logo

Giao tiếp bằng điện thoại


Giao tiếp bằng điện thoại ngày càng trở nên tiện dụng do tính phổ biến và tiện lợi của nó. Công việc kinh  doanh của cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người phải tiết kiệm thời gian do đó sử dụng điện thoại là một  phương tiện được ưa thích. Giao tiếp bằng điện thoại tuy dễ mà khó, và người thư ký cần phải học để biết  cách giao tiếp. Thiết bị cần thiết: điện thoại Tất nhiên việc đầu tiên là phải có một máy điện thoại tốt. Nếu sử dụng  điện thoại loại rẻ tiền, những lúc thời tiết ẩm thấp thì mạch điện bị chập,  không thể nghe rõ được. Điện thoại của thư ký trực điện thoại không nên  mắc song song để tránh người khác cùng nghe một lúc và làm khách thấy  khó chịu và không an tâm khi điện đàm. Máy điện thoại của người thư ký trực điện thoại nên có màn hình hiển thị  số máy gọi đến và có đăng ký với tổng đài chức năng báo số máy gọi đến.  Để có chức năng này, đơn vị phải đăng ký với công ty điện thoại, đóng tiền  đăng ký , mỗi tháng đóng thêm chi phí vận hành. Khi có điện thoại gọi đến,  số máy của người gọi sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng của máy điện thoại. Nhờ đó, người thư ký có  thể ghi lại số máy gọi đến để có thể hữu dụng sau này. Nếu điện thoại đang dùng không có chức năng  báo số máy gọi đến, thì chúng ta có thể lắp thêm một thiết bị báo số máy gọi đến.  Trong văn phòng có nhiều phòng ban, nếu lắp nhiều điện thoại sẽ bất tiện và tốn kém, người ta thường  thông qua một mạng điện thoại nội bộ (tổng đài nội bộ ­ PBX) để chuyển cuộc gọi đến từng bộ phận. Chỗ làm việc của thư ký trực điện thoại thường có một máy vi tính. Như vậy, người thư ký có thể ghi lại  các số máy điện thoại gọi đến trong ngày, có thể truy cập số điện thoại cần tìm một cách nhanh chóng,  có thể gửi và nhận e­mail, gửi và nhận fax.  Bạn cần phải ngăn nắp và sạch sẽ. Sự sạch sẽ không chỉ đối với cá nhân Bạn mà còn thể hiện ở những  vật dụng Bạn dùng, trong đó có điện thoại. Ống nghe thường xuyên tiếp xúc với nước bọt khi nói nên sẽ  có mùi hôi. Bạn cần phải lau chùi thường xuyên. Các phím số cũng cần phải được vệ sinh. Dây xoắn nối  ống nghe với thiết bị không nên để rối mà phải gỡ ra và giữ sạch sẽ. Khách đến văn phòng sẽ đánh giá  người thư ký khi nhìn thấy các vật dụng mà họ dùng cùng với khu vực làm việc của họ. Bạn cần chứng tỏ  Bạn là thư ký chuyên nghiệp qua sự ngăn nắp của Bạn.  Dụng cụ hỗ trợ: danh bạ, giấy nhắn tin, bút bi... Danh Bạ điện thoại do Công ty Điện Thoại cung cấp phải luôn luôn nằm trong tầm tay của Người Thư  Ký. Bạn sẽ phải cần đến nó bất cứ lúc nào sếp của Bạn cần. Bạn cần phải bỏ thời gian để làm quen với  cách thức sử dụng danh bạ khi rảnh rỗi để nhanh chóng tìm ra số điện thoại mà bạn cần. Danh Bạ thường  sắp xếp các đề mục theo thứ tự của Bảng chữ cái ABC. Do đó điều đầu tiên bạn cần là phải học thuộc  Bảng Chữ Cái!  Bạn cũng cần phải lập một bản danh bạ riêng gồm các số điện thoại cần thiết của tất cả những người  trong cơ quan, những công ty, đơn vị hay liên hệ, các nhà cung cấp văn phòng phẩm v.v...Bản danh bạ  này không cần phải quá dài mà chỉ gói gọn trong một hai trang A4. Bạn cần dán nó ở nơi kín đáo nhưng  dễ thấy đối với Bạn. Một thư ký giỏi là khi sếp Bạn cần một số điện thoại nào đó, Bạn phải trả lời ngay lập  tức. Giấy nhắn tin và giấy nháp là những vật dụng mà Bạn sẽ cần khi khách gọi đến mà không gặp người  cần tìm và để lại tin nhắn. Bạn luôn luôn để chúng trong tầm tay cùng với hộp bút, nhiều bút để có thể  thay thế nhanh chóng khi bút hết mực. Đừng để khách chờ máy trong khi người thư ký quýnh quáng tìm  giấy nháp và bút, rồi lại quáng quàng vơ đại một tờ giấy bỏ đi ở đâu đó, viết nguệch ngoạc lời nhắn vào.  Bạn cần có tác phong chuyên nghiệp và công việc chuẩn bị chu đáo cho mọi cuộc điện đàm sẽ tiết  kiệm cho Bạn rất nhiều thời gian. Trong lúc rảnh rỗi, Bạn có thể thu gom giấy nháp đã sử dụng một mặt,  mặt kia sử dụng làm giấy nhắn tin. Bạn cắt nhỏ ra theo kích thước phù hợp rồi kẹp lại cho gọn gàng. Bạn  có thể sử dụng loại giấy Notes có keo dán để nhanh chóng chuyển các mẩu tin nhắn cho những  người được nhắn trong văn phòng của Bạn bằng cách đính chúng vào nơi người đó không thể không nhìn  thấy. Các tổng đài tự động hiện nay thường có phần mềm trả lời tự động mà việc khó khăn là thiết lập các  thông số ban đầu. Ví dụ: Cần gặp Phòng Kinh Doanh, bấm phím Một. Cần gặp Phòng Kế Toán, bấm  Phím Hai...Bạn cần ghi ra tòan bộ nội dung của việc hướng dẫn này vào giấy, chọn người có giọng dễ  nghe đọc thật chậm rãi và rõ ràng. Thậm chí, đối với các công ty đa quốc gia, họ phải thuê phát thanh  viên chuyên nghiệp đọc giúp. Riêng phần tiếng Anh, nhất thiết phải chọn người bản ngữ, đừng sử dụng  người Việt. Bạn viết ra nội dung nhờ họ đọc, để họ tự chỉnh lỗi chính tả hoặc cú pháp, chỉ cần đúng cách  sử dụng là được. Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ gặp nhiều trở ngại trên con đường thăng tiến là do những hạn chế trong giao tiếp. Phụ nữ và những sai lầm trong sự nghiệp Nỗi buồn chân dài nơi công sở Bí quyết trở thành nữ lãnh đạo giỏi Tế nhị nơi công sở Vậy những sai lầm ấy là gì? 1/ Cả nể, chỉ biết gật đầu đồng ý Ngại đụng chạm, sợ đấu tranh, sợ bị người khác thành kiến… chính những điều đó đã và đang trở thành  vật cản trong công việc của người phụ nữ. Đã đành nếu gật đầu đồng ý cho một ý kiến đúng đắn thì đã  khác, đằng này nhiều khi chính bạn cũng không thực sự đồng ý, hiểu sai hay chưa hiểu vấn đề. Cái quan  điểm “Một sự nhịn là chín sự lành” đôi khi biến bạn trở thành nhu nhược. 2/ Thiếu tự tin Bạn có thực sự chắc chắn về khả năng của mình cho dù bạn nghĩ rằng mình là người có năng lực? Khi  được hỏi về một vấn đề, bạn thường có xu hướng không gay gắt bảo vệ chính kiến của mình đến cùng mà  thường trả lời nước đôi theo kiểu: “Tôi chắc thế” hay “Có thể thế”. Chính điều này khiến người đối diện mất  cảm giác tin tưởng tuyệt đối vào câu nói của bạn. 3/ Ngắt lời tuỳ tiện Sai lầm này ngay cả nam giới cũng thường mắc phải. Học cách lắng nghe cũng là bạn đang học cách tôn  trọng mọi người trong đó có sếp và những đồng nghiệp của bạn. Hãy chờ đến khi họ kết thúc câu chuyện  rồi hãy mới nên đưa ra ý kiến của mình. Đừng biến mình thành người thiếu lịch sự khi không biết đến cả  những qui tắc giao tiếp tối thiểu nhất. 4/ Ngữ điệu không phù hợp Có những người ăn to nói lớn nhưng cũng có những người nói nhỏ đến mức li nhí trong miệng. Đó là do  tông giọng của từng người. Nhưng đừng để điều đó trở thành điểm yếu của bạn. Nói quá to sẽ khiến người  khác nghĩ rằng bạn đang cao giọng, trong khi nếu cứ lí nha lí nhí thì sẽ bị đánh giá là thiếu sự tự tin. Tính  hiệu quả của giao tiếp được thể hiện ở việc bạn nói đủ to và đủ rõ ràng để người đối diện có thể hiểu được  vấn đề. 5/ Buôn chuyện lung tung “Hai người phụ nữ và một con vịt họp lại thành một cái chợ.” Buôn chuyện là một tật xấu của nữ giới và  dường như không phải ai cũng ý thức được điều này. Trong môi trường công sở, đôi khi chỉ tiết lộ một bí  mật nho nhỏ cũng có thể làm hỏng cả một mối quan hệ, hay hỏng cả một công việc. 6/ Cách ăn mặc không phù hợp Đã đành là phụ nữ thì không thể cấm họ làm đẹp. Nhưng đẹp thì cũng cần năm trong chừng mực cho  phép vì bạn đang làm việc trong một môi trường nghiêm túc. Một bộ dạng quá lôi thôi lếch thếch hay một  cái “mặt nạ” với chiếc đầm loè loẹt và diêm dúa đều sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt đồng  nghiệp, trong mắt sếp và cả trong mắt đối tác. 7/ Cách cư xử không đúng mực Đi cùng với vẻ ngoài lịch thiệp là một tác phong đúng mực. Đó chính là tôn chỉ làm việc của dân văn  phòng. Một nữ nhân viên với cách nói chuyện đưa đẩy, lả lơi thường khó khiến người khác tôn trọng cả  trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bạn có thể khiến đối tác xao xuyến nhưng bạn không thể bắt  họ cầm bút kí một hợp đồng làm ăn. Bạn cũng có thể làm sếp vui mắt và thích trò chuyện với bạn, nhưng  trao quyền vào tay bạn ư? Không bao giờ. Là phụ nữ, là nhân viên văn phòng – Bạn có tin chắc rằng khả năng giao tiếp là một điểm mạnh của mình  trong công việc? ***
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net