logo

GIÁO TRÌNH XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ

Xuất huyết tiêu hoá là hội chứng do nhiều bệnh lý gây ra gồm: • Bệnh lý đường tiêu hoá: viêm, loét, k… • Bệnh lý toàn thân Xuất huyết tiêu hoá trên: Tổn thương từ góc Treitz trở lên, thực quản dạ dày, tá tràng gây ói máu, đi cầu ra máu.
XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ I.ĐẠI CƯƠNG: Xuất huyết tiêu hoá là hội chứng do nhiều bệnh lý gây ra gồm: • Bệnh lý đường tiêu hoá: viêm, loét, k… • Bệnh lý toàn thân Xuất huyết tiêu hoá trên: Tổn thương từ góc Treitz trở lên, thực quản dạ dày, tá tràng gây ói máu, đi cầu ra máu. Xuất huyết tiêu hoá dưới: Tổn thương từ góc Treitz trở xuống hổng tràng, manh tràng, đại tràng, gây đi cầu ra máu. II.NGUYÊN NHÂN: 6 nhóm: XHTH trên chiếm 80-85%. XHTH dưới chiếm 15% 1.Tại đường tiêu hoá: Viêm loét dạ dày tá tràng: chiếm 80-85% K ống tiêu hoá U mạch máu, polype Túi thừa, lồng ruột Nhồi máu do tắc mạch mạc treo Hội chứng Mallory-Weiss 2.Gan-Mật-Tụy: Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan Đường mật: viêm, k đường mật Viêm tuỵ thể hoại tử xuất huyết K vùng cơ vòng Oddi 3.Bệnh về máu: Suy tuỷ Leucemia cấp, mãn Hemophilie Rối loạn số lượng, chất lượng tiểu cầu 4.Do thuốc: Corticoid, kháng viêm Non-steroid, kháng đông 5.Do ngộ độc: Nội sinh: Suy thận, NH3 tăng, nhiễm trùng huyết, stress. Ngoại sinh: Do chất độc Acid, Baze, chất độc khác gây tổn thương đường tiêu hoá. 6.Nhiễm khuẩn và dị ứng: Siêu vi: SXH, cúm Vi trùng: thương hàn KST: sốt rét ác tính thể XHTH, Amibe Dị ứng đường tiêu hoá III.PHÂN LOẠI: 1.XHTH nhẹ Máu chảy < 20% khối lượng tuần hoàn cơ thể hay < 500ml Triệu chứng toàn thân không thay đổi Dấu hiệu sinh tồn bình thường: M < 100l/p, HA ổn định Cận lâm sàng: không thay đổi HC > 3triệu, Hb > 11g/dl, Hct > 30% 1.XHTH trung bình Lượng máu mất 20-40% khối lượng tuần hoàn cơ thể hay mất 1000-1500ml Triệu chứng toàn thân xuất hiện: da xanh, niêm nhợt, hoa mắt, chóng mặt, nước tiểu giảm trong 24 giơ.ø M > 100 l/p, HA giảm nhẹ Cận lâm sàng: 2 triệu < HC < 3 triệu, 20% < Hct < 30% 1.XHTH nặng: Máu mất > 40% khối lượng tuần hoàn cơ thể hay >1500ml Chi lạnh vả mồ hôi, thiểu niệu hoặc vô niệu M > 120l/p, HA giảm hoặc kẹp Cận lâm sàng : CVP thấp, HC < 2 triệu, Hct < 20% IV.XỬ TRÍ: Nhằm 3 mục đích: Hồi phục khối lượng tuần hoàn cơ thể Cầm máu Giải quyết nguyên nhân và phòng ngừa tái phát A.Hồi phục khối lượng tuần hoàn cơ thể: rất quan trọng Cho bệnh nhân nằn đầu thấp bất động Lập đường truyền tĩnh mạch cố định bằng dung dịch đẳng trương Tiến hành lấy máu xét nghiệm: CTM, Gs, Hct, Urê, Creatinin, SGOT, SGPT, đông máu toàn bộ. Khám và đánh giá mức độ chảy máu 1.Chảy máu mức độ nhẹ: Thành lập đường truyền và cố định Thăm dò mức độ và vị trí chảy máu Cầm máu Chuẩn đoán nguyên nhân 2.Chảy máu mức độ trung bình Bồi phục chủ yếu bằng dung dịch đẳng trương NaCL 0.9%, Lactat Ringer Thở Oxy Theo dõi tình trạng chảy máu 3.Chảy máu mức độ nặng Thở Oxy 2-4 l/p Có chỉ định truyền máu: truyền 1/3 khối lượng tuần hòan là máu, 2/3 khối lượng tuần hoàn là dung dịch đẳng trương, truyền đến khi hết dấu hiệu thiếu oxy não, M, HA ổn định, Hct > 20%, HC >2 triệu Trường hợp khi chưa có nhóm máu kịp thời, ta truyền dung dịch thay thế máu Gelafundin Nâng huyết áp cho bệnh nhân: Trường hợp bù dịch, máu mà huyết áp vẫn chưa lên được, nếu để lâu có thể gây suy thân, nhũn não, thiếu máu cơ tim ---> có chỉ định dùng thuốc vận mạch: Dopamin: liều < 5mg/kg/p để nâng huyết áp, duy trì chức năng thận CCĐ: Adrenalin, Nor-Adrenalin, hydrocarbinat để nâng HA Chú ý: chỉ dùng Dopamin khi huyết áp đến ngưỡng thận thì ngưng B.Cầm máu 1.XHTH do loét DD-TT: gặp thường nhất Đặt sonde dạ dày: Đặt sonde Tube Levin Rửa sạch máu trong dạ dày bằng dung dịch NaCl 0.9% Lưu sonde 6-8 giờ để theo dõi, dánh giá tình trạng chảy máu và bơm thuốc cho bệnh nhân. Chuẩn đoán vị trí chảy máu, cầm máu, điều trị nguyên nhân chảy máu. Nội soi cấp cứu nên làm trước 24 giờ, vì có những tổn thương sẽ lành sau 24 giờ như: hội chứng Mallory-Weiss, viêm chợt dạ dày. Cầm máu qua nội soi: Chỉ định: Cục máu đông ở đáy ổ loét Đang có rỉ máu trên vết loét Động mạch chồi lên và thấy rõ Động mạch đang phun máu Dùng Adrenalin 0.1% 1ml + 9ml NaCl: chích vào nơi chảy máu để cầm máu Sau khi chích phải dùng thuốc ức chế bơm proton mạnh: Losec 80mg(TMC), sau 12-24 giờ nhắc lại 40mg và tiếp tục liều 40mg/ngày đến khi ổn thì chuyển qua uống. Nếu không có ức chế bơm proton thì dùng ức chế H2 hoặc Antacid hoà tan uống 3 giờ/lần. Điều trị duy trì bằng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng. 2.XHTH do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Dãn tĩnh mạch thực quản chia 3 độ trên nội soi Chỉ định cầm máu qua nội soi sau khi dãn tĩnh mạch thực quản độ II căng phòng đến doạ vỡ. Tiến hành: Đặt sonde Blackmoire, dùng trong cấp cứu khi bệnh nhân đang vỡ tĩnh mạch thực quản ồ ạt, sau 24 giờ tháo sonde. Xơ hoá TM thực quản bằng Polidocanol 0.75-2% (thường 1%) chích trực tiếp vào các túi tĩnh mạch phồng căng trước, chích xơ nhắc lại sau 7-10 ngày. Xử trí và ngừa hôn mê gan: song song Kháng sinh: Neomycin 1.5g/ngày Klion 0.25-1.5g/ngày Thuốc sổ : Duphalac 1-3gói/ngày Lactulose 1-3gói/ngày Thuốc ngừa tái phát: Propranolon, chỉ định dùng liều thấp sau đó tăng dần: 20- 40mg/ngày. g/giờ. Tiêm tĩnh mạch trong 3-4 ngày.μDùng Sandostatin làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa: liều 25-50 Có thể dùng: Vasopresin 0.3 đơn vị / 1 phút 30 phút sau 0.6 đơn vị / 1 phút 30 phút sau 0.9 đơn vị / 1 phút C.Giải quyết nguyên nhân chảy máu: Tuỳ từng nguyên nhân mà giải quyết cụ thể Chỉ định phẩu thuật: K Chảy máu tái phát nhiều lần Hồi sức nội khoa không hiệu quả, đã truyền 8 đơn vị máu mà huyết áp vẫn không ổn định. Vỡ tĩnh mạch thực quản liên tiếp ---> phương pháp thông nối cửa – chủ Chế độ dinh dưỡng: Trong thời gian đang chảy máu nuôi bằng đường tĩnh mạch Khi đã cầm máu: Nếu do loét DDTT: cho uống sữa lạnh để trung hoà acid Nếu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: uống nước đường lạnh Sau 5 ngày XHTT ổn định: cho ăn lại bình thường từ lỏng đến đặc, coi như XHTH chấm dứt. Điều trị nguyên nhân tích cực.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net