logo

Giáo trình Thông liên nhĩ

Thông liên nhĩ là một nhóm bệnh gồm những tổn thương của vách liên nhĩ. Lỗ thông thứ phát nằm ở phần cao của vách liên nhĩ, lỗ thông tiên pát nằm ở phần thấp của vách liên nhĩ, có thể đơn thuần hoặc kèm với bất thường của gối nội mạc và một số ít ở vị trí xoang tĩnh mạch, xoanh vành. Tần suất thông liên nhĩ từ 7 – 15% các bệnh tim bẩm sinh.
Thông liên nhĩ 1. Đại cương: Thông liên nhĩ là một nhóm bệnh gồm những tổn thương của vách liên nhĩ. Lỗ thông thứ phát nằm ở phần cao của vách liên nhĩ, lỗ thông tiên pát nằm ở phần thấp của vách liên nhĩ, có thể đơn thuần hoặc kèm với bất thường của gối nội mạc và một số ít ở vị trí xoang tĩnh mạch, xoanh vành. Tần suất thông liên nhĩ từ 7 – 15% các bệnh tim bẩm sinh. 2. Chẩn đoán: 2.1. Lâm sàng: * Bệnh sử: - Mệt, khó thở khi gắng sức (bú, khóc...). - Sốt, ho tái phát nhiều lần. - Chậm lớn, chậm biết đi. * Khám bệnh: - Khám tim: Thất (P) đập dọc bờ ức trái. Âm thổi tâm thu ở KLS II bờ trái ức, dạng phụt, âm sắc trung bình, không kèm rung miu. T2 vang mạnh, tách đôi rộng, cố định. - Khám hô hấp: Tìm dấu hiệu thở nhanh, ran phổi. 2.2. Cận lâm sàng: - Công thức máu. - X quang ngực thẳng: Lớn thất (P), nhĩ (P), động mạch phổi giãn to, tuần hoàn phổi tăng chủ động. - ECG: Lớn thất (P), nhĩ (P), block nhánh (P) không hoàn toàn. - Siêu âm tim: Phát hiện và đo đường kính lỗ thông, đo áp lực ĐMP, đường kính các buồng tim (cho thấy tim (P) giãn to). 2.3. Chẩn đoán xác định: Dựa vào siêu âm tim. 3. Điều trị: 3.1. Nguyên tắc: - Phẫu thuật đóng lỗ thông. - Phòng ngừa và điều trị các biến chứng nội khoa. 3.2. Phòng ngừa và điều trị các biến chứng nội khoa: - Suy tim: Phần lớn thông liên nhĩ không dẫn đến suy tim hoặc dẫn đến suy tim nhưng muộn. - Nhiễm trùng hô hấp. - Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: TLN ít bị biến chứng VNTMNT, không cần dùng KS phòng ngừa khi mổ, nhổ răng hay làm thủ thuật ngoại khoa. - Suy dinh dưỡng. 3.3. Ngoại khoa: Chỉ định phẫu thuật: - Thông liên nhĩ lỗ thứ phát có thể tự đóng vào khoảng 2 – 3 tuổi với tần suất từ 4 – 16%, do đó không nên phẫu thuật ở trẻ 1.5, tuổi mổ thích hợp: 3 – 5 tuổi. * Tại viện tim không phẫu thuật khi áp lực ĐMP đo bằng SA Doppler gần bằng áp lực mạch hệ thống, luồng thông rất ít và hai chiều, SaO2 lúc nghỉ < 92% và giảm hơn nữa khi gắng sức.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net