logo

Giáo trình Uốn ván sơ sinh

Uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng, thường xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Nguyên nhân thường do dụng cụ cắt rốn hoặc bàn tay người đỡ đẻ chưa được vô khuẩn nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn, gọi là uốn ván rốn.
Uốn ván sơ sinh Uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng, thường xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Nguyên nhân thường do dụng cụ cắt rốn hoặc bàn tay người đỡ đẻ chưa được vô khuẩn nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn, gọi là uốn ván rốn. Triệu chứng : a. Thời kỳ ủ bệnh: sau đẻ, trẻ có một thời gian hoàn toàn bình thường, đó là thời kỳ ủ bệnh, kéo dài 3-7 ngày, thời gian ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng. b. Thời kỳ phát bệnh: - Trẻ sốt cao 39-40oC - Bỏ bú, cứng hàm - Co cứng toàn thân và lên cơn co giật - Toàn thân ưỡn cong ra sau, mặt nhăn nhúm, môi chúm lại, miệng không há to được làm trẻ khóc không thành tiếng. - Trẻ có những cơn co giật. Nếu cơn giật xảy ra liên tục, trẻ sẽ chết vì thiếu dưỡng khí. - Rốn thường rụng sớm vào ngày thứ ba, thứ tư. Tại rốn có thể ướt bẩn nhưng có thể đã khô. c. Thời kỳ lui bệnh: nếu được điều trị tốt hoặc ở thể nhẹ, sau 7 ngày trẻ bớt giật, hết sốt, chỉ còn co cứng cơ trong một thời gian dài (kéo dài hàng tháng), sau đó sẽ khỏi bệnh. Ðiều trị: - Huyết thanh chống uốn ván: SAT - Kháng sinh: penicillin, khi có biến chứng viêm phổi phải dùng phối hợp kháng sinh. - Thuốc an thần: thường dùng seduxen, aminazin, phenobarbitan, gardenan. - Chế độ ăn: + Sữa mẹ nhỏ giọt dạ dày khi bệnh nhân còn giật 7-8 lần/ ngày, nhỏ giọt mỗi lần trong 1 giờ, sau mỗi lần ăn phải thay chai và dây nhỏ giọt. + ăn bằng ống thông khi bệnh nhân còn tăng trương lực cơ. + Ðổ thìa khi trẻ đã há được miệng. + Khi đã khóc to, há miệng to mới cho bú mẹ. Dự phòng: - Người mẹ khi có thai phải tiêm đủ 2 mũi giảm độc tố uốn ván (vắcxin phòng uốn ván). Tiêm mũi thứ nhất vào một trong những tháng thứ 3,4,5 hoặc 6. Mũi thứ hai vào tháng thứ 7 hoặc 8. - Hai mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng và mũi thứ hai cách lúc đẻ ít nhất 1 tháng. - Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ và bàn tay người đỡ đẻ. - Dụng cụ cắt rốn phải được hấp sấy 120oC trong 30 phút. Rôm sảy Rôm là hiện tượng hay gặp ở trẻ em, vào mùa nóng. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng nực, mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều nhưng không ra được hết, ứ lại ở ống bài tiết. 1. Ðặc điểm: trên da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám có khi dày đặc. ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể càng có nhiều rôm. Khi thời tiết mát mẻ rôm cũng lặn hết, không có hại gì. 2. Phòng ngừa: - Nhà ở rộng rãi, thoáng mát. - Những ngày nóng tránh để trẻ tiếp xúc nhiều quá với ánh nắng, nơi đông người để tránh ra nhiều mồ hôi. - Mặc quần áo bằng vải cotton, mỏng, rộng, nhạt màu để dễ thấm mồ hôi. Không dùng vải có nhiều nylon gây nóng. - Tắm rửa thường xuyên cho trẻ để giữ da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng. - Rắc phấn rôm ở nơi có nhiều mồ hôi làm cho da dẻ mát mẻ, dễ chịu. - Cho trẻ uống nước đầy đủ. - Không nên dùng bất cứ loại thuốc nào. Nếu có thì phải có ý kiến của BS da liễu. TIM BẨM SINH Phân biệt 3 loại tím: - Tím trung ương: khi độ bão hòa oxy máu đm SaO2 giảm hay nồng độ oxy máu đm PaO2 giảm. Triệu chứng: tím da, niêm; móng tay khum; đầu chi dùi trống; SaO2-PaO2 giảm; Hct tăng; Hb khử / máu tăng; MetHb máu tăng. - Tím ngoại biên: khi tưới máu ở đầu chi giảm, thường thì SaO2 và PaO2 bình thường nhưng cũng có thể giảm nếu bn có bệnh khác đi kèm. Triệu chứng: tím da, đầu chi SaO2-PaO2 bt hay giảm. - Tím chuyên biệt: máu nuôi các chi có độ bão hòa oxy khác nhau. II/ TĂNG LƯU LƯỢNG MÁU LÊN PHỔI: -Bt nếu tính lượng máu lưu thông thì lưu lượng máu lên ĐMP bằng lưư lượng máu lên ĐMC. Tăng lưu lượng máu lên phổi: Có : Shunt T-P Không: Tuần hoàn phổi bt Tuần hoàn phổi giảm(hẹp or teo ĐMP) 1) Triệu chứng của tăng tuần hoàn phổi: - Nhiều lần NT phổi - Thở nhanh, ho, khò khè, tim đập mạnh - Râles ẩm, ngáy, rít, co kéo lồng ngực(+/-). - CLS: Xquang phổi: tăng tuần hoàn phổi chủ động. 2) Triệu chứng của giảm tuần hoàn phổi: - Thở nhanh, sâu kiểu tăng thông khí. - Tím (+/-). - Móng khum, đầu chi dùi trống (+/-) - CLS: Xquang phổi: tuần hoàn phổi giảm; Hct thuờng cao; ECG: phì đại thất phải kiểu tăng gánh tâm thu. III/ TIM NÀO BỊ ẢNH HƯỞNG: tim P, hay tim T, hay cả 2 tim đều bị ảnh hưởng IV/ TẬT TIM NẰM Ở ĐÂU? V/ CÓ TĂNG ÁP ĐMP? 1) Lâm sàng: - Tím: không có nếu kháng lực hệ phổi nhỏ hơn hệ chủ tím từng cơn khi gắng sức khi kháng lực 2 hệ bằng nhau tím thường xuyên khi kháng lực hệ phổi lớn hơn hệ chủ - Nghe tim: T2 vang mạnh ở đáy tim click phun ĐMP (+/-) âm thổi Graham Steels do hở ĐMP cơ năng (+/-) 2) CLS: - Xquang: hình ảnh cắt cụt, cung ĐMP phồng, phổi sáng. - ECG: phì đại thất P kiểu tăng gánh tâm thu. VI/ PHÂN LOẠI LÂM SÀNG BỆNH TIM BẨM SINH: Ko tím: t/hoàn phổi ko tăng chủ động: Dị tật từ tim T: tắc nghẽn đg vào-ra nhĩ trái, hở 2 lá bẩm sinh, xơ chun nội mạc nguyên phát, hẹp ĐMC, hở van ĐMC bẩm sinh, hẹp eo ĐMC, ĐMC bị gián đoạn, bất thường ĐM vành. Dị tật từ tim P: bất thường Ebstein không tím van 3 lá, hẹp ĐMP, hở van ĐMP bẩm sinh, dãn thân ĐMP nguyên phát, tăng áp ĐMP nguyên phát. Tuần hoàn phổi tăng chủ động: Shunt ở tầng nhĩ: TLN, TLN + hẹp 2 lá, bất thường TMP về tim bán phần Shunt ở tầng thất: TLT, TLT + hở ĐMC, TLT với shunt, TT-NP Shunt gốc ĐMC-tim P: dò ĐTM vành, túi phình xoang, Valsava vỡ, ĐM vành T xuất phát từ ĐMP Shunt ở tầng ĐM:cửa sổ chủ phế, còn ống ĐM Shunt ở nhiều tầng: kênh nhĩ thất toàn phần Tím: Tăng lưu lượng máu lên phổi: chuyển vị đại ĐM hoàn toàn, tật Taussig Bing thân chung ĐM, bất thường TMP về tim toàn phần, teo van 3 lá với TLT lớn, tứ chứng Fallot + teo van ĐMP + tăng, nhiều tuần hoàn bàng hệ phế quản, tim 1 nhĩ, tim 1 thất + kháng lực mm phổi thấp và ko hẹp ĐMP. Lưu lượng máu lên phổi bt/giảm ưu thế thất T: teo van 3 lá, teo van ĐMP với vách LT nguyên vẹn, tật Ebstein của van 3 lá, tim 1 thất dạng thất T + hẹp ĐMP, TMC đổ vào nhĩ T. ưu thế thất P: ko tăng áp phổi: Fallot, hẹp ĐMP ko TLT, TLN, shunt P-T, chuyển vị đại ĐM htoàn + hẹp ĐMC, thất P 2 đường ra + hẹp ĐMP. Tăng áp phổi: TLN đảo shunt, TLT đảo shunt, COĐM đảo shunt, thất P 2 đường ra với kháng lực mm phổi cao, cvị đại đm htoàn + klực mm phổi cao, bất thường TMP về tim htoàn +klực, mm phổi cao, thiểu sản bên T tim. tâm thất bt or gần như bt: Dò TMP, TMC đổ vào nhĩ T.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net