logo

Dân số và phát triển

Tăng Trưởng đối trọi với Phân Phối Thu Nhập: Cho đến đầu những năm 1970, phát triển vẫn bị đánh đồng với tăng trưởng. Và cũng có một tranh cãi rằng liệu tăng trưởng hay việc đạt được một phân phối thu nhập bình đẳng hơn có nên được ưu tiên hay không. Trong buổi học hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với một thảo luận về vấn đề này.
DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! Bài 8: Tăng dân số và Phát triển Kinh tế Munir Mahmud - Dịch viên: Lê Thu Tăng Trưởng đối trọi với Phân Phối Thu Nhập: Cho đến đầu những năm 1970, phát triển vẫn bị đánh đồng với tăng trưởng. Và cũng có một tranh cãi rằng liệu tăng trưởng hay việc đạt được một phân phối thu nhập bình đẳng hơn có nên được ưu tiên hay không. Trong buổi học hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với một thảo luận về vấn đề này. Luận cứ truyền thống: Tranh luận cơ bản là "Phân phối thu nhập bất bình đẳng cao là cần thiết để mang lại mức tiết kiệm thích hợp nhằm đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhanh". Luận cứ đối lập: Về cơ bản có 4 nền tảng để luận cứ truyền thống có thể bị bắt bẻ. Đó là: 1. Luận cứ về Thặng dư tư bản: Như đã được bàn đến khi chúng ta chỉ trích mô hình Lewis, vì thặng dư tư bản trong nhiều trường hợp không được nghiên cứu mà sử dụng thay thế trong các hoạt động không có lợi cho nền kinh tế, các chính sách không nên có thành kiến ủng hộ các thặng dư không có lợi cho người nghèo. 2. Luận cứ sản lượng: Như đã được nhấn mạnh trong cuộc thảo luận của chúng ta về "việc tạo ra kết quả tích luỹ luân chuyển" và "Vòng luẩn quẩn của Đói nghèo", khi phân phối thu nhập không có lợi cho người nghèo, đơn giản họ có thể không có các phương tiện thích hợp để duy trì năng suất hay để làm tăng sản lượng. Kết quả là, khả năng sản xuất thậm chí có thể chìm xuống nếu các chính sách này dẫn đến tình trạng quá bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. 3. Luận cứ Kích Cầu: Các nước giàu thường dành nhiều thu nhập cho việc nhập khẩu nguyên liệu. Còn các nước nghèo thì chi tiêu cho việc sản xuất hàng hoá trong PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 1 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! nước. Vì thế một phân phối thu nhập phù hợp với người nghèo cũng sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hoá nội điạ, trực tiếp dẫn đến việc sản xuất trong nước nhiều hơn và tăng công ăn việc làm 4. Luận cứ khích lệ tâm lý: Một phân phối thu nhập công bằng hơn cũng có vai trò như một khuyến khích về tâm lý, làm cho dân chúng phấn khởi hơn và từ đó dẫn tới tăng sản lượng. GNP là một thước đo chủ yếu về Phát triển quốc gia và Phúc lợi xã hội: Chúng ta dùng các ví dụ cụ thể để chỉ ra tại sao khi GNP như thế được coi là một thước đo của phúc lợi xã hội, có thể dẫn đến các chính sách dẫn đến một phân phối thu nhập có lợi cho người giàu. Chúng ta cũng đã bàn đến tầm quan trọng của việc sử dụng Chỉ số Equal Weight và Poverty Weighted như một thước đo về phúc lợi xã hội. (Các ví dụ mà chúng ta bàn đến trong tiết học đều lấy ra từ sách, vì thế hãy dành thời gian để tìm hiểu, trang 166-168) Các lựa chọn chính sách: Với sự chọn lựa chính sách chúng ta đã bàn đến 4 chính sách chính có thể đảm bảo một phân phối thu nhập công bằng hơn. Đó là: 1. Thay đổi Phân phối thu nhập theo chức năng thông qua các chính sách để thay đổi giá tương đối theo lĩnh vực. 2. Thay đổi Phân phối theo quy mô thông qua Tái phân phối luỹ tiến quyền sở hữu tài sản. 3. Các mức thuế thu nhập tăng dần 4. Chuyển giao trực tiếp Trường hợp nghiên cứu: Nền kinh tế Ấn Độ và Nam Phi PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 2 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! Tôi nhấn mạnh một số điều quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ và Nam Phi. Bạn nên theo các thước đo cơ bản (tôi đã đề cập đến trong lớp học) khi tìm hiểu bất cứ trường hợp nghiên cứu nào. Vị trí địa lý của đất nước, lịch sử thực dân, bất cứ đặc điểm nào gắn liền với đất nước, các thành phần dân tộc, sắc tộc, định hướng chính trị, các nguồn lực cơ bản, các kênh xuất khẩu chính v.v.… là một số điều mà bạn nên cố nhớ cho bài kiểm tra. Tăng dân số và Phát triển Kinh tế: Nguyên nhân, Hậu quả và Các tranh cãi: Theo ước tính dân số thế giới năm 1995 là 5,8 tỷ người. Theo dự đoán của Liên hợp quốc thì đến năm 2025 sẽ là 6,3 tỷ người và cuối năm 2050 sẽ là 8.5 tỷ người. Khoảng 5/6 (83%) số dân này sẽ sống ở các nước đang phát triển. Vì thế, vấn đề là liệu các nguồn lực của thế giới có đủ đáp ứng cho lượng dân số khổng lồ này hay không. Chúng ta cũng sẽ cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi thậm chí sâu sắc hơn như: liệu bản thân việc tăng dân số nhanh là một vấn đề hay nó có là một biểu hiện của các vấn đề cơ bản hơn của sự kém phát triển và việc sử dụng không đồng đều các nguồn lực toàn cầu giữa nước giàu và nước nghèo hay không. Chúng ta đã đề cập đến sự khác nhau giữa Tỷ lệ sinh thô, Tỷ lệ khả năng sinh sản và Tỷ lệ tổng khả năng sinh sản. Chúng ta cũng bàn đến Sự thay đổi về nhân khẩu học qua Hình 6.5 và 6.6, và Cạm bẫy dân số theo thuyết Man-tuýt và các bình phẩm của nó qua Hình 6.7 (Cuốn sách này là một thảo luận hay về những điều này. Nên đọc trang 200 đến 206). (TQ hiệu đính: như các bạn một lần nữa được thấy, giáo sư không có nói rõ là cái gì đúng hay sai. Chỉ đưa ra những ý tưởng và các luận cứ khác nhau để sinh viên học. Còn cái gì đúng hay sai, đó là nhiệm vụ của sinh viên, phải bỏ công suy nghĩ. Và đó, có thể là đề tài cho 1 bài luận văn, hay 1 luận án cử nhân.). PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 3 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com Http://www8.ttvnol.com/forum/cuocsong/914773.ttvn?v=ynrrcdztysdl95vyint8 Thông thường các nước càng kém phát triển thì dân số càng đông và do đó chất lượng cuộc sống rất thấp, đời sống bấp bênh, nhiều tệ nạn. Con người trong xã hội đó rơi vào tình cảnh luẩn quẩn từ thế hệ này sang thế hệ khác, cơ cực bần hàn lạ i cơ cực bần hàn. Con người có lẻ không có thú vui nào ngoài thú vui sinh đẻ, tình dục. Chưa lớn đã lo dựng vợ gả chồng , rồi lại sinh con đàn cháu đống và cứ thế. Ta không thấy có sự tìm tòi khám phá, lao động sáng tạo, thay đổi số phận, đó là nguyên nhân sâu xa đưa đến một xã hội kém phát triển. Việt nam không ngoại lệ, chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng phong kiến : Nhiều hủ tục lạc hậu, gia đình trị, vua quan thối nát đã kìm hãm mọi sự phát triển. Vì thế đã không theo kịp sự phát triển của thế giới dẩn đến lạc hậu yếu kém là cơ sở cho ngoại bang thôn tính. Đất nước ta trãi qua liên tục nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt. Hòa bình rồi mà tư tưởng suy nghĩ của nhiều người vẫn lạc hậu, đất nước vẫn còn bao đau khổ. Chúng ta không được có thái độ ích kỷ, thỏa mãn với những gì đã có. Thỏa mãn nghĩa là tụt hậu ! Hãy nhìn ra thế giới xung quanh mà học hỏi những cái hay cái tốt. Không được mang danh nghĩa là người Việt nam mà ưa làm gì thì làm. Không được có thái độ phân biệt dân tộc, mọi người dù ở đâu nếu họ tốt thì đáng để ta làm bạn tri kỷ và dù có là đồng nghiệp, người thân nếu không tốt thì phải có biện pháp nghiêm trị. Như vậy, đạo đức là không có biên giới ! Chúng ta chỉ có thể sống yên ổn hạnh phúc khi chúng ta sống tốt và có quan hệ tốt đẹp với mọi người trên thế giới này. PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 4 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! Mối quan hệ giữa dân số và nghèo đói Quỹ Tiền tệ quốc tế trong báo cáo thường niên năm 2003 đã nêu: "Quản lý kinh tế vĩ mô thông minh đã tạo ra một môi trường tích cực cho việc tăng trưởng, đồng thời việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tăng cường hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là một yếu tố then chốt cho quá trình xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam". Thật vậy, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã gắn liền sự phát triển xã hội, thể hiện rõ ở các chương trình mục tiêu của quốc gia, như Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010, Chiến lược gia đình Việt Nam, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo, Chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005, Chương trình 135... Công cuộc đổi mới của Việt Nam trong 20 năm qua đã khẳng định đường lối đúng đắn của Ðảng, đem lại những thành tựu lớn trong tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, an ninh xã hội. Tuy nhiên, để có thể tiếp tục phát huy những thành tựu đó, Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong đó, vấn đề dân số là một nhân tố quan trọng và là cơ bản đối với vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, ngày 22-3-2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 47-NQ/T.Ư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Trong bài này sẽ tập trung phân tích mối quan hệ giữa phát triển dân số và nghèo đói ở Việt Nam hiện nay. Mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế Nhiều nhà nhân khẩu học kinh tế đã xây dựng mô hình và đưa ra học thuyết đã được nhiều nước ứng dụng (các nhà nhân khẩu học Ấn Ðộ đã đưa vào giáo trình giảng dạy chính thức về dân số học). Theo học thuyết này, giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển dân số có mối tương quan chặt chẽ tỷ lệ PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 5 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! nghịch, "Ðể bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội như hiện tại, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương phải là 4%". Như vậy, theo mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia phải xác định và khống chế tốc độ tăng dân số ở mức hợp lý để bảo đảm cho việc phát triển kinh tế bảo đảm có khả năng tích lũy. Qua các số liệu chúng ta thấy chỉ sau những năm hòa bình lập lại, với tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ, nền kinh tế mới có tích lũy. Từ năm 1960 đến 1990 nền kinh tế có khó khăn thì không có tích lũy và âm. Trong những năm 1990 cùng với phát triển kinh tế và những thành tựu đạt được về DS-KHHGD, nền kinh tế đã có tích lũy trở lại. Mặc dù vậy, những số liệu của những năm tiếp theo cũng cho thấy rõ xu thế tích lũy còn thấp và hoàn toàn chưa ổn định. Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng, đồng thời với tăng trưởng kinh tế và giảm được tỷ lệ phát triển dân số thì mới cho hiệu quả dương, tức tăng về đời sống nhân dân. Khi năm 2002, mức giảm sinh đạt tốt nhất thì mức độ nâng cao đời sống cũng lớn, năm 2003, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế tăng, nhưng vì dân số tăng trở lại dẫn đến mức độ cải thiện đời sống thấp. Năm 2004, tỷ lệ phát triển dân số giảm, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng do vậy mức độ phát triển đời sống tăng đáng kể. Như vậy, chúng ta thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa tỷ lệ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong dân số. Dựa vào các phương pháp tính toán dự báo về dân số và tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam, vào năm 2010 sẽ có khoảng 37% số người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, trong khi tổng số người thuộc dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13% số dân toàn quốc; 49% số người có mức chi tiêu dưới ngưỡng nghèo sẽ vẫn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với cơ cấu phân hóa thành thị nông thôn hiện nay ở Việt Nam là 20% số dân sống PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 6 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! ở thị thành và 80% số dân sống ở nông thôn và các vùng hẻo lánh, đời sống, mức thu nhập và cơ hội có nhiều việc làm chất lượng cao của người dân rất khác nhau, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng. Hai vùng có tỷ trọng nghèo ngày càng tăng đó là vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, mặc dù Tây Nguyên có mật độ dân số thấp, cả bốn tỉnh đến năm 2002 mới có 4,407 triệu người, nhưng chiếm 10% trong tổng mức nghèo ở Việt Nam. Hiện tại, vùng núi phía bắc, vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên chiếm hơn hai phần ba tổng số người nghèo lương thực ở Việt Nam. Ðến năm 2002, mức giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ổn định và tỷ lệ nghèo đạt thấp nhất nước; trong khi 80% số người dân tộc vùng Tây Nguyên sống dưới ngưỡng nghèo. Số người dân tộc thiểu số sống ở vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung và Ðông Nam Bộ chiếm khoảng 15% số dân. Ba phần tư số dân này có mức tiêu dùng dưới ngưỡng nghèo. Tỷ trọng người dân tộc thiểu số nghèo chiếm trong số người nghèo ở Việt Nam tăng, từ 20% năm 1993 lên 30% năm 2002; tỷ trọng người dân tộc thiểu số trong số người nghèo lương thực cũng tăng, từ 30% năm 1993 lên gần 53% năm 2002. Do đó, để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân tộc thiểu số, nhất thiết phải áp dụng các chính sách ưu tiên và bảo trợ xã hội cho từng nhóm dân cư, bị thiệt thòi trong cơ chế thị trường thông qua các Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005. Giải quyết vấn đề này cũng là nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về cơ cấu dân số trong chính sách dân số của Chính phủ. Một số biện pháp xóa đói, giảm nghèo thông qua chiến lược về dân số. Ðể hoàn thành một số mục tiêu về dân số của nước ta đến năm 2010 cần thực hiện các mục tiêu cơ bản sau: PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 7 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! - Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện linh hoạt các cơ chế, chính sách trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân công bằng và hiệu quả trong điều kiện cơ chế thị trường và tiếp tục giảm sức ép của sự gia tăng dân số, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. - Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là áp dụng các chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Tiến hành hoàn chỉnh hệ thống luật pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo, từ đó thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao. Http://www.onthi.com/dien-dan/dia-ly/tu-lieu-de-thi/de-kiem-tra,-de-thi-hoc- ki/dl_moi-quan-he-giua-su-gia-tang-dan-so-va-chat-luong-cuoc- song_152012.html Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển. Ðể có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 8 DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM!!! nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phù hợp đó là yếu tố quan trọng kích thích sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao tiềm lực của lực lượng sản xuất; là yếu tố cơ bản để xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, nâng cao vị thế của người phụ nữ, giảm rủi ro về môi trường, mở rộng dịch vụ y tế, xã hội và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ; góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11-7 năm nay, cộng đồng quốc tế với Chương trình hành động về Dân số và phát triển đã đi được hơn nửa chặng đường trong hành trình 20 năm, được vạch ra từ Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cai-rô, Ai Cập năm 1994, với sự tham gia của 179 quốc gia trên thế giới. Ðây là dịp để cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển nhìn nhận, đánh giá và hành động mạnh mẽ hơn nữa nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, tích cực hơn nữa trong lĩnh vực dân số, vì một quy mô dân số hợp lý, từng bước nâng cao chất lượng dân số, chống lại tình trạng đói nghèo; gắn liền công tác dân số với quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững. PHẠM THỊ KIỀU NHUNG 9
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net