logo

ĐỒ ÁN "MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM "

Tham khảo luận văn - đề án 'đồ án "mạng thông tin di động gsm "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
ĐỒ ÁN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM " Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp 3.3.2.2 Mối quan hệ giữa mô hình OSI và hệ thống báo hiệu số 7 Hệ thống báo hiệu số 7 là một loại thông tin số liệu chuyển mạch gói, nó cũng được cấu trúc theo modul và rất giống với mô hình OSI, nhưng khác với mô hình OSI có 7 lớp thì SS7 chỉ có 4 lớp. Ba lớp thấp nhất tạo thành phần chuyển giao tin báo (MTP) và lớp thứ 4 chứa các Phần của người sử dụng. Hệ thống báo hiệu số 7 không hoàn toàn tương hợp với mô hình chuẩn OSI . Một điểm khác nhau lớn giữa phần thứ nhất của SS7 và mô hình OSI là quá trình thông tin trong mạng. Mô hình OSI mô tả sự trao đổi định hướng đấu nối số liệu. Quá trình thông tin bao gồm ba trạng thái: thiết lập đấu nối, chuyển giao số liệu và cắt . MTP chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển sự cắt nối (chỉ có pha chuyển giao số liệu) và ở đây chuyển giao là một cách truyền số liệu nhanh hơn trong những khối lượng nhỏ. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các dịch vụ mở rộng trong những ứng dụng nào đó, SCCP (Phần điều khiển đấu nối báo hiệu) đã được bổ sung vào năm 1984 ở sách đỏ của CCITT. SCCP đưa ra cả sự vận chuyển sự cắt nối của mạng và định hướng đấu nối của mạng và cung cấp giao diện giữa lớp mạng và lớp truyền tải giống như đối với OSI. SCCP làm cho nó có khả năng sử dụng mạng SS7, dựa trên MTP, như là phần mang theo giữa các ứng dụng sử dụng giao thức OSI để trao đổi thông tin ở lớp cao hơn. Trong sách xanh của CCITT (1988) còn đưa ra giao thức chung cho các khả năng giao dịch (TCAP) và phần ứng dụng cho khai thác, bảo dưỡng. Chúng cũng ứng với lớp 7 trong mô hình OSI. OSI SS7 OMAP Lớp 7 TCAP ISUP TUP Lớp 6 Lớp 5 SCCP Lớp 4 Mạng báo hiệu Lớp 3 MTP Kênh báo hiệu Lớp 2 Kênh số liệu báo hiệu Lớp 1 Hình 3.8 Mối quan hệ giữa báo hiệu số 7 và mô hình chuẩn OSI 35 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp 3.3.2.3 Các khối chức năng của hệ thống báo hiệu số 7 Các phần của Các phần của người sử dụng Phần chuyển người sử dụng (UP) giao tin báo (UP) (MTP) Hình 3.9 Cấu trúc cơ bản của SS7 Hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT được chia thành 2 phần: Phần chuyển giao bản tin (MTP : Message Transfer Part) MTP là một hệ thống vận chuyển chung để chuyển giao tin cậy các thông tin báo hiệu giữa các điểm báo hiệu. Phần chuyển giao bản tin truyền tải các thông tin báo hiệu giữa các phần của người sử dụng khác nhau và nội dung của các tin báo này là hoàn toàn độc lập với nhau. Để thực hiện chức năng này, MTP cần phải có : - Các bản tin cần phải được sửa trước khi chúng được chuyển giao tới phần của người sử dụng thu. - Sửa lỗi liên tiếp. - Không bị tổn thất hoặc lặp lại. Các phần của người sử dụng (UP : User Part) Các phần của người sử dụng được tạo ra và phân tích các thông tin báo hiệu. Chúng sử dụng MTP như là chức năng truyền tải để mang thông tin báo hiệu tới các phần của người sử dụng khác cùng loại. Một số các phần của người sử dụng là: - TUP (Telephone User Part) : Phần của người sử dụng điện thoại. - DUP (Data User Part): Phần của người sử dụng số liệu. - ISUP (ISDN User Part) : Phần của người sử dụng ISDN. - MTUP (Mobile Telephone User Part) : Phần người sử dụng điện thoại di động. 36 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp 3.4 Phần chuyển giao tin báo (MTP : Message Transfer Part) Tổng đài Tổng đài A B MTP MTP TUP TUP DUP DUP ISUP ISUP MAP TCAP SCCP SCCP TCAP MAP BSSAP BSSAP TUP (Telephone User Part) : Phần của người sử dụng điện thoại. DUP (Data User Part): Phần của người sử dụng số liệu. ISUP (ISDN User Part) : Phần của người sử dụng ISDN. SCCP (Signalling Connection and Control Part) : Phần điều khiển và đấu nối báo hiệu. TCAP (Transaction Capabilities Application Part) : Phần ứng dụng các khả năng trao đổi. MAP (Mobile Application Part) : Phần ứng dụng di động BSSAP (Base Station Application Part) : Phần ứng dụng trạm gốc. Hình 3.10 Phần truyền giao tin báo MTP là môi trường truyền dẫn chung giữa các phần của người sử dụng Phần chuyển giao tin báo là hệ thống truyền tải chung cho tất cả các loại ứng dụng viễn thông, cần thiết để chuyển giao các bản tin báo hiệu giữa các tổng đài (các điểm báo hiệu). Nó bao gồm kênh số liệu báo hiệu (mức 1) để đấu nối 2 tổng đài và hệ thống điều khiển chuyển giao bản tin. Hệ thống điều khiển chuyển giao bản tin bao gồm 2 phần: các chức năng của kênh báo hiệu (mức 2) và các chức năng của mạng báo hiệu (mức 3). 37 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Các chức năng của kênh báo hiệu: là giám sát kênh số liệu báo hiệu, tìm các bản tin báo hiệu bị lỗi, điều khiển bản tin đã phát và thu đúng trình tự mà không bị mất mát hoặc không bị lặp. Các chức năng của mạng báo hiệu: bao gồm các chức năng để xử lý bản tin (xử lý lưu lượng) và điều hành mạng báo hiệu. Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1 Phần chuyển giao tin báo (MTP) Các chức năng của mạng báo hiệu Kênh báo hiệu Các UP Xử lý bản tin Các chức năng của Kênh số liệu báo báo hiệu kênh báo hiệu hiệu Điều hành mạng báo hiệu Các bản tin báo hiệu Các tín hiệu điều Hình 3.11 Các chức năng của mạng báo hiệu • Xử lý bản tin báo hiệu : bao gồm các chức năng để định tuyến bản tin tới kênh thích hợp và phân phối các bản tin thu được ở tổng đài thường trú tới các người sử dụng đúng. • Điều hành mạng báo hiệu: với các trường hợp có sự thay đổi trạng thái trong mạng báo hiệu, ví dụ nếu kênh báo hiệu hoặc điểm báo hiệu vì lý do gì đó mà không có khả năng thực hiện thì các chức năng điều hành mạng báo hiệu sẽ điều khiển lập lại cấu hình và các thao tác khác để phục hồi khả năng chuyển giao tin báo thông thường. 3.4.1 Kênh số liệu báo hiệu (mức 1) Kênh số liệu báo hiệu là một tuyến truyền dẫn song hướng để báo hiệu, bao gồm hai kênh số liệu hoạt động cùng nhau ở các hướng đối diện và ở cùng một tốc độ truyền dẫn. 38 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Kênh số liệu báo hiệu có thể là số hoặc analog. Kênh số liệu báo hiệu số được thiết lập bởi các kênh truyền dẫn số (64kbit/s) và các chuyển mạch số. Kênh số liệu báo hiệu analog được thiết lập bởi hai kênh truyền dẫn tần số thoại (4KHz) và các Modem. Kênh số liệu báo hiệu Mức 2 Mức 2 (mức 1) Bộ Bộ ST MUX lựa ET ET lựa MUX ST chọn chọn 64 Kb/s PCM 30 (G703) (G732,734) Giao thức 1 xác định tính chất điện, vật lý và các đặc trưng chức năng của kênh số liệu báo hiệu. Những đặc tính này được mô tả chi tiết ở các khuyến nghị G.703, G.732 và G.734 của CCITT. 3.4.2 Kênh báo hiệu (mức 2) Các chức năng của kênh báo hiệu, cùng với kênh số liệu báo hiệu là môi trường truyền dẫn và với kết cuối báo hiệu là bộ điều khiển tiếp nhận / truyền dẫn, cung cấp kênh báo hiệu để chuyển giao bản tin báo hiệu trực tiếp giữa hai điểm báo hiệu đã đấu nối được tin cậy. Các chức năng của kênh báo hiệu gồm : Đồng bộ các cờ hiệu và phân định ranh giới các đơn vị tín hiệu. Phát hiện lỗi. Sửa lỗi. Đồng bộ ban đầu. Cắt bộ xử lý. Điều khiển luồng mức 2. Chỉ thị độ ứ tới mức 3. Giám sát lỗi của kênh báo hiệu. Mục đích các chức năng của kênh báo hiệu là để đảm bảo rằng các bản tin được phân chia tới đầu xa một cách chính xác theo tuần tự đúng, không tổn thất hoặc không trùng lặp. * Chức năng điều khiển kênh báo hiệu : 39 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Thông tin báo hiệu được đưa vào khối tín hiệu tin báo (MSU), khối này có thể có độ dài thay đổi phụ thuộc vào tổng khối lượng thông tin được chuyển giao. MSU bao gồm một số trường điều khiển cùng với trường thông tin báo hiệu (SIF). Các trường điều khiển được sử dụng bởi các chức năng điều khiển kênh báo hiệu để đảm bảo độ tin cậy chuyển giao tin báo. Độ dài khối chỉ thị (LI) được sử dụng để phân biệt giữa MSU, LSU (đơn vị tín hiệu trạng thái của kênh) và FISU (đơn vị tín hiệu làm đầy). Sửa F CK SIF SIO LI F lỗi 8n, 8 16 8 2 6 16 8 n>2 Mức 2 Mức 2 Hình 3.12 Khối tín hiệu tin báo (MSU) 1. Sự phân định ranh giới giữa các đơn vị báo hiệu Thời điểm bắt đầu và kết thúc của các đơn vị tín hiệu được chỉ thị bởi mô hình 8 bit duy nhất gọi là cờ. Để đảm bảo trong đơn vị tín hiệu không thể có mô hình bị trùng lặp thì bit chèn được sử dụng. Bit chèn là để bổ sung thêm các bit 0 vào sau một chuỗi 5 bit 1 liên tiếp của tin báo. Tại đầu thu kết cuối báo hiệu sẽ xoá các bit phụ thêm này. Sửa F CK SIF SIO LI F lỗi 01111110 Hình 3.13 Cờ trong MSU 2. Đồng bộ khối tín hiệu Việc đồng bộ đơn vị tín hiệu được thực hiện nhờ thủ tục giãn giới hạn. Tổn thất đồng bộ xảy ra khi mô hình bit không được phép thủ tục giãn giới hạn thu được, hoặc khi độ dài lớn nhất của đơn vị tín hiệu nào đó bị vượt quá. 3. Phát hiện lỗi Chức năng phát hiện lỗi thực hiện được nhờ có 16 bit kiểm tra (CK) đã được cung cấp ở cuối mỗi tín hiệu. Các bit kiểm tra (kiểm tra tổng) được tạo ra nhờ kết cuối báo hiệu hoạt động bằng các bit phía trước của khối tín hiệu theo một 40 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp thuật toán xác định. Ở phía kết cuối báo hiệu thu, một phương pháp thực hiện giống như thế được sử dụng để tính toán kiểm tra tổng. Sau đó việc kiểm tra tổng này được so sánh với tổng kiểm tra đã thu được. Nếu hai tổng kiểm tra không bằng nhau thì sự hiện diện của lỗi sẽ được chỉ thị và khối tín hiệu sẽ bị huỷ bỏ. 4. Sửa lỗi Trường sửa lỗi có độ dài 16 bit và bao gồm các số tuần tự thuận, các số tuần tự nghịch, các bit chỉ thị thuận và các bit chỉ thị nghịch. Mỗi bản tin báo đã phát được phân phối một số tuần tự, số tuần tự này được đưa vào trường FSN. Các MSU được phát lại khi lỗi đã được phát hiện. Các LSSU và FISU không được phát lại. Sửa F CK SIF SIO LI F lỗi 8n, 8 16 8 2 6 16 8 n>2 F B I FSN I BSN B B Hình 3.14 Các trường sửa lỗi Có 3 phương pháp sửa lỗi được cung cấp là : Phương pháp sửa lỗi cơ bản. Phương pháp sửa lỗi cơ bản khi có lặp lại. Phương pháp phát lại tuần hoàn để phòng ngừa. Các thủ tục sửa lỗi hoạt động độc lập theo hai hướng truyền dẫn. Phương pháp sửa lỗi cơ bản : Ở phương pháp này, một khối tín hiệu đã được gửi đi còn được lưu lại trong bộ đệm phát lại tới khi nhận được khẳng định từ đầu thu. Nếu bản tin báo hiệu nhận được là hoàn toàn chính xác thì thiết bị báo hiệu đầu thu gửi sự khẳng định bằng cách xen vào số trình tự nghịch (BSN) như số trình tự thuận (FSN) nhận được trong khối tín hiệu tin báo (MSU) thông thường hoặc trong FISU và LSSU. Bit chỉ thị hướng nghịch (BIB) được đặt bằng bit chỉ thị hướng thuận (FIB). Khi nhận được sự khẳng định thì thiết bị báo hiệu đầu phát sẽ loại bỏ bản tin khỏi bộ đệm phát lại. 41 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Nếu khối tín hiệu tin báo nhận được là không chính xác thì thiết bị báo hiệu đầu thu sẽ gửi sự phủ định bằng cách đảo bit chỉ thị hướng nghịch (BIB). Số trình tự thuận (FSN) của thông báo nhận được cuối cùng mà được công nhận là chính xác sẽ được gài vào trường số trình tự hướng nghịch (BSN). Khi thiết bị báo hiệu đầu phát nhận được sự phủ định thì sẽ ngừng truyền khối tín hiệu mới. Các khối tín hiệu trong bộ đệm mà chưa có sự khẳng định thì sẽ được truyền lặp lại theo một trình tự tương tự như ta đã truyền đi trước đó. Điều này đảm bảo các khối tín hiệu được thu nhận chính xác theo trình tự. Báo nhận khẳng định FSN FSN = 63 A BSN = 63 B FIB =BIB Báo nhận phủ định FSN 36 A BSN = 35 B BIB = giá trị của FIB Hình 3.15 Phương pháp sửa lỗi cơ bản Phương pháp sửa lỗi cơ bản có lặp lại : Phương pháp này khác với phương pháp sửa lỗi cơ bản ở chỗ : mỗi MSU được phát theo trình tự hai lần. Mỗi MSU có cờ đóng và cờ mở của nó để đảm bảo rằng MSU lặp không bị mất do sự mất mát của cờ đơn. Phương pháp phát lại tuần hoàn để phòng ngừa : Khối tín hiệu gửi đi rồi vẫn còn được lưu trữ trong bộ đệm phát lại cho đến khi nhận được sự khẳng định đối với tín hiệu này. Trong thời gian không có khối tín hiệu mới nào được gửi đi thì tất cả các khối tín hiệu vẫn chưa nhận được sự khẳng định sẽ truyền lặp lại theo chu kỳ. 42 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp “ Thủ tục phát lại bắt buộc ” được bắt đầu khi tồn tại một số lượng định trước các khối tín hiệu chưa nhận được sự khẳng định. Các khối tín hiệu mới sẽ không được phát đi nữa và các khối tín hiệu còn lưu trữ trong bộ đệm sẽ được truyền lại theo chu kỳ cho đến khi số lượng các khối tín hiệu chưa được khẳng định đã giảm đi. Trong phương pháp này không có sự phủ định. Phương pháp phát lại theo chu kỳ này được sử dụng ở các kênh báo hiệu, nơi mà trễ truyền lan lớn hơn 15ms và ở tất cả các kênh báo hiệu được thiết lập qua vệ tinh. 5. Sự đồng bộ ban đầu Thủ tục đồng bộ ban đầu là thích hợp với cả sự khởi đầu của thời gian ban đầu (VD: sau khi mở máy) và sự đồng bộ kết hợp với sự phục hồi sau khi có sự cố của kênh. Thủ tục dựa trên sự trao đổi bắt buộc của các khối tín hiệu trạng thái kênh (LSSU) giữa hai điểm báo hiệu liên quan và điều kiện của chu kỳ thử. Ở trường trạng thái (SF - Status Field) ba bit có trọng số đầu tiên được sử dụng để đánh dấu của kênh báo hiệu theo như bảng trên hình 3.16 Sửa F CK SF LI F lỗi Chỉ thị Dư trạng thái CBA C B A 0 0 0 Mất đồng bộ Đồng bộ bình 0 0 1 thường 0 1 0 Đồng bộ khẩn 0 1 1 Mất dịch vụ 1 0 0 Dừng bộ xử lý 1 0 1 Bận Hình 3.16 Khối tín hiệu trạng thái kênh (LSSU) Thời gian thử xấp xỉ cho hai thủ tục đồng bộ bình thường và khẩn cấp là : Pn = 216 octet → 8.2s (64 Kb/s) Pe = 212 octet → 0.5s (64 Kb/s) với Pn = thời gian đồng bộ bình thường. Pe = thời gian đồng bộ khẩn cấp. 6. Dừng bộ xử lý 43 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Bộ xử lý ngừng hoạt động khi các bản tin báo hiệu không thể được chuyển giao cho các mức chức năng 3 hoặc/và 4. Ví dụ điều này xảy ra là do bộ xử lý trung tâm có sự cố hoặc cũng có thể là do sự kìm hãm một kênh báo hiệu riêng nào đó. Khi điều khiển kênh báo hiệu nhận biết tình trạng bộ xử lý tại chỗ ngừng hoạt động, nó bắt đầu phát liên tiếp các LSSU với sự chỉ thị trạng thái ngừng hoạt động của bộ xử lý (SIFO) và huỷ bỏ MSU đã thu được. 7. Điều khiển luồng mức 2 Điều khiển luồng được bắt đầu khi độ ứ được phát hiện ở đầu thu của kênh báo hiệu. Đầu thu bị ứ của kênh thông báo tình trạng của đầu phát từ xa bằng phương thức của LSSU, chỉ thị trạng thái bận (SIB), và nó không chấp nhận tất cả các khối tín hiệu tin báo đến. Khi độ ứ giảm đi, việc chấp nhận tất cả các khối MSU lại tiếp tục. Trong khi độ ứ còn tồn tại thì đầu phát ở xa được thông báo định kỳ tình trạng độ ứ này. Đầu phát ở xa sẽ chỉ thị có sự cố nếu như độ ứ còn tiếp tục quá dài. 8. Các chỉ thị độ ứ tới mức 3 Các mức độ ứ ở bộ đệm phát và bộ đệm phát lại được giám sát nhờ bộ điều khiển kênh báo hiệu để cung cấp chỉ thị độ ứ tới mức 3. 9. Giám sát lỗi của kênh báo hiệu Để đảm bảo rằng chất lượng của kênh báo hiệu thích hợp với các nhu cầu của dịch vụ báo hiệu, ví dụ : tỉ lệ của các khối tín hiệu thu được không chính xác là có thể chấp nhận được thì hoạt động của mỗi kênh được giám sát bởi hai bộ giám sát. Bộ giám sát tỷ lệ lỗi của khối tín hiệu (SUERM) : Nếu chất lượng của kênh trong dịch vụ giảm đi dưới một mức nào đó thì kênh sẽ mất đi dịch vụ. Lưu lượng của tín hiệu gửi trên kênh được chuyển giao tới kênh khác nhờ các thủ tục chuyển giao. SUERM tác động trong khi kênh báo hiệu có dịch vụ và nó đưa ra một tiêu chuẩn đối với trường hợp kênh bị mất dịch vụ. SUERM cung cấp một chỉ thị lỗi quá ngưỡng cho phép lên MTP tầng 3 để đưa kênh báo hiệu vào trạng thái không hoạt động. Bộ giám sát tỷ lệ lỗi của đơn vị tín hiệu dựa trên một bộ đếm lỗi đơn vị tín hiệu, kể cả đơn vị tín hiệu FISU. Khi có một đơn vị tín hiệu bị lỗi thì bộ đếm sẽ tăng lên 1 và cứ 256 đơn vị báo hiệu nhận được tốt thì bộ đếm lại giảm đi 1. Khi bộ đếm đạt tới giá trị 64 thì sẽ có cảnh báo về mức quá mức lỗi cho phép, thông báo này sẽ được gửi đến MTP tầng 3 và kênh báo hiệu bị chuyển vào trạng thái không hoạt động. Khi xảy ra mất đồng bộ (khi thu được liên tiếp nhiều hơn 6 bit 1), thiết bị giám sát 44 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp lỗi sẽ thay đổi phương thức đếm, chuyển sang đếm octet, cứ nhận được 16 octet thì bộ đếm lại tăng lên 1 và quá trình đếm sẽ dừng sau khi bộ đếm vượt mức ngưỡng. Bộ giám sát tỷ lệ lỗi đồng bộ (AERM) : AERM tác động trong khi kênh ở trạng thái thử của thủ tục đồng bộ ban đầu. Thiết bị giám sát lỗi đồng bộ là một bộ đếm tuyến tính. Bộ đếm bắt đầu từ 0 tại thời điểm bắt đầu đồng bộ và số đếm sẽ tăng lên 1 sau mỗi lần thu được bản tin có lỗi. Đồng bộ ban đầu không thành công nếu bộ đếm vượt giá trị ngưỡng trước khi kết thúc thời gian đồng bộ. 3.4.3 Mạng báo hiệu (mức 3) Các chức năng của mạng báo hiệu có thể được chia thành hai loại cơ bản là :  Xử lý bản tin báo hiệu (xử lý lưu lượng).  Điều hành mạng báo hiệu. Xử lý bản tin báo hiệu Mức 4 Mức 3 Mức 2 Phân bổ Phân biệt tin báo tin báo Định tuyến tin báo Hình 3.17 Các chức năng của mạng báo hiệu Xử lý bản tin báo hiệu : Mục đích của các chức năng xử lý bản tin báo hiệu là đảm bảo các bản tin báo hiệu xuất phát do một phần của người sử dụng riêng biệt nào đó ở một điểm nguồn được phân phát tới cùng một phần người sử dụng ở điểm đích mà đã được phần của người sử dụng gửi tin báo chỉ ra. Các chức năng xử lý bản tin báo hiệu dựa vào bộ chỉ thị của mạng ở trường SIO và nhãn định tuyến chứa trong tin báo nhằm để nhận dạng rõ ràng các điểm đích và điểm nguồn. Các chức năng xử lý bản tin báo hiệu được chia thành : Định tuyến tin báo. Phân biệt tin báo. 45 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Phân bổ tin báo. Chức năng định tuyến tin báo được sử dụng ở mỗi điểm báo hiệu (SP) để xác định kênh báo hiệu đi (SL) mà trên kênh đó bản tin phải được gửi về phía điểm đích của nó. Chức năng phân biệt tin báo được sử dụng ở SP để xác định xem khi nào bản tin báo thu được tới được đích của nó và khi nào không tới đích. Khi bản tin không tới được đích SP thì tin báo sẽ được chuyển giao tới chức năng định tuyến tin báo. Chức năng phân bổ tin báo được sử dụng ở SP để phân phát các tin báo thu (kết cuối tới đích của nó) tới Phần của người sử dụng (UP) thích hợp hoặc tới Phần điều khiển đấu nối (SCCP). Định tuyến tin báo : Việc định tuyến tin báo tới kênh báo hiệu thích hợp dựa vào bộ chỉ thị mạng (NI - Network Indicator) ở octet thông tin dịch vụ và ở trường lựa chọn kênh báo hiệu (SLS - Signalling Link Selection) và mã của điểm đích (DPC) ở nhãn định tuyến. Việc định tuyến được thực hiện sao cho các bản tin giống nhau NI, SLS và DPC được định tuyến trên cùng một kênh báo hiệu nếu như kênh báo hiệu không xảy ra sự cố. Chia tải là một phần của chức năng định tuyến tin báo do lưu lượng báo hiệu có thể được phân bổ trên vài kênh báo hiệu và vài chùm kênh. Nó dựa trên 4 bit SLS ở nhãn định tuyến. Khi kênh báo hiệu xảy ra sự cố thì việc định tuyến được thay đổi theo các quy luật đã xác định trước và lưu lượng được định tuyến tới kênh báo hiệu khác trong chùm kênh. Nếu tất cả các kênh báo hiệu trong chùm kênh có sự cố thì lưu lượng được định tuyến tới các chùm kênh báo hiệu khác thuộc về cùng một đích. F CK SIF SIO LI Sửa lỗi F Routing Label NI Dư SI SLS OPC DPC Hình 3.18 Các trường định tuyến tin báo Phân biệt tin báo : Điểm báo hiệu SP trong mạng báo hiệu có thể hoạt động như một điểm đích hoặc như một điểm chuyển giao tín hiệu (STP) cho bản tin báo hiệu. Trong 46 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp chừng mực nào đó các bản tin báo hiệu thu được có thể được kết cuối trong STP của nó và trong trường hợp sau đó các bản tin báo hiệu thu được trực tiếp đưa tới Chức năng định tuyến nhằm được gửi vào kênh thích hợp về phía điểm đích của tin báo. Chức năng phân biệt tin báo thực hiện công việc này dựa vào việc phân tích NI và DPC có trong bản tin thu được. Phân bổ tin báo : Nếu bản tin báo hiệu được kết cuối ở điểm báo hiệu SP của nó thì nó được đưa trực tiếp từ Chức năng phân biệt tin báo tới Chức năng phân bổ tin báo. Bản tin báo hiệu có thể được kết cuối tới : Các phần của người sử dụng. Phần điều khiển đấu nối báo hiệu (SCCP). Phần điều hành mạng báo hiệu của MTP. Phần kiểm tra và bảo dưỡng mạng báo hiệu của MTP. Chức năng phân bổ tin báo đưa bản tin báo hiệu thu được tới người sử dụng thích hợp dựa vào nội dung của khối chỉ thị dịch vụ (SI) trong octet thông tin dịch vụ (SIO) chứa trong khối tín hiệu tin báo. Octet thông tin dịch vụ (SIO) Trường các Bộ chỉ thị dịch vụ phụ dịch vụ (SI) (SSF) DC BA D C B A Mạng quốc tế 00 0 0 0 0 Điều hành mạng báo hiệu 0 0 0 1 Kiểm tra mạng báo hiệu Dự phòng 01 0 0 1 0 Dự phòng Mạng quốc gia 10 DƯ 0 0 1 1 SCCP Dành cho sử dụng 0 1 0 0 Phần của người dùng thoại 11 0 1 0 1 UP ISDN quốc gia 0 1 1 0 UP số liệu 0 1 1 1 UP di động 1 0 0 0 tới Dự phòng 1 1 1 1 Hình 3.19 Octet thông tin dịch vụ (SIO) Điều hành mạng báo hiệu : 47 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Mục đích của các chức năng điều hành mạng báo hiệu là cung cấp khả năng lập lại cấu hình của mạng báo hiệu trong trường hợp có sự cố và điều khiển lưu lượng báo hiệu trong trường hợp bị ứ. Việc lập lại cấu hình mạng báo hiệu có hiệu quả nhờ các thủ tục thích hợp để thay đổi việc định tuyến lưu lượng báo hiệu nhằm bỏ qua các kênh có sự cố hoặc các điểm báo hiệu liên quan xảy ra sự cố. Các chức năng điều hành mạng báo hiệu được chia thành :  Điều hành lưu lượng báo hiệu.  Điều hành kênh báo hiệu.  Điều hành tuyến báo hiệu. 1. Điều hành lưu lượng báo hiệu (Signalling Traffic Management) Chức năng điều hành lưu lượng báo hiệu được sử dụng để chuyển đổi lưu lượng báo hiệu từ kênh hoặc tuyến này tới kênh khác hoặc tuyến khác hoặc tới lưu lượng báo hiệu chậm hơn tạm thời trong trường hợp xảy ra ứ ở điểm báo hiệu. Chức năng điều hành lưu lượng báo hiệu gồm cả thủ tục được mô tả chi tiết trong khuyến nghị Q.704 của CCITT, bao gồm: Thay thế : thực hiện chuyển lưu lượng báo hiệu từ một đường báo hiệu hỏng sang các đường báo hiệu khác. Tái định tuyến bắt buộc : để đảm bảo chắc chắn khả năng khôi phục báo hiệu giữa hai điểm. Tái định tuyến được điều khiển : đảm bảo khôi phục các thủ tục báo hiệu tối ưu và giảm đến mức tối đa sai số trình tự các bản tin. Tái khởi động điểm báo hiệu : khởi tạo lại hoặc hoạt hoá các đường báo hiệu của điểm báo hiệu liên quan. Hạn chế điều hành : do nhân viên điều hành yêu cầu để bảo dưỡng và đo kiểm đường báo hiệu. 2. Điều hành kênh báo hiệu Chức năng điều hành kênh báo hiệu được sử dụng để phục hồi các kênh báo hiệu có sự cố, để kích hoạt các kênh rỗi và không kích hoạt các kênh báo hiệu đã đồng bộ. Chức năng điều hành kênh báo hiệu gồm các thủ tục sau (Các thủ tục này được mô tả trong khuyến nghị Q.704 của CCITT) : Kích hoạt kênh báo hiệu, phục hồi không kích hoạt. 48 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Kích hoạt chùm kênh. Phân bố tự động kết cuối báo hiệu và các kênh số liệu báo hiệu. 3. Điều hành tuyến báo hiệu (SRM - Signalling Route Management) Chức năng quản lý tuyến báo hiệu được sử dụng để phân bổ thông tin về trạng thái của mạng báo hiệu nhằm ngăn cản hoặc giải toả các tuyến báo hiệu. Chức năng điều hành tuyến báo hiệu bao gồm các thủ tục sau (Các thủ tục này được mô tả trong khuyến nghị Q.704 của CCITT) : Thủ tục chuyển giao được điều khiển : chức năng này được thực hiện tại một STP đối với tin báo liên quan tới địa chỉ đích nào đó, khi nó phải thông báo cho một hay nhiều SP phía nguồn để hạn chế hoặc không được tiếp tục gửi thêm các tin báo có cấp ưu tiên quy định hoặc thấp hơn. Thủ tục chuyển giao bị ngăn cấm : được thực hiện tại một điểm báo hiệu đang hoạt động như STP khi nó phải thông báo cho một hoặc nhiều SP lân cận rằng chúng không được định tuyến qua STP này. Thủ tục được phép chuyển giao : được thực hiện tại một STP khi nó phải thông báo cho một hay nhiều SP lân cận rằng chúng có thể lập tuyến lưu lượng hướng tới điểm đích định trước thông qua STP này. Thủ tục chuyển giao bị hạn chế : được thực hiện tại một STP khi nó phải thông báo cho một hay nhiều STP lân cận rằng nếu có thể chúng không nên định tuyến qua STP đó nữa. Thủ tục kiểm tra chùm tuyến báo hiệu : được thực hiện ở các điểm báo hiệu để kiểm tra xem lưu lượng báo hiệu hướng tới một điểm đích nào đó có thể lập tuyến thông qua một điểm chuyển tiếp STP lân cận hay không. Thủ tục kiểm tra độ ứ chùm tuyến báo hiệu : được thực hiện ở một điểm báo hiệu để cập nhật trạng thái ứ liên quan tới một chùm tuyến báo hiệu đi đến một điểm đích nào đó. Các bản tin điều hành mạng báo hiệu : Việc lập lại cấu hình mạng báo hiệu yêu cầu sự thông tin giữa các điểm báo hiệu. Vì lý do này mà có một chùm các bản tin điều hành mạng báo hiệu có khả năng thực hiện để xử lý các chức năng và các thủ tục đã mô tả ở trên. Các bản tin này có nhận dạng riêng của chúng ở trường chỉ thị dịch vụ (“0000”). Mức 2 Mức 1 Mức 2 Đường truyền số liệu báo hiệu 49 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp GSD ETC ETC GSD ST-7 PCD- PCD- ST-7 D D 0 1 31 0 1 31 64 kb/s 64 kb/s Kênh báo hiệu Kênh báo hiệu 2 Mb/s 2 Mb/s Đường truyền báo hiệu (SL: Signalling Link) ETC (Exchange Terminal Circuit) : Mạch đầu cuối tổng đài GSD (Group Switching Device) : Thiết bị chuyển mạch nhóm. PCD-D (Pulse Code Device - Digital) : Máy ghép kênh số (luồng 64 kbit/s) ST-7 (Signalling Terminal) : Đầu cuối báo hiệu số 7. Hình 3.20 Đường truyền báo hiệu của MTP 3.5 Phần điều khiển đấu nối báo hiệu ( SCCP : Signalling Connection Control Part) LSS SS SCCP SCCP SCCP NSP MTP MTP MTP Nút tại Nút trung Nút từ xa chỗ gian 50 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp LSS (Local SubSystem) : Phân hệ nội bộ SS (Subsystem) : Phân hệ Hình 3.21 Phần dịch vụ của mạng SCCP cung cấp các chức năng bổ sung cho MTP và nó được CCITT đưa vào sách đỏ năm 1984. Khối chức năng SCCP nằm trên MTP và sự tổ hợp của SCCP và MTP được gọi là phần dịch vụ của mạng ( NSP - Network Service Part ). SCCP được mô tả trong các khuyến nghị Q.711- Q.716 của CCITT. 3.5.1 Mục đích của SCCP Trong một số trường hợp , mong muốn rằng các bản tin được chuyển giao từ điểm này tới điểm khác trong mạng mà không liên quan tới mạch điện ( Thoại hoặc số liệu ). MTP đã được thiết kế từ đầu cho báo hiệu liên quan tới mạch điện và vì vậy nó không đáp ứng được yêu cầu này. Một số dịch cụ không liên quan đến mạch điện là: Dịch vụ di động : chuyển vùng giữa các MSC. Các dịch vụ cơ sở dữ liệu. SCCP làm cho nó có khả năng chuyển giao cho cả báo hiệu liên quan và không liên quan tới mạch và thông tin của người sử dụng giữa các tổng đài và các trung tâm đặc biệt trong các mạng viễn thông qua mạng báo hiệu số 7. Một mục đích khác của SCCP là để thực hiện cho các dịch vụ của mạng không đấu nối và định hướng đấu nối. 3.5.2 Các đấu nối báo hiệu Các mục tiêu của SCCP là cung cấp phương thức cho các đấu nối báo hiệu logic cho mạng báo hiệu số 7 và cung cấp phương thức cho khả năng chuyển giao các khối số liệu, có hoặc không sử dụng các đấu nối báo hiệu logic. Các chức năng cần thiết để đạt được những mục tiêu này của SCCP được thực hiện bởi các phương thức của giao thức SCCP giữa 2 hệ thống cung cấp phần dịch vụ của mạng ( MTP + SCCP ) tới các lớp cao hơn. Các giao tiếp của dịch vụ tới lớp cao hơn và tới MTP được mô tả bằng các phương thức nguyên thuỷ và các tham số. Đấu nối báo hiệu là thông tin điểm tới điểm ( peer to peer ) giữa hai người sử dụng SCCP ( những người sử dụng dịch vụ mạng ). Đấu nối báo hiệu là đấu nối logic và được mô tả là mô hình trừu tượng với một đôi xếp hàng trong các khuyến nghị của CCITT. Đấu nối báo hiệu giữa các nút nguồn và nút đích đôi khi có thể được chia thành nhiều phần đấu nối. Đấu nối báo hiệu được nhận dạng nhờ một số tham khảo chuẩn , đó là số duy nhất cho phép nhận dạng một đấu nối báo hiệu xác định ở giao tiếp giữa SCCP và người sử dụng SCCP. 51 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Đấu nối báo hiệu Người sử Người sử dụng SCCP dụng SCCP Phần đấu Phần đấu nối nối SCCP SCCP SCCP Nút đầu cuối Nút trung gian Nút đầu cuối Hình 3.22 Đấu nối báo hiệu và các phần đấu nối 3.5.3 Các dịch vụ của SCCP SCCP cung cấp hai loại dịch vụ , đó là : các dịch vụ đấu nối định hướng và các dịch vụ không đấu nối. 3.5.3.1 Dịch vụ không đấu nối Ở dịch vụ không đấu nối , tất cả các thông tin định tuyến cần để định tuyến số liệu tới đích của nó phải có ở trong mỗi gói số liệu. Không có sự đấu nối logic được thiết lập giữa các nút đầu cuối. Dịch vụ không đấu nối thường được sử dụng để chuyển giao những lượng nhỏ thông tin tới hạn thời gian thực giữa những người sử dụng ở xa. Thí dụ như : phát tin báo kênh D từ một thuê bao ISDN khác, hoặc phát cảnh báo từ một tổng đài tới trung tâm khai thác và bảo dưỡng ( OMC ). Một thí dụ ứng dụng khác có thể sử dụng dịch vụ không đấu nối là ứng dụng của điện thoại di động tế bào , thông tin về sự định vị của thuê bao di động trong mạng di động. LE OMC SL OMAP OMAP SCCP SCCP SL MTP MTP UDT 52 Nguyễn Hà Dương - Lớp ĐTVT4 - Khoá 41 Đồ án tốt nghiệp Hình 3.23 Các dịch vụ không đấu nối Các loại giao thức không đấu nối :  Loại không đấu nối cơ sở ( loại giao thức 0 ) : NSDU ( khối số liệu của dịch vụ mạng ) chuyển đi nhờ các lớp cao hơn tới SCCP ở nút nguồn được SCCP phân phát tới các nút cao hơn ở nút đích. Các nút NSDU được vận chuyển độc lập với nhau và vì vậy chúng có thể được phân phát không tuần tự. Như vậy loại giao thức này đáp ứng với dịch vụ của mạng không đấu nối thuần tuý.  Loại không đấu nối tuần tự ( loại giao thức 1 ) : Ở loại giao thức 1 , các đặc điểm của loại 0 được hoàn thiện nhờ tính chất bổ sung, cho phép lớp cao hơn chỉ ra một luồng đã có của NSDU phải được phân phát tuần tự đến SCCP. Mã SLS được lựa chọn, dựa trên giá trị của tham số điều khiển tuần tự. Mã SLS được lựa chọn để cho luồng của các NSDU có cùng tham số điều khiển tuần tự là như nhau. Như vậy loại giao thức này đáp ứng yêu cầu dịch vụ không đấu nối nâng cao, ở đó có tính chất tuần tự bổ sung. Như vậy điểm khác nhau chính giữa loại 1 và loại 0 là loại 1 phân phát tin báo một cách tuần tự. 3.5.3.2 Dịch vụ đấu nối định hướng Dịch vụ đấu nối định hướng của mạng là một cách để hợp lý hoá thông tin báo hiệu của tổng đài giữa hai người sử dụng dịch vụ của mạng bằng cách thiết lập đấu nối báo hiệu logic giữa chúng. Sự đấu nối báo hiệu logic này đạt được nhờ đưa ra một số tham khảo nội bộ cho các bản tin báo hiệu tại đó. Dịch vụ đấu nối định hướng là khả năng chuyển giao bản tin báo hiệu qua đấu nối báo hiệu đã được thiết lập. Việc đấu nối báo hiệu có thể là vĩnh cửu, hoặc là tạm thời. Đấu nối báo hiệu tạm thời được bắt đầu và điều khiển bởi người sử dụng dịch vụ. Nó có thể so sánh với sự đấu nối bằng quay số điện thoại. Đấu nối báo hiệu vĩnh cửu được điều khiển nhờ chức năng Khai thác và bảo dưỡng cung cấp cho người sử dụng dịch vụ trên cơ sở bán vĩnh cửu. Nó có thể so sánh với một đường dây điện thoại cho thuê. Phương thức chuyển giao đấu nối định hướng có thể được chia làm 3 giai đoạn 1. Thiết lập sự đấu nối. 53
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net