logo

Giáo trình: môn học quản trị học trong kinh doanh

Chương này sẽ phân tích khái niệm vai trò của quản trị trong các tổ chức và khẳng định quản trị là hoạt động cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức. Đồng thời nêu bật vai trò lịch sử của quản trị và đối tượng của quản trị phổ biến của quản trị trong các tổ chức khác nhau.Quá trình là từ diễn tả những chức năng đang được thực hiện và các công việc ưu tiên cần các nhà quản trị giải quyết, các chức năng này cụ thể là lập kế hoạch,...
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG QUẢN TRỊ HỌC (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2007 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG QUẢN TRỊ HỌC Biên soạn : TS. HÀ VĂN HỘI LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi đang diễn ra một cách nhanh chóng trên mọi phương diện: Quản trị đã làm thay đổi cách thức nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh; sự phát triển của công nghệ thông tin làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ chức và không gian làm việc; sự gia tăng của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Những thay đổi đó khiến cho những điều mà chỉ thời gian ngắn trước đây vẫn được coi là những nguyên lý hay khuôn mẫu cho thành công, thì nay đã không còn thích hợp với quản trị hiện đại. Để thành công các nhà quản trị hôm nay và tương lai cần phải có những năng lực quản trị cần thiết để thích ứng với yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận ở nhiều tài liệu trong và ngoài nước, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên hệ Đào tạo từ xa, ngành Quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chúng tôi đã tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn học tập “quản trị học”. Mặc dù nội dung của quản trị học rất rộng, nhưng với đối tượng là sinh viên hệ đào tạo từ xa, nên tài liệu này chỉ tập trung nêu những nội dung cơ bản nhất và hướng người học có thể nắm được một số vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quản trị học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ sở ngành quan trọng để đi vào từng lĩnh vực quản trị cụ thể như Quản trị nhân lực, Quản trị sản xuất, Quản trị Marketing.... Đồng thời, để cho người học có thể nắm bắt các nội dung kiến thức của Quản trị học một cách dễ dàng, chúng tôi đã chia các vấn đề trong nội dung của tài liệu hướng dẫn học tập Quản trị học thành 4 phần lớn theo trình tự lô gich nhất định. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn cuốn tài liệu nà không thể tránh khỏi nhứng thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng của cuốn tài liệu này. Tác giả 1 PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC GIỚI THIỆU Mục đích yêu cầu Chương này sẽ phân tích khái niệm và vai trò của quản trị trong các tổ chức và khẳng định quản trị là hoạt động cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức. Đồng thời nêu bật vai trò lịch sử của quản trị và đối tượng của quản trị cũng như tính phổ biến của quản trị trong các tổ chức khác nhau. Sau khi học xong chương này, sinh viên phải nắm được các ván đề sau: - Lịch sử và vai trò của quản trị trong các tổ chức. - Bản chất của quản trị. - Sự khác biệt giữa nhà quản trị và nhà kinh doanh. - Quá trình quản trị, tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị. Nội dung chính: - Khái niệm và sự cần thiết của quản trị - Nhà quản trị. - Các cấp quản trị, các chức năng và kỹ năng của quản trị. - Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị NỘI DUNG 1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN TRỊ 1.1.1. Khái niệm và bản chất của quản trị a. Khái niệm quản trị Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất... Quản trị nói chung theo tiếng Anh là “Management” vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy nhiên, khi dùng từ, theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là quản lý ở tầm vĩ môi. Còn thuật ngữ quản trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp. Có rất nhiều quan niệm về quản trị: - Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức; 2 - Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động; - Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Nhiều người cùng làm việc với nhau trong một nhóm để đạt tới một mục đích nào đó, cũng giống như các vai mà các diễn viên đảm nhiệm trong một vở kịch, dù các vai trò này là do họ tự vạch ra, là những vai trò ngẫu nhiên hoặc tình cờ, hay là những vai trò đã được xác định và được sắp đặt bởi một người nào đó, nhưng họ đều biết chắc rằng mọi người đều đóng góp theo một cách riêng vào sự nỗ lực của nhóm. b. Lịch sử của quản trị Từ những năm 1840 - 1890 khi những cơ sở sản xuất nhỏ, những công trường thủ công, xưởng thợ ra đời kèm theo nó là sự xuất hiện của những quản trị viên. Họ là chủ sở hữu những cơ sở sản xuất nhỏ của mình và đồng thời là nhà quản trị. Sau năm 1890, nhiều xí nghiệp lớn, nhiều liên hiệp xí nghiệp ra đời và phát triển mạnh. Để quản lý các doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn này và thích ứng với môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, các nhà nước, các chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều đạo luật nhằm quy định quyền hạn và trách nhiệm của những xí nghiệp và liên hiệp xí nghiệp này. Trong quá trình cải tổ doanh nghiệp, không chỉ có các chủ sở hữu mà cả những luật gia cũng tham gia vào những chức vụ quan trọng của quản trị doanh nghiệp và hoạt động quản trị được thực hiện trong phạm vi những điều luật quy định. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước năm 1910 chưa có những tác phẩm đáng kể viết về quản trị doanh nghiệp, kể cả vấn đề tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Có chăng chỉ là những kinh nghiệm được sao chép, truyền lại qua các đời, từ các gia đình, dòng họ. Vì vậy, quản trị doanh nghiệp chưa phải là môn khoa học chính thống. Từ năm 1910, nhiều công ty, nhiều tập đoàn sản xuất lớn được hình thành; nhiều ngân hàng xuất hiện nhằm phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn. Các chức danh Giám đốc, Tổng Giám đốc ra đời. Vấn đề quản trị doanh nghiệp càng được đặt ra cụ thể, chặt chẽ dưới các điều luật cụ thể. Vào năm 1911, tác phẩm quản trị doanh nghiệp có giá trị đầu tiên được xuất bản ở Mỹ. Cuốn sách do nhà khoa học quản trị nổi tiếng F. W. Tây-lơ biên soạn với tiêu đề: “Những nguyên tắc và phương pháp quản trị khoa học (Principles and methods of scientice manngement”. Cuốn sách chủ yếu đề cập vấn đề quản trị nhân sự: Làm thế nào để người lao động hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả công cụ lao động, thời gian làm việc để tăng năng suất lao động. Sau Đại chiến Thế giới lần thứ nhất (1913 - 1918), tiếp đó là cuộc đại khủng hoảng kinh tế, tài chính đã làm cho hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản. Nhiều doanh nghiệp còn trụ lại, được tổ chức lại hoặc hợp nhất với nhau. Cơ chế quản lý mới ra đời thích ứng với thời kỳ mới. Trên cơ sở này, giới quản trị doanh nghiệp mới xuất hiện với những nguyên tắc, phương pháp và kinh nghiệm quản lý mới. Năm 1922 đã ra đời một tác phẩm có giá trị cao về quản trị doanh nghiệp. Đó là tác phẩm của nhà khoa học Pháp Hen-ry Fayol về: "Quản lý công nghiệp và quản lý tổng hợp (Industrial and 3 General Administration”. Nội dung cơ bản của cuốn sách đề cập đến phương pháp quản trị trong phòng giấy, chủ yếu nói về những chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Những tư tưởng, quan điểm cơ bản của cuốn sách cho đến nay vẫn được áp dụng. Cho đến năm 1940, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đã nhận thấy tính tất yếu phải xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ quản trị viên doanh nghiệp và một hệ thống trường lớp, giáo trình đào tạo quản trị viên đã ra đời. Từ đó, khoa học quản trị doanh nghiệp đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các doanh nghiệp. P. Fonet viết trong cuốn sách: “Đường xoắn ốc của những phương pháp khoa học và hiệu quả của nó đối với quản lý công nghiệp (Papus of scientirc methods and its effect upon industrial manngement)”. Cuốn sách đã xác định những tư tưởng triết học và những quan điểm của quản trị tiến bộ. Sự phát triển của quản trị doanh nghiệp từ năm 1946 đến nay: Đây là giai đoạn sau kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, chuyển sang khôi phục, phát triển kinh tế và giao lưu quốc tế. Cùng với trào lưu đó, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nhiều nước công nghiệp tiên tiến đã đạt được tốc độ cao trong tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1946 trở đi, ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị nói về quản trị doanh nghiệp. Ở nhiều nước đã thành lập các trường riêng để giảng dạy, đào tạo những nhà quản trị doanh nghiệp từ cấp thấp đến cấp cao nhất doanh nghiệp. Có thể kể đến các trường ở Mỹ: Trường MBA (Master of Business Administration), Trường Kinh doanh Ha-vớt (Harvard Business School); ở Nhật: Trường Đào tạo Giám đốc dưới chân núi Phi-ghi... Có thể kể đến một số tác phẩm quản trị doanh nghiệp đặc biệt có giá trị trong thời kỳ này như. Cuốn sách: “Quản lý năng động” xuất bản năm 1945 của hai nhà khoa học người Anh và Mỹ. Tác phẩm này đã tổng kết những nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp đạt được từ xưa đến năm 1945. Trên cơ sở lý luận về quản trị doanh nghiệp mới phù hợp với điều kiện hiện tại. Sau đó lần lượt hàng trăm cuốn sách khác nhau, nhiều sách giáo khoa, bài báo về quản trị doanh nghiệp ra đời. Những buổi hội thảo, hội nghị quốc tế, nhiều lớp học được tổ chức để làm sáng tỏ những vấn đễ cơ bản của quản trị doanh nghiệp trong điều kiện hiện đại. Từ sau năm 1960, là thời kỳ sôi nổi, phát triển nhất của quản trị doanh nghiệp mà nhân loại đạt được từ nền kinh tế tư bản phát triển tới nay. Một công ty Mỹ trong năm 1960, đã phải chi tới 3.000.000 đô-la chỉ để phục vụ việc sưu tầm, thu thập, tổng hợp những tài liệu về quản trị doanh nghiệp, nhằm bồi dưỡng cho những quản trị viên của công ty (chưa kể tiền lương và những chi phí khác phục vụ cho đội ngũ giáo sư, cán bộ giảng dạy...). Tóm lại, qua các giai đoạn phát triển của quản trị doanh nghiệp chúng ta thấy nổi bật một vấn đề là: Xã hội từ chỗ chấp nhận từ từ đến chấp nhận hẳn vai trò của quản trị doanh nghiệp, mà gắn liền với nó là các quản trị viên có nghiệp vụ và các cố vấn có năng lực vận dụng những kiến thức lý luận quản trị doanh nghiệp vào thực tiễn. Ngày nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 90, ở hầu hết các nước đã hình thành một hệ thống trường lớp để đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản trị doanh nghiệp tài ba đem lại. c. Bản chất của quản trị Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất. Nói chung, quản trị là một quá trình phức tạp mà các nhà quản trị phải tiến hành nhiều hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất các yếu tố đầu ra theo chu trình quá trình hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp. 4 Những quan niệm trên cho dù có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở chỗ quản trị phải bao gồm ba yếu tố (điều kiện): Thứ nhất: Phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và một đối tượng quản trị tiếp. Đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần. Thứ hai: Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biến động. Về thuật ngữ chủ thể quản trị, có thể hiểu chủ thể quản trị bao gồm một người hoặc nhiều người, còn đối tượng quản trị là một tổ chức, một tập thể con người, hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị đất đai, thông tin...). Thứ ba: Phải có một nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng trong quá trình quản trị. 1.1.2. Ý nghĩa của quản trị Khi con người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc, người ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi người. Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có thể không đem lại kết quả. Nhưng nếu người ta biết tổ chức hoạt động thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác. Khi chúng ta so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí để thực hiện sẽ có khái niệm là hiệu quả. Hiệu quả = Kết quả - Chi phí Hiệu quả sẽ tăng trong hai trường hợp: Tăng kết quả với chi phí không đổi. Giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên kết quả. Muốn đạt được cả hai điều đó đòi hỏi phải biết cách quản trị, không biết cách quản trị lãnh đạo cũng đạt được kết quả nhưng hiệu quả sẽ đạt thấp. Một sự quản trị, lãnh đạo giỏi không những mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng góp phần đưa nền kinh tế đất nước nhanh chóng phát triển. Mục tiêu của hoạt động quản trị, lãnh đạo như vậy là nhằm giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cũng như mục tiêu phi lợi nhuận. 1.1.3. Bản chất của quản trị Quản trị xét về mặt tổ chức - kỹ thuật là sự kết hợp nỗ lực của con người trong tổ chức. Nói một cách khác, quản trị là quản trị con người trong doanh nghiệp, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng của doanh nghiệp. Quản trị xét về mặt kinh tế - xã hội là quản trị vì mục tiêu, lợi ích của doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại, sống còn và phát triển lâu dài. Nói cách khác bản chất của quản trị tuỳ thuộc vào chủ sở hữu của doanh nghiệp. 1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ Nhà quản trị (cán bộ quản trị) là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động của tổ chức và của chiến lược phát triển của tổ chức đó. Cán bộ quản trị kinh doanh xét về mặt tổ chức lao động nói chung là cầu nối nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp thành một khối thống nhất trong phạm vi chức trách của mình. Tùy theo 5 chức trách cụ thể, cán bộ quản trị có các nhiệm vụ khác nhau và cùng nhằm hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhà quản trị có các vai trò sau: 1.2.1. Nhóm vai trò quan hệ với con người Nhóm vai trò quan hệ với con người bao gồm khả năng phát triển và duy trì mối quan hệ với người khác một cách hiệu quả. Vai trò đại diện gắn liền với vị trí trong sự phân cấp quản trị, vai trò lãnh đạo đòi hỏi việc xây dựng mối quan hệ với cộng sự, tiếp xúc và thúc đẩy họ làm việc, vai trò liên hệ tập trung vào việc duy trì mối quan hệ cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Vai trò quan hệ với con người giúp các nhà quản trị xây dựng mạng lưới làm việc cần thiết để thực hiện các vai trò quan trọng khác. 1.2.2. Nhóm vai trò thông tin Vai trò thông tin gắn liền với việc tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin sao cho nhà quản trị thể hiện là trung tâm đầu não của tổ chức. Vai trò thu thập thông tin là nắm bắt thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vai trò truyền đạt hoạt động theo hai cách: Thứ nhất, nhà quản lý truyền đạt những thông tin tiếp nhận được từ bên ngoài đến các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, những người có thể sử dụng những thông tin này; thứ hai, nhà quản lý giúp truyền đạt những thông tin từ cấp dưới này đến cấp thấp hơn hoặc đến các thành viên khác trong tổ chức, những người có thể sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Trong khi vai trò truyền đạt cung cấp thông tin cho nội bộ thì vai trò phát ngôn phổ biến thông tin cho bên ngoài về những vấn đề như kế hoạch, chính sách, kết quả hoạt động của tổ chức. Do đó, nhà quản lý tìm kiếm thông tin trong vai trò giám sát, truyền đạt thông tin với nội bộ và sau đó kết hợp việc cung cấp thông tin quan trọng theo yêu cầu của vai trò quyết định. 1.2.3. Nhóm vai trò quyết định Nhóm vai trò quyết định bao gồm việc ra những quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến tổ chức. Có bốn vai trò mô tả nhà quản trị là người quyết định: - Vai trò cách tân hay còn gọi là vai trò doanh nhân, là người luôn ở điểm gốc của mọi thay đổi và cải tiến, khai thác các cơ hội mới. - Vai trò thứ hai trong nhóm này là vai trò xử lý các tình huống: Gắn liền với việc đưa ra các hành động kịp thời khi tổ chức phải đối mặt với những biến cố bất ngờ, những khó khăn không lường trước được. - Vai trò thứ ba là phân phối các nguồn lực của tổ chức. - Cuối cùng, vai trò đàm phán thể hiện sự đại diện cho tổ chức thương lượng đàm phán ký kết các hợp đồng, ảnh hưởng tùy theo các lĩnh vực trách nhiệm của nhà quản trị. Trong các cuộc tiếp xúc làm ăn, nhà quản trị phải là một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại giao. Làm ăn thời mở cửa đa phần là các cuộc tiếp xúc, muốn thành đạt phải học cách thương lượng. Mềm dẻo kết hợp với cứng rắn và cương quyết, lý trí cùng với nhân bản là bí quyết thành công trong thương lượng với đối tác. - Người phối hợp: Là người quản trị cấp cao, người ủng hộ cho sự cần thiết phải đổi mới, cung cấp tài chính cho các hoạt động cải tiến, khuyến khích, nâng đỡ và tôn trọng, bảo vệ các sáng kiến cải tiến của các thành viên. Việc cải tiến thường vấp phải các cản trở của lề lối cũ và những người thuộc phái bảo thủ thủ thường e ngại. Người phối hợp sẽ đảm nhận vai trò cân bằng các thế lực sao cho các sáng kiến cải tiến có thể được thực hiện. Thông qua việc thực hiện vai trò 6 phối hợp, các nhà quản trị sẽ khuyến khích, thúc đẩy việc cải tiến, đổi mới. Thiếu một trong ba vai trò thì sự đổi mới, cải tiến khó có thể thực hiện được. 1.3. CÁC CẤP QUẢN TRỊ 1.3.1. sự phân chia các cấp quản trị trong tổ chức Trong một tổ chức, các nhà quản trị được chia ra làm ba cấp: Quản trị cấp cao; Quản trị cấp trung gian; Quản trị cấp cơ sở. Quản trị gia cấp càng thấp thì số lượng càng nhiều hơn. Có thể biểu hiện các cấp quản trị theo sơ đồ hình chóp sau: Quản trị cấp cao Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp cơ sở H1.3. Các cấp quản trị a) Quản trị cấp cơ sở: Là những người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ. Họ gồm: Đốc công; quản đốc hay trưởng các bộ phận. Nhân viên trực tiếp nhận mệnh lệnh và báo cáo tình hình hoạt động hàng ngày với họ. Phần lớn thời gian của quản trị cấp cơ sở được sử dụng vào việc giám sát, điều hành nhân viên thuộc quyền và đưa ra các quyết định hàng ngày. Phần còn lại dành cho việc hội họp, báo cáo với cấp trên hoặc quan hệ với đồng nghiệp thuộc các bộ phận khác. b) Quản trị cấp trung gian: Trong những tổ chức nhỏ thường không có quản trị viên cấp trung gian. Các nhà quản trị cấp trung gian là các Giám đốc xí nghiệp trực thuộc, các trưởng phòng ban trực thuộc doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm điều hành và phối hợp hoạt động của các quản trị viên cấp cơ sở. Tuy nhiên hiện nay, nhiều tổ chức người ta loại bỏ cấp quản trị này. c) Quản trị cấp cao: Là những người chịu trách nhiệm điều hành và phối hợp các hoạt động chung của tổ chức và đảm nhận những chức vụ cao nhất của tổ chức như: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành. Quản trị gia cấp cao là những người chuyên vạch ra mục tiêu, chiến lược chung cho toàn bộ tổ chức và thiết lập các mục đích tổng quát để cấp dưới thực hiện. 1.3.2. Sự khác nhau giữa nhà quản lý điều hành và nhà quản lý cấp cao Xác định đúng chức năng và đặc trưng của vị trí quản lý, lãnh đạo sẽ giúp tăng được năng lực chung của tổ chức và đội ngũ nòng cốt... NHÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH NHÀ QUẢN LÝ CAO CẤP Yêu cầu những người khác phải hoàn thành nhiệm vụ Truyền cảm hứng cho con người theo các ý tưởng mới Điều hành hoạt động của tổ chức theo điều lệ, nội quy,Hoạt động vượt khỏi các quy định, điều lệ, chính sách, chủ trương về quy trình, quy định. nội quy… để tìm kiếm sự thay đổi phù hợp. Là một vị trí cụ thể được đặt ra để quản lý và điều hành Là một vị trí xuất phát từ ý tưởng, sáng kiến, đòi hỏi phải có tình cảm, sẵn sàng phục vụ cho mọi người 7 Làm các việc cho đúng Làm cho đúng công việc Là người sáng tạo lần thứ hai Là người sáng tạo lần thứ nhất Quan tâm đến năng suất, hiệu quả Quan tâm đến hiệu lực Quản trị và duy trì hoạt động Sáng tạo các ý tưởng mới và phát triển Tập trung chỉ đạo hệ thống và tổ chức thực hiện Tập trung vào con người và nhân viên cụ thể Tin cậy vào sự kiểm soát, kiểm tra Tin cậy vào sự tín nhiệm, giao phó, niềm tin, hy vọng Tổ chức các cán bộ và nhân viên Chỉ ra hướng đi cho con người Tập trung cho các hoạt động mang tính chiến thuật, tổTập trung các hoạt động mang tính triết lý, chức và hệ thống giá trị cơ bản và mục tiêu Quan tâm đến kế hoạch ngắn hạn và trước mắt Có tầm nhìn lâu dài cho tương lai Phải thường xuyên hỏi và tự trả lời câu hỏi: bao giờ ?Phải hỏi và tự trả lời câu hỏi: làm gì ? và tại (When) và làm như thế nào ? (How) sao phải làm gì? (What and Why) Chấp nhận và tuân theo các điều luật, điều lệ cơ chế Tìm cách thay đổi điều luật, điều lệ, cơ chế, chính sách. Tập trung cho các vấn đề của hiện tại, để mắt vào cácTập trung cho các vấn đề của tương lai, giới hạn hướng cái nhìn vào không giới hạn. Lập kế hoạch chi tiết và tiến độ thực hiện Phát triển tầm nhìn và xây dựng chiến lược Dự báo kết quả và ra quyết định Tìm kiếm sự thay đổi Tránh rủi ro và mạo hiểm Chấp nhận rủi ro và mạo hiểm Động viên con người tuân thủ các quy định và tiêuKhuyến khích con người có thay đổi và sáng chuẩn tạo Sử dụng quyền lực và quan hệ cấp trên và cấp dưới Sử dụng sự thuyết phục, quan hệ và ảnh hưởng giữa con người với con người 1.4. CÁC KỸ NĂNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ 1.4.1. Các kỹ năng quản trị Quản trị là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác. Quản trị được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Trước tiên, nhà quản trị phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ... Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Để trở thành một nhà quản trị tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng mà một nhà quản trị cần phải có: a) Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản trị. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản trị vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản trị cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của 8 những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó. b) Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản trị là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của doanh nghiệp sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản trị ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường. Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản trị có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản trị phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản trị sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình. c) Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vấn đề có thể được tiến hành qua các bước sau: Nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản trị giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khéo léo và hiệu quả. d) Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản trị nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt. 1.4.2. Các chức năng quản trị Tiến trình quản trị là một phức hợp những kỹ năng có tính hệ thống rất sinh động và phức tạp. Do đó, để có thể hiểu rõ về quản trị, cần phải hiểu rõ về các chức năng và vai trò của quản trị. Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cần phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất. a) Chức năng hoạch định Là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được những mục tiêu đó. Hoạch định gồm ba giai đoạn như thiết lập các mục tiêu cho tổ chức: Mức tăng lợi nhuận, thị phần, hoặc tăng doanh thu...; sắp xếp các nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu; quyết định về những hoạt động của tổ chức như: - Ra quyết định là quá trình lựa chọn một phương án hành động hợp lý nhất để đạt mục tiêu đã đề ra (lựa chọn một phương án đưa ra xem xét). - Ra quyết định đúng trong điều kiện môi trường biến động. Đó là một thách thức đối với các nhà quản trị: b) Chức năng tổ chức Là quá trình tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa các thành viên (các bộ phận trong tổ chức). Thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức. 9 - Tiến trình tổ chức bao gồm việc: Thiết lập các bộ phận, phòng ban và xây dựng bảng mô tả công việc tổ chức bao gồm cả chức năng nhân sự: tuyển mộ, tuyển chọn, huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực, do đó, mọi người đều có thể đóng góp nỗ lực vào thành công của tổ chức. - Truyền đạt thông tin, tri thức, kỹ thuật, chỉ thị, mệnh lệnh, thông tin cần thiết để thực hiện công việc, đồng thời nhận thông tin phản hồi. c) Chức năng thúc đẩy động viên (chỉ huy - lãnh đạo): Đây là chức năng thúc đẩy, động viên nhân viên theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn. Bằng chỉ thị, mệnh lệnh và thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Các nhà quản trị thực hiện các chức năng chỉ huy để thúc đẩy, động viên nhân viên hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. d) Chức năng kiểm tra, kiểm soát Là quá trình giám sát chủ động đối với công việc của một tổ chức, so sánh với tiêu chuẩn đề ra và điều chỉnh khi cần thiết. Quá trình kiểm soát là quá trình tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo chu kỳ. Các chức năng nói trên có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, và được thực hiện theo một trình tự nhất định. Quá trình quản trị phải thực hiện đồng bộ các chức năng nói trên, nếu không quá trình quản trị sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn 1.5. ĐỐI TƯỢNG CỦA QUẢN TRỊ HỌC 1.5.1. Đối tượng của quản trị Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản trị. Xu hướng tổ chức và hợp tác trong những mối quan hệ tương thuộc là một đặc điểm của bản chất con người vì như tục ngữ Việt Nam nói “hợp quần gây sức mạnh”. Trong xã hội hiện đại, hình thức tổ chức của con người đi từ hình thức tổ chức tạm thời, không chặt chẽ, đến hình thức tổ chức với cơ cấu bộ máy chặt chẽ. Tổ chức là một tập hợp người được sắp đặt có hệ thống nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Trường đại học là tổ chức, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ quan nhà nước, một đội bóng đá... là những tổ chức. Chúng có ba đặc trưng cơ bản: Thứ nhất, chúng đều có một mục đích riêng biệt thể hiện thông qua các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu này là cái đích chung của toàn bộ tổ chức, chứ không phải là mục tiêu của từng cá nhân riêng lẻ. Thứ hai, mỗi tổ chức bao gồm nhiều người. Sự tập hợp nhiều người trong tổ chức là sự tập hợp có ý thức để nhằm thực hiện các mục tiêu chung. Họ có ý thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình, cái được, cái mất của mình khi tham gia tổ chức đó. Họ có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ chung mà mọi người trong tổ chức đều phải hoàn thành. Thứ ba, các tổ chức đều phát triển thành một kiểu sắp đặt nhất định. Kiểu sắp đặt đó định rõ và giới hạn hành vi của các thành viên, chẳng hạn nó bao gồm việc đặt ra những quy định, chỉ định một số người giữ chức vụ thủ trưởng có một số quyền điều hành nhất định với một số những người khác. Như vậy, tổ chức là một thực thể có mục đích cụ thể, rõ ràng, có những thành viên và có một cơ cấu chặt chẽ có tính hệ thống. Tổ chức là một thực thể có mục tiêu phải hoàn thành. 10 1.5.2. Tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị a) Quản trị là khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích các quan hệ quản trị nhằm tìm ra những quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó trong quá trình kinh doanh sao cho có hiệu quả. Đặc biệt là luôn tìm ra các phương pháp để đổi mới các hoạt động quản trị. Quá trình kinh doanh luôn đặt ra những nhiệm vụ mới cho các nhà quản trị. Hoàn thiện quản trị như là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của tổ chức, của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng, các chủ doanh nghiệp muốn cứu vãn sự đổ vỡ của doanh nghiệp, hoặc đưa doanh nghiệp sang một bước phát triển cao hơn về chất đều đòi hỏi phải có sự hoàn thiện những nhân tố trong quản trị, như phương pháp, nghệ thuật, công nghệ và cơ cấu tổ chức quản trị kinh doanh. Do đó, việc phân tích kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản trị là nội dung quan trọng của lý thuyết quản trị. Lý thuyết quản trị cung cấp những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các lĩnh vực quản trị chuyên ngành như quản trị Tài chính, quản trị Nhân sự, quản trị Marketing... Lý thuyết quản trị còn là một khoa học liên ngành, vì nó sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học khác, đồng thời cũng làm cơ sở nghiên cứu cho các môn khoa học đó. b) Quản trị là một nghệ thuật: Nghệ thuật kinh doanh (còn gọi là thuật kinh doanh hay thủ đoạn kinh doanh) là việc sử dụng các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo, tài tình nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh một cách tốt nhất. Quản trị là một nghệ thuật vì nó còn lệ thuộc khá lớn vào cá nhân của chủ doanh nghiệp (thiên bẩm, tài năng, mối quan hệ, cơ may vận rủi...). Nghệ thuật quản trị còn thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo, ứng phó kịp thời với từng tình huống cụ thể của nhà quản trị (vì môi trường kinh doanh luôn biến đổi...). Nghệ thuật quản trị được tạo lập trên cơ sở của tiềm lực (sức mạnh), tài thao lược kinh doanh (kiến thức và thông tin) và yếu tố giữ được bí mật ý đồ. Tiềm lực, sức mạnh của doanh nghiệp là một thực lực cơ bản tạo cơ sở cho nghệ thuật kinh doanh: - Nguồn vốn lớn; - Khả năng về công nghệ, khoa học kỹ thuật; - Khả năng nắm bắt thông tin nhanh hơn đối thủ khác; - Sức hút chất xám từ nơi khác về doanh nghiệp... Kiến thức và thông tin là khả năng nhận biết được quy luật diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội và quá trình kinh doanh. Còn bí mật trong kinh doanh thể hiện trong ý đồ, trong giá cả, trong phương hướng thị trường, trong công nghệ kỹ thuật. c) Quản trị đồng thời còn là một nghề: Nghề quản trị - (The profession of management), nghề Giám đốc... ai cũng có thể đi học nghề để tham gia các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Kiến thức - Kinh nghiệm - í chí học hỏi - Tinh thần sáng tạo. Có giỏi nghề hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của việc học nghề. Học nghề ở đâu? Ai dạy cho? Cách học nghề ra sao? Chương trình thế nào? Người dạy có thực tâm truyền hết nghề dạy hay không? Năng khiếu nghề nghiệp ra sao? Các tiền đề tối thiểu về vật chất ban đầu cho sự hành nghề bao nhiêu? Như vậy, muốn điều hành các hoạt động kinh doanh có kết quả một cách chắc chắn, thì trước tiên chủ doanh nghiệp phải được đào tạo về nghề nghiệp (kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm) một cách chu đáo để suy nghĩ có hệ thống trước những tình huống phát sinh trong kinh doanh, có khả năng phân tích, đánh giá và nhận diện vấn đề, có nhạy 11 cảm và thích nghi với mọi hoàn cảnh, đồng thời, nhận thức một cách chuẩn xác và đầy đủ các quy luật khách quan xuất hiện trong quá trình kinh doanh, đồng thời có phương pháp nghệ thuật thích hợp, nhằm tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật đó. TÓM TẮT Khái niệm của quản trị: Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị: Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất. Các điều kiện hình thành quá trình quản trị: - Phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và một đối tượng quản trị tiếp nhận sự tác động đó. - Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng.. - Phải có một nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng. Ý nghĩa của quản trị: Mục tiêu của hoạt động quản trị giúp doanh nghiệp có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cũng như mục tiêu phi lợi nhuận. Bản chất của quản trị: Quản trị xét về mặt tổ chức - kỹ thuật là sự kết hợp nỗ lực của con người trong tổ chức. Nói một cách khác, quản trị là quản trị con người trong doanh nghiệp, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng của doanh nghiệp. Quản trị xét về mặt kinh tế - xã hội là quản trị vì mục tiêu, lợi ích của doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại, sống còn và phát triển lâu dài. Nói cách khác bản chất của quản trị tuỳ thuộc vào chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mô hình quản trị: Trong một tổ chức, các nhà quản trị được chia ra làm ba cấp: Quản trị cấp cao; Quản trị cấp trung gian; Quản trị cấp cơ sở. Các kỹ năng quản trị - Kỹ năng lãnh đạo - Kỹ năng lập kế hoạch. - Kỹ năng giải quyết vấn đề. - Kỹ năng giao tiếp tốt. Các chức năng quản trị - Chức năng hoạch định - Chức năng tổ chức - Chức năng thúc đẩy động viên (chỉ huy - lãnh đạo): - Chức năng kiểm tra, kiểm soát Đối tượng của quản trị Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản trị. Tổ chức là một tập hợp người được sắp đặt có hệ thống nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Trường đại học là tổ chức, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ quan nhà nước, một đội bóng đá... là những tổ chức. Tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị 12 - Quản trị là khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích các quan hệ quản trị nhằm tìm ra những quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó trong quá trình kinh doanh sao cho có hiệu quả. - Quản trị là một nghệ thuật: Nghệ thuật kinh doanh (còn gọi là thuật kinh doanh hay thủ đoạn kinh doanh) là việc sử dụng các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo, tài tình nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh một cách tốt nhất. Quản trị là một nghệ thuật vì nó còn lệ thuộc khá lớn vào cá nhân của chủ doanh nghiệp (thiên bẩm, tài năng, mối quan hệ, cơ may vận rủi...). CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1. Trình bày khái niệm và bản chất của quản trị? 2. Phân tích sự hình thành và tính tất yếu của quản trị? 3. Trình bày vai trò và mục tiêu của quản trị? 4. Trình bày vai trò của các nhà quản trị? 5. Phân tích các kỹ năng của quản trị? 6. Phân tích các chức năng của quản trị? 7. Trình bày các mô hình quản trị trong doanh nghiệp 8. Giải thích tại sao lại cho rằng quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật? 13 PHẦN THỨ HAI. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN TRỊ CHƯƠNG 2. CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ GIỚI THIỆU Mục đích yêu cầu Mục đích của chương này nhằm giúp người học nắm được: quản trị với tư cách là một ngành khoa học ứng dụng, ra đời trên cơ sở các lý thuyết về quản trị từ đầu thế kỷ 20. Trước năm 1900 chỉ có ba trường Đại học Hoa Kỳ (Pennsylvania, Chicago, California) là có ngành học quản trị kinh doanh. Về mặt thực tiễn: quản trị có lịch sử hàng ngàn năm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những thành tựu của cách mạng công nghiệp nhất là sự bùng nổ thông tin đã thúc đẩy sự ra đời của các tư tưởng quản trị. Sau khi học xong chương này, sinh viên phải nắm được các vấn đề sau: - Những tư tưởng quản trị xuất hiện trong những thời điểm khác nhau và có cơ sở của chúng dựa trên những quan niệm khác nhau về: Hành vi của con người trong tổ chức; Mục tiêu chủ yếu của tổ chức; Vấn đề mà tổ chức phải đương đầu; Các giải pháp cho các vấn đề đó. Nội dung chính: Chương 2 chủ yếu phân tích nội dung quan điểm của các trường phái khác nhau về quản trị bao gồm: - Trường phái quản trị cổ điển; - Trường phái quản trị hành vi; - Trường phái quản trị hệ thống; - Trường phái quản trị khác. NỘI DUNG 2.1. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ CỔ ĐIỂN 2.1.1. Trường phái quản trị khoa học Mục tiêu của các nhà quản trị theo trường phái này là thông qua những quan sát, thử nghiệm trực tiếp tại xưởng máy nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và cắt giảm sự lãng phí. Qua gần một thế kỷ, trường phái này có những tên gọi khác nhau như: quản trị khoa học, nghiên cứu thao tác hay quản trị hiệu quả. Trường phái này dành nghiên cứu quản trị trong phạm vi hệ thống doanh nghiệp ở góc độ tạo ra một cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý, một chế độ điều hành khoa học và chặt chẽ để đem lại hiệu quả cao cho công tác quản trị trong hệ thống. Đóng góp to lớn cho trường phái này kể tới các nhà quản lý Rô-bớt Ô-oen, An-đriu Urơ, C. Báp-bít-giơ, F.W. Tây-lơ, Hen-ry Fayol v.v... a) Rô-bớt Ô-oen (1771 - 1858) là một trong những chủ xí nghiệp đầu tiên ở Xcốt-len tiến hành tổ chức một "xã hội công nghiệp có trật tự và kỷ luật, ông chú ý tới nhân tố con người trong 14 tổ chức và cho rằng nếu chỉ quan tâm đầu tư tới thiết bị máy móc mà quên yếu tố con người thì xí nghiệp cũng không thể thu được kết quả. Quan điểm quản trị của Rô-bớt Ô-oen mặc dù còn giản đơn nhưng đã bước đầu chuẩn bị cho sự ra đời của một bộ môn quản lý độc lập. b) An-đriu Urơ (1778 - 1857) người đã sớm nhìn thấy vai trò của quản lý và việc đào tạo kiến thức cho các nhà quản lý. Ông là một trong những người đầu tiên chủ trương việc đào tạo ở bậc đại học cho các nhà quản trị và ông cho quản trị là một nghề. c) C. Báp-bít-giơ (1792 - 1871) người đầu tiên đề xuất phương pháp tiếp cận có khoa học trong quản lý, ông rất quan tâm tới các mối quan hệ giữa người quản lý và công nhân, và cũng là một người góp phần tích cực đưa quản lý trở thành một bộ môn khoa học độc lập. d) F. W. Tây-lơ (1856 - 1915) là người được thế giới phương Tây gọi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”, là một trong những người mở ra một “kỷ nguyên vàng” trong quản lý của nước Mỹ, người xây dựng một phương pháp quản lý được dùng làm cơ sở tri thức cho công việc quản lý ở Mỹ, Anh, Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản trong các xí nghiệp sau này. Tây-lơ xuất thân là một công nhân và trở thành kỹ sư trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm đi học hàm thụ đại học. Trong quá trình làm việc trong nhà máy luyện cán thép, Tây-lơ đã có nhiều cơ hội quan sát và thực hành lãnh đạo, quản trị trong nhà máy. Khi làm việc tại nhà máy thép Midrale, ông theo dõi sự hợp tác giữa những người quản lý và công nhân, tìm hiểu tính không hiệu quả và lãng phí trong sản xuất. Ông phát hiện có sự khác biệt và thay đổi năng suất giữa các nhóm công nhân. Ông là tác giả với những nghiên cứu và lý thuyết khá nổi tiếng về lãnh đạo, quản trị trong thời gian từ 1890 đến 1930. Những nguyên tắc quản trị theo khoa học của Taylor có thể tóm tắt như sau: Phân chia công việc của mỗi cá nhân thành nhiều thao tác đơn giản, đồng thời áp dụng phương pháp tốt nhất một cách khoa học để thực hiện mỗi thao tác; Lựa chọn và huấn luyện công nhân một cách khoa học - chuyên môn hoá thao tác cho công nhân để anh ta có thể hoàn thành công việc một cách có hiệu quả nhất; Trả lương theo sản phẩm và thưởng cho việc vượt định mức. F.W. Tây-lơ đưa ra bốn nguyên tắc quản trị sau: - Nhân viên quản trị phải am hiểu khoa học, bố trí lao động một cách khoa học để thay thế cho các tập quán lao động cổ hủ. - Người quản trị phải lựa chọn người công nhân một cách khoa học, bồi dưỡng nghề nghiệp và cho họ học hành để họ phát triển đầy đủ nhất khả năng của mình (còn trong quá khứ thì họ tự chọn nghề, tự cố gắng học tập để nâng cao tay nghề). - Người quản trị phải cộng tác với người thợ đến mức có thể tin chắc rằng công việc được làm đúng với các nguyên tắc có căn cứ khoa học đã định. - Công việc và trách nhiệm đối với công việc được chia phần như nhau giữa người quản trị và người thợ. Nhân viên quản lý phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với công việc mà mình có khả năng hơn; còn trong quá khứ thì toàn bộ công việc và phần lớn trách nhiệm là đổ vào đầu người công nhân. e) Herny L. Gantt: Là kỹ sư chuyên về hệ thống kiểm soát trong nhà máy. Trên cơ sở các lý thuyết của Taylor, Gantt đã phát triển và đưa ra lý thuyết của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào mở rộng hệ thống khuyến khích vật chất cho người lao động với các biện pháp như: - Khuyến khích công nhân sau một ngày làm việc nếu họ làm việc tốt. - Khuyến khích cho đốc công, quản đốc dựa vào kết quả làm việc của công nhân dưới sự giám sát trực tiếp của họ nhằm động viên họ trong công việc lãnh đạo, quản trị. 15 Biện pháp này đã khuyến khích các đốc công quản lý tốt hơn. Cũng trên cơ sở này, các phương pháp quản trị tiến độ thực hiện mới được đưa vào trong quản lý như phương pháp đường găng (CPM - Critical Path Method) và phương pháp sơ đồ mạng lới (PERT - Program Evaluation and Revie Technique). Trong lý thuyết này, khía cạnh lợi ích được chú ý hơn nhiều. g) Frank B (1868 - 1924) và Liliant M. Gibreth (1878 -1972) Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công nhân trong quá trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân. Các phương pháp thuộc trường phái này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa lao động, đồng thời là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, các tác giả đã phát triển một phương pháp lãnh đạo, quản trị mang tính khoa học hóa một cách thuần túy như “máy móc hóa con người”, gắn chặt con người vào một dây chuyền công nghệ để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động. Đánh giá chung về trường phái quản trị khoa học Quan điểm chú trọng vào yếu tố con người là một quan điểm tiến bộ của Tây-lơ. Hiện nay quan điểm này được các nước tiên tiến thừa nhận và áp dụng trong hoạt động quản trị. 2.1.2. Lý thuyết quản trị hành chính a) Hen-ry Fayol (1841 - 1925) người chủ trương phải có một lý thuyết quản trị khoa học dựa trên quy tắc và chức năng nhất định. Theo Hen-ry Fayol quản trị ở xí nghiệp phải được thực hiện theo những nguyên tắc sau: - Có kế hoạch chu đáo và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm chỉnh. - Việc tổ chức (nhân tài, vật lực) phải phù hợp với mục tiêu, lợi ích, yêu cầu của xí nghiệp). - Cơ quan quản trị điều hành phải là người duy nhất, có năng lực và tích cực hoạt động. - Kết hợp hài hoà các hoạt động trong xí nghiệp với những cố gắng phối hợp. - Các quyết định đưa ra phải rõ ràng dứt khoát và chuẩn xác. - Tổ chức tuyển chọn nhân viên tốt, mỗi bộ phận phải do một người có khả năng và biết hoạt động đứng đầu, mỗi nhân viên phải được bố trí vào nơi có thể phù hợp với khả năng của họ. - Nhiệm vụ phải được xác định rõ ràng. - Khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mọi nhân viên. - Bù đắp lâu dài và thỏa đáng cho những công việc đã được hoàn thành. - Các lỗi lầm và khuyết điểm phải bị trừng phạt. - Phải duy trì kỷ luật xí nghiệp. - Các mệnh lệnh đưa ra phải thống nhất. - Phải tăng cường việc giám sát trong xí nghiệp (cả đối với lao động và vật lực). - Kiểm tra tất cả mọi việc. - Hạn chế chủ yếu của Hen-ry Fayol là ông chưa chú ý đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, hệ thống của ông vẫn bị đóng kín, chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa xí nghiệp với khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các ràng buộc của nhà nước. 16 b) Max Weber (1864 - 1920): Nhà xã hội học người Đức, tác giả đã phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy. Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa: Là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. Theo Weber, hệ thống tổ chức kinh doanh phải được xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ; định rõ các quy định, các luật lệ, chính sách trong hoạt động lãnh đạo, quản trị; định rõ quyền lực và thừa hành trong lãnh đạo, quản trị. Ông đưa ra một cách thức tiến hành một tổ chức. Quy trình có bảy đặc điểm: - Hệ thống các nguyên tắc chính thức; - Đảm bảo tính khách quan; - Phân công lao động; - Cơ cấu hệ thống cấp bậc của tổ chức; - Cơ cấu quyền lực chi tiết; - Sự cam kết làm việc lâu dài; - Tính hợp lý. Cùng với những đặc điểm này là phương pháp quản trị cứng rắn. c) Chester Barnard (1886 - 1961): Tác giả cho rằng một tổ chức là một hệ thống hợp pháp của nhiều người với ba yếu tố cơ bản: Sự sẵn sàng hợp tác; Có mục tiêu chung; Có sự thông đạt. Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó tổ chức sẽ tan vỡ. Cũng như Weber, ông nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức, nhưng ông cho rằng nguồn gốc quyền hành không xuất phát từ người ra lệnh, mà xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới. Điều đó chỉ có được khi với bốn điều kiện như sau: - Cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh; - Nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức; - Nội dung ra lệnh phải phù hợp với lợi ích cá nhân của cấp dưới; - Cấp dưới có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó. Nhận xét, đánh giá: Trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính chủ trương rằng năng suất lao động sẽ đạt cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý, đóng góp trong lý luận cũng như trong thực hành lãnh đạo, quản trị: những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị, các hình thức tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền.... Thuyết quản trị kiểu hành chính hướng tới thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý, hiệu quả trên cơ sở đề cao các nguyên tắc, chính sách, và tính hợp lý của tổ chức. Công việc của nhân viên trở nên đơn giản hơn vì được tiêu chuẩn hoá về mặt chất lượng. Những hạn chế: - Nguyên tắc cứng nhắc và quan liêu; - Tìm cách mở rộng và bảo vệ quyền lực; - Tốc độ ra quyết định chậm; - Không phù hợp với sự thay đổi công nghệ. 2.2. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HÀNH VI Phương pháp sản xuất hàng loạt của cách mạng công nghiệp lần thứ hai hình thành một xã hội định hướng vào tiêu dùng. Thời kỳ này, mức sống nhiều quốc gia được nâng cao, điều kiện làm việc được cải thiện, năng suất tăng, giới chủ khuyến khích công nhân bằng những điều kiện 17 thuê mướn hấp dẫn hơn. Trong bối cảnh đó, tư tưởng quản trị cổ điển gặp trở ngại do: sự can thiệp của chính phủ; sự phản đối của nghiệp đoàn lao động và công nhân. Từ đó dẫn đến sự ra đời của trường phái quản trị hành vi. Tác giả thuộc ba trường phái này gồm: Mary Darker Follett, Elton Mayo và Douglas Mr. Gregor. Nhóm lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội trong lãnh đạo, quản trị nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức, quan điểm của nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người. "Vấn đề tổ chức là vấn đề con người" và họ chỉ ra rằng trong trường phái cổ điển có nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con người trong quá trình làm việc. 2.2.1. Lý thuyết các quan hệ con người trong tổ chức Tác giả là Mary Parker Pollet (1868 - 1933) cho rằng, trong quá trình làm việc, người lao động có các mối quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ với một thể chế tổ chức nhất định bao gồm: - Quan hệ giữa công nhân với công nhân; - Quan hệ giữa công nhân với các nhà lãnh đạo, quản trị; Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh, hiệu quả của lãnh đạo, quản trị phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này. 2.2.2. Thuyết nhu cầu A. Maslow Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên" có ý định thay thế. Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã man" của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăng dần. Nhu cầu về sự tự hoàn thiện Mức cao Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương). Mức Nhu cầu về an toàn và an ninh thấp Nhu cầu về thể chất và sinh lý Bảng 2.1. Bậc thang nhu cầu của Maslow Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an toàn có nghĩa là được đảm bảo an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính nể. Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. 18
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net