logo

CN trọng nông - CN trọng thương


---------Winterflowers---- - - CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG  và  CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG Chủ nghĩa trọng nông Chủ nghĩa trọng nông hay trường phái trọng nông là một trong những trường  phái kinh tế tiêu biểu, cho rằng nguồn gốc thuần túy của sự giàu có của mỗi quốc gia  là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng phát triển đất đai khác. Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa trọng nông sử dụng thuật ngữ tiếng Pháp  laissez faire  với nghĩa: chỉ có giá trị nông nghiệp là dạng hợp pháp của thu nhập  quốc dân. Học thuyết này đã hình thành ở Đức, Ba Lan, Thụy Sĩ và nhiều nước khác,  tuy nhiên chỉ ở Pháp nó mới phát triển nhất và trở thành một trường phái hoàn chỉnh,  phổ biến nhất trong nửa sau của thế kỷ 18. Người đầu tiên mở ra học thuyết này là  François Quesnay (1694–1774)[1], và những đại biểu có ảnh hưởng lớn trong trường  phái này là  Victor de Mirabeau  (1715­1789),  Pierre Samuel du Pont de Nemours  (1739­1817) , Anne­Robert­Jacques Turgot (1727–1781). Đây là một trong những tư  tưởng kinh tế tiền thân của trường phái kinh tế học hiện đại đầu tiên ­ trường phái  kinh tế học cổ điển, ra đời với tác phẩm The Wealth of Nations (Sự giàu có của các  quốc gia) của Adam Smith năm 1776. Đóng góp đáng kể nhất của những nhà kinh tế học theo trường phái trọng  nông là tạo nên một hệ tư tưởng về sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khác với trường phái  ra đời sớm hơn ­ trường phái trọng thương, trong đó cho rằng sự giàu có gắn liền với  tích lũy vàng hay kết quả khả quan của cán cân thương mại, trường phái trọng nông  chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực giao thương sang lĩnh vực sản xuất, đặt nền  móng cho phân tích khoa học vấn đề tái sản xuất và phân phối xã hội. Điểm yếu cơ  bản của chủ nghĩa trọng nông, theo quan điểm của kinh tế học hiện đại, là chỉ coi lao  động nông nghiệp là có giá trị. Các nhà kinh tế học trọng nông nhìn nhận sản xuất  hàng hóa và dịch vụ như là sự tiêu thụ các giá trị thặng dư trong nông nghiệp, trong  khi các nhà kinh tế học hiện đại lại coi chúng là hoạt động sản xuất tăng thêm giá trị  thu nhập quốc gia.    Hoàn cảnh ra đời   Từ thế kỉ 18, khi các nước tư bản chủ nghĩa đang lần lượt ra đời và phát triển  như một hệ thống thế giới về mặt kinh tế, thì tư tưởng kinh tế của trường phái trọng  thương không còn phù hợp về mặt lý luận trong hoàn cảnh phát triển của tư bản chủ  nghĩa. Lúc này các công trường thủ công ngày càng được mở rộng, đòi hỏi phải có  ---------Winterflowers---- - - những lý thuyết kinh tế mới về tổ chức sản xuất nhằm đạt được những năng suất lao  động xã hội cao hơn. Nội dung cơ bản Chủ nghĩa trọng nông phê phán gay gắt những tư tưởng kinh tế phiến diện của  trường phái trọng thương, cho rằng không phải "phi thương bất phú", với lý do: hoạt  động thương nghiệp chỉ là hoạt động phục vụ tiêu dùng chứ không làm tăng thêm giá  trị, nghĩa là không đem lại giàu có cho xã hội. Vì vậy trường phái trọng nông cho  rằng phi nông mới là bất phú, vì chính ngành nông nghiệp trực tiếp sản xuất ra lương  thực, thực phẩm ­ của cải vật chất chính yếu ­ nguồn gốc của sự giàu có. Phần quan trọng của học thuyết này là tư tưởng rằng Nhà nước không nên can  thiệp của vào quá trình kinh tế. Nhà nước chỉ đặt ra các điều luật cần thiết phù hợp  với "quy luật tự nhiên" và sau đó các chức năng của Nhà nước sẽ phai mờ dần. Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng kinh tế đầu tiên đề ra quy luật "sự giảm dần  sản phẩm đất đai", theo đó, sự tăng thêm lao động vào đất sẽ dẫn đến một giới hạn  mà sau đó là sự giảm dần  năng suất lao động. Đó là cơ sở của  quy luật năng suất  biên giảm dần, phổ biến trong các học thuyết kinh tế hiện đại. Trường phái trọng nông đã nêu ra những ý tưởng về việc phát triển ngành kinh  tế nông nghiệp phải có sự quan tâm của nhà nước để họ yên tâm làm ăn trên đồng  ruộng và có tích luỹ đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng nêu nên vấn  đề thay đổi hoạt động cá thể riêng lẻ trong làm ăn nông nghiệp bằng việc tập trung  đất đai để xây dựng thành  các  đồn điền, đưa nông nghiệp đi vào làm ăn lớn để  chuyển từ nông nghiệp tiểu nông mang tính chất phong kiến sang nền nông nghiệp  theo kiểu tư bản chủ nghĩa để có năng suất lao động nông nghiệp ngày càng cao,  lương thực thực phẩm ngày càng sản xuất ra được nhiều hơn, đem lại sự giàu có cho  đất nước. Chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương là trường phái kinh tế chính trị tư sản đầu tiên thể hiện  chính sách đặc biệt thời kỳ đầu  tích lũy tư bản, đề cao vai trò của Nhà nước cầm  quyền trong hoạt động kinh tế và quyền lợi của giới doanh thương. Lịch sử phát triển Chủ nghĩa trọng thương được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu với những đại biểu như  William Stafford  (1554­1612,  người  Anh),  Thomas Gresham  (1519­1579, người Anh) và  Gasparo Scaruffi  (1519­1584,  người Ý) với lý thuyết cân đối tiền tệ, chủ trương tăng sở hữu tiền như một dạng của  ---------Winterflowers---- - - cải thông qua luật định. Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ  nghĩa trọng kim. Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở  thế kỷ 17  với những người đại diện là  Thomas   Mun  (1571­1641,   người   Anh)   và  Antoine   de   Montchrétien  (1576­1621,  người Pháp) với luận thuyết cân đối thương mại chủ động. Chủ nghĩa trọng thương  giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa thặng dư thương mại. Tuy  những  nhà hoạt  động kinh tế nói trên  sống ở các nước khác nhau và  không   có   sự   trao  đổi   gì   với  nhau  nhưng  họ  đã có  những  quan   điểm  trùng  hợp.  Trường phái này không chỉ biểu hiện qua lý thuyết, mà còn là một phần của truyền  thống văn hóa­chính trị. Chủ nghĩa trọng thương bắt đầu thoái trào từ  thế kỷ 18. Các nhà tư tưởng của chủ  nghĩa trọng thương không thể đáp lại một cách thuyết phục trước những phê phán  đối với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Chủ nghĩa trọng nông có cơ sở chính ở Pháp là  những tư tưởng kinh tế đầu tiên cố gắng phủ nhận chủ nghĩa trọng thương. Và cho  đến khi kinh tế học cổ điển hình thành rõ ràng nhờ Adam Smith, thì chủ nghĩa trọng  thương kết thúc, về mặt lý luận. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó tới chính sách kinh tế  của các nhà nước thì vẫn còn tiếp tục, thậm chí cho đến tận thế kỷ 20. Bối cảnh kinh tế ­ xã hội Đầu thế kỉ 15, Tây Âu vừa thoát ra khỏi thời kì Trung Cổ và phong kiến, hình  thành một  xã hội  chủ yếu vẫn là  nông nghiệp. Sản xuất tự cung tự cấp là chính,  thương mại chưa phát triển. Con người đã khám phá ra những vùng đất mới ,tạo điều kiện mở rộng giao  lưu giữa các khu vực (tìm ra tân thế giới giúp giao thương với phương Đông,chinh  phục Mexico mở rộng giao thương với  châu Mỹ,giao thương cho  Bồ Đào Nha với  Ấn độ  và các nước  Nam Á  bằng đường biển nhờ cuộc hành trình của  Vasco da  Gama) Cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16, thương mại bắt đầu phát triển nhờ các nhân tố  như: các phát kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường  vận tải  thương mại, sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm  tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia. Ngoài ra, phải kể đến những  nguyên nhân khác như: vai trò của các thương gia được nâng cao, sự hình thành ngày  càng nhiều các quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế giới đổ về… Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm thương gia, nhân viên  ngân hàng, nhân viên Chính phủ và cả một số nhà triết học) đã viết những bài tiểu  luận và những cuốn sách nhỏ về thương mại quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ  cho một trường phái kinh tế triết học được gọi là chủ nghĩa trọng thương. Các quan điểm chính ---------Winterflowers---- - - • Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận  truyền thống quân chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối  cao, là phụ mẫu của dân tộc, người có quyền điều hành các chính sách kinh tế  với mục đích tạo nên sự hùng mạnh của quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương là  hệ tư tưởng đầu tiên xác định các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu nhà  nước. • Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế  quan  bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên  thị trường  nước ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc trên  thị trường trong nước. Chính sách  bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh  tranh của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả  khả quan của giao thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối  với lượng hàng nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành  khái niệm cân đối thương mại chủ động. • Những người theo phái trọng thương bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim loại  sản xuất tiền là  vàng  và  bạc. Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên  những người trọng thương tin rằng một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàng  của mình trên sự thua thiệt của quốc gia khác. • Chỉ chú ý đến xuất khẩu.Họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu,  vì xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại quý. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế,  đặc biệt là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Họ bảo vệ  chính sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu (thông qua trợ giá) và cản trở nhập  khẩu (dựa vào thuế quan). • Ngoài ra ,quan niệm của phái trọng thương về nhân công và công xá cũng có  nhiều lệch lạc,.Theo họ muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều kim quý thì phải  có   nhiều   nhân   công."Dân   số  là  của   cải   và   sức   mạnh   của  quốc  gia"  (theo  Nichobas Barbon)."Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia có nhiều  nhân công nhất" (theo Josiah Tucken).
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net