logo

Công trình Thủy điện Hòa Bình_ Phần 9

Tài liệu tham khảo việc xây dựng Công trình Thủy điện Hòa Bình_ Phần 9: " Đánh giá an tòan ổn định các đập vật liệu địa phương".
9 ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ỔN ĐỊNH CÁC ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN TRỊ AN SAU 10 NĂM VẬN HÀNH ___________________________ 1 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An MỤC LỤC Trang Mở đầu................................................................................................................. 3 CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG BÃO HOÀ GIỚI HẠN & ỔN ĐỊNH CỦA ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. 1. Phương phạp luận để nghiên cứu đập ................................................5 1.1.1 Xác định đường bão hoà giới hạn ........................................................5 1.1.2 Tính toán ổn định trượt .........................................................................6 1.1.3 Tính toán ổn định thấm .........................................................................6 1.1.4 Lựa chọn công thức tính toán ..............................................................9 CHƯƠNG II KẾT QUẢ TÍNH TOÁN KIỂM TRA 2.1. Tài liệu cơ bản và chương trình tính toán ..........................................10 2.1.1 Tài liệu cơ bản ...................................................................................10 2.1.2 Chương trình tính toán ........................................................................10 2.2 .Kết quả tính toán ..................................................................................10 2.2.1 Đường bão hoà giới hạn ....................................................................10 2.2.2 Kiểm tra ổn định trượt mái đập .........................................................12 2.2.3 Kiểm tra ổn định thấm ........................................................................12 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG SAU 10 NĂM VẬN HÀNH 3. 1. Tình hình vận hành của công trình .......................................................15 3.1.1 Diễn biến của đường bão hoà ...........................................................15 3.1.2 Sự rò rỉ nước .......................................................................................15 3.1.3 Hiện tượng nứt trượt đất ..................................................................17 3.2. Đánh giá sự vận hành của công trình ...................................................19 3.2.1 Quan trắc thực tế ở hiện trường .......................................................20 3.2.2 Tính toán kiểm tra ổn định chung .......................................................20 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................22 ___________________________ 2 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, Công trình thuỷ điện Trị An là một trong những công trình năng lượng trọng điểm của nước ta.được Liên xô (cũ) thiết kê và do các đơn vị thi công Việt Nam xây dựng từ đầu những năm tám mươi và đưa vào vận hành (tổ máy đầu tiên) vào năm 1987. Trải qua 10 năm đầu vận hành, Công trình thuỷ điện Trị An đã đóng góp phần quan trọng vào sản lượng điện của nước ta. Trong quãng thời gian đó, các đập vât liệu địa phương nói chung là vận hành tốt, an toàn. và cơ quan quản lý vận hành đã liên tục quan trắc, đo đạc được rất nhiều tài liệu về lún, chuyển dịch, thấm của công trình. Những tài liệu quan trắc đo đạc này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn. Các tài liệu này cần phải được nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống để hiểu đúng trạng thái làm việc của công trình, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa rõ, những khiếm khuyết trong tính toán thiết kế, v.v... Mặt khác ở một vài hạng mục công trình vẫn còn tồn tại những vấn đề kỹ thuật cần phải được theo dõi tiếp. (như đập vai cửa lấy nước, đập chính tiếp giáp tràn v.v... ). Những vấn đề này đã thu hút sự quan tâm chú ý không chỉ của các cơ quan quản ly, khai thác vận hành, cơ quan thiết kế mà còn của các nhà khoa học xa gần. Chính vì vậy mà việc đánh giá các đập đất đá của Công trình thuỷ điện Trí An sau 10 năm đầu vận hành, rõ ràng là hết sức cần thiết và cấp bách.. Bởi vì kết qủa nghiên cứu theo vấn đề này, sẽ giúp cho các cơ quan quản lý , khai thác vận hành có thêm nhiều thông tin để chủ động trong quản lý khai thác. làm cho công trình vận hành an toàn và hợp lý về mặt kỹ thuật, đồng thời đề tài này cũng góp phần nhỏ trong việc làm phong phú thêm các hiểu biết cũng như kinh nghiệm của các kỹ sư , các cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực thuỷ công.(như thiết kế, quản lý khai thác các các đập vât liệu địa phương). Cũng cần phải nhấn mạnh rằng trong suốt thời gian qua, mỗi khi xẩy ra các sự cố dù lớn hay nhỏ ở các đập đất đá đều được các co quan thiết kế phối hợp với Nhà máy kịp thời xử lý (xử lý nước thấm, gia cố mái hạ lưu đập phụ, đập vai cửa lấy nước, khoan phụt xử lý nước rò rỉ ở đập chính phần tiếp giáp đập tràn v.v... ), điều này vừa nói lên tính tích cực chủ động của các cơ quan chức năng vừa nói lên tính phức tạp về kỹ thuật khi công trình vận hành. Do tính đa dạng và phức tạp của vấn đề như vậy nên trong các NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT này chỉ giới hạn trong việc đánh giá các hạng mục sau: 1.) Xác định đường bão hòa giới hạn trong các mặt cắt của: - Đập chính lòng sông ___________________________ 3 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An - Đập vai cửa lấy nước - Đập phụ bờ phải 2.) Tính toán ổn định trượt cho các mặt cắt của: - Đập chính lòng sông - Đập vai cửa lấy nước 3.) Tính toán ổn định thấm cho các mặt cắt của: - Đập chính lòng sông - Đập vai cửa lấy nước Lần đầu tiên, sau 10 năm vận hành chúng ta đã xác định được các đường bão hoà giới hạn một cách có hệ thống cho hầu hết các mật cắt cuả các đập đất đá, dựa trên những luận cứ khoa học chặt chẽ, những phướng pháp tính tiên tiến. - Dựa vào các tài liệu quan trắc thực tế, các qúa trình nghiên cứu tính toán xử lý công trình của cơ quan thiết kế, các nghiên cứu tính toán mới nhất theo đề tài này, chúng ta đã rút ra được những kết luận khoa học về sự vận hành của công trình. * Trong quá trình thực hiện các nghiên cứu tổng kết này, chúng tôi đã tham khảo và sử dụng các tài liệu sau ( đã được công bố và lưu trữ ở các thư viện cơ quan) : - Các tài liệu quan trắc lún của đập, đường bão hoà thực đo của các đập, các tài liệu này do Nhà máy thuỷ điện Trị An lập từ năm 1988 đến 1997, tài liệu lưu trũ ở thư viện của nhà máy. - Báo cáo của Hội đồng nghiệm thu cơ sở về việc đưa Công trình thuỷ điện Trị An vào sử dụng, Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/1992 - Báo cáo khoa học đề tài KC - 03 - 11 “ Nâng cao hiệu qủa khai thác Công trình thuỷ điện Trị An”, Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10/1993 do Kỹ sư Lê Quang Huyến làm chủ nhiệm đề tài - Báo cáo thuyết minh thiết kế hoàn công. Đánh giá chất lượng thi công Trạng thái làm việc của đập phụ bờ phải,Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/1991 do Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích chủ trì - Báo cáo kết quả công tác khoan phụt trong đất đắp (tiếp giáp giữa đập đất đá lòng sông và đập tràn), Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/1994 của Kỹ sư Chủ nhiệm địa chất Nguyễn Văn Tài - Báo cáo về hiện tượng nứt trượt mái hạ lưu đập vai phải cửa nhận nước, Báo cáo của Nhà máy thuỷ điện Trị An, tháng 1/2/1994 - Báo cáo chuyên đề về xử lý vết nứt ở mái hạ lưu đập vai cửa lấy nước‘,Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/1995 do Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích chủ trì ___________________________ 4 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An - Báo cáo kết qủa nghiên cứu khảo sát trạng thái đất đắp đập đất đá lòng sông dọc theo giải tiếp giáp giữa đất và tường bê tông bờ phải đập tràn, Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 / 1995 của Kỹ sư, Chủ nhiệm địa chất Nguyễn Văn Tài - Báo cáo kết qủa thực hiện hợp đồng nghiên cứu KH-CN “Khảo sát thấm ở đập tràn Trị An bằng kỹ thuật chỉ thị đồng vị“,Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/1995 do PTS Lê Văn Khôi làm chủ nhiệm đề tài. ___________________________ 5 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG BÃO HÒA GIỚI HẠN & ỔN ĐỊNH CỦA ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG 1. 1 PHUONG PHÁP LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐẬP 1.1.1 XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG BÃO HÒA GIỚI HẠN a.) Ðể xác định đường bão hòa giới hạn cùng một vị trí phải thoả mãn hai điều kiện : vừa đảm bảo ổn định thấm vừa đảm bảo ổn định trượt là một bài toán hết sức phức tạp, vì cả 2 tiêu chuẩn đó đều phải tính thử dần. cách làm này gọi là phương pháp thử đúng-sai. Các đường bão hòa giới hạn sẽ được xác định dựa trên nguyên tắc là nếu đường bão hòa thực tế xuất hiện trong thân đập bằng đường bão hòa giới hạn thì khi đó về mặt ổn định trượt đập có hệ số ổn định xấp xỉ hệ số cho phép ứng với tổ hợp tải trọng đặc biệt; về mặt ổn định thấm, dòng thấm trong thân đập có Gradient thấm lớn nhất Jmax xấp xỉ Gradient thấm cho phép [ J ]cp. Trên thực tế tính toán xác đinh được đường bão hoà có trị số chính xác như nguyên tắc trên là một việc hết sức khó khăn, tốn kém rất nhiều thời gian. Vì vậy các tính toán thử dần chỉ có thể thực hiện được với giá tri xấp xỉ + 5% đến +10 % giá trị tiêu chuẩn - Thuật toán để xác định đường bão hòa giới hạn như sau : a.) Xuất phát từ đường bão hòa thực đo trong mỗi mặt cắt, ta xác định được tỷ số q/k (q : lưu lượng đơn vị, k : hệ số thấm) khi đã biết h1 và h2 (hay h đầu và h cuối) trên mối đoạn của đường bão hòa thực đo. b.) Sau đó ta thay đổi tỷ số q/k (và một vài điều kiến biên khác ) để đường bão hòa dâng cao, đến vị trí Ni nào đó thì dừng lại. Vị trí N phải đạt các tiêu chuẩn sau : + Trong quá trình thực hiện bài toán theo phương pháp phần tử hữu hạn (PP PTHH ), điểm Ni trên đường bão hoà phải có chiều cao cột nước Hi bằng tung độ yi của đường bão hòa (Hi = yi, điều kiện bắt buộc của PP PTHH) . + Ở vị trí Ni lưới thấm phải có Jmax > hoặc gần xấp xỉ = [JCP ] ___________________________ 6 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An + Ở vị trí Ni cung trượt phải có : K ô.đ > hoặc gần xấp xỉ = [K.CP] c.) Để giảm nhẹ các tính toán thử dần, trong PP PTHH đã sử dụng các dạng đường bão hoà có sẵn theo các sơ đồ (a) cho đập có lăng trụ tiêu nước ở hạ lưu, sơ đồ (b) cho đập có thiết bị tiêu nước lát mái, (xem các sơ đồ và công thức tính toán kèm theo) d.) Các gia số trong tính toán theo PP PTHH (để thử dần tìm vi trí đường bão hòa) đã lấy ∆x = ± 0.01 1.1.2. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH TRƯỢT MÁI ĐẬP Để có cái nhìn tổng quát về các công thức tính toán ổn định trượt, trong phần giới thiệu phương pháp tính toán ổn định trượt sẽ đưa ra một số công thức thông dụng, qua đó có thể so sánh, lựa chọn công thức tính toán vừa đơn giản vừa phù hợp với thực tế - Các mặt cắt đập vai được tính toán kiểm tra ổn định trượt với mặt cắt đã gia cố. - Các tính toán được tiến hành trong đề tài này là những tính toán kiểm tra. Các chỉ tiêu thiên cơ lý được chọn là thiên bé (so với các chỉ tiêu cho đập Trị An trong đề tài KC-03-11), như vậy ở những mặt cắt có chỉ tiêu lớn hơn công trình càng an toàn. - Đối với đập chính các chỉ tiêu cơ lý được tính với từng lớp khác nhau theo độ sâu. 1.1.3. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH THẤM CỦA ĐẬP Ổn định thấm là một bài toán khá phức tạp vì nó đề cập đến nhiều vấn đề. Đối với các đập đất đá Trị An đã khai thác vận hành được 10 năm, bài toán thấm chỉ nhằm kiểm tra ổn định thấm (chứ không phải định ra các mặt cắt hợp lý về ổn định thấm) nên chỉ giới hạn trong 2 vấn đề : Xói ngầm cục bộ và xói ngầm tiếp xúc a.) Xói ngầm cục bộ Như chúng ta đã biết, mặt cắt đập đất có dạng hình thang với mái dốc lớn để đảm bảo ổn định trượt nên mặt cắt đập khá rộng, trị số gradien trong thân đập không lớn lắm và thường không dẫn đến những nguy hiểm đáng kể. Vì vậy vấn đề nguy hiểm đối với đập đất về mặt xói ngầm do dòng thấm gây ra không phải là sự xói ngầm bình thường như chúng ta thường hiểu mà là sự phá hoại do xuất hiện những hang thấm tập trung. Những hang này đầu tiên không phải do dòng ___________________________ 7 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An thấm gây nên mà do nhiều nguyên nhân khác nhau trong thi công, tạo ra những khe hở ở các lớp tiếp giáp của đất đắp hay tiếp giáp với công trình bê tông, các khe nứt do lún không đều v.v.. Trong qúa trình khai thác công trình , dưới tác dụng của dòng thấm và dòng chảy của nước mà những hang này bị bào mòn, mở rộng ra thành những hang thấm tập trung dẫn đến phá hoại dập Trong thực tế thiết kế và xây dựng đập đất đá, không ít đập bị phá hoại một phần hoặc phá hoại hoàn toàn là do hiện tượng thấm tập trung này Ở Mỹ trong số 72 đập bị phá hoại đã có 27 đập là do nguyên nhân này (gần 40 %). Điển hình nhất là đập Triton đã bị phá hoại hoàn toàn do hang thấm tập trung ở phần tiếp giáp của thân và nền đập. . Để xác định điều kiện không xẩy ra các hang thấm tập trung (xói ngầm cục bộ) không chỉ dựa vào các định luật cơ học chặt chẽ mà còn phải dưa vào sự phân tích các công trình thực tế đang khai thác vận hành và những kết luận tìm được phần nào mang tính thống kê từ những công trình đó. Từ quan niệm như vậy, giáo sư R. R. Trugaev cho rằng muốn đảm bảo không xuất hiện xói ngầm cục bộ cần phải thỏa mãn điều kiện JTT < [ J ]CP Trong đó : JTT – Là gradien thực của dòng thấm xuất hiện trong thân đập, được xác định bằng tính toán hoặc bằng đo đạc trực tiếp [ J ]CP – Là gradien cho phép tương ứng với các loại đất trong thân đập, được xác định bằng thí nghiệm hoặc bằng thống kê 1.) Xác định JTT Từ những năm 50 trở về trước khi các phương pháp tính toán và các công cụ (máy tính) tiên tiến chưa được phổ biến, người ta thường dùng phương pháp Len- Blai để tính JTT. Tuy nhiên, dựa vào các tài liệu thống kê đo đạc ở các công trình trong nhiều năm, người ta thấy rằng phương pháp đơn giản này đã không phản ánh đúng thực tế. Ngày nay thông dụng nhất để xác định gradien dòng thấm người ta sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để giải các bài toán thấm trên máy vi tính. Phương pháp này, cho đến giờ phút này vẫn là phương pháp tiên tiến nhất được nhiều nước thừa nhận và sử dụng rất phổ biến khi tính toán công trình. Để tính toán thấm cho các đập đất đá Trị An chúng tôi cũng sử dụng phương pháp PTHH. . 2.) Xác định [ J ] cp Để xác định trị số [JK]cp giáo sư R.R Tsugaev tính toán và quan trắc đo đạc trị số Jk cho 161 đập đất đã xây dựng và hoạt động tốt. Những đập này được chia ra từng loại, mà mỗi loại gồm nhiều đập xây dựng cùng một chất đất giống nhau ___________________________ 8 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An và xác định được trị số gradien lớn nhất [JK]max của những đập cùng một loại đất. Trong quá trình tính toán này, tác giả có lưu ý rằng đối với những đập mới xây dựng thường có trị số [Jk] lớn hơn so với những đập xây dựng trước kia, với nhận xét đó cho phép [Jk]cp không chỉ phụ thuộc vào trình độ tiến hoá của khoa học kỹ thuật phản ánh trong thiết kế và thi công, mà đặc trưng của sự phụ thuộc này là cấp công trình. Sự phụ thuộc cuối cùng này, dĩ nhiên, còn phụ thuộc theo thời gian nghĩa là trong tương lai khi trình độ thiết kế và thi công được nâng cao thì trị số gradien cho phép cũng được nâng lên. Trên cơ sở tính toán và phân tích như trên, cuối cùng R.R Tsugaev xác định được trị số [JK]cp ứng với từng loại đất đấp đập và cấp công trình giới thiệu trong bảng sau (lấy theo tài liệu của R.R. Tsugaev “ Công trinh thuỷ lợi bằng đất”, bảng 3-2, trang 157 ) Loại đất Cấp công trình I II III IV-V Sét 1,00 1,10 1,20 1,30 Á sét 0,70 0,75 0,85 0,90 Cát trung bình 0,50 0,55 0,60 0,65 Loại đất Cấp công trình I II III IV-V Á cát 0,40 0,45 0,50 0,55 Cát mịn 0,35 0,40 0,45 0,50 b.) Xói ngầm tiếp xúc Về bài toán xói ngầm tiếp xúc, do khuôn khổ của đề tài nên chủ yếu giải quyết vấn đề tiếp giáp giữa đất thân đập và các thiết bị chống thấm (các tầng lọc của các lăng trụ tiêu nước và tầng lọc của các lớp đá bảo vê mái hạ lưu). Điều kiện để không gây ra xói ngầm tiếp xúc : JRA < [ JRA] CP Trong đó : JRA – là gradien thực của dòng thấm đi ra ở lăng trụ tiêu nước ( nếu đập có đống đá tiêu nước ) hoặc đi ra ở mái đập ( nếu đập không có đống đá tiêu nước ), được xác định bằng tính toán [ JRA] CP – Là gradien cho phép đi ra của dòng thấm tương ứng với các loại đất trong thân đập, được xác định bằng thí nghiệm hoặc bằng thống kê Để xác định JRA tính toán có thể sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Để xác định [ JRA] CP có thể sử dụng các công thức giới thiệu trong quy phạm thiết kế tầng lọc ngược QP TL-C-5-75. Trong trường hợp không đủ tài liệu về thành phần hạt của đất được bảo vệ và của các lớp lọc, có thể sử dụng các trị số của ___________________________ 9 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An [ JRA] CP được kiến nghị trong sổ tay thiết kế các công trình thuỷ công, ứng với từng loại đất đắp đập và cấp công trình cho trong bảng sau : ( lấy theo bảng 4.15 trang 151 trong “ sổ tay thiết kế công trình thuỷ công của Viện thiết kế thuỷ công CHLB Nga) Loại đất Cấp công trình I II III IV-V Sét 1,ï 50 1, 65 1, 80 1, 90 Á sét 1, 05 1, 15 1, 25 1, 55 Á cát 0, 75 0, 95 1, 00 1, 25 Cát mịn 0, 55 0, 65 0, 75 0, 85 -Các mặt cắt đập vai được tính toán kiểm tra ổn định thấm với mặt cắt đã gia cố. - Các mặt cắt đập chính lòng sông (đặc biệt là mặt cắt tiếp giáp đập tràn ) được tính toán kiểm tra ổn định thấm với mặt cắt đã có khoan phụt, vấn đề rò rỉ xem như đã giải quyết xong. trong sơ đồ tính toán theo phương pháp PTHH coi chiếu dài đường thấm đến chân mái hạ lưu. - Các tính toán ổn định thấm được tiến hành với đường bão hòa thực đo Các trị số của hệ số ổn định cho phép [K]cp cho ở bảng sau: Trị số hệ số ổn định cho phép [K]cp Tổ hợp lực tác Cấp công trình dụng I II III IV Cơ bản 1,25 1,20 1,15 1,10 Đặc biệt 1,15 1,08 1,05 1,05 D. Lựa chọn công thức tính toán Qua trình bày và phân tích như trên thấy rằng lựa chọn công thức Terzaghi là tiện lợi hơn cả.(vì không phải tính thử dần, khi đưa lực thấm và lực động đất vào thì công thức vẫn đơn giản, công thức này không có nhiều giả thiết như công thức của Trugaev). Các tính toán ổn định mái được tiến hành với các giả thiết sau : - Sau 10 năm coi như đất trong thân đập đã cố kết hoàn toàn, nên không tính áp lực kẽ rỗng U - Chí tính kiểm tra ổn định cho mái hạ lưu, vì mái thượng lưu qua 10 năm vận hành không quan sát thấy những sự cố đặc biệt. ___________________________ 10 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An - Các tính toán được tiến hành với 2 trường hợp: tổ hợp lực cơ bản (không có động đất) và tổ hợp lực đặc biệt (có động đất cấp 7). Trong đó áp lực thấm được tính với đường bão hòa thực đo. CHƯƠNG II KẾT QUẢ TÍNH TOÁN KIỂM TRA 2. 1 TÀI LIỆU CƠ BẢN VÀ CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN 2.1.1 TÀI LIỆU CƠ BẢN + Các mặt cắt ngang đập chính lòng sông đập phụ bờ phải, đập vai cửa lấy nước: lấy theo tài liệu “ Báo cáo của Hội đồng nghiệm thu cơ sở về việc đưa Công trình thuỷ điện Trị An vào sử dụng, Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/1992 + Chỉ tiêu cơ lý của đập và nền lấy theo tài liệu do Nhà máy thuỷ điện Trị An cung cấp ( xem chỉ tiêu cơ lý đính kèm theo ) - Về cường độ kháng cắt ϕ, c , như đã nói trong phần phương pháp luận ,lấy theo tài liệu do Nhà máy thuỷ điện Trị An cung cấp, đối chiếu với các giai đoạn kiểm tra trước đây, là thiên về an toàn - Về hệ số thấm KΦ: Để xác định đường bão hòa giới hạn đã xuất phát từ vị trí đường bão hòa thực do (tài liệu do Nhà máy thuỷ điện Trị An cung cấp), sau đó thay đổi tỷ số q/k (q: lưu lượng đơn vị, k: hệ số thấm) để đường bão hòa dâng cao, đến vị trí đạt tiêu chuẩn yêu cầu thì đó là đường bão hòa giới hạn. 2.1.2 CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN Căn cứ vào các thuật toán đã trình bày ở trên chúng tôi đã xây dựng chương trình “DAM-6 “ để tính toán ổn định trượt mái hạ lưu đập và chương trình “DAM-7“ để tính toán ổn định thấm các đập chính , đập vai cửa lấy nước. Các chương trình trên cũng được sử dụng tính toán xác định đường bão hòa giới hạn cho các đập chính lòng sông, đập vai cửa lấy nước và đập phụ bờ phải. Các chương trình được viết trong ngôn ngữ FORTRAN-77 2.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ___________________________ 11 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An 2. 2.1 XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG BÃO HÒA GIỚI HẠN Phương pháp phần tử hữu hạn trình bày như trên đã được ứng dụng để xác định đường bão hòa giới hạn cho: + Đập chính lòng sông cho các mặt cắt : IIK _ 1 - 15; IIK _ 2 + 00; IIK _ 2 + 85; IIK _ 3 + 65; IIK _ 4 + 20; IIK _ 6 + 00; IIK _ 6 + 40; IIK _ 7 + 00; IIK _ 7 + 80 ( 9 mặt cắt) + Đập vai cửa lấy nước cho các mặt cắt II _ II ; IIO _ 32; IIO _ 28 3 -3; 4 - 4; 5 - 5; 6 - 6; 7 - 7; 8 - 8 (9 mặt cắt) + Đập phụ bờ phải cho các mặt cắt : IO _ 1 & IO _ 2 ; IIO _ 3 & IIO _ 4; IIO _ 5 & IIO _ 6; IIO _ 7 & IIO _ 8; IIO _ 9 & IIO _ 10 IIO _ 11 & IIO _ 12 (6 mặt cắt) Kết qủa tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn để xác định đường bão hoà giới hạn đã được trình bày trên các bản vẽ đính kèm theo báo cáo này. (bao gồm các vecto Gradient thấm theo các phần tử, vị trí đường bão hòa trong thân đập). Các giá trị Gradient cột nước J max trong thân đập cho ở bảng sau : 1.) ĐẬP CHÍNH LÒNG SÔNG a,) Về mặt ổn định thấm Mặt cắt Jmax (thân đập) Mặt cắt Jmax (thân đập) ΠK 1 – 15 0.573 ΠK 2 + 00 0.682 ΠK 2 + 85 0.642 ΠK 3 + 65 0.636 ΠK 4 + 20 0.611 ΠK 6 + 00 0.624 ΠK 6 + 40 0.594 ΠK 7 + 00 0.563 ΠK 7 + 00 0.544 b,) Về mặt ổn định trượt Mặt cắt K cp Mặt cắt Kcp ΠK 2 + 00 1. 19 ΠK 2 + 85 1. 21 ΠK 3 + 65 1. 24 ΠK 4 + 20 1. 22 2.). ĐẬP VAI CỬA LẤY NƯỚC a,) Về mặt ổn định thấm Mặt cắt Jmax (thân đập) Mặt cắt Jmax (thân đập) ___________________________ 12 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An II - II 0.657 ΠO - 32 0.632 ΠO - 28 0.604 3 -3 0.697 4-4 0.654 5-5 0.672 6-6 0.642 7-7 0.622 8 -8 0.671 b,) Về mặt ổn định trượt Mặt cắt K cp Mặt cắt Kcp II – II 1.21 IIO - 32 1.16 IIO – 28 1.19 4-4 1.18 3.). ĐẬP PHỤ BỜ PHẢI Mặt cắt Jmax (thân đập) Mặt cắt Jmax (thân đập) IIO -1 & PO -2 0.464 IIO -7 & PO - 8 0.492 IIO -3 & PO -4 0.522 IIO -9 & PO -10 0.434 IIO -5 & PO -6 0.488 IIO -11 & PO-12 0.884 2.2.2 KIỂM TRA ỔN ĐỊNH TRƯỢT MÁI ĐẬP Phương pháp vòng cung trượt trình bày ở trên đã được ứng dụng để tính toán kiểm tra ổn định trượt cho : + Đập chính lòng sông cho các mặt cắt : IIK _ 2 + 00; IIK _ 2 + 85; IIK _ 3 + 65; IIK _ 4 + 20; (4 mặt cắt) + Đập vai cửa lấy nước cho các mặt cắt : IIO _ 32; IIO _ 28 4 - 4; (3 mặt cắt) Kết qủa tính toán theo phương pháp vòng cung trượt để kiểm tra ổn định mái hạ lưu đập cho trường hợp không có động đất (tổ hợp lực cơ bản) và trường hợp có động đất (tổ hợp lực đặc biêt) đã được trình bày trên các bản vẽ đính kèm theo báo cáo này. Các gía trị hệ số an toàn ổn định Ko.đ của mái hạ lưu đập cho ở bảng sau : 1.) ĐẬP CHÍNH LÒNG SÔNG Mặt cắt Tổ hợp lực cơ Tổ hợp lực đặc bản biệt IIK 2 + 00 1.32 1.23 IIK 2 + 85 1.38 1.27 IIK 3 + 65 1.41 1.32 IIK 4 + 20 1.39 1.29 ___________________________ 13 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An 2.) ĐẬP VAI CỬA LẤY NƯỚC Mặt cắt Tổ hợp lực cơ Tổ hợp lực đặc bản biệt II - II 1.35 1.24 IIO - 32 1.28 1.17 IIO - 28 1.29 1.18 4-4 1.31 1.21 Kết qủa tính toán cho thấy các giá trị về hệ số an toàn ổn định Kô.đ ở mái hạ lưu đập của đập chính lòng sông cũng như của đập vai cửa lấy nước ở tổ hợp lực cơ bản cũng như tổ hợp lực đặc biệt đều nhỏ hơn trị số cho phép. Như vậy ứng với đường bão hòa thực đo cao nhất trong 10 năm, đập không có khả năng mất ổn định trượt mái hạ lưu 2. 2. 3 KIỂM TRA ỔN ĐỊNH THẤM Phuong pháp phần tử hữu hạn (như trên) cũng đã được ứng dụng để tính toán ổn định thấm cho : + Đập chính lòng sông cho các mặt cắt : ΠK _ 2 + 00; ΠK _ 2 + 85; ΠK _ 3 + 65; ΠK_ 4 + 20; (4 mặt cắt) + Đập vai cửa lấy nước cho các mặt cắt : ΠO _ 32; ΠO _ 28, 4 - 4; (3 mặt cắt) Kết qủa tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn để kiểm tra ổn định thấm ứng với đường bão hòa thực đo đã được trình bày trên các bản vẽ đính kèm theo báo cáo này.(bao gồm các vector Gradient thấm theo các phần tử, vị trí đường bão hòa trong thân đập và các đường đẳng thế tương ứng). Các giá trị Gradient cột nước J max trong thân đập và J ra max cho ở bảng sau : 1.) ĐẬP CHÍNH LÒNG SÔNG Mặt cắt Jmax (thân đập) J ra max Ghi chú ΠK 2 + 00 0.312 1.105 ΠK 2 + 85 0.262 1.027 ΠK 3 + 65 0.241 0.981 ΠK 4 + 20 0.287 0.932 2.) ĐẬP VAI CỬA LẤY NƯỚC ___________________________ 14 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An Mặt cắt Jmax (thân đập) J ra max Ghi chú ΠO - 32 0.541 1.122 ΠO - 28 0.503 1.086 4-4 0.247 0.975 Kết qủa tính toán cho thấy ở trong thân đập của đập chính lòng sông cũng như của đập vai cửa lấy nước các trị số J max (thân đập) đều nhỏ hơn trị số [ J ] cp = 0.70. Như vậy trong thân đập không có khả năng xẩy ra xói ngầm cục bộ Ở chỗ ra của đường bão hòa trên mái hạ lưu hay ở lăng trụ tiêu nước các trị số Jra max nói chung đều nhỏ hơn trị số [Jra]CP = 1.05. Riêng các mặt cắt ΠK- 2+00 (đập chính lòng sông) và mặt cắt ΠO-32, ΠO-28 có lớn hơn trị số cho phép chút ít, nhưng ở hầu khắp các mặt cắt phía hạ lưu đã có đống đá tiêu nước kèm theo tầng lọc (các trị số cho phép ở bảng 4.15 là khi chưa có lớp bảo vệ, ở các đập Trị An khi thiết kế đều bố trí lớp bảo vệ theo cấu tạo) Như vậy ở mái hạ lưu không bị trôi đất do dòng thấm. Tuy vậy trong qúa trình quản lý cần quan tâm theo dõi ở những mặt cắt có J ra max lớn như ΠO-28, ΠO-32 của đập vai cửa lấy nước. ___________________________ 15 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG SAU 10 NĂM VẬN HÀNH 3. 1 TÌNH HÌNH VẬN HÀNH CỦA CÔNG TRÌNH Qua 10 năm vận hành, các công trình thuỷ công (ở đây chỉ giới hạn trong phạm vi các đập đất-đá như: đập chính lòng sông, đập vai cửa lấy nước, đập phụ bờ phải, đập Suối Rộp) của Công trình thuỷ điện Trị An nói chung là làm việc tốt. Trong các báo cáo hàng năm của Nhà máy về công tác chống lũ, công tác quan trắc lún, quan trắc đường bão hòa đều thấy rằng biến thiên của các số đo đều nằm trong phạm vi cho phép của thiết kế, Công trình vận hành an toàn. Tuy vậy trong 10 năm qua ở các đập đất-đá cũng có một số sự cố kỹ thuật đáng quan tâm như sau: 3.1.1. DIỄN BIẾN CỦA ĐƯỜNG BÃO HOÀ Trong thời gian vận hành, ở mái dập hạ lưu của các đập Suối Rộp, đập vai cửa lấy nước, đập phụ bờ phải đường bão hòa đi ra cao hơn so với tài liệu thiết kế. Các hiện tượng này đã được cơ quan thiết kế phối hợp với Nhà máy xử lý kịp thời như lát đá ở mái hạ lưu để ngăn ngừa trôi đất do dòng thấm. làm các hố khoan giảm áp ở chân đập, tăng cường các ống quan trắc đường bão hòa, làm các mương tiêu nước thấm v.v...kết quả cho thấy kênh thoát nước hạ lưu luôn có nước chảy. Nhưng lưu lượng đo được vào khoảng 0.01 l/s/m còn nhỏ hơn trị cho phép 0.02 l/s/m. Như vậy việc xử lý đã có hiệu qủa, Công trình đến nay vẫn vận hành an toàn. ___________________________ 16 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An 3.1. 2. SỰ RÒ RỈ NƯỚC Từ năm 1990 tại tường hạ lưu bờ phải đập tràn xuất hiện nước thấm ở cao độ 50.2m, ngay khớp nối của tường bêtông. Lượng rò rỉ lớn nhất khi mực nước trong hồ đạt đến cao độ 62m, và chỉ ở dạng ẩm ướt khi mực nước hồ ở cao độ 55m. Lượng nước không đo được nhưng nước trong, không thấy nước rò rỉ ở mái hạ lưu đập, lượng nước thấm qua nền không đáng kể bởi không tạo được dòng chảy ở hạ lưu. Cũng vào năm 1990 Viện thiết kế Quybisep đề nghị khoan xử lý phụt 4 hố, nhưng thực tế chưa thực hiện được. Năm 1993 theo yêu cầu của Nhà máy, Công ty Khảo sát Thiết kế điện 2 vừa thăm dò vừa tiến hành khoan phụt 4 hố, phân bố ở góc tường bê tông đập tràn và tường chống thấm về phía thượng lưu. Tuy vậy, đến năm 1995 đã quan sát thấy sự rò rỉ nước ở tường hạ lưu bờ phải đập tràn, ở cao độ 50.2 m, ngay khớp nối của tường bêtông (tương tự năm 1993). Vì vậy trong năm 1995 đã tiến hành khảo sát thăm dò và xử lý băng khoan phụt Tháng 10/1995 kiểm tra hố 95-5 và đào một hố. Hố đào được bố trí ngay tại hố khoan phụt HKP-1, hố khoan được bố trí bên cạnh kết quả công tác kiểm tra cho thấy hiệu quả của ông tác khoan phụt năm 1993. Chất lượng đất đắp trong phạm vi phụt đạt xấp xỉ với tiêu chuẩn của thiết kế. Cuối năm 1995, theo quyết định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Công ty Khảo sát thiết kế điện 2 đã phối hợp với Nhà máy tiến hành khảo sát nhằm mục đích là kiểm tra thêm kết luận năm 1993, nhất là đất đắp ở hạ lưu tường chống thấm. đồng thời tiến hành công tác khoan phụt. Khối lượng khảo sát bao gồm: + Công tác khoan, đào - Khoan 4 hố sâu 79 m, thí nghiệm ép nước 13 đoạn, thí nghiệm mẫu đất nguyên daïng 19. - Đào 2 hố, thực tế mới đào 1 hố sâu 6 m, thí nghiệm 7 mẫu đất. Theo kết quả công tác khảo sát thăm dò (khoan. đào) và xử lý khoan, Công ty KSTKĐ 2 đã có những nhận xét sau : a.) Về quá trình thi công đắp đất năm 1986 - 1988 + Phần lõi đập đất tiếp giáp với đập tràn được thi công song song với đập chính, ngay từ khi thi công đã có chú ý tới chất lượng đất đắp tiếp giáp với bê tông. Đất đắp chủ yếu là đất cấp 2 - đất sét màu loang lổ chứa 15-30% vón kết laterit. Do thi công bằng đầm Đinapak nên phần tiếp xúc với tường bê tông phải đầm tay. Công tác kiểm tra chất lượng tuy có chú ý, nhưng vẫn có chỗ đã phải đào ra đắp lại, và cuối cùng đã đổ nhựa đường vào tiếp giáp giữa bê tông và đất, nhưng vẫn thấy chưa đủ tin cậy về chất lượng đất đắp. ___________________________ 17 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An b.) Về các hố khoan Đất đắp chủ yếu là lớp 2. Đất đắp kém chặt, có chỗ chỉ lấy được dăm sạn, có chỗ vách hố khoan bị sập, có nhiều chỗ thấy được các đoạn có sét bentonit và xi măng (vật liệu phụ) nhét chặt vào. Kết quả thí nghiệm ép nước trước khi phụt cho lượng mất nước đơn vị lớn, trung bình 1.5l/ph. Và cũng vì thế mà lượng tiêu hao bentonit xi măng đạt tới xấp xỉ 500 kg/lm với khoảng cách hố khoan 2,0 - 2,5 m. Mực nước trong hố khoan ở cao độ 60-61 m và thấp dần về phía hạ lưu. c.) Hố đào sâu 6 m Đất đắp: Chủ yếu là đất lớp 2 (có 15-30% dăm sạn) nhưng cũng có cả đất lớp 1 (40-50% dăm sạn) và lớp 3 hầu như không có dăm sạn. Trong đất đều có chứa 10- 15% sét bentonit và xi măng (do kết quả khoan phụt). Một số chỗ thấy được các lớp sét bentonit dày 1-20 cm. Tiếp giáp với tường bê tông (thẳng đứng, mặt trên, mặt dưới đều thấy sét bentonit chiều dày 2-3 cm đến 20 cm. d.) Công tác thí nghiệm Kết quả thí nghiệm trong phòng. Với 6 mẫu trong hố đào và 6 mẫu trong hố khoan cho dung trọng khô hạt nhỏ đạt trung bình 1.43g/cm3. Nếu tính từ độ sâu 3.0 m trở xuống thì tất cả đều lớn hơn 1.41g/cm3 (tiêu chuẩn của thiết kế là 1.45g/cm3 Kết quả thí nghiệm thấm bằng phương pháp eùp nước trong hố khoan cho lượng mất nước đơn vị bé. So với tiêu chuẩn q ≤ 0.05 thì số liệu kiểm tra xấp xỉ đạt yêu cầu Từ các quan sát và nhận xét trên, đã đưa đến kết luận: 1a/ Giải đất có chiều rộng khoảng 5 – 6 m dọc theo tường đập tràn và tường chống thấm là đất đắp chủ yếu lớp 2 - đất sét màu loang lổ chứa 15-30 % dăm sạn có xen kẹp đất lớp 1 và lớp 3. Hầu hết đất đắp phân bố dưới mực nước có độ chặt kém và không đồng đều, nhìn chung độ rỗng lớn,. Tính thấm của đất đắp là lớn. 2a/ Kết quả công tác khoan phụt năm 1993 là có hiệu qủa.Đất đắp từ độ cao 3 m trở xuống đều được nhét bentonit - xi măng (vữa phụt) chiếm khoảng 15%. Tại tiếp giáp với tường bê tông và tường chống thấm đều có nhét Bentonit - xi măng có chiều dày 2-3 cm đến 20 cm. 3a/ Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng nước rỉ ở tường bờ phải đập tràn là do tính thấm của đất đắp dọc theo tường bê tông lớn, độ chặt đất đắp kém. e.) Công tác khảo sát thấm bằng đồng vị phóng xạ Để xác định hướng nước chảy, độ rỗng của đất, vận tốc thấm và lưu lượng thấm ở khu vực có nước rỉ.Trung tâm Hạt nhân TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát hiện tượng thấm bằng đồng vị phóng xạ và đã có các kết luận sau : ___________________________ 18 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An 1b./ Nước không thấm chủ yếu qua khe tiếp giáp giữa đập đất và tường bê tông đập tràn. 2b./ Vận tốc thấm ở khu vực khoan phụt 1993 thấp hơn hẳn khu vực khác chứng tỏ tính hữu hiệu của công tác khoan phụt này. 3b/ Có nhiều khả năng nước không chỉ thấm chủ yếu dọc theo tiếp giáp tường ngực mà phân bố trên toàn bộ đập cả trước và sau tường ngực. 4b./ Vận tốc thấm giảm mạnh theo độ sâu. Lưu lượng thấm trên 1m dài dọc đập gần bằng giá trị cho phép theo thiết kế. 5b./ Hệ số thấm trung bình K lớn hơn số liệu thiết kế một bậc ở khu vực đã khoan phụt, hai đến ba bậc ở khu vực chưa khoan phụt. 3.1. 3. HIỆN TƯỢNG NỨT TRƯỢT Ngày 14 - 11 - 1994 trong khi quan trắc kiểm tra công trình sau lũ, Nhà máy thuỷ điện Trị An đã phát hiện một vết nứt trượt tương đối quan trọng tại cơ 55m mái hạ lưu đập vai cửa nhận nước. Tính hình vết nứt như sau : • Vết nứt hình cung kéo dài 40m (từ ΠK 9 + 55 đến ΠK 9 + 85) chiều rộng vết nứt lớn nhất:20 cm, chiều sâu vết nứt thể hiện rõ đến hết chiều dày lớp đá đắp (khoảng 1m), khối đá đắp đã bị trượt xuống so với khối nguyên dạng còn lại với độ chênh lớn nhất là 30 cm. • Để có thêm số liệu quan trắc, Nhà máy đã cho đào ba hố theo mặt cắt vuông góc với vết nứt tại cơ 55m, cơ 52m, chân đập và một hố tại vị trí mép ngoài nơi bắt đầu vết nứt trên cơ 55m. Các hố sâu trung bình 1.5 m rộng, dài 1÷ 2 m. Bằng mắt thường có thể nhận xét: • Vết nứt kéo từ trên xuống đến hết phần đá, khi chuyển sang phần đất thì vết nứt nhỏ còn 1÷ 2 mm, sâu 20-30 cm. Vết nứt ở phần đất ở hai bên thành hố đào không cùng hướng và không cho thấy 1 cung trượt rõ ràng. • Vết nứt nằm đúng mép ngoài cơ đập đất. Nơi dễ nứt nhất khi bị lún do chiều dày khối đá đắp không đều. • Phần đá đắp chủ yếu là dá mềm yếu ở lớp Ia, Ib và một ít lớp II. • Giữa lớp đá và đất đắp không có lớp cát hoặc đá dăm sỏi lọc (ngoại trừ hố đào ở cơ 52 m có một lớp cát mỏng). • Lớp đất trong các hố đều mềm yếu, nhiều chỗ bão hòa nước, ấn ngón tay vào vách đất dễ dàng, nước thấm nhiều trong hố đào. Đất màu nâu đỏ thành ___________________________ 19 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An phần sét nhiều có lẫn sỏi nhỏ, đôi khi có vết trắng loang lổ, sơ bộ đánh giá thuộc lớp đất hai • Lớp đất đắp có chiều dày không đều (độ dốc mái đất là 1:3 nhưng độ dốc mái đá là 1:24). Đắp dày ở phiá trên và mỏng ở phiá dưới. • Mực nước ống ΠO - 30 (cách vết nứt khoảng 20 m) là 54.7 m gần bằng cao trình mặt đất đắp. So với năm trước (54,18 m) có xu hướng tăng. • Kênh thoát nước hạ lưu luôn có nước chảy. Nhưng lưu lượng đo dược 0.01 l/s/m còn nhỏ hơn trị cho phép 0.02 l/s/m. • Trên tất cả các công trình khác không có hiện tượng gì đặc biệt. Qua nghiên cứu hồ sơ hoàn công và quá trình quan trắc Nhà máy đã có nhận xét rằng đây là khu vực có vấn đề về chất lượng đã được lưu tâm gia cố sửa chữa nhiều lần: • Do có nước thấm nên đoạn đoạn mái hạ lưu từ ΠK 9+20 ÷ ΠK10+20 đã được thiết kế đổ đá ốp mái dày 1.5 m khoảng từ cao trình 54 m trở xuống với lớp lọc cát và đá dăm dày 20 cm mỗi lớp. Xí nghiệp khai thác vật liệu xây dựng đã thi công xong trong tháng 10 năm 1987. (số liệu trên lấy theo nhật ký thi công). Tại hố đào cơ 52 chỉ thấy một lớp cát mỏng. • Năm 1990 do còn các điểm thấm khác nên cô quan thiết kế cho gia cố đợt 2 mở rộng từ ΠK 9+20 ÷ ΠK 12+20, với lớp đá II dày 1m từ cao trình 58 m trở xuống, riêng phần cơ 55 m có lớp đá dăm lọc còn các phần khác không có dăm lọc (lưu ý tại hố đào trên cơ 55 m không thấy có lớp dăm). • Năm 1992 xuất hiện vết nứt trên đỉnh đập ở ΠK 10+10 ÷ ΠK 10+45.Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 2 đã xem xét kỹ, khoan kiểm tra chất lượng đất đắp, tăng các mốc quan trắc và cho lấp lại vết nứt. • Đối chiếu các chỉ tiêu cơ lý đất đá đắp theo mẫu lấy tại hiện trường so với chỉ tiêu thiết kế cho phép do Phân viện nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Nam Bộ (1986) và Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 2 (1992) tiến hành có một số nhận xét sau: • Có tới 18 tới 22% các mẫu có dung trọng khô hạt mịn nhỏ hơn 1.45 t/m3 (tiêu chuẩn cho phép lớn hơn hoặc bằng 1.45 t/m3). {Xem Báo cáo kiểm tra chất lượng đất đắp năm 1990 của Công ty KSTK Điện 2 trang 19 và của Phân viện nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Miền Nam năm 1986 trang 10}. • Về cường độ kháng cắt: Các mẫu đều có góc ma sát trong ϕ từ 14 đến 16o gần với chỉ tiêu tính toán trong thiết kế (ϕ =14o) nhưng nhỏ hơn so với yêu cầu đất đắp lớp 1.2 với ϕ =17o. ___________________________ 20 Đập vật liệu địa phương – CTTĐ Trị An
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net