logo

Giáo trình đào tạo xây dựng và quản trị Website, Portal

Mạng Internet ngày nay là một mạng toàn cầu, bao gồm hàng chục triệu người sử dụng, được hình thành cuối thập kỷ 60 từ một thí nghiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ.Tại thời điểm ban đầu đó là mạng ARPAnet của ban quản lí dự án nghiên cứu quốc phòng, một trong những mục đích của nó là xây dựng mạng máy có tính khả năng chịu đựng các sự cố.
CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU TRUNG TÂM ĐIỆN TOÁN TRUYỀN SỐ LIỆU KV1 -------------- o0o ------------- GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ WEBSITE, PORTAL Hà nội, năm 2003 1 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal MỤC LỤC Chương I. Giới thiệu về InterNet, World Wide Web ........................................ 6 1.1 Lịch sử phát triển .......................................................................................... 6 1.2 Tổ chức của Internet...................................................................................... 7 1.3 Vấn đề quản lý mạng Internet ....................................................................... 9 1.4 Nguồn gốc World Wide Web...................................................................... 10 1.5 World Wide Web là gì? .............................................................................. 11 1.6 Trình duyệt Web: ........................................................................................ 11 Chương 2: Tổng quan về một hệ thống Web ................................................... 24 2.1 Giới thiệu .................................................................................................... 24 2.2 Mô hình hệ thống Web nói chung............................................................... 24 2.3. Nguyên tắc hoạt động ................................................................................ 25 Chương 3: Frontpage 2002 (Front page XP) ................................................... 27 3.1 Mở, đóng, tạo mới, ghi một trang hay một Web site .................................. 28 3.2 Định dạng font chữ, paragraph,... ............................................................... 30 3.3 Ảnh, âm thanh ............................................................................................. 32 3.4 Bảng(Table) ................................................................................................ 34 3.5 Hyperlink, Bookmark.................................................................................. 36 3.6 Tạo khung (form) ........................................................................................ 38 Chương 4 Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML: Hyper Text Markup Language).......................................................................................................... 41 4.1 Khái niệm .................................................................................................... 41 4.2 Các thẻ cơ bản: ............................................................................................ 41 4.2.1 Các thẻ định nghĩa đoạn văn bản, kiểu chữ ............................................. 41 4.2.2 Các thẻ định nghĩa bảng, ảnh ................................................................... 50 3.2.3 Tên một đối tượng, hyperlink (thẻ A) ...................................................... 54 4.2.4 Tạo form ................................................................................................... 58 4.2.5 Tạo khung (thẻ Frame) ............................................................................. 63 Chương 5: CSS (Cascading Style Sheets) ........................................................ 72 5.1 Khái quát ..................................................................................................... 72 5.2 Kỹ thuật CSS (những kỹ thuật thông dụng)................................................ 73 5. 3 Một số thuộc tính hay dùng trong CSS (cùng thẻ HTML) ........................ 75 Bài tập ............................................................................................................... 77 Chương 6 Sử dụng phần mềm Photoshop, Coreldraw áp dụng cho việc chỉnh sửa, xuất ảnh cho Web .................................................................................... 118 6.1- Đồ hoạ trên Web ...................................................................................... 118 6.1.1Giới thiệu đồ hoạ trên web ...................................................................... 118 6.1.2-Đồ hoạ trên Web khác gì? ..................................................................... 120 6.2- Xử lý đồ họa trên Web: ........................................................................... 120 6.2.1- Phần mềm xử lý đồ hoạ photoshop...................................................... 120 6.2.1.1- Cơ sở về Photoshop ........................................................................... 120 6.2.1.2-Giới thiệu các công cụ chọn: .............................................................. 126 6.2.1.3 Công cụ cắt ảnh: .................................................................................. 132 6.2.1.4 Nhóm công cụ chỉnh sửa ảnh: ............................................................. 132 6.2.1.5 Công cụ tạo chữ: ................................................................................. 135 Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 2 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal 6.2.1.6 Các công cụ bút vẽ: ............................................................................ 137 6.2.1.7 - Sử dụng công cụ Eraser (E) ...................................................... 138 6.2.1.8 Công cụ tô màu cho đối tượng: ........................................................... 138 6.2.1.8 Công cụ tạo đường dẫn Path: ............................................................. 139 6.2.1.10 - Các công cụ tạo hình: ..................................................................... 140 6.2.1.11 Công cụ Zoom và Hand: ................................................................... 141 6.2.1.12- Công cụ lấy màu ............................................................................. 142 6.2.1.13 Những điều cơ bản về Layer : ........................................................... 142 6.2.1.14 Mặt nạ và kênh: ............................................................................... 147 6.2.1.15 Làm việc với bảng History (chuyển đổi ảnh đến 1 trạng thái bất kỳ) ......................................................................................................................... 148 6.2.1.16 Căn chỉnh màu cho ảnh: .................................................................... 149 6.2.2- Sử dụng corel draw áp dụng cho thiết kế logo cho web ..................... 160 6.2.2.1-Cơ sở về Corel Draw .......................................................................... 160 6.2.2.2- Làm việc với Corel Draw: ................................................................. 160 6.2.3 - Giới thiệu các phần mềm xử lý đồ hoạ khác ....................................... 186 6.2.3.1 - Flash:................................................................................................. 186 6.2.3.2- Adobe Image Ready: ......................................................................... 186 6 .2.3.4- Xu hướng về đồ hoạ hiện đại trên Web ............................................ 187 Chương 7. Các phương pháp cập nhật thông tin lên web ............................... 188 7.1 FTP dưới dạng dòng lệnh .......................................................................... 188 7.2 FTP dưới dạng truyền file thông qua các chương trình ............................ 189 7.2.1 Giới thiệu một số chương trình FTP Client ........................................... 189 7.2.2 Tạo kết nối bằng WS_FTP Pro client .................................................... 189 7.2.3 Truyền file .............................................................................................. 190 7.2.4 Một vài chức năng của WS_FTP ........................................................... 191 7.2.4.1 Sửa thông tin Site profile đã có sẵn .................................................... 191 7.2.4.2. Các chức năng xử lý file và folder trên giao diện chương trình ........ 192 7.2.4.3. Các chức năng trên Menu .................................................................. 193 7.2.4.4 Các thuật ngữ thông dụng trong khi sử dụng WS_FTP Pro ............... 194 Chương 8: Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình Web – Ngôn ngữ lập trình ASP ................................................................................................................. 195 8.1.Khái niệm về CGI: .................................................................................... 195 8.1.1.Khái niệm: .............................................................................................. 195 8.1.2.Cấu trúc: ................................................................................................. 195 8.1.3.Ví dụ về một CGI viết bằng Perl ........................................................... 195 8.2.Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình WEB .............................................. 196 8.2.1. Perl, viết tắt của Practical Extraction and Report Language ................ 196 8.2.2. PHP, viết tắt của PHP Hypertext Preprocessor..................................... 197 8.2.3.JSP, viết tắt của Java Server Pages ........................................................ 198 8.2.4.Javascript:............................................................................................... 199 8.2.5.ASP ........................................................................................................ 199 8.3. – Ngôn ngữ ASP ...................................................................................... 200 8.3.1 Kiến thức cơ bản về VBScript ............................................................... 200 8.3.1.1- Biến và phạm vi biến ......................................................................... 201 8.3.1.2- Các kiểu dữ liệu: ................................................................................ 202 Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 3 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal 8.3.1.3- Các hàm trong VBScript: .................................................................. 204 8.3.1.4- Các toán tử và biểu thức .................................................................... 208 8.3.1.5- Các cấu trúc điều khiển...................................................................... 209 8.3.1.6. Các cấu trúc lặp .................................................................................. 210 8.3.2 - Ngôn ngữ ASP ..................................................................................... 212 8.3.3- Mô hình ASP hoạt động như thế nào? .................................................. 213 8.3.4- Tạo một trang ASP ............................................................................... 214 8.3.4.1- Thêm các lệnh Script ......................................................................... 215 8.3.4.2- Sử dụng các Server- Side VBScript và Javascript ............................. 216 8.3.4.3- Khai báo biến trong ASP ................................................................... 216 8.3.4.4- Phạm vi hoạt động của biến ............................................................... 217 8.3.4.5- Các biến phiên và biến ứng dụng ...................................................... 218 8.3.4.6- Khai báo thủ tục, hàm và cách gọi..................................................... 218 8.3.4.7- Liên kết nhiều tệp trong một tệp ........................................................ 220 8.3..5- Sử dụng các đối tượng Component ..................................................... 222 8.3.5.1- Khái niệm Components ..................................................................... 222 8.3.5.2- Sử dụng các đối tượng trong Component .......................................... 223 8.3.5.3- Các phương thức và thuộc tính của đối tượng ................................... 224 8.3.5.4- Thiết lập phạm vi đối tượng .............................................................. 224 8.3.6- Làm việc với tập hợp (Collection) trong ASP ...................................... 225 8.36.1- Truy xuất theo tên ............................................................................... 226 8.3.6.2- Truy xuất theo chỉ số ......................................................................... 226 8.3.6.3- Truy xuất đến các phần tử của Collection dùng cấu trúc lệnh .......... 226 8.3.6.4- Sử dụng thuộc tính Count trong Collection ....................................... 226 8.3.7- Các đối tượng của ASP ......................................................................... 226 8.3.7.1- Đối tượng Request ............................................................................. 227 8.3.7.2- Đối tượng Response........................................................................... 232 8.3.7.3- Đối tượng Server ............................................................................... 233 8.3.7.4- Đối tượng Application ....................................................................... 233 8.3.7.5- Đối tượng Session .............................................................................. 234 8.3.7.6 - Tệp Global.asa .................................................................................. 234 8.3.7.8- Truy xuất dữ liệu trong ASP.............................................................. 238 8.3.8.1- Tạo một ODBC DSN ......................................................................... 238 8.3.8.2- Cấu hình File DSN cho MS Access................................................... 238 8.3.8.3- Cấu hình File DSN cho SQL Server .................................................. 238 8.3.8.4- Cấu hình File DSN cho Oracle .......................................................... 239 8.3.8.5- Liên kết và truy xuất CSDL bằng đối tượng Connection .................. 239 8.3.8.6- Sử dụng đối tượng RecordSet ............................................................ 240 8.3.8.7- Các thao tác dữ liệu với RecordSet ................................................... 241 8.3.9- Thao tác với tệp và thư mục ................................................................. 242 8.3.9.1- Đối tượng Drive ................................................................................. 243 8.3.9.2- Đối tượng Folder ............................................................................... 244 8.3.9.3- Đối tượng File .................................................................................... 244 Chương 9: Quản trị máy chủ Web Server trên Windows ............................... 253 9.1. Giới thiệu WEB Server ............................................................................ 253 9.2. Giới thiệu một số phần mềm Web Server ................................................ 253 Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 4 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal 9.3. Quản trị máy chủ WebServer trên Windows - Phần mềm IIS Web Server ......................................................................................................................... 255 9.3.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 255 9.3.2. Cài đặt Internet Information Services IIS ............................................. 258 9.3.2.1. Chuẩn bị cài đặt.................................................................................. 258 9.3.2.2. Cài đặt Internet Information Services ................................................ 258 9.3.3. Quản trị Internet Information Services (IIS) ......................................... 261 9.3.3.1. Cấu hình Internet Information Services ............................................. 261 9.3.3.2 Stop/Start/Restart IIS .......................................................................... 275 9.3.3.3 Cài đặt các công cụ hỗ trợ bảo mật .................................................... 276 Chương 10 Giới thiệu về WebPortal và phương pháp thiết kế web ............... 282 10.1 Webportal là gì? ...................................................................................... 282 10.2 Các lưu ý khi xây dựng Webportal ......................................................... 282 10.3 Phương pháp thiết kế web ...................................................................... 284 10.3.1 Xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng, nhu cầu điều kiện thiết kế Web ......................................................................................................................... 285 10.3.2 Kỹ thuật khảo sát, thu thập thông tin ................................................... 287 10.3.3 Phân tích, lựa chọn các thành phần chính của Website, thứ tự ưu tiên 289 10.3.4 Phương án kỹ thuật, mô hình bảo mật, vận hành website ................... 290 10.3.5 Cấu trúc logic Web .............................................................................. 294 10.3.6 Cấu trúc cơ sở dữ liệu Web .................................................................. 296 10.3.7 Phương án triển khai xây dựng Web.................................................... 298 Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 5 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Chương I. Giới thiệu về InterNet, World Wide Web * INTERNET 1.1 Lịch sử phát triển Mạng Internet ngày nay là một mạng toàn cầu, bao gồm hàng chục triệu người sử dụng, được hình thành cuối thập kỷ 60 từ một thí nghiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ. Tại thời điểm ban đầu đó là mạng ARPAnet của Ban quản lý dự án nghiên cứu quốc phòng. ARPAnet là một mạng thử nghiệm phục vụ các nghiên cứu quốc phòng, một trong những mục đích của nó là xây dựng một mạng máy tính có khả năng chịu đựng các sự cố (ví dụ một số nút mạng bị tấn công và phá huỷ nhưng mạng vẫn tiếp tục hoạt động). Mạng cho phép một máy tính bất kỳ trên mạng liên lạc với mọi máy tính khác. Khả năng kết nối các hệ thống máy tính khác nhau đã hấp dẫn mọi người, mặt khác đây cũng là phương pháp thực tế duy nhất để kết nối các máy tính của các hãng khác nhau. Kết quả là các nhà phát triển phần mềm ở Mỹ, Anh và châu Âu bắt đầu phát triển các phần mềm trên bộ giao thức TCP/IP (giao thức được sử dụng trong việc truyền thông trên Internet) cho tất cả các loại máy. Điều này cũng hấp dẫn các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu lớn và các cơ quan chính phủ, những nơi mong muốn mua máy tính từ các nhà sản xuất, không bị phụ thuộc vào một hãng cố định nào. Bên cạnh đó các hệ thống cục bộ LAN bắt đầu phát triển cùng với sự xuất hiện các máy để bàn (desktop workstations) - 1983. Phần lớn các máy để bàn sử dụng Berkeley UNIX, phần mềm cho kết nối TCP/IP đã được coi là một phần của hệ điều hành này. Một điều rõ ràng là các mạng này có thể kết nối với nhau dễ dàng. Trong quá trình hình thành mạng Internet, NSFNET (được sự tài trợ của Hội Khoa học quốc gia Mỹ) đóng một vai trò tương đối quan trọng. Vào cuối những năm 80, NFS thiết lập 5 trung tâm siêu máy tính. Trước đó, những máy tính nhanh nhất thế giới được sử dụng cho công việc phát triển vũ khí mới và một vài hãng lớn. Với các trung tâm mới này, NFS đã cho phép mọi người hoạt động trong lĩnh vực khoa học được sử dụng. Ban đầu, NFS định sử dụng ARPAnet để nối 5 trung tâm máy tính này, nhưng ý đồ này đã bị thói quan liêu và bộ máy hành chính làm thất bại. Vì vậy, NFS đã quyết định xây dựng mạng riêng của mình, vẫn dựa trên thủ tục TCP/IP, đường truyền tốc độ 56 kbps. Các trường đại học được nối thành các mạng vùng, và các mạng vùng được nối với các trung tâm siêu máy tính. Đến cuối năm 1987, khi lượng thông tin truyền tải làm các máy tính kiểm soát đường truyền và bản thân mạng điện thoại nối các trung tâm siêu máy tính bị quá tải, một hợp đồng về nâng cấp mạng NSFNET đã được ký với công ty Merit Network Inc, công ty đang cùng với IBM và MCI quản lý mạng giáo dục ở Michigan. Mạng cũ đã được nâng cấp bằng đường điện thoại nhanh nhất lúc bấy giờ, cho phép nâng tốc độ lên gấp 20 lần. Các máy tính kiểm soát mạng Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 6 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal cũng được nâng cấp. Việc nâng cấp mạng vẫn liên tục được tiến hành, đặc biệt trong những năm cuối cùng do số lượng người sử dụng Internet tăng nhanh chóng. Điểm quan trọng của NSFNET là nó cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước NSFNET, chỉ có các nhà khoa học, chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ quan chính phủ được kết nối Internet. NSF chỉ tài trợ cho các trường đại học để nối mạng, do đó mỗi sinh viên đại học đều có khả năng làm việc trên Internet. Ngày nay mạng Internet đã được phát triển nhanh chóng trong giới khoa học và giáo dục của Mỹ, sau đó phát triển rộng toàn cầu, phục vụ một cách đắc lực cho việc trao đổi thông tin trước hết trong các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và gần đây cho thương mại. 1.2 Tổ chức của Internet Internet là một liên mạng, tức là mạng của các mạng con. Vậy đầu tiên là vấn đề kết nối hai mạng con. Để kết nối hai mạng con với nhau, có hai vấn đề cần giải quyết. Về mặt vật lý, hai mạng con chỉ có thể kết nối với nhau khi có một máy tính có thể kết nối với cả hai mạng này. Việc kết nối đơn thuần về vậy lý chưa thể làm cho hai mạng con có thể trao đổi thông tin với nhau. Vậy vấn đề thứ hai là máy kết nối được về mặt vật lý với hai mạng con phải hiểu được cả hai giao thức truyền tin được sử dụng trên hai mạng con này và các gói thông tin của hai mạng con sẽ được gửi qua nhau thông qua đó. Máy tính này được gọi là Internet gateway hay router. Net 1 Net 2 R Hình 1.1: Hai mạng Net 1 và Net 2 kết nối thông qua router R. Khi kết nối đã trở nên phức tạp hơn, các máy gateway cần phải biết về sơ đồ kiến trúc của các mạng kết nối. Ví dụ trong hình sau đây cho thấy nhiều mạng được kết nối bằng 2 router. Net 1 Net 2 Net 3 R1 R2 Hình 1.2: 3 mạng kết nối với nhau thông qua 2 router Như vậy, router R1 phải chuyển tất cả các gói thông tin đến một máy nằm ở mạng Net 2 hoặc Net 3. Với kích thước lớn như mạng Internet, việc các routers làm sao có thể quyết định về việc chuyển các gói thông tin cho các máy trong các mạng sẽ trở nên phức tạp hơn. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 7 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Để các routers có thể thực hiện được công việc chuyển một số lớn các gói thông tin thuộc các mạng khác nhau người ta đề ra quy tắc là: Các routers chuyển các gói thông tin dựa trên địa chỉ mạng của nơi đến, chứ không phải dựa trên địa chỉ của máy nhận. Như vậy, dựa trên địa chỉ mạng nên tổng số thông tin mà router phải lưu giữ về sơ đồ kiến trúc mạng sẽ tuân theo số mạng trên Internet chứ không phải là số máy trên Internet. Trên Internet, tất cả các mạng đều có quyền bình đẳng cho dù chúng có tổ chức hay số lượng máy là rất chênh lệch nhau. Giao thức TCP/IP của Internet hoạt động tuân theo quan điểm sau: Tất các các mạng con trong Internet như là Ethernet, một mạng diện rộng như NSFNET back bone hay một liên kết điểm-điểm giữa hai máy duy nhất đều được coi như là một mạng. Điều này xuất phát từ quan điểm đầu tiên khi thiết kế giao thức TCP/IP là để có thể liên kết giữa các mạng có kiến trúc hoàn toàn khác nhau, khái niệm "mạng" đối với TCP/IP bị ẩn đi phần kiến trúc vật lý của mạng. Đây chính là điểm giúp cho TCP/IP tỏ ra rất mạnh. Như vậy, người dùng trong Internet hình dung Internet là một mạng thống nhất và bất kỳ hai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất. Hình vẽ sau mô tả kiến trúc tổng thể của Internet. Internet host (a) Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 8 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Internet Physical router net host (b) Hình1.3: Mạng Internet dưới con mắt người sử dụng. Các máy được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất. (b) - Kiến trúc tổng quát của mạng Internet. Các routers cung cấp các kết nối giữa các mạng. Sub net Sub net Firewall Switch, hub Internet ISDN Sub net Server System VPN … Hình 1.4: Mạng Internet chi tiết hơn 1.3 Vấn đề quản lý mạng Internet Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 9 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal - Thực chất Internet không thuộc quyền quản lý của bất kỳ ai. Nó không có giám đốc, không có ban quản trị. Bạn có thể tham gia hoặc không tham gia vào Internet, đó là quyền của mỗi thành viên. Mỗi mạng thành phần sẽ có một giám đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hoặc một hãng điều hành, nhưng không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm về toàn bộ Internet. - Hiệp hội Internet (Internet Socity - ISOC) là một hiệp hội tự nguyện có mục đích phát triển khả năng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ Internet. Hiệp hội bầu ra Internet Architecture Board- IAB (ủy ban Kiến trúc mạng). ủy ban này có trách nhiệm đưa ra các hướng dẫn về kỹ thuật cũng như phương hướng để phát triển Internet. IAB họp định kỳ để bàn về các vấn đề như các chuẩn, cách phân chia tài nguyên, địa chỉ ... - Mọi người trên Internet thể hiện nguyện vọng của mình thông qua ủy ban Kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force - IETF). IETF cũng là một tổ chức tự nguyện, có mục đích thảo luận về các vấn đề kỹ thuật và sự hoạt động của Internet. Nếu một vấn đề được coi trọng, IETF lập một nhóm kỹ thuật để nghiên cứu vấn đề này. - Nhóm đặc trách nghiên cứu phát triển Internet (IRTF). - Trung tâm thông tin mạng (Network Information Center -NIC) gồm có nhiều trung tâm khu vực như APNIC - khu vực châu á -Thái Bình Dương. NIC chịu trách nhiệm phân tên và địa chỉ cho các mạng máy tính nối vào Internet. * WORLD WIDE WEB: “Bất kỳ một cá nhân nào, đang sử dụng bất kỳ loại máy tính nào, ở bất kỳ nơi nào, đều có thể truy cập được dữ liệu trên Internet chỉ nhờ sử dụng một chương trình đơn giản” đó là ý tưởng của Tim Berners-Lee - Một nhà khoa học tại phòng thí nghiệm vật lý châu âu (CERN) vào năm 1989. Hình 1.5: World Wide Web 1.4 Nguồn gốc World Wide Web. Vào cuối năm 1980, Tim Berner Lee đã viết một chương trình lưu trữ dữ liệu tên là “Enquire” là cơ sở để sau này phát triển chương trình cho Web server và Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 10 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Web client đầu tiên. Chương trình này được bắt đầu vào tháng 12 năm 1990 tại CERN và được quảng bá vào mùa hè năm 1991. "WorldWideWeb" trình duyệt hypertext đầu tiên chạy trên máy NeXT - Step. Cũng vào thời gian này đã có nhiều công trình chuẩn hoá các hệ thống Hypertext. Các nỗ lực này tập trung vào lĩnh vực Internet theo sự phát triển của Hypertext Markup Language, hay HTML, được thiết lập bởi Tim Berner Lee. Phiên bản đầu tiên này bây giờ gọi là HTML 1.0 Năm 1993, một sinh viên trẻ tên là Marc Andressen, trường đại học Illinois tại Urbana- Champaign đã tạo ra một giao diện đồ họa đầu tiên dành cho Web được gọi là Mosaic. Ban đầu nó đã được phát triển trên nền X Windows, một môi trường dựa vào Unix. (Lúc đó Unix là hệ điều hành phổ biến nhất cho các hệ thống máy tính nối kết với Internet). Sau đó, Những người lập trình Mosaic bắt đầu nghĩ ra các phần mở rộng tuỳ biến dành cho HTML nhằm mở rộng các tính năng của bộ trình duyệt Mosaic. W3C (World Wide Web Consortium) được hình thành vào cuối năm 1994, với hướng dẫn cấu trúc và sự phát triển HTML ở một cấp độ ưu tiên nhất và phát triển ngôn ngữ này cho đến nay. 1.5 World Wide Web là gì? Theo W3C: World Wide Web là mạng lưới nguồn thông tin cho phép ta khai thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng. World Wide Web là công cụ, phương tiện hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Hiểu thế nào là dịch vụ Internet? Đó là những cách thức được sử dụng trên Internet nhằm giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận tiện và dễ dàng. Không giống với những dịch vụ khác của Internet, Web cung cấp thông tin rất đa dạng, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, nghĩa là những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Thông tin được biểu diễn bằng “trang Web” theo đúng nghĩa của một trang mà chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình máy tính. Mọi thông tin đều có thể biểu thị trên trang Web đó, kể cả âm thanh, hình ảnh động. Nhưng vấn đề lý thú nhất của Web nằm ở khía cạnh khác. Trang Web bạn nhìn thấy trên màn hình máy tính có khả năng liên kết với những trang Web khác, dẫn ta đến những nguồn thông tin khác. Khả năng này của Web có được nhờ thông qua các “siêu liên kết” (hyperlink). Siêu liên kết về bản chất là địa chỉ trỏ tới nguồn thông tin (trang Web) nằm đâu đó trên Internet. Bằng những siêu liên kết này, các trang Web có thể liên kết với nhau thành một mạng chằng chịt, trang này chỉ tới trang khác, cho phép ta chu du trên biển cả thông tin. 1.6 Trình duyệt Web: Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 11 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal World Wide Web được bắt đầu tại CERN (Conseil European pour la Recherche Nucleaire, bây giờ được gọi là European Laboratory for Particle Physics). Mặc dù ý tưởng về Web xuất phát từ nhiều nơi khác nhau, nhưng một đề nghị ban đầu đã được viết bằng văn bản và được thông tin tại CERN vào năm 1989. CERN còn chịu trách nhiệm về việc phát triển bộ trình duyệt Web đầu tiên, và bộ trình duyệt này đã được xuất bản vào năm 1990. Bộ trình duyệt đầu tiên này đã được soạn thảo trên một máy NeXT-Step. Không giống như các bộ trình duyệt với các giao diện đồ họa mà chúng ta thường nhìn thấy ngày nay, nó chỉ hiển thị văn bản (text). Các bộ trình duyệt khác cũng sớm được phát triển, bao gồm Erwise, Viola, và Lynx. Ngày nay, nhiều máy vẫn còn sử dụng các bộ trình duyệt không thuộc đồ họa này, đặc biệt là Lynx. Lynx được sử dụng chủ yếu trên các hệ thống Unix và VMS, mặc dù nó có sẵn đối với tất cả các trình ứng dụng lớn. Sau đó, NCSA (National Center for Supercomputing Applications), đặt cơ sở tại trường đại học của Illinois ở Urbana-Champaign, bắt đầu quan tâm đến Web và bắt đầu phát triển một bộ trình duyệt. Bộ trình duyệt này, Mosaic for X, đã được xuất bản rộng rãi trên các nền X, PC/Windows và Macintosh vào tháng 9 năm 1993. Một trong những người đã làm việc trên đề án này là một sinh viên tại NCSA, chưa tốt nghiệp, tên Mark Andreessen. Vào năm 1994, Mark Andreessen và năm người khác đã rời NCSA để thành lập Mosaic Communications Corporation, sau đó trở thành Netscape Communications Corporation. Netscape đã xuất bản phiên bản đầu tiên của Netscape Navigator, với biệt dành là "Mozilla", vào cuối năm 1994. Trong khi đó, Microsoft đã phát triển Internet Explorer (lE), là đối thủ cạnh tranh chính của Netscape; Sun Microsystems đã phát triển HotJava; và America Online (AOL) đã phát triển bộ trình duyệt AOL của riêng họ. Gần đây, một công ty có tên là WebTV đã giới thiệu một bộ trình duyệt chạy trên truyền hình nhờ sử dụng một hộp set-top. Bây giờ thậm chí không cần sử dụng máy tính đế truy cập Web! Hai bộ trình duyệt chính được sử dụng ngày nay là Netscape Navigator và Microsoft Internet Explorer. Tháng 10 năm 1994 Netscape giới thiệu Netscape Navigator 1.0 miễn phí đối với người sử dụng thông qua lnternet. Tháng 3 năm 1995 Netscape Navigator 1.1 được công bố. Nó bao gồm sự hỗ trợ đối với các tính năng trình bày cao cấp nhờ sử dụng các font đồ họa và các bảng biểu HTML 3.0. Các tính năng này cho phép trình bày các trang phức tạp hơn, bao gồm việc bố trí nhiều cột text và các hình ảnh linh động. Tháng 9 năm 1995 Netscape giới thiệu Netscape Navigator Gold 2.0, bộ trình duyệt này cho phép người sử dụng tạo, chỉnh sửa và định hướng các tài liệu trực tuyến một cách dễ dàng. Về bản chất, bộ chỉnh sửa này hỗ trợ các phần mở rộng Netscape. Các tính năng bao gồm sự hỗ trợ đối với các khung (frame), một tính năng trình bày trang trên Netscape Navigator 2.0 cho phép hiển thị Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 12 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal nhiều ô có thể được cuộn một cách độc lập trên một màn hình đơn; các font và các bảng biểu HTML 3.0. Tháng 1 năm 1996 Netscape công bố các plug-in, đây là các phần mềm nhỏ cải tiến các tính năng của bộ trình duyệt. Tháng 4 năm 1996 Netscape công bố Netscape Navigator 3.0. Nó hỗ trợ các thẻ HTML mới, bao gồm màu nền trong bảng biểu và các chức năng nhúng audio và video. Microsoft Internet Explorer 2.0 dành cho Macintosh được xuất bản. Nó hỗ trợ plug-in Shockwave, các thẻ HTML 2.0 và 3.0, QuickTime, và Virtual Reality Modeling Language (VRML). Tháng 5 năm 1996 Microsoft i *nternet Explorer 3.0 Beta sẵn sàng. Tháng 6 năm 1996 Netscape công bố rằng có trên 130 nhà phát triển plug-in đang tạo các plug-in để làm việc với Netscape Navigator. Nó cũng công bố rằng site Internet của nó nhận trên 80 triệu lượt truy cập một ngày và đã tích lũy trên 10 tỷ lượt truy cập kể từ khi bắt đầu. Microsoft tiếp tục phát triển IE 3.0, và sẽ giới thiệu khả năng mở rộng qua các Active X control. Tháng 8 năm 1996 Netscape công bố Netscape Navigator 3.0 hỗ trợ cả Java và JavaScript. Một số nhà phát triển thuộc nhóm thứ ba lập ra các sơ đồ để phát triển các plug-in nhằm tận dụng tính năng của Netscape Navigator 3.0. Đã có 175 plug-in được công bố cho Netscape Navigator. Microsoft tung ra lnternet Explorer 3.0. Các Web site đứng đầu cung cấp nội dung miễn phí mà có thể chỉ được xem bởi những người sử dụng lnternet Explorer 3.0. Tháng 10 năm 1996 Netscape công bố Netscape Communicator, bộ trình duyệt này hợp nhất phần mềm bộ trình duyệt Netscape Navigator 4.0, phần mềm tạo HTML Netscape Com-poser, thư điện tử Netscape Messenger, phần mềm thảo luận nhóm Netscape Collabra, và phần mềm cộng tác thời gian thực Netscape Conference. Netscape công bố Netscape Navigator 4.0, bao gồm sự hỗ trợ đối với sự định vị tuyệt đối, tạo lớp và stylesheet, các font HTML mới, và sự hỗ trợ đối với Netscape ONE (the open network environment). Tháng 1 năm 1997 Microsoff giới thiệu Internet Explorer 3.0 cuối cùng dành cho Macintosh. Microsoft lnternet Explorer 3.0 cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ đối với HTML 3.2, các bảng biểu, các khung và các khung cải tiến (không có đường biên và di động). Với phiên bản này, lnternet Explorer trở thành bộ trình duyệt đầu tiên cho phép những người sử dụng Macintosh xem các trang Web được tạo nhờ sử dụng cascading stylesheet chuẩn của HTML. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 13 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Tháng 4 năm 1997 Microsoft công bố Microsoft Internet Explorer 4.0. Sự hỗ trợ stylesheet cải tiến. Dynamic HTML, và Active Desktop được xem như là một làn sóng mới trong sự trình duyệt. Tháng 7 năm 1997 Microsoft chứng thực HTML 4.0 của World Wide Web Consortium và công bố sự hỗ trợ trong M icrosoft Internet Explorer 4.0. Các đặc tính chính của các bộ trình duyệt Đôi khi bạn cấn tìm hiểu bộ trình duyệt có những đặc tính nào và ai hỗ trợ chúng. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết các đặc tính nào được hỗ trợ bởi các bộ trình duyệt nào và chúng được thực thi lần đầu trong các phiên bản nào. Nắm vững điều này, bạn sẽ có thể thực hiện các quyết định về kiểu thiết kế và các đặc tính của các Web site dựa vào sự phân tích các số liệu thống kê server đối với những bộ trình duyệt nào mà người xem của bạn đang sử dụng và bao nhiêu người trong số họ không thể nhìn thẩy các đặc tính mà bạn đã sử dụng. Trong mục này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các bộ trình duyệt mà bạn có thể gặp. Netscape Navigator Netscape Navigator hiện đang là một trong các bộ trình duyệt phổ biến nhất trên World Wide Web. Trong khi bộ trình duyệt này có sẵn như là một trình ứng dụng riêng biệt, Netscape cũng đã đưa nó vào một bộ sản phẩm có tên là Netscape Communicator; Communicator bao gồm không chỉ bộ trình duyệt, mà còn các công cụ khác để cộng tác. Đối với các mục đích thảo luận ở đây, chúng ta sẽ chỉ xem xét bộ trình duyệt. Đa phương tiện truyền thông, sụ tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động. Có nhiều cách để thực thi sự tương tác hay di chuyển trên một site. Một cách là sử dụng GlF động, mà trong đó một loạt các file GlF tải trên trang theo trình tự GlF là một dạng đồ họa Netscape Navigator cũng hỗ trợ thẻ EMBED, tuy không phải là HTML chính thức, nhưng nó cho phép nhúng một file audio. Thẻ EMBED hoạt động đối với các phiên bản của Navigator 2.0 và cao hơn. File được nhúng được điều khiển bởi một plug-in. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 14 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Hình 1.6: Bộ trình duyệt Netscape Navigator 7.0 Một cách khác để bổ sung sự tương tác và đa phương tiện truyền thông vào Web là sử dụng Java và JavaScript. Java là một ngôn ngữ lập trình theo hướng đối tượng với đầy đủ đặc tính và nó có thể được sử dụng để chèn các applet vào các trang Web hoặc để viết các trình ứng dụng riêng biệt. Java có thể được chèn vào một trang HTML bằng cách sử dụng thẻ APPLET, được hỗ trợ bởi Netscape 2.0 và cao hơn, mặc dù nó không xuất hiện trong đặc tả HTML chính thức, cho đến HTML 3.2. Mặt khác, JavaScript là một ngôn ngữ tạo script và không được sử dụng để phát triển các trình ứng dụng riêng biệt. Nó được thực thi nhờ sử dụng thẻ SCRIPT, nhưng không được thực thi trong Navigator cho đến phiên bản 3.05b. Các plug-in, là các mẩu phần mềm nhỏ được sử dụng để mở rộng các tính năng của một chương trình phần mềm, được thực thi trong các bộ trình duyệt Web bởi Netscape Communications dành cho Navigator bắt đầu với phiên bản 2.0. Các plug-in có thể được sử dụng để xem audio, video, 3D và nhiều thứ khác. Thậm chí bạn có thể sử dụng chúng để xem các màn hình nền của những người sử dụng khác. Nó chỉ phụ thuộc vào plug-in nào mà bạn có (và bao nhiêu RAM mà bạn có thể dành riêng cho nó!). Bạn có thể bổ sung các form vào Web site của bạn bằng cách sử dụng thẻ FORM . Bạn có thể sử dụng các form để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà bạn thích, để lấy thông tin về những người sử dụng, và để cung cấp cho họ một cơ hội phản hồi. Các form đã được hỗ trợ bởi Navigator kể từ phiên bản 1.1. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 15 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Các table, layout, và style Các table là một sự tiến bộ lớn khi những người thiết kế Web sau cùng có thể trình bày thông tin trong các hàng và các cột bằng cách sử dụng các table thay vì text đã được định dạng sẵn. Netscape Navigator đã hỗ trợ các table kể từ phiên bản 1.1, mặc dù một số thuộc tính đối với thẻ TABLE được bổ sung vào sau này. Các table thật sự là một đặc tính thuận lợi. Nếu bạn đã từng truy cập Web và đi qua các Web site có nhiều "ô" khác nhau, hay các mục riêng lẻ trong cửa sổ bộ trình duyệt lớn hơn, bạn đã nhìn thấy các frame (khung). Mỗi frame này có thể được cuộn qua một cách riêng lẻ. Navigator đã hỗ trợ các frame đơn giản kể từ phiên bản 1.1. Nhiều đặc tính thú vị (chẳng hạn như các màu frame) không được hỗ trợ cho đến phiên bản 3.05b. Tiến bộ mới nhất về style khi truy cập Web là stylesheet, một khái niệm lần đầu tiên được thực thi trong một bộ trình duyệt chính bởi Microsoff Corporation. ý tưởng đằng sau các stylesheet là người thiết kế Web có thể chỉ định các thành phần thiết kế cho toàn bộ site trong một nơi. Chẳng hạn, một người thiết kế có thể cho tất cả các đoạn có font là màu xanh dương, và sau đó mỗi đoạn sẽ tự động có màu xanh dương. Đoạn nhận thông tin màu xanh dương tử stylesheet (một tài liệu riêng). Điều này có nghĩa rằng người thiết kế chỉ cần chỉ định màu đoạn trong stylesheet. Nó cho phép người thiết kế thay đổi tất cả các đoạn trên site sang bất kỳ một màu khác bằng cách thay đổi stylesheet thay vì thay đổi mỗi đoạn. Đặc tính này tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian. Có nhiều ưu điểm khác đối với các stylesheet, chẳng hạn như khả năng gởi các stylesheet khác nhau cho những người sử dụng khác nhau. Một người đang sử dụng một bộ trình duyệt dựa vào lời nói có thể yêu cầu một tài liệu rất đơn giản, trong khi một người thiết kế đồ họa có thể yêu cầu một trang chuyên về đồ họa. Một ưu điểm khác của các stylesheet là chúng giúp cho việc tạo Web site nhất quán trở nên dễ dàng hơn nhiều - chẳng hạn, tất cả các table của bạn có thể tự động có hình dạng giống nhau. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về các stylesheet trong chương 7. Bây giờ, bạn chỉ cần lưu ý rằng chúng được hỗ trợ bởi các bộ trình duyệt mới hơn. Netscape đã không hỗ trợ các stylesheet cho đến Navigator 4.0, vì vậy nhiều người chưa nhìn thấy chúng. Hình ảnh Khả năng có các hình ảnh đã đem lại cho Web một ưu điểm vượt trội so với Gopher, tiền thân của nó. Trong khi không phải tất cả các bộ trình duyệt đều có thể xem các hình ảnh nội tuyến, nghiã là trên cùng một trang với text, tất cả các bộ trình duyệt đều có khả năng tải xuống các hình ảnh để bạn có thể xem chúng. Các hình ảnh nội tuyến đã được hỗ trợ bởi Navigator kể từ phiên bản 1.0. Các hình ảnh thường được sử dụng như là các liên kết. Một cách sử dụng của các hình ảnh là ở dạng các bản đồ ảnh (imagemap). Một bản đồ ảnh là một ảnh có thể nhấp được chia thành nhiều phần, mỗi phần liên kết bạn với một nơi khác trên Web. Các bản đồ ảnh, giống như các hình ảnh, đã được thực thi trong Netscape kể từ phiên bản 1.0. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 16 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Thư và tin tức Nhiều bộ trình duyệt cho phép người sử dụng đọc và gởi e-mail hay các bài báo Usenet newsgroup. Phương pháp tất cả trong một này là một phương pháp phổ biến, trong đó nó cho phép những người thiết kế Web site hợp nhất các liên kết với các newsgroup archive hay các địa chỉ e-mail nhất định nằm ngay trong các trang Web của chúng. Cả thư và tin tức đều đã được mô tả bởi Navigator kể từ phiên bản 1.0, mặc dù giao diện này đã thay đổi đôi chút với các phiên bản mới hơn. Bảo mật Trong khi có nhiều loại mã hóa trên Internet, bạn có thể quan tâm đến việc bảo đảm sự bảo mật. Bắt đầu với Navigator 3.0, các chứng nhận kỹ thuật số đã được hỗ trợ. Các phiên bản mới hơn của Netscape có một biểu tượng chìa khóa ở dưới cùng cho phép bạn xem một giao tác có an toàn hay không. Điều này sẽ quan trọng hơn nếu bạn dự định có một Web site mà những người sử dụng của bạn có thể mua hàng hóa. Hãy xem chương 22 để biết thêm chi tiết về Web commerce. Microsoft Internet Explorer Microsoft lnternet Explorer hiện đang ở phiên bản 6.0. Microsoft đã phát triển một số công nghệ, bao gồm các stylesheet và ActiveX. Các đặc tính chính : Đa phương tiện truyền thông, sự tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động IE hỗ trợ các kỹ thuật tạo hoạt hình GlF. Nó cũng đã hỗ trợ các applet Java kể từ phiên bản 3.0b2. Sự bao hàm của thẻ SCRIPT đối với JavaScript đã xuất hiện cùng với phiên bản 3.0. Microsoft cũng đã sao chép ý tưởng plug-in của Netscape - hiện có nhiều plug-in dành cho cả Navigator và IE. IE đã hỗ trợ các form ngay từ lúc đầu - phiên bản 1.0. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 17 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal Hình 1.7: Bộ trình duyệt Internet Explorer 6.0 Có lẽ biến đổi hấp dẫn nhất trong việc phát triển IE là sự giới thiệu của ActiveX. ActiveX đã được sáng tạo bởi Microsoft, điều chỉnh các công nghệ hiện có OLE 2.0 và OCX cho phù hợp với các trình ứng dụng lnternet. Một ActiveX control là một sự kết hợp giữa một plug-in và một applet Java - nó bổ sung tính năng hoạt động giống như một plug-in, và nó chạy một cách độc lập với bộ trình duyệt, giống như một applet. Không giống như một applet, ActiveX control được tải xuống và được chứa trên đĩa cứng của người sử dụng. Các ActiveX control hiện không được hỗ trợ bởi bất kỳ bộ trình duyệt nào ngoài IE mặc dù có một plug-in Navigator cho phép bạn xem các ActiveX control. Sự hỗ trợ đối với ActiveX bắt đầu với phiên bản IE 3.0. Các table, layout, và style Microsoft Internet Explorer đã hỗ trợ các table kể từ phiên bản 1.0 và các frame kể từ phiên bản 3.0. Các tùy chọn mà nó hỗ trợ đối với các frame hơi khác với Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 18 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal các tùy chọn được hỗ trợ bởi Netscape Navigator, và Microsoft đã phát minh ra các frame (nhờ sử dụng thẻ (FRAME). Bạn sẽ tìm hiểu thêm về các frame trong chương 5. Hình ảnh IE đã hỗ trợ các hình ảnh kể từ phiên bản 2.0. Nó không hỗ trợ nhiều tùy chọn bố trí hình ảnh, chẳng hạn như canh giữa, hoặc dàn text xung quanh đối tượng ảnh. IE cũng hỗ trợ các bản đồ ảnh. Thư và tin tức Bắt đầu với phiên bản 2.0, IE đã hỗ trợ việc đọc và gởi e-mail, cùng với việc đọc và gởi đến các newsgroup. Bảo mật Giống như Navigator, IE hỗ trợ các chứng nhận kỹ thuật số để bảo đảm sự an toàn. Ngoài ra, IE có một công nghệ được gọi là Authenticode. Authenticode cho phép những người tạo phần mềm ký nhận phần mềm của họ bằng kỹ thuật số để những người sử dụng có thể biết chắc rằng phần mềm này (bao gồm cả applet Java) đã đến từ nơi giống như họ nghĩ. Một đặc tính trong IE mà nhiều bố mẹ tìm thấy hấp dẫn là khả năng sử dụng "parental controls" được cài sẵn vào bộ trình duyệt. Các cài đặt này sẽ không cho phép người sử dụng xem các Web site vốn có các nội dung không thể chấp nhận được. Lynx Lynx đã được phát triển tại trường đại học Kansas để sử dụng trên hệ thống của riêng họ. Phiên bản hiện hành là 2.6. Lynx là một bộ trình duyệt cũ hơn dựa vào text và có ưu điểm chạy trên các hệ thống cũ hơn. Nó được sử dụng phần lớn trên các hệ thống Unix và VMS, mặc dù bạn có thể sử dụng nó cho các trình ứng dụng khác. Nó đặc biệt phổ biến ở các trường đại học và trung học, nơi mà các sinh viên thường có các Unix shell account. Lynx cũng phổ biến đối với một số người bị khiếm thị bởi vì nó có thể được cấu hình dưới dạng một text reader để đọc các dòng từ các trang Web. Với hệ thống của chúng được cấu hình với phần cứng audio thích hợp được gọi là một bộ tổng hợp tiếng nói, máy tính đọc lớn cho người sử dụng. Ngoài ra, nhiều người sử dụng Web sẽ khởi động Lynx khi họ vội vã muốn tìm các nội dung thông tin dựa vào text. Bởi vì bộ trình duyệt này không tải các hình ảnh vào nhiều đối tượng có kích cỡ file lớn, nên các site có thể nhanh chóng được lướt qua để tìm nội dung thích hợp. Lynx là một bộ trình duyệt text-only, vì vậy nếu bạn muốn hòa hợp với những người sử dụng Lynx, bạn sẽ phải cung cấp các phương thức khác đối với hình ảnh nếu không hãy cho phép những người sử dụng Lynx tải chúng xuống. Lynx là một ví dụ hoàn hảo về một điều gì đó mà chúng ta thường nhìn thấy trong thế giới phần mềm - thường có một sự trao đổi giữa các đặc tính (chẳng Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 19 Giáo trình đào tạo Xây dựng và quản trị Website, Portal hạn như hình ảnh, kiểu định dạng, và các frame), và các yêu cầu hệ thống (chẳng hạn như các vấn đề nền ứng dụng và RAM). Trong khi Lynx không hỗ trợ nhiều đặc tính mới hơn, bạn cũng không cần nhiều RAM và một máy mới hơn để chạy nó: Với giao diện dòng lệnh của Lynx, nó có thể được đưa vào sử dụng nếu bạn đã quen với việc trỏ và nhấp chuột. Đa phương tiện truyền thông, sự tương tác, và các kỹ thuật tạo hình động Lynx không hỗ trợ các GlF hình động, thẻ EMBED, Java, JavaScript, các plug- in hoặc cấu trúc ActiveX. Lynx không hỗ trợ các form, mặc dù những người sử dụng Lynx phải định hướng qua chúng nhờ sử dụng các phím mũi tên hay phím TAB trên bàn phím thay vì chỉ cần nhấp chuột vào trong một trường và gõ nhập nội dung của chúng. Lynx có thể điều khiển các hộp kiểm, các nút radio, các nút thông thường, các danh sách chọn, và các vùng gởi text. Các table, layout và style Lynx không hỗ trợ các table, mặc dù nó không nhất thiết phải hiển thị chúng như ý bạn muốn. Nó nhận biết thẻ TABLE và sau đó phân chia thông tin ra thành một loại form trình bày. Nghĩa là, tất cả thông tin đều nằm ở đó và người sử dụng có thể tìm ra hệ thống phân cấp và theo dõi các liên kết nếu có, nhưng bạn sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào các hàng và các cột. Nếu bạn muốn lập các table có ý nghĩa đối với những người sử dụng Lynx, bạn có thể cần sử dụng thẻ PRE, được trình bày sau trong sách này. Các frame trong Lynx tương tự như các table - trong khi Lynx nhận biết và xử lý các thẻ kết hợp với các frame, các kết quả có thể hoàn toàn khác với những gì mà bạn mong muốn. Thay vì mô phỏng các frame, Lynx cung cấp các liên kết text với các frame khác nhau trên một trang HTML. Sau đó, khi bạn học cách tạo các frame, bạn sẽ tìm hiểu thêm về thẻ NOFRAMES, nó được sử dụng để cung cấp nội dung thay thế cho các bộ trình duyệt vốn không hoàn toàn hỗ trợ các frame. Lynx không hỗ trợ các stylesheet. Hình ảnh Như đã được lưu ý ở trên, bộ trình duyệt Lynx không hỗ trợ hình ảnh. Tuy nhiên, nó làm việc với các bản đồ ảnh. Lynx làm việc tốt hơn với các bản đồ ảnh phía client bởi vì nó giúp cho bộ trình duyệt dễ dàng tìm ra nơi mà các vùng khác nhau của bản đồ dẫn đến. Trên một bản đồ phía client, bộ trình duyệt có cơ hội xử lý text khác. Hãy ghi nhớ rằng, vì không có hình ảnh, nên bản đồ được hiển thị trong Lynx dưới dạng các liên kết text. Trên một bản đồ phía server, bộ trình duyệt nhấp chuột và một cặp tọa độ được gởi đến server. Lynx chỉ có khả năng gởi các tọa độ (0,0), và vì vậy phương cách này không đem lại hiệu quả tốt. Thư và tin tức Bạn không thể đọc e-mail của bạn từ trong Lynx. Tuy nhiên, bạn có thể gởi e- mail từ Lynx nếu có một liên kết đến một địa chỉ e-mail hay một tác giả đã được chỉ định trong trang HTML. Lynx hỗ trợ việc đọc các newsgroup và trả lời các bài báo newsgroup. Trung tâm Điện toán Truyền số liệu KV1 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net