logo

Đề ôn thi hóa học - đề số 5

Tham khảo sách 'đề ôn thi hóa học - đề số 5', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
ĐỀ ÔN THI SỐ 5. ( Trang 1 – đề 5) Câu 1 N.tử của một nguyên tố được cấu tạo bởi 115 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Số khối của n.tử X là: a. 77 b. 68 c. 80 d. 70 Câu 2. 100ml d.d A chứa AgNO3 0,06M và Pb(NO3)2 0,05M t.dụng vừa đủ với 100 ml d.d B chứa NaCl 0.08M và KBr. Nồng độ của KBr trong d.d B và k.lượng kết tủa tạo thành giữa hai d.d là: a. 0,08M và 2.607gam. c. 0.08M và 2.2 gam. b. 0.06M và 2.5g. d. 0.09M và 2 gam. Câu 3. D.d Natri axetat tạo được môi trường: b. Kiềm c. Lưỡng tính a. Axit. d. Trung tính Câu 4. Cho V lít d.d A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M t.dụng với d.d Na2CO3 có dư, p.ứ kết thúc thấyk.lượng của d.d sau p.ứ giảm 69.2gam so với k.lượng của các d.d ban đầu. Gtrị của V là: a. 0,2 lít b. 0.24 lít c. 0.237 lít d. 0,1185 lít Câu 5. Sản phẩm của p.ứ nhiệt phân muối NaNO3 là: a. Na, O2, NO2 b. Na2O, NO2. c. NaNO2, O2. d. Na, NO, O2. Câu 6 Cho d.d AgNO3 có dư t.dụng với 100 ml d.d h.hợp gồm NaF 0,1M và NaCl 0.2M. K.lượng kết tủa thu được là: ( Ag =108, F = 19, Cl =35,5) a. 0,42g b. 2.87g c. 3.92g d. 4,14 gam Câu 7. Điện phân 2 lít d.d NaCl 0.2M với bình điện phân có vách ngăn, điện cực trơ. Thời gian điện phân là 45 phút với I = 19.3 A. Số mol khí thu được ở anôt là: a. 0.2 mol b. 0.275mol c. 0.09 mol d. 0.235 mol. Câu 8. Trong nhóm IA, không tính nguyên tố phóng xạ. Chọn kim loại mất điện tử khó nhất và kim loại mất điện tử dễ nhất: a. Li và Cs. b. Fr và Na. c.Li và Fr. d. Na và Rb. Câu 9. Nung 13,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2 thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là : A. 5,8 gam. B. 4,2 gam. C. 6.3 gam D. 6.5 gam. Câu 10: Để tách Al2O3 ra khỏi h.hợp gồm Cu(OH)2 và Al2O3 mà không làm thay đổi k.lượng. Có thể dùng các hoá chất sau: a. dd HCl và dd NaOH. b. Nước. c. dd NaOH và CO2. d. dd NH3. Câu 11. H.hợp gồm hai kim loại A và B có chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có k.lượng là 10.6 gam. Khi cho h.hợp t.dụng với Cl2 dư tạo ra h.hợp hai muối có nặng 31.9gam. Hai kim loại A và B và k.lượng tương ứng của chúng là: a. Na ( 6g) và K ( 4,6g). c. Li ( 1,4g) và Na ( 9,2g). b. Na ( 2,3g) và K ( 8,3g). d. Li ( 0,7g) và Na ( 9,9g). Câu 12. D.d A chứa MgCl2 và BaCl2. Cho 200 ml d.d A t.dụng với d.d NaOH dư cho kết tủa B. Nung kết tủa B đến khối lương không đổi được chất rắn C có k.lượng là 6 gam. Cho 400 ml d.d A t.dụng với d.d H 2SO4 sư cho kết tủa D có k.lượng là 46,6 gam. Nồng độ mol/lít của MgCl2 và BaCl2 trong d.d A. a. [MgCl2]= 0.075 và [BaCl2]= 0.05 b. [MgCl2] = 0.75 và [ BaCl2]= 0.5. c. [MgCl2] = 0. 5 và [ BaCl2]= 0.75. d. [MgCl2] = 0.5 và [ BaCl2]= 0,075. Câu 13. Nếu cho a mol Halogen t.dụng vừa đủ với Magiê thu được 19 gam muối. Nếu cho a mol halogen đó t.dụng với nhôm thì thu được 17,8 gam muối, Halogen đó là: a. Flo b. Clo c. Brôm d. Iot. Câu 14. Cho vào vài giọt HCl đậm đặc vào ống nghiệm chứa KMnO4. đậy ống nghiệm bằng nút cao su có đính băng giấy màu thấm nước. Hiện tượng. a. Có khí sinh ra màu lục nhạt, băng giấy chuyển sang màu xanh. b. Có khí sinh ra màu vàng lục, băng giấy chuyển sanh màu đỏ. c. Có khí sinh ra màu vàng lục, băng giấy mất màu. d. Không xảy ra, vì p.ứ không xảy ra ở điều kiện thường. Câu 15. Tính axit tăng được xắp xếp theu thứ tự tăng dần nào sau đây là đúng. a. HF < HCl < HBr < HI. c. HF < HI < HBr < HCl. b. HI < HBr < HCl < HF. d. HCl < HF < HI < HBr. Câu 16. Hỗn hợp gồm hai kim loại Fe và một kim loại M hoá trị không đổi. Cho 34.24 gam hỗn hợp này phản ứng vừa đủ với 29.2 gam dung dịch HCl 10% còn lại một chất rắn. Nếu cho 34.24 gam hỗn hợp này vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng có dư thì thu được 12.544 lít khí A đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tên kim loại M là: Trang 2 – Đề 5 a. Ag b. Zn c. Pt d. Cu Câu 17. Một dung dịch chứa 0.1 mol NaHCO3 và 0.2 mol Na2CO3. Khi thêm 0.3 mol CaCl2 hoặc 0.3 mol Ca(OH)2 vào dung dịch trên thì thu được kết tủa có khối lượng m1 và m2 gam. Giá trị m1 và m2 lần lượt là: a. m1 = m2 = 20 gam. c. m1 =m1 = 30g. b. m1 =20 g, m2 = 30g. d. m1 = 30g và m2 = 40g. Câu 18. Ở nhiệt độ thích hợp, N2 và H2 p.ứ với nhau tạo thành amôniăc. Khi đạt trạng thái cân bằng nồng độ của các chất như sau: [N2]=3mol/lít ; [H2] = 9 mol/lít; [NH3] = 5 mol/lít. Hằng số cân bằng của p.ứ là: a. 0.024 b. 0.01143 c. 0.0026 d. 0.0084 Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X ( gồm NO và NO2) và dung dịch ( chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với hiđrô bằng 19. Giá trị của V: A. 3,36 B. 2,24 C. 4,48 D. 5,60 Câu 20. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 ( vừa đủ) thu được dd X ( chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất thoát ra là NO. Giá trị của a là: A. 0,12 B. 0,04 C. 0,075 D. 0,06 Câu 21. Khi cho h.hợp K và Al vào nước thấy h.hợp tan hết chứng tỏ: a. Nước dư. b. Nước dư, nK > nAl. c.Nước dư, nAl > nK. d.Al tan hoàn toàn trong nước. Câu 22. Điện phân dung dịch chưa a mol CuSO4 và b mol NaCl ( với điện cực trơ, có màn ngăn). Để dung dịch sau khi điện phân làm cho phenol phtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện nào của a và b là: A. b < 2a B. b = 2a C. b> 2a D. 2b = a Câu 23. Khi đốt cháy CuFeS2 trong O2 có dư. Thì một phân tử CuFeS2 sẽ: A. Nhận 12 e. B. Nhường 13 e. C. nhường 12 e. D. Nhận 13e. Câu 24. Nguyên tử M có số khối là 54, tổng số proton, notron, electron trong M 2+ là 78. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn: A. Chu kì 4, nhóm VIB. B. Chu kì 5, nhóm IIA. C. Chu kì 4, nhóm VIIIB. D. Chu kì 4, nhóm IIB. Câu 25. Dãy các chất mà dung dịch của chúng trong nước có pH tăng dần là: A. Al2(SO4)3, NaNO3, K3PO4. B. H2SO4, NaOH, KCl. C. NaAlO2, CuSO4, AgNO3. D. K2CO3, BaCl2, ZnSO4. Câu 26. Một h.hợp hai ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi đối với H 2 là 24,8.CTPT của hai ankan và % theo thể tích của hai ankan là: A. C2H6 ( 40%) và C3H8 ( 60%) B. C3H8 ( 60%) và C4H10( 40%) C. C4H10 ( 30%) và C5H12 ( 70%) D. CH4 ( 30% ) và C2H6 ( 70%). Câu 27. Rượu nào sau đây khi tách nước sẽ thu được sản phẩm chính là: 3 mêtyl buten -1. a. 2 – mêtyl butanol -1. c. 3 – mêtyl butanol-2. b. 2 – metyl butanol-2. d. 3 – metyl butanol -1. Câu 28. Bổ sung dãy chuyển hoá sau: C2H5OH  A  B → C  HCHO. 3 → → → (1) (2) ( t o CaO ) a. (A). CH3CHO ; (B) CH3COONa, (C) C2H4 c. (A) CH3CHO ; (B) CH3COONa , (C), CH4. b. (A). CH3CHO ; (B): HCOONa , (C) CH4. d. (A). CH3COOH; (B).C2H3COONa; (C)CH4. Câu 29. Hợp chất nào sau đây có khả năng tham gia p.ứ tráng gương, hiđrô hoá X được Y không t.dụng với Cu(OH)2. X có CTCT là: a. HO – CH2 – CH2 – CHO. C. CH3 – CO – CH2 – OH. b. HO – CH (CH3) – CHO. D. HO-CH2-CH2-CH2-OH. Câu 30. Có hai axit hữu cơ no, mạch hở: ( A đơn chức, B đa chức). Trung hoà h.hợp cần 0.5 mol NaOH, đốt cháy hoàn toàn h.hợp thì thu được 11,2l CO2. CTPT của hai axit là: a. CH3COOH và (COOH)2. c. HCOOH và CH2(COOH)2. b. HCOOH và (COOH)2. d. CH3COOH và CH2(COOH)2. Câu 31. CT tổng quát của một este thuần chức tạo bởi rượu no hai chức và exit không no có một nối đôi 3 chức là: a. CnH2n-18O12. b. CnH2n-6O4 c. CnH2n-16O6 d. CnH2n-10O4 Câu 32. X là este của một axit hữu cơ đơn chức và rượu đơn chức. Thuỷ phân hoàn toàn 6.6 gam chất X đã dùng 90 ml d.d NaOH 1M, lượng NaOH này dư 20% so với lượng NaOH cần dùng cho p.ứ. D.d sau p.ứ cô cạn thu được chất rắn nặng 5.7 gam. CT của X là: a. HCOOC3H7. b. HCOOC3H5. c. CH3COOC2H5. d. C2H5COOCH3. Trang 3- đề 5 Câu 33. Đốt cháy 1 amin đơn chức no thu được nCO2: nH2O = 2:3. Amin đó là: a. tri metyl amin. b. dietyl amin. C.n- butyl amin. d. metyl amin. Câu 34. Chất nào sau đây không cùng tác dụng đuợc với hai chất sau: etanoic và anioaxetit. a. NaOH. b. HCl c. CuO d. C2H5OH. Câu 35. Các phát biểu nào sau đây sai: (1) Khác với Glucôzơ, fructôzơ không có nhóm CHO nên không tham gia phản ứng tráng gương. (2) Saccarozo là đisaccarit có gốc là glucozơ nên có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. (3) Tinh bột có nhiều nhóm OH nên tạo được liên kết hiđrô nên tan nhiều trong nước. a. (2). b. (2), (3) c. (1), (2). d. (3). Câu 36. Thuỷ phân 2 kg khoai trong đó có chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất của phản ứng là 80% thì khối lượng của glucôzơ thu được là: a. 166.67g b. 355,56g c. 200,56g d. 325,8g. Câu 37. Đốt cháy hoan toàn hợp chất aminoaxit A ta thu được số mol CO 2 gấp 2 lần số mol của A. SỐ mol H2O gấp 2,5 lần số mol của A. Xác định công thức phân tử của A. a. CH3- CH (NH2)-COOH. c.(HOOC – CH2-CH(NH2)COOH. b. H2N-CH2-COOH. d. CH3-C(NH2)2COOH. Câu 38. Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ, dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng H2SO4 đặc, khí thoát ra dẫn qua dung dịch nước vôi trong thu được m gam kết tủa. Biểu thức nào sau đây dùng để xác định khối lượng Cacbon trong hợp chất hữu cơ: m m 12 m m C. mC = D. mC = 100.44 mC = mC = A. B. x12 x12 100 44 9 Câu 39. Cho 4.,32 gam Al vào cốc chứa 100 ml d.d Ba(OH)2 0.25M thu được h.hợp gồm rắn A, d.d B và V1 lít khí ( đktc) thoát ra. Cho tiếp d.d HCl từ từ đến dư vào h.hợp A, B trong cố thấy kết tủa xuất hiện, tăng dần đến cực đại sau đó tan dần đến hết tạo thành d.d trong suốt, đồng thời thu được V2 lít khí ( đktc). Lượng khí bị thất thoát ra ngoài là 5%. Tìm V1 + V2. a. 5.1072 lít b. 5.376 lít c. 3.584 lít d. 3.4048 lít. Câu 40. Cho x gam Fe thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Cho t.dụng với H2SO4 loãng dư thu được khí X. - Phần 2: Cho t.dụng với d.d H2SO4 đ, nóng dư thu được khí Y. Số mol X và Y hơn kém nhau 0,2 mol. Giá trị của x là: a. 44.8 gam b. 89.6 gam. c. 112 gam. d. 22.4 gam. Câu 41. Cho sơ đồ sau đây, Biết C không t.dụng được với Cu(OH)2. + Br A  B → C3H6(OH)2. A là chất nào sau đây: → + NaOH 2 (1:1) a. Prôpen. b. Xiclo propan. c. Propan d. Iso propyl clorua. Câu 42. Khi phân tích este E đơn chức mạch hở thấy cứ 1 phần khối lượng hiđrô thì có 7,5 phần khối lượng cacbon và 3,2 phần khối lượng Oxi. Thuỷ phân E thu được axit A và ancol bậc 3. CTCT của E là: a. HCOOC(CH3)2-CH=CH2. b. CH3COO-C(CH3)2-CH3. c. CH2=CH-COO-C(CH3)2CH3 d. CH2=CH-COO-C(CH3)2-CH=CH2. Câu 43. E là este α -aminoaxit, công thức thực nghiệm là: (C4H9O2N)n. Suy ra công thức cấu tạo của E: (1). CH3-CH(NH2)-COOCH3. (2). CH2(NH2)-COOC2H5. (3). (NH2)CH2-CH2-COOCH3. A. (1) hoặc (2). B. (1) hoặc (3) C. (2) hoặc (3) D. (1) hoặc (2) hoặc (3). Câu 44. Cho các chất : etanol, phenol, axit acrylic, phenyl amonisunfat, anilin, kali phenolat, etyl axetat: Bao nhiêu chất phản ứng được với dung dịch NaOH và bao nhiêu nhất phản ứng được với dung dịch HCl. A. ( 3 -4). B. ( 4-4). C. (5-4) D. ( 5-5). Câu 45. Cho sơ đồ phản ứng sau đây: H 2 SO4,dac t o NaOH ,t o C7H10O4  A + B + C. → B  C2H4 + …. → o o A + NaOH  CH4 + …→ C + Ag2O  Ag + … → NH 3 ,t CaO ,t Các chất A, B,C lần lượt là: A. CH3COONa, C2H5OH, CH3CHO. B. CH2(COONa)2, C2H5OH, CH3CHO. C. CH2(COONa)2, C2H5OH, C2H5CHO. D. CH(COONa)3; C2H5OH, C2H5CHO. Câu 46. Oxi hóa một ancol đơn chức X thu được hỗn hợp Y gồm axit, andehit, nước và ancol còn dư. Cho Y tác dụng với Na vừa đủ thu được 0,4 mol H2. Cho Y tác dụng với Na2CO3 vừa đủ thu được 0,1 mol khí. % số mol của X bị oxi hóa thành axit là: A. 33,33% B. 40% C. 60% D. 66,67%. Trang 4 – Đề 5 Câu 47. α - aminoaxit X chứa một nhóm NH2, cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl ( dư) thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là : A. H2NCH2COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH C. H2N-CH2CH2COOH D. CH3CH(NH2)COOH. Câu 48. Phát biểu không đúng là: A. Dung dịch Natri phenolat phản ứng với khí CO 2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH tạo lại natrriphenolat. B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối tạo ta cho tác dụng với dung dịch HCl thu được phênol. C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin. D. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic. Câu 49. Cho m gam một ancol no đơn chức X qua bình đựng CuO ( dư) đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng của chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđrô là 15,5. Giá trị của m là : A. 0,64 B. 0,46 C. 0,32 D. 0,92 Câu 50. Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 ( đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là: A. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3. D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5. Đáp án: 1-c 11-c 21-b 31-b 41-b 2-a 12-b 22-c 32-a 42-a 3-b 13-b 23-b 33-a 43-a 4-a 14-c 24-c 34-b 44-b 5-b 15-a 25-a 35-b 45-c 6-b 16-d 26-b 36-b 46-a 7-d 17-b 27-d 37-b 47-b 8-a 18-b 28-c 38-a 48-d 9-c 19-d 29-a 39-a 49-d 10-d 20-d 30-b 40-d 50-b
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net