logo

ĐẶT TÊN CHO ẢNH


ĐẶT TÊN CHO ẢNH Đặt tên cho ảnh tựa như làm khai sinh cho đứa con tinh thần trước khi vào đời giao tiếp với xã hội. Nếu không có ngoại lệ cái tên ấy sẽ vĩnh viễn gắn với ảnh theo quy trình khép kín: cuộc sống - tác giả - tác phẩm - người xem - cuộc sống. Nhâm dịp đầu xuân Bính Tuất, từ những thực tế qua các cuộc thi và triển lãm, xin được tạm tổng kết những lỗi nên tránh khi đặt tên cho ảnh như một tư liệu tham khảo: 1.Tham khảo quá nhiều ý kiến: Khi đặt tên tác phẩm, có nhà nhiếp ảnh tham vấn người có vị trí cao trong xã hội hoặc trong lĩnh vực bạn đang công tác. Có người còn xem việc đặt tên cho ảnh gắn liền với "cái tôi" nên có thể gây nhiều trắc trở ngầm trong mối quan hệ lâu dài. Để tránh vấp phải chuyện tế nhị , chỉ nên tham khảo ý kiến của những người giỏi chuyên môn thật thân thiết, càng cô đọng càng tốt. Và đừng quên giử kèm một lời cảm ơn chân thành khi ảnh vào giải hay được chọn triển lãm! 2.Sáo rỗng và khoa trương: Đây là bức ảnh chỉ có lỹ thuật, nội dung bình thường nhưng lại cố áp đặt một triết lý cao siêu. Việc này tựa như sính dùng chữ quá kêu đặt tên cho một sản phẩm chất lượng kém. Tên ảnh khoa trương, sáo rỗng dễ gây phản cảm, đôi khi lại được hiểu là thiếu cẩn trọng! 3.Dài dòng và thiếu trọng tâm: Một bức ảnh biểu cảm lập tức thu hút ngay sự chú ý của mọi người, nên không nhất thiết phải cần dùng nhiều chữ minh hoạ - ngoại trừ ảnh báo chí cần chú thích hội đủ các thông tin cần thiết - tên ảnh quá dài dễ làm người xem mệt mỏi, ngại đọc bởi hình tượng mới là yếu tố quan trọng. Đặt tên cho ảnh quá dài còn cho thấy tác giả chưa lĩnh hội được tư tưởng chủ đề của hình tượng do chính tay mình chụp! 4.Trùng lắp và thiếu sinh khí: Dù vô tình hay cố ý, việc lấy nhầm cái tên đã thành danh của một bức ảnh khác đều gây ra sự nhàm chán và làm giảm giá trị của ảnh... Người xem cảm nhận sự thiếu đầu tư trí tuệ của chủ nhân bức ảnh. Tựa như một thiếu nữ có nhan sắc đệp nhưng vì khi xướng danh thì ai cũng phải ngẩn ngơ tiếc thầm vì tên quá nhạt không xứng với người! 5. Ảnh và tên chỉ là... một: Anh bạn chụp Hội An vào ban đêm rồi đặt tên cho ảnh là: "Đêm phố cổ" !. Chữ "đêm" ở đây là thừa, vì nhìn vào không gian hiện hữu ai cũng đã rõ. Một trong những nguyên tắc đặt tên cho ảnh là không tìm cách diễn giải những gì người xem đã thấy. Cố gắng thoát khỏi nghĩa đen của ảh bằng cách đọc vài tác phẩm văn học hay, vài bài thơ giàu cảm xúc... có thể nhiều ý tưởng mới sẽ đến... 6. Đánh đố người xem: Đọc xong tên ảnh rồi nhìn vào hình tượng, suy nghĩ mãi chẳng thấy có mối liên hệ gần - xa nào! Kiểu như lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia"... Đừng để rủi ro này xuất hiện bởi sai một ly có thể... đi một dặm. 7. Tối nghĩa và sai chính tả: Thật đáng tiếc khi điều này xảy ra bởi, bởi tự thân tên ảnh trở thành tấm gương phản ánh phần nào thực chất bản thân. Nếu tự thấy vốn văn học còn kém thì phải cố gắng khắc phục - bởi nhà nhiếp ảnh không chỉ biết chụp giỏi mà còn biết bảo vệ ý kiến trước đồng nghiệp và trước người xem. Mỗi khi đặt bút viết hãy tra cứu từ điển cẩn thận, tránh viết sai ngữ pháp hay lỗi chính tả. Vậy thế nào là một cái tên ảnh hay? Mười lăm năm đã trôi qua, tôi vẫn giữ nguyên cảm xúc khi nhớ đến "Mặt trời của mẹ" của tác giả Vũ Khánh - giải nhất cuộc thi ảnh Trẻ em Việt Nam và mối quan tâm của chúng ta (1991). Nhà báo Hoàng Nguyên Kỳ đã khéo mượn ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm để đặt tên cho bức ảnh: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng khơi gợi cho "màu đỏ" biểu cảm nơi hình tượng biết bao mối liên tưởng, kỳ vọng ở tương lai vượt ra ngoài khuôn khổ hạn hẹp của khung giấy. Xét cho cùng, đặt tên cho ảnh cũng chính là quá trình sáng tạo,góp phần cho sự thành công trọn vẹn của tác phẩm./.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net