logo

Đề Cương Giải Phẫu

Câu 1 : Các cơ vùng cổ trước bên, cấu tạo trám khí quản I. Các cơ vùng cổ trước bên - Gồm 3 lớp : Lớp nông có cân cổ nông bao bọc Lớp giữa có cân cổ giữa bao bọc Lớp sâu có cân cổ sâu phủ
Đề Cương Giải Phẫu Câu 1 : Các cơ vùng cổ trước bên, cấu tạo trám khí quản Bài làm I. Các cơ vùng cổ trước bên - Gồm 3 lớp : Lớp nông có cân cổ nông bao bọc Lớp giữa có cân cổ giữa bao bọc Lớp sâu có cân cổ sâu phủ 1. Toán cơ sâu - Gồm có các cơ trước cột sống và các cơ bên cột sống a) Các cơ trước cột sống - Cơ dài cổ: Gồm các thớ bám từ thân các đốt sống đến các mỏm ngang từ đốt CI - DIII - Cơ thẳng đầu trước nhỏ: Bám từ mỏm ngang đốt đội đến mỏm nền ở nền sọ - Cơ thẳng đầu trước lớn: Bám từ mỏm ngang 4 đốt cổ CIII - CVI tới mỏm nền của nền sọ - Tác dụng : Cơ co làm đầu nghiêng về một bên - Thần kinh vận động : Ngành của đám rối cổ b) Các cơ bên cột sống - Các cơ bậc thang + Cơ bậc thang trước : Từ mỏm ngang các đốt CIII, CIV tới bám vào củ Lisfranc của sườn I + Cơ bậc thang giữa : Từ mỏm ngang các đốt CII - CVII tới bám vào mắt trên sườn I + Cơ bậc thang sau : Từ mỏm ngang đốt CIV - CVI tới bám vào sườn II + Tác dụng : Cơ thở vào, cúi đầu và quay cổ + Thần kinh chi phối : Ngành của dây III, IV, V - Các cơ liên mỏm ngang : nhỏ ở giữa các mỏm ngang - Cơ thẳng đầu bên : Từ mỏm ngang đốt đội tới x.chẩm 2.Toán cơ giữa a) Lớp cơ sâu - Cơ ức giáp : dài, mỏng, từ x.ức bám vào sụn giáp trạng, 2 cơ giới hạn 1 tam giác đỉnh ở dưới - Cơ giáp móng : nhỏ, ngắn, bám từ sụn giáp đến x.móng b) Lớp nông - Cơ ức đòn móng : dài, mỏng, từ x.ức, đầu trong x. đòn bám vào x.móng, 2 cơ giới hạn một tam giác đỉnh ở trên - Cơ vai móng : Từ x.móng bám vào bờ trên x.vai, có 2 thân và gân ở giữa bắt chéo qua vùng trên đòn và đ/m cảnh gốc , t/d làm căng cân cổ giữa, tk chi phối là dây XII 3. Toán cơ nông - Cơ ức đòn chũm : Cơ có 1 thân và 4 đầu, 2 đầu trên bám vào x.ức và x.đòn , 2 đầu trên bám vào x.chũm và x.chẩm , bó ức và bó đòn giới hạn một khe hình tam giác, trong khe có dây X và đ/m cảnh gốc Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu - Tác dụng : nghiêng đầu, quay mặt sang bên đối diện , ngoài ra còn là cơ th ở - Thần kinh : nhánh ngoài dây XI , dây thần kinh cổ II , III 4. Cấu tạo trám khí quản - Đôi cơ ức giáp : giới hạn 1 tam giác đỉnh ở dưới - Đôi cơ ức đòn móng : giới hạn 1 tam giác đỉnh ở trên - Hai đôi cơ trên giới hạn trám khí quản Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 2: Các cơ nhai, đặc điểm cơ bám da mặt, thần kinh chi phối vận động Bài làm 1. Các cơ nhai - Cơ thái dương : Bám từ mặt trong hố thái dương đến mỏm vẹt xương hàm dưới - Cơ cắn : Ngắn, dày, ở nông hơn quai hàm, bám từ mỏm tiếp đến mặt ngoài quai hàm - Cơ chân bướm trong : Ở sâu hơn quai hàm, bám từ hố chậu x.bướm đến mặt trong quai hàm - t/d : Khi 3 cơ trên co thì kéo hàm lên trên và đưa hàm ra trước - Cơ chân bướm ngoài : Từ mặt ngoài cánh ngoài x.bướm đi ngang trước ra ngoài bám vào cổ lồi cầu x.hàm dưới và bao khớp thái dương hàm, t/d đưa hàm sang một bên, kéo hàm về phía bên đối diện và đưa hàm ra trước - Tk chi phối : Do nhánh vận động của dây thần kinh hàm dưới chỉ huy, khi các cơ 1 bên bị liệt thì hàm dưới bị trễ xuống và lệch về một bên cơ lành 2. Cơ bám da mặt - Ở nông dưới da và bám vào da, khi cơ co tạo nét mặt, liệt cơ không biểu thị được nét mặt, mồm bị kéo lệch về bên cơ lành, góc mép bện cơ liệt xệ xuống và có nước dãi chảy ra - Do dây thần kinh mặt ( VII ) vận động - Cơ xắp xếp thành từng đám quanh các hố tự nhiên a) Các cơ bám da mặt và đầu - Cơ chẩm trán : Cơ trán ở phía trước và cơ chẩm ở phía sau, cân sọ nối liền hai cơ, td làm nhăn da trán, biểu lộ nét mặt chú ý, ân cần, kinh ngạc sợ hãi - Cơ vòng mi : có 3 phần ổ mắt : bám quanh bờ trong ổ mắt mí : bám vào dây chằng mí mắt trong lệ : bám vào xương lệ T/d : nhắm mắt, nhíu lông mày, tạo nét mặt suy nghĩ, cùng cơ tam giác biểu lộ nét mặt khinh rẻ - Cơ mày : nằm dưới phần ổ mắt của cơ vòng mi, td nhíu lông mày tạo nét mặt đau khổ b) Cơ bám da mũi - Cơ tháp : ở sống mũi, tạo nét mặt dữ tợn, khiêu khích - Cơ ngang mũi : ở giữa sống mũi, tạo nét mặt sáng suốt - Cơ nở mũi : ở cánh mũi, làm phồng mũi , tạo nét mặt phấn khởi - Cơ lá : làm hẹp lỗ mũi c) Cơ bám da miệng - Cơ vòng môi : ở xung quang miệng, td làm mím miệng hay bĩu môi - Cơ làm há miệng : + Cơ mút : ở sâu vùng má, tạo động tác thổi hay mút + Cơ nanh : ở hố manh, trên môi trên, cơ tạo nét mặt khiêu khích + Cơ tiếp lớn : ở gò má, tạo nét mặt vui cười + Cơ tiếp nhỏ : ở gò má phía trong cơ tiếp lớn, tạo nét mặt khóc Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu + Cơ nông kéo cánh mũi và môi trên : ở dọc rãnh mũi, là cơ khóc + Cơ cười : từ cân cơ cắn tới mép, tạo nét mặt gượng cười, má lúm đồng tiền + Cơ vuông cằm : ở cằm, tạo nét mặt ghê tởm + Cơ chòm râu cằm : ở giữa cằm, tạo nét mặt nín khóc + Cơ tam giác môi : từ x.hàm dưới tới mép, tạo nét mặt đau khổ d) Cơ bám da tai : 3 cơ trước, giữa và sau e) Cơ bám da cổ : tạo nét mặt sợ hãi và đau khổ Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 4: Động mạch cảnh gốc: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành bên Bài làm 1. Nguyên uỷ - Động mạch cảnh gốc phải: Tách từ thân động mạch cánh tay đầu - Động mạch cảnh gốc trái : Tách từ quai động mạch chủ 2. Đường đi và ngành bên - Từ nguyên uỷ động mạch đi lên cổ, tới bờ trên sụn giáp khoảng 1cm thì phình to tạo thành xoang cảnh , sau đó phân làm hai ngành cùng + Động mạch cảnh ngoài + Động mạch cảnh trong 3. Liên quan : - Cãc đ/m cảnh ở trong vùng ức đòn chũm, từ khớp ức đòn tới đỉnh chũm - Bờ trước của cơ ức đòn chũm là đường rạch để tìm kiếm các đ/m cảnh gốc - Động mạch cảnh gốc ở trong rãnh cảnh, là máng hình tam giác có 3 thành + Thành sau ( thành cơ xương ) : gồm mỏm ngang các đốt cổ, các cơ bên sống và cân cổ sâu, đ/m cảnh gốc ở trước củ cảnh ( Chassaignac ), củ cảnh của CVI là mốc tìm đ/m cảnh gốc + Thành trong ( thành tạng ): Có tuyến giáp trạng ở trong bao tạng và dây tk quặt ngược + Thành ngoài ( Thành cân cơ ) : cân cổ có các t/m , cơ ức đòn chũm , các cơ dưới móng ( co vai móng bắt chéo trước đ/m cảnh gốc chia đ/m làm 2 đoạn trên dưới , thắt đ/m ở đoạn trên ) - Trong bao mạch thì đ/m cảnh gốc ở trong, t/m cảnh trong ở ngoài và dây X ở sau 4. Liên quan của động mạch cảnh gốc trái - Do đ/m cảnh gốc trái có thêm đoạn ngực - Đoạn ngực + Ở trước : Liên quan với thân tĩnh mạch cánh tay đầu và các dây tim + Ở sau : Liên quan với động mạch dưới đòn trái, phía sau động mạch dưới đòn trái, ống ngực, và các chuỗi hạch giao cảm ngực + Ở trong : Liên quan với khí quản + Ở ngoài : Liên quan với dây X, màng phổi và dây hoành trái - Đoạn cổ + Liên quan với thực quản, ống ngực, dây X ( chưa tách dây quặt ngược ) Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 5: Động mạch cảnh ngoài: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành cùng và phạm vi cấp máu Bài làm 1. Nguyên uỷ ,đường đi, ngành cùng - Bắt đầu từ hành động mạch cảnh, động mạch đi lên rồi tạt ngang ra ngoài, đến góc hàm thì chui sâu vào tuyến mang tai khi tới ngang cổ lồi cầu xương hàm dưới động mạch phân làm hai ngành cùng + Động mạch hàm trong: Đi ở mặt trong lồi cầu, chạy sâu, vào khu chân bướm hàm phân ra 14 nhánh để nuôi ổ mắt, hố mũi, miệng, hầu, các cơ nhai, răng hàm trên và màng não trước + Động mạch thái dương nông: Nuôi vùng thái dương 2. Ngành bên - Có 6 ngành bên + Động mạch giáp lên: Tách ngay dưới sừng lớn của xương móng chạy chếch ra trước vào trong tới cực trên tuyến giáp nối tiếp với động mạch giáp dưới ( nhánh đ/m dưới đòn ) cấp máu cho tuyến giáp + Động mạch lưỡi : Nuôi vùng lưỡi, động mạch chạy ra trước và trên miệng vào vùng dưới lưỡi + Động mặt mặt : Từ nguyên uỷ động mạch chạy ra trước đi sâu vào tuyến dưới hàm sau đó bắt chéo bờ dưới xương hàm cách góc hàm 3cm để đi vào vùng mặt + Động mạch chẩm: Chạy ra phía sau phân nhánh trong vùng chẩm + Động mạch tai sau : Chạy ra phía sau cấp máu cho da và cơ ở vùng quanh lỗ tai vùng chũm và chẩm + Động mạch hầu lên: Chạy thẳng lên trên dọc thành bên của hầu cấp máu cho thành bên và thành sau của hầu - Ngoài ra còn có các ngành nhỏ cấp máu cho tuyến mang tai 3. Liên quan - Liên quan với tuyến mang tai và cơ nhị thân, cơ này bắt chéo động mạch chia động mạch làm hai đoạn nên động mạch có 3 đoạn liên quan - Đoạn dưới cơ nhị thân + Động mạch cảnh ngoài ở trong và động mạch cảnh trong ở ngoài. Dây XII bắt chéo qua đ/m cảnh ngoài + Hai đ/m nằm trong tam giác Farabeuf * Cạnh ngoài: tĩnh mạch cảnh trong * Cạnh dưới: Thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt * Cạnh trên: Dây XII + Đặc điểm của đ/m cảnh ngoài là vùng cổ có nhiều ngành bên - Đoạn trên cơ nhị thân + Động mạch đi sâu hơn cơ nhị thân và chui qua chạc của các cơ trâm : trâm lưỡi, trâm hầu, trâm móng, sau đó đ/m bắt chéo đ/m cảnh trong chạy ra ngoài đến ngang mức góc hàm - Đoạn mang tai + Ở vùng góc hàm đ/m chui vào tuyến mang tai Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu + Ở sâu nhất là động mạch cảnh ngoài, Ở nông nhất là dây XII và ở giữa là tĩnh mạch cảnh ngoài 4. Vòng nối - Giữa động mạch cảnh ngoài trái và phải + Động mạch cảnh ngoài: trái và phải nối tiếp với nhau + Ở tuyến giáp : Giữa hai đ/m giáp trên + Ở vòng quanh miệng: Giữa 4 đ/m vành trên và vành dưới + Ở hầu : Giữa hai động mạch hầu lên + Ở chẩm : Giữa hai động mạch chẩm - Giữa động mạch cảnh ngoài và cảnh trong + Động mạch cảnh ngoài và cảnh trong nối với nhau xung quanh ổ mắt, giữa các nhánh của đ/m mặt với đ/m mắt ( đ/m góc nối tiếp với đ/m mũi ) - Giữa động mạch cảnh ngoài và động mạch dưới đòn + Động mạch cảnh ngoài nối với động mạch dưới đòn ở tuyến giáp ( đ/m giáp trên và giáp dưới ) KL : Phạm vi cấp máu của đ/m cảnh ngoài là cho cổ ( phía trên ) và mặt ( miệng. mũi, hầu ) 5. Động mạch thái dương nông - Nhánh tận : Động mạch trán Động mạch đỉnh - Nhánh bên : + Nhánh tiếp : cho vùng thái dương và ổ mắt + Động mạch ngang mặt : chạy ra má + Động mạch thái dương giữa : chạy sâu vào xương cấp máu cho cơ thái dương 6. Động mạch hàm trong - Nhánh bên : 14 Nhánh - 1 động mạch cấp máu cho tai + Động mạch màng nhĩ: Cấp máu cho hõm tai - 2 động mạch cấp máu cho màng não + Động mạch màng não giữa : gồm nhánh trước và nhánh sau + Động mạch màng não bé : Qua lỗ bầu dục cùng dây hàm dưới đi vào trong sọ - 4 động mạch cấp máu cho cơ + Động mạch cơ chân bướm + Động mạch cơ cắn : Chạy qua khuyết giữa lồi cầu và mỏm vẹt xương hàm dưới + Động mạch thái dương sâu sau : cấp máu phần sau cơ thái dương + Động mạch thái dương sâu trước - 4 động mạch cấp máu cho má và miệng + Động mạch răng dưới : có 2 nhánh là nhánh cằm và nhánh nanh + Động mạch răng trên + Động mạch miệng + Động mạch dưới ổ mắt Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu - 3 động mạch cấp máu cho vòm miệng và vòm hầu + Động mạch khẩu cái xuống + Động mạch ống chân bướm ( vidien ) + Động mạch chân bướm khẩu cái - Nhánh tận + Động mạch bướm khẩu cái : nhánh tận của động mạch hàm trong gồm hai nhánh Nhánh ngoài : chạy vào tầng trên mũi, các ngách mũi trên và giữa Nhánh vách mũi : nối tiếp với động mạch khẩu cái xuống Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 6: Động mạch cảnh trong: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành bên, ngành cùng và vòng nối Bài làm 1. Nguyên uỷ - Động mạch cảnh trong là một trong hai nhánh tận của động mạch cảnh gốc cấp máu cho não trước và mắt 2. Đường đi và liên quan - Đoạn cổ + Động mạch cảnh trong khi tách từ động mạch cảnh gốc thì nằm ngoài động mạch cảnh ngoài + Từ vùng cổ thì đ/m nằm trong tam giác Farabeuf + Từ cổ lên vùng hàm hầu thì đ/m cảnh trong cùng t/m cảnh trong chạy lên tới nền sọ + Ở vùng hàm hầu: động mạch cảnh trong đi ở phía trong hoành trâm + Ở nền sọ : Động mạch cảnh trong liên quan với các dây thần kinh IX, X, XI, thoát ở lỗ rách sau và dây XII thoát ở lỗ lồi cầu sau. Dây X cùng với động tĩnh mạch cảnh trong nằm trong bao mạch - Đoạn trong xương đá + Động mạch cảnh trong chui qua lỗ cảnh vào ống cảnh trong xương đá cùng đám rối tĩnh mạch và đám rối giao cảm, sau đó đ/m chạy thẳng rồi tạt ngang thoát ra ở chỏm x.đá qua lỗ rách trước vào hộp sọ, + Động mạch liên quan với mặt trước hòm nhĩ ( tai giữa ) - Đoạn trong xoang tĩnh mạch hang + Từ lỗ rách trước, đ/m cùng dây VI chui vào chạy ngoằn ngoèo trong xoang t/m hang, sau đó thoát ra khỏi xoang t/m hang vào khoang dưới nhện, đi tới độ 1cm cách khe Sylvius thì phân 4 nhánh tận 3. Ngành bên - Động mạch mắt là ngành bên duy nhất 4. Ngành cùng - Động mạch mạc mạch - Động mạch não trước : Cấp máu mặt trong BCĐN - Đông mạch não giữa : Cấp máu mặt ngoài BCĐN - Động mạch thông sau : Cấp máu cho mặt dưới BDDN 5. Vòng nối - Cảnh trong - Cảnh ngoài : bởi đ/m mắt ( ngành bên đm cảnh trong ) nối với đ/m mặt ( ngành bên của đ/m cảnh ngoài ) - Vòng Willis - Thắt động mạch cảnh trong nguy hiểm Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 7: Cấu tạo các thành, các ngách mũi và các xoang , áp dụng Bài làm 1. Cấu tạo hố mũi và các ngách - Thành trên : mảnh ngang x.sàng ở giữa, phần trước là x.trán và x.mũi, phần sau là thân x.bướm - Thành dưới : Do mảnh ngang x.hàm trên và x.khẩu cái tạo nên - Thành trong : Ngăn cách hai lỗ mũi, do sụn vách mũi và trụ trong sụn cánh mũi lớn ở phía trước, mảnh thẳng x.sàng ở giữa, x.lá mía ở sau dưới - Thành ngoài : Là mặt trong của thân x.sàng, x.lệ và x.hàm trên, có 3 x.xoăn là trên, giữa và dưới, giữa các x.xoăn tạo nên các ngách mũi + Ngách mũi trên : Ở dưới x.xoăn trên, là khe hẹp thông vào xoang sàng sau và xoang bướm + Ngách mũi giữa : Ở giữa x.xoăn giữa và thành ngoài hốc mũi trước, đổ vào lỗ có xoang sàng trước, xoang hàm trên và xoang trán + Ngách mũi dưới : Ở phần trước của ngành mũi dưới, có lỗ ống lệ mũi đổ vào - Áp dụng : Viêm mũi, vi trùng lan theo ngách gây viêm xoang, 2. Các xoang mũi a) Xoang hàm trên - 3 thành : trong, trước và sau - 1 đỉnh - 1 trần : là mặt ổ mắt x.hàm trên - 1 nền : là mỏm huyệt răng của x.hàm trên - Áp dụng : Xoang liên quan với răng hàm thứ nhất, nên sâu răng dễ viêm xoang niêm mạc x.hàm trên liên tiếp với niêm mạc hố mũi b) Xoang trán - Gồm 2 xoang phải và trái thông vào ngách mũi giữa qua ống mũi trán c) Xoang sàng - Nằm trong mê đạo x.sàng, có 3 nhóm + Nhóm xoang trước : đổ vào ngách mũi giữa + Nhóm xoang giữa : đổ vào ngách mũi giữa + Nhóm xoang sau : đổ vào ngách mũi trên d) Xoang bướm - Có hai xoang nằm trong x.bướm, thông vào ngách mũi trên - Áp dụng : Vỡ x.bướm gây chảy máu mũi Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 8: Mô tả các thành phần của hầu, tỵ hầu, khẩu hầu, vòng bạch huyết quanh hầu Bài làm - Hầu là ngã tư đường tiêu hoá và đường hô hấp, thông với mũi, miệng, thanh quản, thực quản - Hầu được chia thành 3 phần: mũi hầu, miệng hầu và thanh hầu 1. Mũi hầu ( Tỵ hầu ) - Ở trên cùng và thông với lỗ mũi sau - Giới hạn dưới là màn hầu mềm, khi nuốt thì màn hầu căng chắn ngang hầu ngăn cách tỵ hầu với khẩu hầu - Thành trên sau : cong lõm, hướng xuống dưới, liên quan với mỏm nền x.chẩm, có tuyến hành nhân hầu - Thành bên : Có lỗ hầu của vòi nhĩ, thông với hòm nhĩ của tai giữa, xung quanh vòi có tuyến hạnh nhân vòi - Viêm tuyến hạnh nhân hầu hay lan tới tuyến hạnh nhân vòi và vào hòm nhĩ gây viêm tai giữa 2. Miệng hầu ( khẩu hầu ) - Là khoảng giữa của hầu, liên tiếp với tỵ hầu ở phía trên - Phía dưới liên tiếp với thanh hầu ở ngang mức x.móng - Phía dưới thông với ổ miệng, giới hạn trước của khẩu hầu là eo miệng - Ở hai thành bên khẩu hầu có tuyến hạnh nhân khẩu cái, là một khối gồm các nang bạch huyết, tuyến hạnh nhân nằm trong hố hạnh nhân tạo bởi trụ trước và sau của màn hầu 3. Vòng bạch huyết quanh hầu - Hai tuyến hạnh nhân khẩu cái cùng với các tuyến hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân vòi hạnh nhân hầu tại thành vòng bạch huyết Waldeyer - Vòng bạch huyết là lớp hàng rào bảo vệ ngăn cản vi trùng đột nhập vào bộ máy hô hấp - Vòng bạch huyết hay viêm nên hay gây biến chứng liên quan tới hầu như apxe sau hầu, viêm tai giữa, hay liên quan đến bộ máy tuần hoàn hô hấp Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 9: Các toán cơ của thanh quản, tác dụng và thần kinh chi phối Bài làm 1. Nhóm cơ làm hẹp thanh môn - Cơ nhẫn phễu bên + Từ cung sụn nhẫn chếch lên trên ra sau bám vào mỏm cơ sụn phễu + Kéo mỏm cơ sụn phễu xoay ra trước và xuống dưới, mỏm phát âm quay vào trong, làm hai dây thanh âm dưới khép lại làm hẹp khe thanh âm - Cơ giáp phễu + Mặt trong mảnh sụn giáp đi ra sau lên trên bám vào mỏm cơ sụn phễu + Cơ co kéo mỏm thanh âm về phía trước, làm hai dây thanh âm dưới khép lạ i - Các cơ phễu chéo và ngang + Nằm ở mặt sau sụn phễu, đi từ sụn phễu bên này sang sụn phễu bên kia + Khi co kéo hai sụn phễu lại gần nhau làm hai dây thanh âm dưới khép lại - Cơ phễu nắp thanh hầu + Từ đỉnh sụn phễu đi lên ra trước bám vào bờ sụn nắp + Khi co làm hẹp lỗ vào thanh quản và tiền đình làm đóng nắp thanh quản khi nuốt 2. Nhóm cơ làm rộng thanh môn - Cơ nhẫn phễu sau + Từ mặt sau sụn nhẫn đi chếch lên trên ra ngoài bám vào mỏm cơ sụn phễu + Khi cơ co kéo mỏm cơ sụn phễu xoay ra sau làm mỏm phát âm xoay ra ngoài 2 nếp thanh âm dưới mở ra, khe thanh môn rộng ra - Cơ giáp nắp thanh hầu + Đi từ mặt trong sụn giáp, dây chằng nhẫn giáp tới bờ ngoài sụn nắp và nếp phễu nắp + T/d làm hạ sục nắp và làm rộng phần tiền đình 3. Nhóm cơ là căng và chùng dây thanh âm - Cơ nhẫn giáp + Từ mặt ngoài sụn nhẫn bám vào bờ dưới sụn giáp + Kéo sụn giáp xoay ngửa ra trước, làm khoảng cách giữa sụn giáp và phễu tăng lên, hai dây thanh âm căng ra - Cơ thanh âm + Đi từ góc sụn giáp đến phía trước mỏm thanh âm và mặt trước ngoài sụn phễu + Làm hẹp và chùng dây thanh âm 4. Thần kinh vận động - Do hai dây thanh quản trên và dưới tách ra từ dây X - Dây thanh quản trên cảm giác cho thanh quản ở phía trên nếp thanh âm và vận động cơ nhẫn giáp - Dây thanh quản dưới ( dây quặt ngược ) vận động cho hầu hét các cơ của thanh quản và cảm giác từ nếp thanh âm trở xuống - Thần kinh giao cảm của thanh quản tách từ hạch giao cảm cổ giữa và cổ bên Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 10: Các cơ vận động nhãn cầu, thần kinh chi phối các cơ đó Bài làm Các cơ vận động nhãn cầu và thần kinh chi phối - Ở ổ mắt có 7 cơ để vận động nhãn cầu và mi mắt 1. Cơ nâng mi trên: + Cơ dài dẹt, đi từ đỉnh ổ mắt đến mi trên + Nguyên uỷ : Cánh nhỏ xương bướm, trên lỗ thị giác + Bám tận : vào da, sụn mi và ổ mắt + Tác dụng : Kéo sụn mi lên trên và ra sau + Thần kinh chi phối: Dây vận nhãn ( Dây III ) 2. Cơ Thẳng mắt + Gồm có 4 cơ : Cơ thẳng trên, dưới, trong , ngoài , các cơ đi từ đỉnh ổ mắt đến bám vào nhãn cầu trước + Nguyên uỷ : Bốn cơ cùng bám trên một gân chung ( Gân Zinn ). Gân này bám trên thân bướm ở phần trong khe bướm rồi chia làm 4 dải bắt chéo hình chữ thập + Đường đi và bám tận : Bốn cơ thẳng từ sau toả ra trước đi theo thành ổ mắt bám vào nửa trước nhãn cầu gần giác mạc + Tác dụng : Cơ thẳng ngoài và trong đưa mắt ra ngoài hay vào trong. Cơ thẳng trên và dưới xoay mắt lên trên xuống dưới và đưa mắt vào trong + Thần kinh chi phối : Cơ thẳng ngoài do dây ròng rọc (IV), 3 cơ còn lại do dây III 3. Cơ chéo - Có hai cơ là cơ chéo to và cơ chéo bé ( hay cơ chéo trên và chéo dưới ) Cơ chéo to ( trên ) + Nguyên uỷ : gân ngắn bám ở trên và phía trong lỗ thị giác + Đường đi và bám tận : Thân cơ đi thẳng ra trước theo bờ trên trong ổ mắt rồi thành một gân chui qua một vòng khuyên ( bám ở hố ròng rọc ở ổ mắt ) rồi quặt gấp lại ra ngoài xuống dưới và ra sau bám vào phía trên ngoài của nửa nhãn cầu sau + Tác dụng : Đưa mắt ra ngoài và xuống dưới + Thần kinh chi phối : Do dây vận nhãn ngoài ( VI ) Cơ chéo bé ( dưới ) + Nguyên uỷ : thành dưới ổ mắt + Bám tận : phía dưới ngoài của nủa bán cầu sau + Tác dụng : Đưa mắt ra ngoài và lên trên + Thần kinh chi phối : Dây vận nhãn ( III ) Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 11: Nhãn cầu: các màng và thành phần trong suốt Bài làm 1. Các màng của nhãn cầu 1.1 Màng thớ hay màng xơ - Bọc ngoài nhãn cầu gồm hai phần - Củng mạc : Cứng, dày, trắng, có mạch máu nuôi dưỡng là đ/m mi trước và mi sau + Mặt ngoài : nhẵn màu trắng có gân các cơ vận nhãn bám vào, lỗ cho mạch máu và thần kinh đi qua ( tĩnh mạch xoắn, động tĩnh mạch thần kinh mi trước , dây thị giác (II) ) + Mặt trong : Áp vào màng mạch màu nâu do dính vào màng mạch bởi tổ chức tế bào sắc tố - Giác mạc : Trong suốt, lồi ra trước, chỗ tiếp giáp giữ củng mạc và giác mạc là rãnh củng mạc, trong rãnh có xoang tĩnh mạch củng mạc hay ống Schlemm nhân thuỷ dịch ở buồng trước đổ vào tĩnh mạch mi trước, giác mạc không có mạch máu nuôi dưỡng bằng thẩm thấu 1.2 Màng cơ mạch - Là màng nuôi dưỡng nhãn cầu màu nâu hay đen , gồm 3 phần - Màng mạch : Ở giữa củng mạc và võng mạc, phủ mặt trong củng mạc, chiếm 2/3 sau của nhãn cầu ( 1/3 trước là lòng đen ), chức năng chính làm nhiệm vụ dinh dưỡng và làm buồng tối nhãn cầu do có chứa sắc tố - Thể mi : Là phần trước của màng mạch dày lên ~ với chỗ tiếp giáp giữa củng mạc và giác mạc, thể mi nối tiếp với lòng đen , thể mi gồm 2 phần + Tụ mạch mi : Là những cuộn mạch máu ở sau cơ mi, có tác dụng tiết thuỷ dịch để nuôi dưỡng giác mạc + Cơ mi : Là cơ trơn màu trắng xám, gồm hai loại sợi vòng và dọc - Lòng đen ( mống mắt ) + Là hoành tròn đứng thẳng ở giữa có lỗ tròn nhỏ gọi là con ngươi + Mặt trước lòng đen có buồng trước gọi là tiền phòng + Mặt sau lõm liên quan với buồng sau và nhân mắt gọi là hậu phòng + Lòng đen có một hệ thống cơ: Cơ tia làm giãn do tk giao cảm chỉ huy, cơ vòng cơ vòng làm co đồng tử do tk phó giao cảm chỉ huy 1.3 Màng thần kinh ( Võng mạc ) - Che phủ mặt trong màng cơ mạch , gồm 2 phân tương ứng như màng cơ mạch - Có hai vùng quan trọng ở võng mạc + Điểm vàng: là nơi có ảnh rõ nhất do tập trung nhiều tế bào cảm thụ ánh sáng điểm này dài 3mm cao 1,5mm ở đúng cực sau của nhãn cầu + Điểm mù : Là vùng tròn có đường kính 1,5mm nơi đi ra của các dây thần kinh thị giác + Mạch của võng mạc : Do màng mạch và động mạch võng mạc trung tâm nuôi dưỡng + Áp dụng Tăng áp lực sọ não : Gai mắt lồi ra trước, phù gai mắt Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Tăng nhãn áp : Gai mắt lõm Viêm thần kinh thị giác : Gai mắt đỏ Viêm thần kinh teo : Gai mắt trắng 2. Phần trong suốt của mắt 2.1 Nhân mắt + Là thấu kính lồi , trong suốt + Nhân mắt được bao bọc bởi một màng mỏng và trun, màng này nối với thể mi bởi dây chằng Zinn + Nuôi dưỡng bởi hấp thu thuỷ dịch do tụ mạch mi tiết ra ở buồng trước và bài tiết từ nhân mắt ra buồng sau nhãn cầu để đổ vào ống Schlemm 2.1 Thuỷ dịch + Ở khoảng giữa của nhân mắt và giác mạc, lòng đen chia khoảng này ra làm hai buồng là buồng trước và sau + Buồng trước : có hai thành Thành trước: Là mặt sau của giác mạc và củng mạc Thành sau: Là mặt trước của lòng đen và một phần nhân mắt + Buồng sau: Ở sau lòng đen trước vùng Zinn và dịch thuỷ tinh + Hai buồng thông nhau ở con ngươi 2.3 Dịch thuỷ tinh + Là khối trong suốt nằm ở khoảng giữa nhân mắt và võng mạc chiếm 4/5 sau nhãn cầu , dịch này có cấu tạo tương tự thuỷ dịch + Màng thấm quang: Là màng dày khi áp vào võng mạc nhưng mỏng ở vùng Zinn và mặt sau nhân mắt + Dịch thuỷ tinh: Ở trong bao màng thấm quang + Ống Stiling: Ở khối dịch thuỷ tinh đi từ điểm mù tới cực sau nhân mắt Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 13: Động mạch dưới đòn: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành bên, ngành cùng và vòng nối Bài làm 1. Nguyên uỷ , đường đi - Bên phải : Từ thân động mạch cánh tay đầu - Bên trái : Từ quai động mạch chủ - Động mạch đi lên, ra ngoài, tới khe giữa sườn đòn thì đổi tên thành động mạch nách 2. Liên quan - Đoạn trong cơ bậc thang trước + Ở trước động mạch có 4 lớp ( từ nông vào sâu ) ∗ Da: Phủ sát khớp ức đòn ∗ Lớp cơ: Ức đòn chũm, cơ ức giáp và ức đòn móng ∗ Lớp tĩnh mạch: Hội lưu Pirogoff ∗ Lớp thần kinh : Có 3 dây thần kinh bắt chéo mặt trước động mạch Dây X : Ở bên phải, dây X phải tách ra dây tk quặt ngược phải chui dưới động mạch dưới đòn phải, đi lên trên và ra sau giáp vào mặt bên khí, thực quản để tới thanh quản. Ở bên trái, dây X trái tách ra dây tk quặt ngược trái vòng qua quai động mạch chủ đi lên cổ Dây hoành: Bắt chéo mặt trước cơ bậc thang trước rồi đi vào trung thất Quai giao cảm cổ hay quai dưới đòn: Tách từ hạch giao cảm cổ giữa nối với hạch giai cảm cổ dưới + Ở phía sau động mạch có đỉnh phổi, hố sau đỉnh phổi có hạch sao ( hạch giao cảm cổ dưới + hạch giao cảm ngực I ) + Riêng động mạch dưới đòn trái liên quan với quai ống ngực đi từ sau ra trước đổ vào hội lưu tĩnh mạch Pirogoff - Đoạn sau cơ bậc thang trước + Khi lách sau cơ bậc thang trước, động mạch nằm gọn trong khe sườn 1 giới hạn giữa gân cơ bậc thang giữa và gân cơ bậc thang trước, phía trên sau động mạch là các thân nhất của đám rối tk cánh tay - Đoạn ngoài cơ bậc thang trước + Từ ngoài cơ bậc thang trước tới khe sườn đòn, ở nông nhất nên dễ bộc lộ đ ể th ắ t 3. Các ngành bên và ngành cùng - Có 5 ngành bên, phần lớn tách ra từ đoạn trong cơ bậc thang trước, riêng đ/m vai sau tách ở đoạn ngoài cơ bậc thang trước + Động mạch đốt sống: đi thẳng lên, chui trong lỗ mỏm ngang 6 đốt cổ trên, khi đến nền sọ thì rẽ ngang vào trong tới lỗ trẩm dây lại đi ngược lên vào trong hộp sọ. Hai đ/m đốt sống họp thành đ/m thân nền nuôi não và tuỷ sống + Động mạch vú trong ( ngực trong ): nuôi các khoảng gian sườn trước, cơ hoành và thành bụng trước bên Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu + Thân cổ liên sườn: Tách nhánh cổ sâu nuôi khối cơ sâu vùng gáy và nhánh gian sườn nuôi 2 khoảng gian sườn sau + Thân giáp cổ vai: Ngắn, cấp máu cho các vùng bằng các nhánh : Động mạch giáp dưới: Nuôi tuyến giáp trạng Động mạch cổ lên : Nuôi vùng cổ Động mạch cổ ngang nông Động mạch vai trên: Đến vùng xương bả vai + Động mạch vai sau: Nhánh duy nhất tách từ đoạn ngoài cơ bậc thang trước 4. Vòng nối - Tiếp nối với các đ/m khác như : đ/m cảnh trong, đ/m cảnh ngoài, và động mạch nách cung cấp máu cho chi trên và vùng cổ Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 16: Hình thể ngoài và giới hạn của tuỷ sống , các dây thần kinh sống Bài Làm I. Tuỷ sống 1. Vị trí - Nằm trong ống sống từ đốt CI đến LII , LIII , xung quanh tuỷ sống có màng tuỷ, tổ chức mỡ và các búi tĩnh mạch bao bọc 2. Hình thể ngoài - Tuỷ sống dẹt, màu trắng xám, dài 45cm, có hai chỗ phình + Phình cổ: Tương ứng với đám rối TK cổ và đám rối TK cánh tay + Phình thắt lưng: Tương ứng với đám rối TK thắt lưng - Tuỷ sống có hai đường cong: cong cổ và cong lưng ~ cột sống - Tuỷ sống có hai rãnh giữa + Rãnh giữa trước: sâu, rộng + Rãnh giữa sau: chỉ là một khe hẹp - Dọc theo mặt bên tuỷ sống ở hai bên rãnh giữa trước và sau có các rễ trước và sau của các dây thần kinh sống thoát ra , nơi thoát ra là rãnh bên trước và bên sau của tuỷ sống - Hai rãnh giữa và các rễ phân chia mỗi nửa bên tuỷ sống thành 3 cột + Cột trước : Ở giữa rãnh trước và rễ trước + Cột sau : Ở giữa rãnh sau và rễ sau + Cột bên : Ở giiữa rễ sau và rễ trước , ở mặt bên của tuỷ - Đầu dưới tủy sống nhọn gọi là nón cùng , ở đầu nón có dây cùng đi từ nón cùng đến xương cụt II. Các dây thần kinh sống - Có 31 đôi dây TK sống , gồm + 8 đôi dây TK sống cổ + 12 đôi dây TK sống ngực + 5 đôi dây TK sống thắt lưng + 5 đôi dây TK sống cùng + 1 đôi dây TK sống cụt - Mỗi dây có 2 rễ + Rễ trước: rễ vận động + Rễ sau : rễ cảm giác,có hạch gai - Hai rễ chập lại thành dây TK sống , chui qua lỗ gian đốt sống ra ngoài - Dây TK sống chia làm hai ngành + Ngành sau: đi ra sau vận động các cơ rãnh sống và cảm giác vùng da gần cột sống + Ngành trước: Họp thành các thân của đám rối như đám rối cổ, cánh tay, thắt lưng , cùng và cụt - Ở vùng lưng vùng trước gọi là các dây TK gian sườn - Mỗi đoạn tuỷ có một đôi dây TK sống : phải và trái, chi phối một vùng cơ thể về cảm giác và vận động - Ở những đoạn tuỷ cổ trên rễ các dây TK sống đi ngang vì lỗ ghép ~ chỗ phát sinh rễ nhưng càng xuống dưới thì các dây TK sống càng đi chếch do dây Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu chui qua lỗ ghép cách xa nơi phát sinh các rễ , đo đó ở trong ống sống các rễ càng xuống thấp càng dài Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info Đề Cương Giải Phẫu Câu 17 : Hình thể ngoài của hành não Bài Làm - Hành não là phần dưới của não liên tiếp ngay với tuỷ sống. Là phần quan trọng của hệ TKTƯ do tập trung nhiều trung khu sống của cơ thể như : trung khu hô hấp , tuàn hoàn, bài tiết, chuyển hoá, vận mạch .... - Hành não là nơi mà các đường dẫn truyền cảm giác từ tuỷ sống đi lên và các đường dẫn truyền vận động từ trên đi xuống - Hành não có 4 mặt + Mặt trước : Có rãnh giữa liên tiếp với rãnh giữa trước của tuỷ sống , ở rãnh này nơi giới hạn giữa tuỷ sống và hành não có bắt chéo của hai bó tháp, ở hai bên rãnh có hai cột tháp trước liên tiếp với cột trước của tuỷ sống + 2 Mặt bên : Liên tiếp với hai cột bên của tuỷ sống, ở nửa mặt bên có trám hành. Trong rãnh sau trám hành có 3 dây Tk sọ não: dây thiệt hầu (IX) , dây phế vị (X) , dây gai (XI), ở rãnh trước trám hành có dây XII + Mặt sau : Nửa dưới mặt sau có hai cột liên tiếp với hai cột sau của tuỷ sống. Ở nửa trên hai cột này toạc sang hai bên tạo thành hai cuống tiểu não dưới, Cuống tiểu não có nhân Goll ở trong và nhân Burdach ở ngoài . Hai cuống tiểu não dưới giới hạn tan giác của nền não thất IV + Rãnh cầu hành : Là giới hạn trên của hành não và từ trong ra ngoài có 3 đôi dây TK ∗ Đôi dây vận nhãn ngoài ( dây V ) ∗ Đôi dây mặt và dây trung gian Wrisberg ( dây VII và VII' ) ∗ Đôi dây thính giác ( dây VIII ) ở ngoài cùng Dây VII , VII' và dây VIII nằm sát nhau và nằm ở đầu ngoài của rãnh Đinh Ngọc Hà DY3 http://www.mediclass3.info
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net