logo

Đề tài "Nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới. Những giải pháp thúc đẩy cho xu hướng đó"

Nước ta có trên 13 triệu hộ nông dân, lực lượng này là nền tảng của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị - xã hội. Kinh tế hộ nông dân đã có đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa gạo đạt tỷ suất hàng hóa khoảng trên 50%, cà phê 45%, cao su 85%, chè trên 60%, điều trên 90%. Một thực tế hiện nay là cái vòng luẩn quẩn của kinh tế hộ gia đình, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp,...
Đề tài "Nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới. Những giải pháp thúc đẩy cho xu hướng đó" Mục Lục I.ĐẶT VẤN ĐỀ. ________________________________________________________ 2 II. NỘI DUNG _________________________________________________________ 4 II.1) Làm rõ các đặc điểm, vai trò, của kinh tế hộ. ________________________________ 4 II.1.1) Các khái niệm. ____________________________________________________________ 4 II.1.2) Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân: ____________________________________________ 4 II.1.3) Vai trò của kinh tế hộ nông dân. ______________________________________________ 4 II.1.4) Khó khăn của kinh tế hộ nông dân. ___________________________________________ 5 II.1.5) Hạn chế của kinh tế hộ nông dân. _____________________________________________ 8 II.2) Làm rõ đặc điểm vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển kinh tế hộ. __________________________________________________________________________ 8 II.2.1) Các đối tượng, nghành sản xuất có thể tham gia kinh tế trang trại. _________________ 8 II.2.2) Các tiêu chí xác định kinh tế tràng trại tại nước ta: ______________________________ 9 II.2.3) Đặc điểm của kinh tế trang trại: _____________________________________________ 11 II.2.4) Vai trò của kinh tế trang trại nói chung: ______________________________________ 12 II.3) Nghiên cứu thực trạng hình thức kinh tế trang trại ở việt nam ________________ 13 II.3.1) Thuận lợi và khó khăn. ____________________________________________________ 13 II.3.1.1)Thuận lợi. ____________________________________________________________ 13 II.3.1.2) Khó khăn. ___________________________________________________________ 14 II.3.2 Thành tựu và hạn chế ______________________________________________________ 17 II.3.2.1) Thành tựu. ___________________________________________________________ 17 II.3.2.2) Hạn chế _____________________________________________________________ 17 III.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ______________________________________________ 19 III.1) Nhóm giải pháp khắc phục khó khăn: ____________________________________ 19 III.2) Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế: _____________________________________ 21 IV.KẾT LUẬN ________________________________________________________ 24 Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Tiến Thành Lớp KTC K52 – HUA Hướng Dẫn: Thầy Văn Quý giảng viên Khoa KT- PTNN - HUA 1 ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TRONG THỜI GIAN TỚI. NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHO XU HƯỚNG ĐÓ. I.ĐẶT VẤN ĐỀ. Nước ta có trên 13 triệu hộ nông dân, lực lượng này là nền tảng của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị - xã hội. Kinh tế hộ nông dân đã có đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa gạo đạt tỷ suất hàng hóa khoảng trên 50%, cà phê 45%, cao su 85%, chè trên 60%, điều trên 90%. Một thực tế hiện nay là cái vòng luẩn quẩn của kinh tế hộ gia đình, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến thu nhập thấp và nghèo đói, từ đó tác động lại đầu tư sản xuất thấp, tiếp tục nghèo đói. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng mô hình kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp hàng hóa là rất cần thiết. Trên thực tế ở nước ta có nhiều mô hình kinh tế hộ nông dân đang được hình thành như: Mô hình SX chuyên canh trong NN, mô hình sản xuất lúa nước - nuôi cá nước ngọt - chăn nuôi gia cầm, mô hình hộ liên kết chăn nuôi lợn theo phương thức bán công nghiệp - thâm canh lúa, màu. Mô hình sản xuất cây giống (cây trồng nông, lâm nghiệp), vật nuôi (lợn giống, gia cầm giống và các giống vật nuôi thủy đặc sản), mô hình nuôi bò sữa - chế biến - tiêu thụ tại chỗ, mô hình chuyên canh rau, hoa, quả xuất khẩu dịch vụ thương mại tại nhà, mô hình nông - lâm kết hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp .v.v. 2 Song xét một cách tổng quát, các xu hướng trên đều quy về phát triển kinh tế trang trại . Chúng tôi nhận thấy trang trại sẽ là xu hướng chính nhằm đưa kinh tế nông thôn sang sản xuất hàng hóa trong thời gian tới. Kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn gắn với thị trường vì vậy đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hoá mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. Phát triển kinh tế trang trại chính là tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, thực phẩm và là động lực thúc đẩy các loại hình dịch vụ cùng phát triển. Thực tế cho thấy, phần lớn các trang trại đã khai thác triệt để, có hiệu quả rất nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển đưa vào sản xuất kinh doanh. Do đó đất đai được sử dụng hợp lý hơn, nhiều vườn tạp đất trống, đồi trọc hoang hoá được chuyển đổi thành vườn rừng, vườn quả trù phú; nhiều ao hồ đầm lầy, bãi bồi được đầu tư cải tạo thành khu nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị cao. Ngoài ra mô hình trang trại các loại cũng đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại chỗ, đồng thời huy động được nguồn vốn nhàn rỗi ít sinh lời để đầu tư cho phát triển trang trại mang lại hiệu quả cao Do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới, những giải pháp thúc đẩy xu hướng đó phát triển.” 3 II. NỘI DUNG II.1) Làm rõ các đặc điểm, vai trò, của kinh tế hộ. II.1.1) Các khái niệm. - Hộ: Là 1 nhóm người có quan hệ huyết thống, kinh tế, sống chung một mái nhà, có quỹ chung nhất định để sử dụng. Theo như định nghĩa này ở việt nam hiện có khoản 13 triệu hộ nông dân và các hộ kinh doanh dịch vụ gắn với kinh tế nông dân trên địa bàn nông thôn. - Kinh tế hộ: Là các nguồn lực do hộ làm ra. - Kinh tế hộ nông dân: Là một hình thức kinh tế cơ bản tự chủ trong nông nghiệp, hình thành và tồn tại khách quan lâu dài trong mọi hình thái kinh tế xã hội trên cơ sở sử dụng đất đai, TLSX, lao động của hộ là chính. II.1.2) Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân: - Là loại hình kinh tế trong đó các thành viên làm việc tự chủ, tự nguyện vì lợi ích chính bản thân và gia đình họ. - Vừa sản xuất, vừa tiêu dùng, điều chỉnh được hành vi sản xuất, quan hệ sản xuất. - Là loại hình kinh tế phù hợp với sản xuất nông nghiệp ( luôn thích nghi) - Là một tế bò phổ biến hiện nay mang tính chất đặc thù trong điều kiện tự nhiên của mỗi nước, mỗi vùng trên thế giới. - Vì là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ nên kinh tế hộ nông dân không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế HTX, kinh tế tập thể. II.1.3) Vai trò của kinh tế hộ nông dân. 4 Trong bất kỳ thời kỳ nào của đất nước thì kinh tế hộ nông dân đều có vai trò rất quan trọng. - Trong thời kỳ chiến tranh, hộ nông dân Việt Nam cung cấp cả về nhân lực và vật lực cho chiến trường - Vai trò của kinh tế hộ càng được củng cố khi phong trào hợp tác xã đi vào thoái trào. Mở đầu cho sự thay đối là chỉ thị 100, ngày 31-1-1981 của ban bí thư về cải tiến công tác khoán. Tiếp đến là nghị quyết 10 ngày 5-4-1988 của bộ chính trị về đổi mới quản lý trong nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Vai trò trở nên quan trọng trong việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang nghành nghề mới, nâng cao thu nhập - Kinh tế hộ nông dân đóng góp vào GDP chỉ với 20,23% nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới 70% dân số sống tại nông thôn. - Kinh tế hộ nông dân trong nông thôn đã đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Theo thống kê kinh tế hộ đóng góp lớn để chúng ta có 5 mặt hàng xuất khẩu đạt kim nghạch trên 1 tỷ USD là thủy sản 3,8 tỷ, gỗ 2,4 tỷ, cà phê 1,86 tỷ, gạo 1,46 tỷ, cao su 1,4 tỷ. II.1.4) Khó khăn của kinh tế hộ nông dân. Kinh tế hộ nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Do cố hữu trong đặc tính sản xuất nông nghiệp và do thể chế nước ta. + Chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ. Điều này làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội. Đặc biệt là những năm gần đây, khi mà GDP bình quân đầu người của nước ta rất thấp nhưng 5 giá nhà đất lại cao ngất ngưởng ngang với những nước có GDP bình quân gấp cả chục lần nước ta. + Hộ nông dân thường rất rễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của quy luật thị trường: Do nông dân là những người nghèo trong xã hội, họ ít có điều kiện học hành, không được tiếp xúc với luồng thông tin đầy đủ, không phân tích được đúng giá trị của thông tin. Do đó công việc sản xuất của họ gặp nhiều khó khăn, rủi ro cao, thu nhập thấp. + Vốn tích lũy của các hộ gia đình cũng có sự phân biệt khá rõ giữa các loại hình sản xuất. Thông thường là do đặc điểm sản xuất quy định. Do sản xuất nông nông nghiệp có thu nhập thấp cho nên tích lũy cũng thấp. Thứ 2 là các hộ thuần nông thường không có tâm lý mở rộng sản xuất do đó không có tích lũy để đầu tư mở rộng. Hầu hết tích lũy phục vụ khám chữa bệnh và nhu cầu đột xuất. Tích lũy cao ở các hộ kiêm ví dụ các hộ vận tải, thương nghiệp. v.v. + Xác định hướng sản xuất khó khăn, bế tắc trong khâu tiêu thụ. Trong thời buổi kinh tế thị trường nhu cầu thay đổi nhanh chóng. Việc xác định trồng cây gì nuôi con gì khi thông tin không đầy đủ là rất khó cho nông dân. Dẫn đến tình trạng được mùa rớt giá kinh niên trong nông nghiệp. + Công nghiệp chế biến kém phát triển ảnh hưởng đến kinh tế hộ. Sản phẩm do nông dân làm ra hầu như không qua sơ chế hay chế biến cho nên giá trị còn thấp. Gây lãng phí nguồn lực trong các khâu chế biến, tiêu thụ , xuất khẩu. + Kinh tế hợp tác trong nông thôn kém phát triển. Các hình thức hợp tác mới như Chủ trang trại – HTX, Nhóm tổ, đội…v.v. Chưa được chú trọng. 6 Còn Vai trò của hợp tác xã thì mờ nhạt. điều này có thể thấy qua bảng dưới đây: Loại vật tư Nguồn cung cấp Công Đại lý tư Tự cung HTX ty nhân cấp Giống cây trồng 13.8 7.5 43.1 5.7 Phân bón 6.9 6.9 59.2 2.3 Thuốc bảo vệ thực vật 5.7 6.9 55.7 0 Thức ăn chăn nuôi 0 2.3 20.1 6.3 Giống vật nuôi 0 2.9 20.7 5.7 Thuốc thú y 4 1.1 17.8 0.6 Các loại đầu vào sản xuất khác 0.6 0 20.1 0 Qua bảng trên ta có thể thấy vai trò mờ nhạt của các hợp tác xã nông nghiệp trong nông thôn. Vai trò cung ứng dịch vụ chủ yếu do đại lý tư nhân làm. Các hợp tác xã hầu như chỉ làm công việc thu chi các khoản phí hộ nông dân phải nộp như thủy lợi, khuyến nông, bắt chuột v.v. + Tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai ngày càng bị thu hẹp, bình quân diện tích thấp, manh mún nhỏ lẻ. Bình quân mỗi khẩu ở đồng bằng bắc bộ được khoảng 1-1,4 sào. Chia làm nhiều sứ đồng, cả nước vẫn còn trên 70 % số hộ nông dân có dưới 0.5 ha đất. 7 II.1.5) Hạn chế của kinh tế hộ nông dân. Mặc dù đạt được thành công bước đầu song kinh tế hộ nông dân hiện bộc lộ nhiều yếu điểm. Lề lối làm ăn sản xuất nhỏ lẻ manh mún cản trở kinh tế hộ phát triển. Theo một nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL, sản xuất lúa muốn đạt hiệu quả cao, phải mở rộng quy mô. Một hộ trồng lúa vượt mức hạn điền 3ha sẽ đạt hiệu quả cao gấp 5-6 lần các hộ quy mô sản xuất nhỏ hơn 1 ha. Một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới cho thấy, năng suất lao động tổng thể của các ngành nghề sản xuất trong hộ nông dân có dưới 0,25 ha đất thấp hơn hộ có trên 2 ha đất đến 2,5 lần. Chính vì những hạn chế này thiết nghĩ việc hình thành các mô hình kinh tế mới là rất cần thiết để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Mô hình kinh tế trang trại hình thành trong những năm gần đây trên phạm vi cả nước đã cho thấy tính hiệu quả của mô hình kinh tế này. Cho thấy kinh tế trang trại sẽ là một xu hướng chính có thể đưa kinh tế nông thôn đi lên, giải quyết vấn đề tam nông. Do đó nhà nước cần có những chính sách mang tính đột phá về cơ chế để đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất, lôi kéo tư bản vào nông nghiệp. Đó là điều kiện cần thiết để kinh tế trang trại phát triển. II.2) Làm rõ đặc điểm vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển kinh tế hộ. II.2.1) Các đối tượng, nghành sản xuất có thể tham gia kinh tế trang trại. Theo thông tư liên tịch của liên bộ nông nghiệp và PTNT số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23/6/2000. Thì Các loại hình kinh tế có thể tham gia và được công nhận là sản xuất theo mô hình trang 8 trại bao gồm: Hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn II.2.2) Các tiêu chí xác định kinh tế tràng trại tại nước ta: Theo thông tư liên tịch của liên bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 23/6/2000. Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt được: Về giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm tính như sau: Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm: Khu vực Giá trị sản lượng 1 năm Bắc bộ Từ 40 triệu đồng trở lên Duyên hải miền trung Từ 40 triệu đồng trở lên Tây nguyên Từ 50 triệu đồng trở lên Nam bộ Từ 50 triệu đồng trở lên Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. Về mặt diện tích canh tác theo quy định như sau: + Đối với Trang trại trồng trọt 9 Khu vực cây hàng năm cây lâu năm Cây lâm nghiệp Bắc bộ > 2 ha > 3 ha > 10 ha Duyên hải miền > 2 ha > 3 ha > 10 ha trung Tây nguyên > 3 ha > 5 ha > 10 ha Nam bộ > 3 ha > 5 ha > 10 ha Riêng đối với cây hồ tiêu thì chỉ cần từ 0-,5 ha trở lên là được công nhận là kinh tế trang trại. + Đối với trang trại chăn nuôi: Loại gia súc Sinh sản và lấy sữa Lấy thịt Đại gia súc( trâu bò) > 10 con > 50 con Gia súc( lợn, dê) Lợn>20, dê cừu >100 Lợn > 100, dê cừu> 200 Gia cầm > 2000 con > 2000 con + Trang trại nuôi trồng thuỷ sản : Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). + Ðối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá. 10 + Kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn gắn với thị trường vì vậy đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hoá mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. II.2.3) Đặc điểm của kinh tế trang trại: Trang trại là một tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông thủy sản. Ta thấy kinh tế trang trại xuất phát từ hộ gia đình, song nó cũng có những đặc điểm khác với kinh tế hộ nông dân. Có thể thấy qua bảng so sánh sau: Nội Kinh tế hộ nông dân Kinh tế trang trại dung Là hình thức kinh tế cơ bản tự chủ là một tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông trong nông nghiệp. Hình thành tồn nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia Khái tại khách quan lâu dài trên cơ sở sử đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao niệm dụng lao động, đất đai, TLSX của hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, gia đình là chính. chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông thủy sản - Các thành viên làm việc tự chủ, tự - Làm việc dựa trên chỉ đạo của chủ trang Đặc nguyện vì lợi ích bản thân và gia trại, có lao động đi thuê điểm đình, lao động là người trong gia đình 11 - Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu gia đình, thừa mới đem trao đổi - Sản xuất nhằm mục đích lợi nhuận, sản phẩm là hàng hóa đem ra trao đổi trên thị trường. Chủ TT - Là người đứng đầu hộ gia đình - Là cá nhân hoặc nhiều người có chung vốn góp. Là người có ý chí làm ăn giỏi. Có khi là trí thức - Có nhiều lao động, có lao động thuê ngoài. Lao - Ít, là thành viên trong gia đình động Vật tư - Đa số mua ngoài, tự cấp 1 phần - Tự cung tự cấp, ít mua ngoài Quy mô - Lớn, Có thể tập trung nhiều hộ - Nhỏ lẻ Hạch - Có khả năng tính được lợi nhuận - Không hạch toán được lợi nhuận, toán chỉ tính được thu nhập hỗn hợp Công - Không sử dụng công nghệ cao, - Kỹ thuật công nghệ cao được áp dụng, NS nghệ năng suất thấp cao II.2.4) Vai trò của kinh tế trang trại nói chung: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến nay cả nước có khoảng 120.000 trang trại, bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3 %, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. Hàng năm, các trang trại tạo 12 khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. + Phát triển kinh tế trang trại chính là tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, thực phẩm và là động lực thúc đẩy các loại hình dịch vụ cùng phát triển. + Thực tế cho thấy, phần lớn các trang trại đã khai thác triệt để, có hiệu quả rất nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển đưa vào sản xuất kinh doanh. Do đó đất đai được sử dụng hợp lý hơn, nhiều vườn tạp đất trống, đồi trọc hoang hoá được chuyển đổi thành vườn rừng, vườn quả trù phú; nhiều ao hồ đầm lầy, bãi bồi được đầu tư cải tạo thành khu nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị cao II.3) Nghiên cứu thực trạng hình thức kinh tế trang trại ở việt nam II.3.1) Thuận lợi và khó khăn. II.3.1.1)Thuận lợi. - Thuận lợi lớn nhất cho việc phát triển trang trại là đội ngũ nông dân làm ăn giỏi, họ có ý chí vươn lên làm giàu, người dân việt nam vốn dĩ thông minh, nhưng bị ràng buộc bởi kinh tế hộ nông dân, nay thoát ra được nhờ có mô hình trang trại. Đây là nguồn lực quan trọng nhất, nguồn lực con người. - Sự hình thành cơ cấu kinh tế thị trường tự do ở nước ta từ khi đổi mới là một thuận lợi quan trọng cho phát triển trang trại. Các đầu vào, vật tư kỹ thuật, đầu ra của trang trại đều có thể tìm thấy , giải quyết trên thị trường, tạo ra sự tiện lợi cho sản xuất. 13 - Về phía nhà nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của mô hình kinh tế trang trại, tuy có hơi muộn so với sự phát triển trang trại ở nước ta, song bước đầu đã có những chính sách phù hợp, thúc đẩy phát triển trang trại. Đến năm 2003 đã ban hành tiêu chí nhận biết trang trại tạo thuận lợi cho các trang trại được công nhận để nhận ưu đãi. Vốn kích cầu được chú trọng cho chủ trang trại vay. V.v. - Khoa học kỹ thuật ở nước ta trong nhưng năm gần đây được chú trọng phát triển, đặc biệt là khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp, khối các trường đại học nông – lâm – ngư liên tục đưa ra công trình, cây , con giống, quy trình kỹ thuật mới giúp cho sản xuất hiệu quả hơn. Đội ngũ làm trang trại bây giờ không chỉ đơn thuần là dùng kinh nghiệm sãn có , mà đã có thể tiếp xúc với các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, hay các lớp địa phương, thông qua đài báo, tivi. Họ có thể học hỏi kiến thức nhằm tránh những rủi ro không đáng có. - Thuận lợi tiếp đến là điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của nước ta , đa số các địa phương đều có điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các trang trạng thành công hơn. - Tiếp đến là nguồn lao động rẻ tiền , dồi dào trong nông thôn, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp tiện lợi cho sử dụng lao động của các trang trại. II.3.1.2) Khó khăn. - Tích tụ ruộng đất ở nông thôn rất khó thực hiện vì những người di cư ra ngoài, với thu nhập không ổn định, không muốn bán, nhượng hẳn đất của mình cho người khác. Trong khi đó, những người sản xuất giỏi, có thể trở thành các chủ trang trại lại không có đủ đất để sản xuất. Điều này là do đặc 14 điểm của nông thôn việt nam. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng. Trong cả nước có khoảng 44 triệu lao động thì 75 % ttrong số đó là lao động tạm thời không ổn định. Họ tham gia vào sản xuất nông nghiệp với năng suất thấp. Trên phạm vi cả nước, số hộ nông dân có diện tích đất dưới 0,5 ha vẫn chiếm trên 70%. Các tỉnh đồng bằng sông hồng do đất chật người đông, bình quân mỗi nhân khẩu được chia từ 1 đến 1,4 sào ruộng chia thành nhiều mảnh ở nhiều sứ đồng khác nhau. Ở khu vực này chủ yếu là canh tác lúa, sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí làm đất, vật tư, công lao động trung bình mỗi sào mang lại khoảng 300.000 đ / vụ. Tuy thu nhập thấp như vậy song không ai từ bở hẳn đồng ruộng. Ngoài thời gian dành cho nông nghiệp lúc vụ mùa, đa số lao động tiến ra thành phố làm đủ thứ nghề để có thêm thu nhập. Nhưng họ không bao giờ từ bỏ sản xuất nông nghiệp mặc dù thu từ nông nghiệp là rất thấp, chỉ đủ mang lại lương thực cơ bản cho gia đình. Nhưng giả sử có một chủ trang trại muốn mua lại ruộng đất của họ để mở rộng trang trại thì là điều rất khó. Do yếu tố tâm lý họ sẽ không bán ruộng hẳn đi, dẫn đến những người có khả năng sản xuất theo hướng trang trại sẽ không đủ đất sản xuất. Thực tế đã chứng minh các trang trại ở việt nam chủ yếu là tận dụng các diện tích đất hoang hóa, đầm lầy là chủ yếu. Ít có trang trại nào hình thành do chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài giữa nông dân với nhau. - Vấn đề chuyển nhượng đất đai cũng còn nhiều khó khăn hạn chế. Chủ yếu là sự gây khó dễ của cán bộ địa phương. Tâm lý sợ người khác giỏi hơn mình là phổ biến ở nông dân và người Việt Nam. Đặc biệt là cán bộ địa phương. Họ thường gây khó dễ trong khi chủ trang trại muốn thuê hay mua lại quyền sử dụng đất lâu dài của người khác. 15 - Kế đến là khó khăn về tiềm lực kinh tế. Nông dân muốn phát triển gia trại lên quy mô trang trại nhưng lại thiếu vốn. Xét trên bình diện chung cả nước, các chủ trang trại đều xuất thân nông dân. Họ là những người làm ăn giỏi và có chút của cải tích lũy nên mới đủ điều kiện làm trang trại. Còn đa phần nông dân đều thuộc diện nghèo hoặc là những tiểu nông có thu nhập rất thấp, không thể có đủ sức mạnh để tự tái sản xuất mở rộng theo hướng trang trại, gia trại hay nông hộ có quy mô ngày càng mở rộng. - Nhà nước còn thiếu những chính sách cụ thể để khuyến khích KT trang trại phát triển. Sựu nhận thức tầm quan trọng của trang trại muộn hơn rất nhiều sau khi các trang trại đã óc sự phát triển một thời gian. Mãi cho tới năm 2000 nhà nước mới ban hành văn bản luật đầu tiên về tiêu chí nhận biết trang trại. Tuy nhiên tiêu chí này chưa được cụ thể, cho tới nay cũng chưa được đổi mới, nội dung tiêu chí hiện đã lạc hậu không còn phù hợp. Xin dẫn ra đây một ví dụ cụ thể cho việc khó khăn để trang trại có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trong chính sách kích cầu vừa qua: Để có thêm tiền đầu tư nuôi cá chim trắng, tôm càng xanh trên diện tích 6 ha, ông Vũ Xuân Tròn, ở Thanh Trì (Hà Nội) quyết định đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay vốn. Tuy nhiên, do không có giấy chứng nhận mình là chủ trang trại nên ông không được ngân hàng giải quyết. Sau đó, ông quay về Câu lạc bộ trang trại Việt Nam (VFC) xin được chứng nhận là hội viên để có thể đi vay vốn. Sau khi hoàn thành các thủ tục, ông lại thôi không vay nữa do số tiền mà ngân hàng giải quyết cho chỉ vài chục triệu, trong khi nhu cầu của ông lên tới 500 triệu đồng. "Số tiền được vay quá ít tôi có thể vay của họ hàng, láng giềng xung quanh cũng được, việc gì phải vất vả để đi vay ngân hàng", ông Tròn nói. 16 - Quyền sử dụng đất còn chưa chính thức được giao lâu dài cho người dân. Cho nên chưa thúc đẩy hình thành trang trại - Khu vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm của trang trại chưa phát triển. Các chủ trang trại hầu hết đều tự liên hệ bán sản phẩm cho thương lái. - Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, gây khó khăn lớn cho phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. II.3.2 Thành tựu và hạn chế II.3.2.1) Thành tựu. - Kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn gắn với thị trường vì vậy đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hoá mũi nhọn, tập trung quy mô lớn - Phát triển kinh tế trang trại chính là tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, thực phẩm và là động lực thúc đẩy các loại hình dịch vụ cùng phát triển - Thực tế cho thấy, phần lớn các trang trại đã khai thác triệt để, có hiệu quả rất nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển đưa vào sản xuất kinh doanh. Do đó đất đai được sử dụng hợp lý hơn, nhiều vườn tạp đất trống, đồi trọc hoang hoá được chuyển đổi thành vườn rừng, vườn quả trù phú; nhiều ao hồ đầm lầy, bãi bồi được đầu tư cải tạo thành khu nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị cao II.3.2.2) Hạn chế - Hạn chế thứ nhất: Đội ngũ chủ trang trại hầu hết là các lão nông chi điền, là người cao tuổi, hầu hết con cái họ đều ra thành phố sống không quay về 17 nối nghiệp gia đình. Do đó đặt ra vấn đề sau khi chủ trang trại mất đi trang trại sẽ phát triển ra sao? Những hộ gia đình sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại hầu hết kinh tế đều trở nên khá giả. Đặc biệt là những trang trại thành công trong sản xuất, có quy mô lớn. Con cái của họ hầu hết đều được học hành tử tế, có công ăn việc làm ngoài thành phố, họ không muốn quay về làm nông nghiệp như cha ông mình. - Hạn chế thứ 2: Vốn phát triển trang trại còn hạn chế, chủ yếu dụa vào vốn tự có. Chủ yếu lấy ngắn nuôi dài. Các chủ trang trại không mạnh dạn vay vốn lớn để đầu tư. Đây là một hạn chế rất lớn, xét về mặt phát triển hàng hóa là không có lợi. Quy mô sản xuất không được mạnh dạn đầu tư dẫn tới sản xuất nhỏ, gây khó khăn rất lớn cho xây dựng các nhà máy chế biến nông sản phẩm cho nông trại. Ở Việt Nam có hiện tượng là một số mặt hàng có lúc rộ lên trên các phương tiện thông tin đại chúng là số lượng quá nhiều không biết bán cho ai. Tuy nhiên cần xem xét lại vấn đề này. Nếu xét trên phương tiện bán để tiêu dùng cho người dân ở dạng thô, mỗi nhà mua một vài kg để ăn thì đúng là không thể tiêu thụ hết sản phẩm. Tuy nhiên để mà mua về chế biến trong nhà máy thành sản phẩm công nghiệp thì số lượng đó lại quá ít. Nếu xây dựng nhà máy cho khu vực đó thì nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng vài tháng trong năm là hết nguyên liệu. Như vậy nguyên liệu nhiều nhưng ảo, cần thúc đẩy sản xuất nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu các nhà máy chế biến, như vậy mới xây dựng được khu chế biến tập trung. - Hạn chế thứ 3: Trình độ của các chủ trang trại về chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Đa số chủ trang trại nhờ vào kinh nghiệm tự học là chính, họ chỉ dựa vào quyết tâm và kinh nghiệm để làm giàu mà không biết quy luật kinh tế, không hạch toán kết quả theo các phương phá kinh tế, dựa vào cảm tính. 18 Họ xuất phát là những nông dân giỏi, lão nông chi điền, cho nên tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm, sự nhạy bén bị hạn chế do tuổi tác , do trình độ văn hóa - Vấn đề liên kết các trang trại còn chưa tốt, các trang trại gần nhau trong vùng chưa có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Họ chưa thành lập được hiệp hội để đối phó với tư thương khi bị ép giá, ngược lại họ lại cạnh tranh với nhau gây khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm. Họ đóng của bế quan, không có sự giao lưu khoa học, ít khi người ngoài có thể vào được các trang trại chăn nuôi của họ vì họ sợ dịch bệnh. - Tiếp đến là vấn đề phát triển quy mô trang trại thế nào cho phù hợp. các trang trại quy mô rất nhỏ thường hoạt động không hiệu quả bởi vì chúng không có khả năng sử dụng hết công suất các máy móc thiết bị đắt tiền. Nhưng theo ông Đào Hữu Hòa ( ĐH kinh tế Đà Nẵng) vận dụng một số nghiên cứu của nước ngoài nói rằng các trang trại quy mô rất lớn cũng không hiệu quả vì những vấn đề quản lý và lao động cố hữu trong những hoạt động lớn. Hiệu quả có vẻ tập trung ở các trang trại ở nhóm giữa, thường có từ 01 đến 02 lao động làm thuê. Đây là vấn đề quan trọng cần có nghiên cứu cụ thể ở nước ta xem quy mô thế nào là phù hợp, không thể đem nghiên cứu của nước ngoài áp dụng cho nước ta được. III.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP III.1) Nhóm giải pháp khắc phục khó khăn: - Để đẩy nhanh tích tụ ruộng đất trong nông thôn, cần có một loạt các chính sách đồng bộ chứ không đơn thuần là 1 hai chính sách đơn lẻ. Tuy nhiên cơ bản vẫn dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có thể kể ra các giải pháp sau đây: 19
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net