộng trong nhiều lĩnh vực như màng dẫn điện trong suất, màng chống tia hồng ngoại. Đó là nhờ những tính chất nổi trội của nó như là có độ truyền qua cao trong vùng ánh sáng khả kiến, hấp thụ mạnh bước sóng vùng hồng ngoại… Trong cấu trúc một chiều sự hiện diện của các nanorod, nanowire, nanoflower, nanocombo, càng làm tăng thêm sự phong phú về hình thái học của loại vật liệu này. Sự ứng dụng của nó trong lính vực quang điện tử rất lớn bởi hiệu xuất phát quang của chúng cao hơn hẳn cấu trúc hai chiều. Đặc biệt sự thu nhỏ kích thước đến chấm lượng tử, hệ quả của nó là xuất hiện những tính chất mà vật liệu khối không bao giờ có được. Ưng dung trong thực tiên ̣ ̉ cua nó vai trò rât lớn về măt công nghệ mà cac công nghệ củ không thể thực hiên được. ̉ ́ ̣ ́ ̣ Tinh phat quang cua nó có thể được ap dung trong viêc đanh dâu cac vât thê, hang hoa ́ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̉̀ ́ trong sinh hoc những chấm lượng tử và những que lượng tử phát quang đang trở ̣ thành những công cụ quan trọng trong việc nhận diện các phân tử và tế bào trong những hệ vật chất sống. Chúng có thể nhân diên và đanh dâu cac tế bao ung thư giup ̣ ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ich trong quá trinh diêu trị bênh. Trong linh vực điên tử chấm lượng tử có thể cho ́ ̀ ̀ ̣ ̃ ̣ phép phát xạ các đơn điện tử trong thang thời gian nano giây (ns) vượt qua các linh kiện điện tử hiện nay đang hoạt động. 2.2 Tính chất của vật liệu nano ZnO 2.2.1 Cấu trúc tinh thể của ZnO ZnO kết tinh ở ba dạng cấu trúc: hexagonal wurtzite, Zin blende, rocksalt. Trong đó cấu trúc hexagonal wurtzite là cấu trúc phổ biến nhất. Dạng kết tinh của cấu trúc hexagonal wurtzite của ZnO dựa trên liên kết đồng hóa trị của một nguyên tử với SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 12 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp bốn nguyên tử lân cận. Trong mỗi ô đơn vị ZnO chứa hai ion zn+2 và ion O-2. Hằng số mạng a, c giao động khoảng 0.32495 nm đến 0.32860nm và 0.52069nm tới 0.5214 nm. Các ion này chỉ chiếm khoảng 44% thể tích của tinh thể, do vậy khoảng trống còn lại tương đối rộng. Trong quá trình phát triển tinh thể, mặt được ưu tiên phát triển thường là mặt (002). Đó là các mặt phân cực, năng lượng bề mặt của những mặt phân cực này thì thấp do vậy hình thái học cuối cùng của tinh thể thường phụ thuộc vào những mặt phân cực này. Nguyên nhân sự hình thành mặt phân cực trong tinh thể ZnO là sự trái ngược của hai ion điện tích Zn+2 ở mặt giới hạn trên và ion O-2 ở mặt giới hạn dưới gây nên, do vậy hình thành một moment lưỡng cực và sự phân cực tự nhiên dọc theo trục đối xứng C. Bao quanh tinh thể, các cạnh bên của hình tinh thể lục giác ZnO là các mặt không phân cực. Các mặt này thường có năng lượng bề mặt cao nên thường không đóng vai trò ổn định hình thái học cuối cùng của tinh thể. 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thông số mạng của tinh thể ZnO Thông số mạng của ZnO chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau • Sự tập trung của các điện tử tự do dọc theo đường thế năng của đáy vùng dẫn • Các nguyên tử lạ thay thế các nguyên tử chính trong mạng, hoặc các nguyên tử trong mạng bị mất đi hình thành các khuyết tật mạng. • Ưng suất nội • Nhiệt độ SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 13 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Các khuyết tật mạng thường là nguyên nhân làm nhiễu loạn tính tuần hoàn của tinh thể. Những sai hỏng này có ảnh hưởng đáng kể, thậm chí có thể điều khiển cả tính chất cơ nhiệt, điện, quang của bán dẫn. Nó có thể quyết định hình thái học, độ cứng và độ dẫn điện của vật liệu. Ta sẽ đi tìm hiểu các mức khuyết tật này ở mục tiếp theo. 2.2.3 Khuyết tật trong cấu trúc tinh thể ZnO Tinh thể thực tế luân có kích thước xác định, do vậy tính tuần hoàn và đối xứng của tinh thể bị phá vỡ ngay tại bề mặt của tinh thể. Đối với những tinh thể có kích thước đủ lớn thì xem như vẫn thỏa mãn tính tuần hoàn và đối xứng của nó. Ngược lại đối với các tinh thể có kích thước giới hạn và rất nhỏ thì tính tuần hoàn và đối xứng tinh thể bị vi phạm (cấu trúc màng mỏng, cấu trúc nano…). Lúc này tính chất của vật liệu phụ thuộc rất mạnh vào vai trò của các nguyên tử bề mặt. Ngoài lí do kích thước tính tuần hoàn của tinh thể có thể bị phá vỡ ở các dạng sai hỏng trong tinh thể như là: sai hỏng đường, sai hỏng mặt, sai hỏng điểm. Sai hỏng quan trọng nhất trong tinh thể là sai hỏng điểm. Qúa trình tạo sai hỏng điểm trong mạng tinh thể ZnO là quá trình giải phóng một nguyên tử oxi, tạo thành các vị trí khuyết oxi (vacancy) có điện tích +1 hoặc +2 và các nguyên tử kẽm xen kẽ giữa các nút mạng. Người ta gọi đó sai hỏng Schottky và sai hỏng Frenkel. • Sai hỏng Schottky: Do thăng giáng nhiệt hoặc va chạm, một nguyên tử ở bề mặt có thể bốc hơi ra khỏi tinh thể và để lại một vị trí trống, các nguyên tử bên trong có thể nhảy vào vị trí trống đó và tạo ra một nút khuyết. Năng lượng để tạo ra một nút khuyết là nhỏ, cỡ vài eV nên mật độ nút khuyết này khá lớn SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 14 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp • Sai hỏng Frenkel: Do thăng giáng nhiệt, một nguyên tử có thể bứt ra khỏi vị trí cân bằng và dời đến xen giữa vào vị trí các nguyên tử khác. Như vậy hình thành đồng thời môt nút khuyết và một nguyên tử xen kẽ. Năng lượng để hình thành sai hỏng này là rất lớn nên mật độ sai hỏng này thường rất nhỏ. Như vậy trong tinh thể ZnO tồn tại các vị trí trống oxi và các nguyên tử kẽm xen kẽ trong tinh thể. Các khuyết tật điểm này được cho là nguồn gốc ảnh hưởng đến các tính chất điện và quang của ZnO. Sự hình thành các khuyết tật điểm trong tinh thể ZnO có thể được mô tả bởi các phương trình hóa học đặc trưng bởi vì ở đó có sự cân bằng về tỉ lệ giữa các ion âm và ion dương được tạo ra, được gọi là sự cân bằng vệ vị trí. Nó khác với các phản ứng bình thường chỉ xảy ra theo định luật bảo toàn điện tích và khối lượng. Phương trình mô tả hình thành các khuyết tật điểm trong tinh thể ZnO như sau •• x O O = 1/ 2O 2(khí) + V O + 2e (2.1) •• =1 X O 2O (khí) + Zn + 2e (2.2) O 2 i O o = 12 O 2(khí) +V o +1e g x (2.3) g x O o = 12 O2 (khí) + Zni +1e (2.4) Từ phương trình ta thấy rằng khi các khuyết tật được hình thành đồng nghĩa với việc hình thành các mức năng lượng khuyết tật trong vùng cấm của ZnO. Như vậy trong tinh thể ZnO dưới tác động của một vài ảnh hưởng nào đó liên kết giữa các nguyên tử oxy và kẽm bị đứt hình thành các điện tử tự do trong mạng tinh thể. Các mức năng lượng này được mô tả bởi kí hiệu Kroger – Vink như sau. • Các khuyết tật donor: Zni•• , Zni•, Zni×, Vo••, Vo•, Vo. • Các khuyết tật acceptor: Vzn’’, Vzn’. SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 15 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Những mức năng lượng ion hóa khuyết tật thay đổi từ 0.05 tới 2.8 eV. Những kẽ hở kẽm và nút khuyết oxy là những khuyết tật ion chiếm ưu thế. Do các mức khuyết tật nằm rất gần đáy vùng dẫn và đỉnh vùng hóa trị vì vậy với điều kiện nhiệt độ thích hợp các electron tự do dễ dàng chuyển lên vùng dẫn làm cho ZnO trở thành chất dẫn điện. Ngoài ra những nút khuyết oxy trên bề mặt ZnO ở đó có hoạt tính cao về mặt điện và hóa học . Những nút khuyết này ngoài vai trò như là mức donor làm tăng đáng kể độ dẫn điện của ZnO đồng thời nó còn hoạt động như những trạng thái bẫy có khả năng bắt giữ các phân tử khí trong môi trường. Điều này có nghĩa là các vị trí khuyết oxy làm tăng tính nhạy hóa học cho vật liệu ZnO. Đây là một tính chất đặc biệt của ZnO để ứng dụng vào trong lĩnh vực dò khí- các cảm biến khí đối với các loại khí: CO, NH3, H2, methanol… 2.2.4 Cấu trúc vùng năng lượng của ZnO SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 16 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Cấu trúc vùng năng lượng của tinh thể Wurzite có vùng Billouin dạng khối lục lăng tám mặt thể hiện sự đối xứng đường cao. Giữa vùng dẫn và vùng hóa trị là khe vùng năng lượng khoảng 3.4eV. Vùng hóa trị được xác định nằm trong khoảng -6eV đến 0eV. Vùng này tương ứng với obitan 2p của nguyên tử oxy đóng góp vào. Giới hạn vùng hóa trị được xác định bởi obitan 2S của nguyên tử oxy. Vùng dẫn được hình thành khi các electron của obitan 3d chuyển về các trạng thái trống obitan 2p của nguyên tử oxy. Giá trị mức năng lượng của vùng dẫn ở trên mức 3eV. Từ công thức tính độ rộng vùng cấm ta có thể tính bước sóng mà vật liệu hấp thụ 1.24 từ phổ truyền qua theo phương trình E g = λ (µ m) . Từ đó suy ra bước sóng mà vật liệu trong khoảng 370nm đến 380nm phù hợp với các kết quả thực nghiệm. Và ta cũng có thể tiên đoán rằng vật liệu nano ZnO phát xạ mạnh bước sóng vùng tử ngoại. 2.2.5 Tính nhạy khí của vật liệu Nguyên nhân tính nhạy khí của ZnO là do trên bề mặt vật liệu có những vị trí khuyết oxy có hoạt tính cao về mặt hóa học. Những nút khuyết oxy này ngoài vai trò làm những mức donor nó còn hoạt động như những các bẫy, có khả năng bắt giữ các phần tử khí của môi trường xung quanh. Nhờ vào đặc điểm này của vật liệu ZnO nó được ứng dụng trong công nghệ tạo cảm biến khí. SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 17 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Cơ chế dò khí của vật liệu ZnO dựa trên sự thay đổi điện trở bề mặt của nó. Độ nhạy khí của vật liệu tính theo phương trình. R − R gas S = air (2.5) R air Khi cảm biến được đặt trong môi trường khí oxy hóa (NO, NO2 …). Lúc này trên bề mặt của vật liệu xảy ra các phản ứng của khí hấp phụ với các vị trí khuyết oxy trên bề mặt. Phương trình này được biểu diễn như NO + O − + e− ⇔ NO − + O − (2.6) 2 2 NO + O− + 2e− ⇔ NO − + 2O − (2.7) 2 2 2 Trong cả hai phản ứng ta thấy rằng khí hấp phụ lấy đi điện tử tự do bề mặt của vật liệu, điều này đồng nghĩa với điện trở bề mặt tăng lên. . Khi các nguyên tử oxy hấp phụ trên bề mặt oxit bán dẫn, nó sẽ hút các điện tử trong bán dẫn để tạo nên các ion oxy trên bề mặt. Khi đó phần giáp danh gần bề mặt bán dẫn trở nên nghèo điện tử và đồng nghĩa với nó là sự xuất hiện vùng điện tích không gian ở gần bề mặt một phía mang điện âm và một phía mang điện tích dương sinh ra một điện trường cản không cho các electron di chuyển lên trên bề mặt. Cơ chế của quá trình này được mô tả như hình trên. Khi cảm biến ZnO được đặt trong môi trường khí khử như là ethanol, H2 và CO, lúc này điện trở bề mặt của nó giảm xuống. Cơ chế được mô tả như sau. SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 18 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Hình 2.6: Mô tả cơ chế giảm điện trở bề mặt của cảm biến ZnO Và phương trình CO(gas) + O- ↔ CO2+ e- (2.8) C2H5OH(gas) + O- ↔ CH3CHO + H2O + e- (2.9) 2.2.6 Tính áp điện của vật liệu. Tính áp điện của vật liệu là khi tác dụng vào nó một lực cơ học theo phương thích hợp thì nó tạo ra dòng điện, Và khi áp vào nó một điện trường thì kích thước vật liệu lại thay đổi. Đặc tính này thường xuất hiện trong những cấu trúc tinh thể có sự phân cực bề mặt và không có đối xứng tâm. Như vậy với đặc điểm cấu trúc tinh thể của ZnO tính áp điện được thể hiện. Tính chất này của ZnO được ứng dụng trong các hệ thống đo lực. Tại Viện Công nghệ Georgia ở Atlanta (Hoa Kỳ) người ta đã nghiên cứu thành công sự khai thác năng lượng xung quanh từ các nanorod ZnO bằng cách tổ hợp các tính chất của bán dẫn và áp điện của ZnO, sự biến dạng đàn hồi lớn có thể tạo ra trong các nanowire có thể giúp cho việc chuyển đổi từ cơ năng thành năng lượng điện. Sơ đồ mô tả như sau. SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 19 GVHD: T.S Đinh Sơn Thạch Khóa luận tốt nghiệp Hình 2.7: Mô tả cơ chế tạo ra dòng điện nhờ vào tính áp điện của vật liệu nanorod ZnO 2.2.7 Tính chất quang của vật liệu nano ZnO Hiện tượng nổi bật nhất của vật liệu nano bán dẫn là việc mở rộng độ rộng vùng cấm Eg. Vùng cấm trong bán dẫn nano nằm giữa các trạng thái điện tử bị chiếm chỗ cao nhất và các trạng thái chưa bị chiếm chỗ thấp nhất. Trong khối vật liệu bán dẫn kích thước lớn, độ rộng vùng cấm tính từ đỉnh vùng hóa trị và đáy vùng dẫn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất phát quang của vật liệu. Giống như vật liệu khối, độ rộng vùng cấm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất quang của babs dẫn, năng lượng tối thiểu cần cho việc tạo thành một cặp điện tử – lỗ trống (exciton) trong bán dẫn được quyết định bởi độ rộng vùng cấm Eg của nó. Bán dẫn nano không thể hấp thụ ánh sáng có năng lượng bé hơn Eg. Vì độ rộng vùng cấm phụ thuộc vào kích thước của bán dẫn, nên cường độ hấp thụ cũng phụ thuộc kích thước của nó. Các exciton trong chất bán dẫn có một thời gian sống nhất định bởi vì sự tái hợp của cặp điện tử – lỗ trống. Trong các bán dẫn nano, năng lượng giải phóng do sự tái hợp của cặp điện tử – lỗ trống quá lớn đến nỗi các dao động mạng tinh thể của chấm lượng tử không thể hấp thụ được. Vì thế, nó được giải phóng dưới dạng phát xạ photon. Phương thức giải phóng năng lượng bằng con đường phát xạ photon (phát huỳnh quang) chiếm xác suất rất cao trong chất bán dẫn nano. 2.2.7.1 Hiện tượng phát quang trong bán dẫn ZnO Hiện tượng phát sáng quang hóa là hiện tượng phát xạ tư nhiên của ánh sáng từ vật chất dưới tác động kích thích quang học. Trong hiện tượng phát sáng quang hóa vật liệu ZnO được chiếu bởi ánh sáng kích thích có năng lượng cao hơn độ rộng vùng cấm của nó. Kích thích quang nguyên do các electron trong vật liệu dời lên những trạng thái kích thích cho phép. Khi các electron này trở về trạng thái cân bằng của nó, năng lượng của nó được giải phóng bằng sự phát xạ ánh sáng. Phổ quang hóa (PL) cho thông tin về sự dịch chuyển mức năng lượng giữa các trạng thái khác nhau nó liên quan tới các electron kích thích và do vậy nó được sử dụng để xác định mức độ năng lượng điện tử. Qúa trình phổ có thể tóm tắt như sau • Cặp điện tử và lỗ trống được tạo ra bằng sự hấp thụ ánh sáng kích thích. SVTH : Khổng Tiến Thịnh User 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net