logo

Công ước viên năm 1963

Công ước viên của Bộ Ngoại giao ngày 24 tháng 4 năm 1963 về Quan hệ lãnh sự. Những điều quy định ở Chương II của Công ước này áp dụng cho các cơ quan lãnh sự do những viên chức lãnh sự chuyên nghiệp đứng đầu; những điều quy định ở Chương III áp dụng cho những cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
CÔNG ƢỚC VIÊN CỦA BỘ NGOẠI GIAO NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 1963 VỀ QUAN HỆ LÃNH SỰ Các nước ký kết công ước này Nhắc lại rằng quan hệ lãnh sự đã được thiết lập giữa các dân tộc từ lâu đời. Ghi nhận các Mục đích và Nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, về duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, về thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các nước, Xét thấy Hội nghị của Liên hợp quốc về quan hệ và các quyền miễn trừ ngoại giao đã thông qua Công ước Viên về quan hệ ngoại giao và để ngỏ cho việc ký kết từ 18 tháng 4 năm 1961, Tin rằng một Công ước quốc tế về quan hệ lãnh sự, quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự cũng sẽ góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, không phân biệt chế độ lập pháp và xã hội khác nhau. Nhận thức rằng mục đích của những quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự không phải là để làm lợi cho cá nhân mà là để đảm bảo cho các cơ quan lãnh sự thay mặt nước mình thi hành có hiệu quả các chức năng, Khẳng định rằng những quy phạm của luật tập quán quốc tế tiếp tục điều chỉnh các vấn đề mà các điều khảo của Công ước này không quy định rõ ràng, Đã thoả thuận như sau: Điều 1: Định nghĩa 1. Vì mục đích của Công ước này, những thuật ngữ dưới đây có nghĩa như sau: a) "Cơ quan lãnh sự" có nghĩa là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán; b) "Khu vực lãnh sự" có nghĩa là khu vực dành cho một cơ quan lãnh sự để thực hiện chức năng lãnh sự; c) "Người đứng đầu cơ quan lãnh sự" có nghĩa là người được bổ nhiệm hoạt động trên cương vị đó; d) "Viên chức lãnh sự" có nghĩa là bất cứ người nào, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự, được uỷ nhiệm thực hiện các chức năng lãnh sự trên cương vị đó; e) "Nhân viên lãnh sự" có nghĩa là bất cứ người nào được tuyển dụng làm công việc hành chính hoặc kỹ thuật trong cơ quan lãnh sự; f) "Nhân viên phục vụ" có nghĩa là bất cứ người nào được tuyển dụng làm công việc phục vụ nội bộ trong cơ quan lãnh sự; g) "Thành viên cơ quan lãnh sự" có nghĩa là viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và nhân viên phục vụ; h) "Cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự" có nghĩa là các viên chức lãnh sự, ngoài người đứng đầu cơ quan lãnh sự, nhân viên lãnh sự và nhân viên phục vụ; i) "Nhân viên phục vụ riêng" có nghĩa là người chỉ làm thuê riêng cho một thành viên cơ quan lãnh sự; j) "Trụ sở cơ quan lãnh sự" có nghĩa là các toà nhà hoặc những phần của các toà nhà và phần đất phụ thuộc, không phân biệt quyền sở hữu, chỉ sử dụng cho các mục đích của cơ quan lãnh sự; k) "Hồ sơ lưu trữ lãnh sự" bao gồm tất cả giấy tờ, tài liệu, thư từ, sách phim, băng ghi âm và sổ ghi chép của cơ quan lãnh sự, cùng với mật mã, phiếu chỉ dẫn, và bất cứ vật dụng nào dùng để bảo quản hay giữ gìn các thứ đó. 2. Viên chức lãnh sự gồm hai loại: Viên chức lãnh sự chuyên nghiệp và viên chức lãnh sự danh dự. Những điều quy định ở Chương II của Công ước này áp dụng cho các cơ quan lãnh sự do những viên chức lãnh sự chuyên nghiệp đứng đầu; những điều quy định ở Chương III áp dụng cho những cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu. 3. Qui chế riêng đối với những thành viên cơ quan lãnh sự là công dân Nước tiếp nhận lãnh sự hoặc là người thường trú tại đó do Điều 71 của Công ước này điều chỉnh. Chƣơng 1: QUAN HỆ LÃNH SỰ NÓI CHUNG Phần 1:LẬP VÀ TIẾN HÀNH QUAN HỆ LÃNH SỰ Điều 2: Lập quan hệ lãnh sự 1. Việc lập quan hệ lãnh sự giữa các Nước được tiến hành theo thoả thuận giữa các Nước với nhau. 2. Việc thoả thuận lập quan hệ ngoại giao giữa hai Nước bao hàm luôn cả thoả thuận lập quan hệ lãnh sự, trừ khi có tuyên bố khác. 3. Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không kéo theo việc cắt đứt quan hệ lãnh sự. Điều 3: Thực hiện chức năng lãnh sự Các chức năng lãnh sự do các cơ quan lãnh sự thực hiện. Các chức năng lãnh sự còn do các cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện phù hợp với những quy định của Công ước này. Điều 4: Việc thành lập một cơ quan lãnh sự 1. Chỉ khi được Nước tiếp nhận đồng ý mới có thể thành lập một cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ Nước đó. 2. Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự, xếp hạng của cơ quan và khu vực lãnh sự do Nước cử quyết định và phải được Nước tiếp nhận chấp thuận. 3. Sau này, chỉ khi nào có sự đồng ý của Nước tiếp nhận, Nước cử mới được thay đổi nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự, xếp hạng của cơ quan hay khu vực lãnh sự. 4. Việc một Tổng lãnh sự quán hoặc một Lãnh sự quán muốn mở một Phó lãnh sự quán hoặc một Đại lý lãnh sự quán tại một địa điểm nằm ngoài nơi mà cơ quan này được thành lập thì cũng phải được Nước tiếp nhận đồng ý. 5. Việc mở một văn phòng thuộc cơ quan lãnh sự hiện có ở ngoài nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự đó thì cũng phải được Nước tiếp nhận đồng ý trước một cách rõ ràng. Điều 5: Chức năng lãnh sự Các chức năng lãnh sự gồm có: a) Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép; b) Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này; c) Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm; d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử; e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử; f) Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận; g) Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận; h) Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này; i) Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ; j) Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở Nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận; k) Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ bay; l) Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay nêu ở mục (k) của điều này, và giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử; m) Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận. Điều 6: Thực hiện chức năng lãnh sự ngoài khu vực lãnh sự Trong những hoàn cảnh đặc biệt và được Nước tiếp nhận đồng ý, viên chức lãnh sự có thể thực hiện các chức năng của mình ở ngoài khu vực lãnh sự. Điều 7: Thực hiện chức năng lãnh sự ở một nƣớc thứ ba Sau khi thông báo cho các nước hữu quan, Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một cơ quan lãnh sự đặt ở một nước nào đó thực hiện chức năng lãnh sự ở một nước khác, trừ khi có sự phản đối rõ ràng của một trong những nước liên quan. Điều 8: Thực hiện chức năng lãnh sự thay mặt cho một nƣớc thứ ba Sau khi thông báo một cách thích hợp cho Nước tiếp nhận, cơ quan lãnh sự của Nước cử có thể thực hiện chức năng lãnh sự thay mặt cho một nước thứ ba ở Nước tiếp nhận, trừ khi nước này phản đối. Điều 9: Xếp hạng ngƣời đứng đầu cơ quan lãnh sự 1. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thể chia ra làm bốn hạng là: a) Tổng Lãnh sự; b) Lãnh sự; c) Phó Lãnh sự; d) Đại lý lãnh sự. 2. Khoản 1 của Điều này không hạn chế quyền của một Bên ký kết Công ước này được bổ nhiệm những viên chức lãnh sự khác ngoài người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Điều 10: Bổ nhiệm và chấp thuận ngƣời đứng đầu cơ quan lãnh sự 1. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự do Nước cử bổ nhiệm và được Nước tiếp nhận chấp thuận cho thi hành chức năng của mình. 2. Phù hợp với các quy định của Công ước này, thể thức bổ nhiệm và chấp thuận người đứng đầu cơ quan lãnh sự được xác định bởi luật, các quy định và tập quán tương ứng của Nước cử và Nước tiếp nhận. Điều 11: Giấy uỷ nhiệm lãnh sự hoặc thông báo việc bổ nhiệm 1. Mỗi khi bổ nhiệm, Nước cử cấp cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự một văn kiện, dưới hình thức Giấy uỷ nhiệm lãnh sự hoặc một loại tương tự, chứng nhận chức vụ và theo lệ thường ghi rõ họ tên, hàm hoặc xếp hạng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự, khu vực lãnh sự và nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự. 2. Qua đường ngoại giao hoặc đường thích hợp khác, Nước cử chuyển Giấy uỷ nhiệm lãnh sự hoặc văn kiện tương tự đến Chính phủ nước mà trên lãnh thổ nước đó người đứng đầu cơ quan lãnh sự sẽ thực hiện chức năng của mình. 3. Nếu Nước tiếp nhận đồng ý, thì thay cho Giấy uỷ nhiệm lãnh sự hoặc một văn kiện tương tự, Nước cử có thể gửi cho Nước tiếp nhận một bản thông báo bao gồm các chi tiết theo quy định của khoản 1 Điều này. Điều 12: Giấy chấp nhận lãnh sự (Exequatur) 1. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự được phép thực hiện chức năng của mình khi Nước tiếp nhận cấp cho một giấy phép gọi là Giấy chấp nhận lãnh sự (Exequatur) không kể hình thức của Giấy phép đó như thế nào. 2. Một nước từ chối cấp Giấy chấp nhận lãnh sự không bắt buộc phải cho Nước cử biết lý do của việc từ chối đó. 3. Trừ những quy định của Điều 13 và 15, người đứng đầu cơ quan lãnh sự không được thực hiện nhiệm vụ của mình trước khi nhận được Giấy chấp nhận lãnh sự. Điều 13: Tạm thời chấp nhận ngƣời đứng đầu cơ quan lãnh sự Cho đến khi nhận được Giấp chấp nhận lãnh sự, người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thể được phép tạm thời thực hiện chức năng của mình. Trong trường hợp đó, những quy định của Công ước này sẽ được áp dụng. Điều 14 : Thông báo cho nhà chức trách trong khu vực lãnh sự Ngay khi người đứng đầu cơ quan lãnh sự được phép thực hiện chức năng của mình, dù chỉ tạm thời, Nước tiếp nhận phải thông báo ngay cho nhà chức trách có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự biết. Nước tiếp nhận cũng phải đảm bảo thi hành những biện pháp cần thiết nhằm giúp người đứng đầu cơ quan lãnh sự thực hiện nhiệm vụ và được hưởng quyền lợi theo những quy định của Công ước này. Điều 15: Tạm thời thực hiện các chức năng của ngƣời đứng đầu cơ quan lãnh sự 1. Nếu người đứng đầu cơ quan lãnh sự không thể thực hiện được chức năng của mình hoặc chức vụ này đang khuyết, một người quyền đứng đầu cơ quan có thể tạm thời làm nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan lãnh sự. 2. Cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử, hoặc nếu Nước đó không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Nước tiếp nhận, thì người đứng đầu cơ quan lãnh sự, hoặc nếu người này không thể làm được thì bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào của Nước cử phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cho cơ quan do Bộ đó chỉ định biết họ tên của người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự. Theo lệ thường, việc thông báo này phải làm trước. Nước tiếp nhận có thể yêu cầu phải có sự đồng ý của mình khi chấp nhận một người không phải là viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của Nước cử tại Nước tiếp nhận làm người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự. 3. Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận phải giúp đỡ và bảo vệ người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự. Trong thời gian phụ trách cơ quan, những quy định của Công ước này sẽ áp dụng đối với người đó như đối với người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận không bắt buộc phải dành cho người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự những sự dễ dàng, quyền ưu đãi hoặc miễn trừ mà người đứng đầu cơ quan lãnh sự được hưởng theo những điều kiện nhất định, khi người quyền đứng đầu không đáp ứng được các điều kiện đó. 4. Trong hoàn cảnh nói ở Khoản 1 Điều này, khi một cán bộ ngoại giao thuộc cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử tại Nước tiếp nhận được Nước cử chỉ định làm người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự, thì người đó sẽ tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ về ngoại giao nếu Nước tiếp nhận không phản đối điều đó. Điều 16: Ngôi thứ của những ngƣời đứng đầu cơ quan lãnh sự 1. Những người đứng đầu cơ quan lãnh sự sẽ được sắp xếp trong mỗi hạng theo ngày được cấp Giấy chấp nhận lãnh sự. 2. Tuy nhiên, nếu trước khi được cấp Giấy chấp nhận lãnh sự, người đứng đầu một cơ quan lãnh sự đã được tạm thời thực hiện chức năng của mình, thì ngôi thứ của người đó sẽ được xác định theo ngày chấp nhận tạm thời; ngôi thứ đó sẽ được duy trì sau khi được cấp Giấy chấp nhận lãnh sự. 3. Trật tự ngôi thứ giữa hai hoặc nhiều người đứng đầu cơ quan lãnh sự cùng được cấp Giấy chấp nhận lãnh sự hoặc được chấp nhận tạm thời trong cùng một ngày sẽ được xác định theo ngày trình Giấy uỷ nhiệm lãnh sự hoặc văn kiện tương tự hoặc thông báo nói ở khoản 3 Điều 11 cho Nước tiếp nhận. 4. Những người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự sẽ được xếp sau tất cả những người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Trật tự ngôi thứ giữa những người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự với nhau, sẽ xếp theo ngày nhận nhiệm vụ phụ trách cơ quan lãnh sự như đã ghi trong thông báo nói tại khoản 2 Điều 15.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net