logo

Chương 8: Các ứng dụng trong y dược


Chương 8 Các ứng dụng trong y dược I. Mở đầu Cho đến nay, có lẽ thành tựu công nghệ sinh học được thể hiện rõ nét nhất là ở lĩnh vực y học như liệu pháp protein và liệu pháp gen để chữa trị một số bệnh hiểm nghèo (ung thư, nhiễm virus và hiện đang thử nghiệm chữa trị bệnh AIDS...) cũng như để chẩn đoán bệnh (viêm gan, sốt xuất huyết, sán lá gan...) và phòng bệnh (vaccine). Ngày nay, với những công cụ của kỹ thuật gen, ngành y không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà còn có khả năng tác động thẳng vào các nguyên nhân sâu xa của bệnh đó là sự bất thường của gen. Công nghệ sinh học đã xâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực của y học, trong đó đáng kể nhất là lĩnh vực chẩn đoán và phòng ngừa với việc tạo ra các bộ kit chẩn đoán bệnh bằng phương pháp PCR và các DNA vaccine có hiệu quả cao. Lĩnh vực sản xuất thuốc chữa bệnh như interferon, insulin, interleukin, hormone sinh trưởng ở người... ngày càng phát triển mạnh và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng. Đặc biệt, liệu pháp gen mặc dù thành tựu còn ít nhưng đã mở ra những triển vọng to lớn trong việc chữa trị những bệnh di truyền và bệnh nan y. II. Vaccine Trong sản xuất vaccine, cho đến thời gian gần đây, người ta vẫn sử dụng vaccine bất hoạt hoặc vaccine sống nhược độc làm kháng nguyên kích thích tạo kháng thể cần thiết trong cơ thể người và vật nuôi. Nhưng vaccine được sản xuất theo cách này có một vài hạn chế, chẳng hạn vaccine sống nhược độc có khả năng quay trở lại dạng độc hoặc hoạt lực của nó giảm khá nhanh trong cơ thể người và vật nuôi. Đến nay, nhờ công nghệ DNA tái tổ hợp người ta đã sản xuất được protein vỏ của một số loại virus như virus bệnh dại và viêm gan B. Sản xuất vaccine kỹ thuật gen là một lĩnh vực phát triển mạnh hiện nay của công nghệ DNA tái tổ hợp. Đây là loại vaccine được bào chế từ vi khuẩn đã được chuyển gen mã hóa tổng hợp một protein kháng nguyên của một loại virus hay một loại vi khuẩn gây bệnh nào đó. Hiện nay, các loại DNA vaccine tái Nhập môn Công nghệ sinh học 270 tổ hợp được sử dụng cho người bao gồm vaccine viêm gan B, vaccine dại kiểu mới, vaccine tả kiểu mới, vaccine sốt rét và vaccine bệnh phong. Virus viêm gan B có vỏ ngoài lypoprotein. Kháng nguyên bề mặt là protein chính của vỏ ngoài, được phát hiện trong máu người bị nhiễm. Người ta biến nạp gen tổng hợp kháng nguyên của virus viêm gan B vào vi khuẩn E. coli sau đó sản xuất sinh khối ở quy mô lớn các vi khuẩn E. coli mang gen tái tổ hợp này, biến E. coli thành “nhà máy” sản xuất kháng nguyên để làm vaccine. Bên cạnh đó, mô hình sản xuất vaccine dựa trên cơ sở thực vật (vaccine thực phẩm) cũng có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Bằng cách chuyển một loại gen kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn vào tế bào thực vật, gen này sẽ hoạt động trong cơ thể và biến thực vật thành nơi sinh ra kháng nguyên. Khi những kháng nguyên này đi vào cơ thể người thì hệ thống miễn dịch của người sẽ tự động sinh ra kháng thể đặc hiệu tương ứng. Như vậy, thay vì tiêm chủng theo phương thức thông thường người ta có thể ăn những hoa quả có kháng nguyên được sử dụng làm vaccine. 1. Các phương thức tiêm chủng vaccine hiện nay 1.1. Các vaccine bất hoạt Các vaccine bất hoạt được sản xuất từ các virus gây bệnh bằng cách phá hủy độc tính của chúng bằng -propiolactone hoặc formalin nhưng vẫn duy trì một khả năng sinh miễn dịch đầy đủ. Các vaccine được sản xuất theo phương thức này tương đối an toàn và kích thích các kháng thể chống lại các protein bề mặt của tác nhân gây bệnh. Các vaccine tiểu đơn vị được xem là một dạng vaccine bất hoạt nhưng có mức độ thấp hơn. Trong trường hợp này, một phần của tác nhân gây bệnh (như là protein bề mặt) được sử dụng để gây tạo kháng thể nhằm trung hòa tác nhân gây bệnh. Sử dụng rộng rãi kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B được tinh sạch từ máu của người bệnh hoặc gần đây hơn từ nấm men tái tổ hợp là một phương thức rất hiệu quả để tạo miễn dịch. Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (sản phẩm của gen đơn) kích thích tạo ra sự bảo vệ và gần như hoàn toàn chống lại sự viêm nhiễm virus viêm gan B. Một ví dụ khác của loại vaccine tiểu đơn vị là sử dụng biến độc tố của vi khuẩn. Nhiều loại vi khuẩn sản xuất độc tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Vì vậy, một số tác nhân mang độc tố (ví dụ bệnh uốn ván và bệnh bạch hầu) đã được bất hoạt bằng formaldehyde liên kết với một Nhập môn Công nghệ sinh học 271 chất tá dược (adjuvant) để phát triển thành vaccine. Cơ thể tạo miễn dịch bảo vệ bằng cách kích thích kháng thể trung hòa các ảnh hưởng của độc tố. Một loại vaccine khác cũng thuộc loại tiểu đơn vị là các vaccine vỏ polysaccharide. Chẳng hạn, những vaccine chống lại Haemophilus influenzae và viêm màng não do não mô cầu. Trong trường hợp này dịch chiết vỏ ngoài polysaccharide của vi khuẩn được sử dụng như là một vaccine và có khi được liên kết với protein để cải thiện khả năng gây miễn dịch. Kháng thể bền bỉ trong một vài năm và có thể bảo vệ chống vi khuẩn. 1.2. Các vaccine sống nhược độc Các vaccine sống có hiệu lực (như một sự viêm nhiễm tự nhiên) thường tạo ra một sự miễn dịch lâu dài. Hầu hết các vaccine nhược độc hiện nay được sản xuất một cách khá kinh nghiệm, theo cách quá trình nuôi cấy được cấy chuyển nhiều lần cho tới khi nhận thấy có sự mất độc lực (virulence) của tác nhân gây bệnh bố mẹ. Độc lực này được xét nghiệm trong các hệ thống động vật mô hình trước khi thử nghiệm trên những người tình nguyện. Chẳng hạn, vaccine dùng để tạo miễn dịch chống lại bệnh lao được bắt nguồn sau 13 năm cấy chuyển trong môi trường có chứa mật bởi Calmette và Guerin (vì vậy có tên là BCG-Bacille Calmette-Guerin). Thực tế cho thấy là có nhiều hướng khác nhau để sản xuất vaccine cho một loại bệnh, điển hình là vaccine bệnh thương hàn hiện nay. Ở Anh có ba loại vaccine khác nhau đã được cấp bản quyền. Một là vaccine từ tế bào hoàn chỉnh bị giết chết, loại thứ hai là dịch chiết vỏ polysaccharide của bệnh thương hàn, và loại thứ ba là chủng Salmonella typhi sống nhược độc. 2. Vai trò của công nghệ DNA tái tổ hợp trong nhận dạng, phân tích và sản xuất vaccine 2.1. Nhận dạng và tạo dòng các kháng nguyên có tiềm năng vaccine Nhiều tác nhân gây bệnh gần như không có khả năng nuôi cấy bên ngoài vật chủ tự nhiên của chúng và điều này đã gây cản trở cho các cách tiếp cận truyền thống để phát triển liệu pháp vaccine. Ví dụ: virus viêm gan B (HBV), tác nhân gây bệnh giang mai ở người (Treponema pallidum) và vi khuẩn gây bệnh phong (Mycobacterium leprae) không thể sinh trưởng trong điều kiện in vitro mặc dù chúng có thể sinh sản trong các loại động vật mô Nhập môn Công nghệ sinh học 272 hình. Bởi vậy, người ta không thể tạo ra các vaccine sống nhược độc hoặc các vaccine bất hoạt bằng cách nuôi cấy các tác nhân này. Công nghệ DNA tái tổ hợp cho phép chuyển thông tin di truyền từ những cơ thể “khó tính” này vào những vật chủ “dễ bảo” hơn như là E. coli, nấm men hoặc tế bào động vật có vú. Không phải tất cả các gen kháng nguyên đều dễ nhận dạng, tạo dòng và biểu hiện như gen kháng nguyên bề mặt của viêm gan. Trình tự nguyên vẹn của genome HBV có kích thước nhỏ hơn 10 kb. Bởi vậy, tương đối đơn giản khi thiết lập khung đọc mở để biểu hiện. Tuy nhiên, ở trường hợp bệnh sốt rét thì lại khác. Từ lâu các nhà khoa học biết rằng các thoa trùng (sporozoite) sốt rét bị chiếu xạ có thể bảo vệ chống lại bệnh sốt rét. Nhưng giai đoạn thoa trùng trong chu kỳ sống của ký sinh trùng sốt rét chỉ sinh trưởng với một lượng nhỏ, nên người ta cần phải ứng dụng công nghệ DNA tái tổ hợp để sản xuất vaccine. Tuy nhiên, genome của ký sinh trùng sốt rét lại lớn hơn genome của HBV hàng ngàn lần, vì thế người ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông tin về trình tự gen thích hợp và sản phẩm của nó để tạo ra bảo vệ miễn dịch. Điểm khởi đầu của công nghệ DNA tái tổ hợp là xây dựng thư viện DNA của cơ thể được nghiên cứu trong E. coli. Thư viện cDNA hoặc genomic DNA có thể cung cấp các phương thức cơ bản để nhận dạng và phân lập các gen quan tâm. Với các thành tựu trong kỹ thuật phân tích trình tự gen thì thông tin trình tự bắt nguồn từ các genome hoàn chỉnh hoặc các nhiễm sắc thể riêng biệt đã trở nên càng ngày càng quan trọng. 2.2. Phân tích các kháng nguyên vaccine 2.2.1. Những yếu tố quyết định kháng nguyên tế bào B (B-cell epitopes) Phân tích cấu trúc của kháng nguyên vaccine có thể thu được các thông tin giá trị trong việc phát triển vaccine. Chẳng hạn, hiểu biết về những epitope (yếu tố quyết định kháng nguyên) chống lại các kháng thể trung hòa có thể cho phép nghiên cứu loại vaccine peptide thích hợp. Các epitope có thể liên tục hoặc gián đoạn. Các epitope liên tục là các peptide ở dạng xoắn ngẫu nhiên để các huyết thanh miễn dịch cho epitope phản ứng với phân tử hoàn chỉnh từ trình tự mà nó được bắt nguồn. Các epitope gián đoạn lắp ghép các phân tử được nhóm lại do cấu trúc thứ cấp của protein. Một vài epitope trung hòa ở dạng liên tục trong khi những epitope khác là gián đoạn. Nhập môn Công nghệ sinh học 273 2.2.2. Những yếu tố quyết định kháng nguyên tế bào T (T-cell epitopes) Các T lymphocyte có thể nhận diện các kháng nguyên ngoại lai như các peptide được tạo thành trong sự phối hợp với phần ngoại bào của phân tử MHC. Các tế bào T trợ giúp (helper T-cell) CD4+ nhận diện được kháng nguyên tiếp hợp với MHC loại II, trong khi các tế bào T độc hại tế bào (cytotoxic T-cell) CD8+ (CTLs) nhận diện kháng nguyên liên kết với các phân tử MHC loại I. Đa hình di truyền của các phân tử MHC loại I và II xác định sự đặc hiệu và ái lực của liên kết peptide trong sự nhận diện của tế bào T. 2.3. Sản xuất các vaccine tiểu đơn vị (subunit vaccine) Nói chung, nuôi cấy tế bào động vật có vú là phương pháp thích hợp để sản xuất các vaccine chống lại các tác nhân gây bệnh được sao chép trong các tế bào eukaryote. Tế bào E. coli không ổn định để tiến hành một vài biến đổi hậu dịch mã của một số vaccine quan tâm. Bởi vì, các hệ thống vi khuẩn không thể bổ sung carbohydrate là yếu tố quan trọng trong đặc tính kháng nguyên và cấu trúc của nhiều kháng nguyên bảo vệ của virus. Một điều khác cũng rất đáng quan tâm, đó là hiệu suất khá nghèo của kháng nguyên bề mặt trong vi khuẩn và protein hoàn toàn thiếu khả năng cuộn xoắn chính xác để lắp ráp trong các tiểu thể có đường kính 22 nm, nấm men Sac. cerevisiae cũng là một trong những hệ thống thích hợp cho biểu hiện gen do nó không những cho hiệu suất protein hợp lý mà còn tạo thành các tiểu thể 22 nm. Điều này, cùng với kinh nghiệm sản xuất ở quy mô lớn trong công nghệ lên men, đã tạo ra một hệ thống hấp dẫn đặc biệt, ví dụ cho việc sản xuất các tiểu thể HbsAg để bào chế vaccine trong nấm men với một hiệu suất cao. Tuy nhiên, vaccine sản xuất theo phương thức này vẫn còn khoảng 1% không có đáp ứng miễn dịch. Tiếp theo sự thành công của vaccine viêm gan và do khả năng có sẵn của các công nghệ đã được thiết lập để cung cấp một lượng lớn kháng nguyên, thì hướng nghiên cứu tiểu đơn vị là một trong những phương pháp thích hợp nhất để phát triển các vaccine mới. Quá trình glycosyl hóa protein là rất quan trọng để gây ra phản ứng miễn dịch của HbsAg, vì thế nuôi cấy tế bào động vật có vú có thể là thích hợp hơn. Thực tế là một trong những vaccine viêm gan B đã cấp bản quyền được sản xuất trong tế bào động vật có vú. Nhập môn Công nghệ sinh học 274 3. Cải thiện và sản xuất các vaccine sống nhược độc mới 3.1. Cải thiện các vaccine sống nhược độc Các kỹ thuật sinh học phân tử cho phép phân tích độc tính và đặc tính kháng nguyên ở mức độ phân tử, như vậy đây là cơ sở thuận lợi để triển khai một hướng nghiên cứu thích hợp hơn trong việc sản xuất các cơ thể nhược độc để công nghiệp hóa vaccine sống với các tính chất mong muốn. Các virus loại DNA và các vi sinh vật khác có thể được chuyển gen trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, các virus loại RNA ở một mức độ nào đó khó giải quyết hơn, mặc dù đã có một vài thành công với virus bại liệt (poliovirus) và virus bệnh cúm (influenza), do độ rắn chắc của genome virus. 3.2. Các vector sống tái tổ hợp 3.2.1. Các thể tái tổ hợp của viral vaccine Các viral vaccine cho bệnh đậu mùa đã được sử dụng hơn 150 năm dưới dạng vaccine sống nhược độc. Giá thành rẻ, sản xuất đơn giản, bảo quản không cần lạnh, khả năng ổn định khi tiêm chủng và kích thích đáp ứng kháng thể trung gian tế bào (cell-mediated) là tất cả ưu điểm của loại vaccine này. Tuy nhiên, những ưu điểm này chỉ thật sự hấp dẫn bởi các thể tái tổ hợp vaccine biểu hiện gen ngoại lai (Hình 8.1). Hơn 1.000 thể tái tổ hợp vaccine khác nhau biểu hiện các gen của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh ký sinh trùng đã được công bố. Đa số trong chúng đã cho thấy khả năng bảo vệ ở các hệ thống động vật mô hình chống lại các tác nhân gây bệnh. Thể tái tổ hợp vaccine biểu hiện glycoprotein vỏ gp160 của HIV-1 được thử nghiệm trên người cho thấy đã cảm ứng các đáp ứng miễn dịch đối với HIV gp160. Tuy nhiên, các biến chứng kết hợp với liệu pháp vaccine và việc tăng số lượng các cá thể riêng lẽ mang sự thiếu hụt miễn dịch có thể giới hạn hữu ích của các thể tái tổ hợp đối với liệu pháp vaccine ở người. 3.2.2. Các vaccine tái tổ hợp BCG Vaccine BCG (Bacillus gây bệnh lao xương của avirulent) là loại vaccine được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Từ 1948 đến nay hơn 5 tỷ liều vaccine đã được tiêm chủng. Nhập môn Công nghệ sinh học 275 Gen ngoại lai được chèn vào plasmid vector Virus bệnh đậu mùa Tế bào động vật có vú Virus sinh sản: dạng hoang dại và thể tái tổ hợp mang gen ngoại lai Vết tan của dạng hoang Các vết tan của thể tái tổ dại và thể tái tổ hợp hợp được chọn lọc để phát triển vaccine Hình 8.1. Virus đậu mùa được tái tổ hợp trong tế bào động vật có vú với một gen ngoại lai. Các virus đậu mùa được sinh sản bao gồm cả hai dạng: hoang dại và tái tổ hợp. Các virus tái tổ hợp được phân lập và sử dụng để phát triển thành một loại vaccine an toàn và hiệu quả. Vaccine BCG tái tổ hợp có một số ưu điểm khác biệt hơn hẳn các hướng vaccine đa trị khác, trước tiên là nhờ kinh nghiệm thu được với vaccine BCG gốc (parent). Ưu điểm thực tế đó là chỉ hai vaccine BCG và vaccine polio uống mới được WHO khuyến cáo dùng cho trẻ em mới sinh và người trẻ tuổi, những người mà liệu pháp vaccine có thể khởi đầu tốt hơn cho các cơ hội thành công trong các chương trình tiêm chủng vaccine. Chủng ngừa riêng rẽ với BCG tạo ra một miễn dịch trung gian tế bào bền Nhập môn Công nghệ sinh học 276 vững đối với bệnh lao là rất hiệu quả với ít hơn một biến chứng trên một triệu liều. Mặc dù, các vector loại phage và plasmid đã được sử dụng có một vài thành công nhưng những nghiên cứu tiếp theo vẫn còn được tiến hành để có thể hướng tới các mức độ biểu hiện cao và cho phép hệ thống được thao tác dễ dàng hơn. 3.2.3. Các chủng Salmonella nhược độc (vaccine vi khuẩn sống) Công nghệ DNA tái tổ hợp có khả năng đưa toàn bộ các đột biến hoặc đoạn khuyết vào các chủng vi khuẩn khác nhau để làm yếu độc tính của chúng. Các vaccine nhược độc được thiết kế hợp lý cũng có thể dùng như là các chất mang cho các kháng nguyên được tạo dòng từ các cơ thể gây bệnh khác. Các chủng Salmonella nhược độc được xem là một ứng cử viên tốt cho hướng này bởi vì chúng có thể được dùng như một vaccine uống để kích thích các phản ứng miễn dịch nội bào và bài tiết trong vật chủ. Chẳng hạn, gen của tiểu đơn vị B không ổn nhiệt (heat labile B subunit) ở enterotoxic E. coli được đưa vào trong chủng Salmonella nhược độc AroA. Vi khuẩn Salmonella tái tổ hợp này có thể cảm ứng các kháng thể IgG và IgA đối với tiểu đơn vị B enterotoxic (cũng như Salmonella) trong các động vật được chủng ngừa vaccine. 3.2.4. Các thể khảm của virus bại liệt (poliovirus) Poliovirus chủng Sabin type 1 sống nhược độc là một vaccine rất an toàn và hiệu quả, kích thích các đáp ứng kháng thể tuần hoàn và bài tiết. Sự hiểu biết về cấu trúc tinh thể của virus cùng với khả năng tạo virus từ các phân tử cDNA cho phép các vùng kháng nguyên của các tác nhân gây bệnh khác được hợp nhất chính xác trong tiểu thể virus ở hầu hết các vị trí kháng nguyên. Ví dụ: DNA mã hóa cho vị trí kháng nguyên chủ yếu của chủng Sabin type 1 được thay bằng DNA của chuỗi peptide từ HIV-1. Huyết thanh miễn dịch đối với peptide được xem như là tiểu thể poliovirus tái tổ hợp và người ta nhận thấy trong các nghiên cứu miễn dịch virus tái tổ hợp có thể cảm ứng rộng rãi các kháng thể trung hòa anti-HIV. 3.2.5. Các chủng E. coli tái tổ hợp Chủng enterotoxigenic E. coli (ETEC) gây bệnh đi chảy ở lợn con và Nhập môn Công nghệ sinh học 277 một vài trường hợp ở người (E. coli type huyết thanh O 157). Các vi khuẩn này bám chặt vào ruột của vật chủ qua fimbrae liên kết bề mặt để tiết độc tố ổn nhiệt (ST-toxin) và không ổn nhiệt (LT-toxin). Fimbrae là kháng nguyên mạnh và các vaccine đầu tiên chống ETEC gồm có các tế bào hoàn chỉnh hoặc các dịch chiết vô bào được làm giàu để chống lại fimbrae. Các vaccine được bào chế từ các chủng ETEC đã sinh ra các phản ứng bất lợi đáng kể do các nồng độ cao của lipopolysaccharide và các kháng nguyên vỏ trên bề mặt của chủng ETEC hoang dại. Chủng vi khuẩn E. coli K12 gây ra phản ứng bất lợi ít hơn nhiều và được dùng như là một vật chủ để xây dựng plasmid vector biểu hiện một hoặc nhiều loại kháng nguyên khác nhau của fimbrae. Tuy nhiên, để sản xuất một vaccine có phạm vi bảo vệ rộng thì cần đưa vào các thành phần kháng độc tố. Các plasmid vector được xây dựng bằng cách sử dụng promoter mạnh của prokaryote biểu hiện cao LT toxin B subunit. 4. Các hướng tiếp cận khác trong sản xuất vaccine 4.1. Các DNA vaccine (miễn dịch di truyền) Một điều khá ngạc nhiên là các plasmid mang các gen đặc hiệu cho một hoặc nhiều protein kháng nguyên có thể được dùng để tạo miễn dịch (chủng ngừa). Các plasmid được phân phối bằng cách tiêm (thường vào cơ) đưa gen trực tiếp vào trong một số tế bào và được hấp thu bởi các tế bào lân cận nơi kim tiêm được đưa vào. Ngoài ra, plasmid cũng có thể được phân phối bằng súng bắn gen (các viên đạn vàng được bọc DNA của plasmid) bằng cách đẩy các plasmid vào trong các tế bào gần bề mặt cơ thể, đặc trưng cho loại này là tổ chức da hoặc màng nhầy. Một khi vào bên trong tế bào, một vài plasmid tái tổ hợp sẽ đi vào nhân và do gen được điều hòa bởi một promoter mạnh của eukaryote, các tế bào sẽ tổng hợp các kháng nguyên được mã hóa bởi plasmid. ▪ Tối ưu các đáp ứng miễn dịch Các đáp ứng đối với DNA vaccine thường cần một lượng nhất định của plasmid DNA ( 50 g trên một lần tiêm) và hiệu quả miễn dịch không bằng tiêm chủng tự nhiên với tác nhân gây bệnh hoặc được kích thích bởi các vaccine sống nhược độc. Tuy nhiên, các đáp ứng miễn dịch có thể được cải thiện bằng các phương pháp khác, chẳng hạn dùng súng bắn gen để đưa DNA vào tế bào. Nhập môn Công nghệ sinh học 278 Phản ứng miễn dịch đối với kháng nguyên bị ảnh hưởng bởi DNA của plasmid mang gen. Do DNA của plasmid (có nguồn gốc từ vi khuẩn) có tỷ lệ CG lớn hơn so với DNA trong động vật có xương sống, hơn nữa các đơn vị CG trong plasmid của vi khuẩn có xu hướng không methyl hóa (không gắn các nhóm methyl) trong khi ở động vật chúng thường được methyl hóa. Việc tăng số lượng các chuỗi kích thích miễn dịch trong plasmid có thể sẽ khuếch đại tốt khả năng sinh miễn dịch của các kháng nguyên được mã hóa trong DNA vaccine. 4.2. Các peptide vaccine Trong những năm gần đây, người ta có thể phân lập các tế bào nhánh (dendritic cells) từ tủy xương hoặc máu ngoại biên của người bệnh và nuôi cấy chúng trong điều kiện in vitro. Các tế bào này sau đó được nhồi peptide (hoặc một nguồn kháng nguyên khác) và đưa trở lại vào trong người bệnh. Các tế bào hiện diện kháng nguyên chuyên nghiệp này sau đó sẽ tạo ra một đáp ứng miễn dịch hiệu quả mà không thể tạo ra bằng cách khác. Liệu pháp miễn dịch này được tập trung nghiên cứu để điều trị ung thư và có thể liên quan với một vài loại tác nhân gây nhiễm. Hạn chế chính của hướng kỹ thuật cao này là cần phải đặc biệt kiên nhẫn và vì thế rất đắt tiền. 4.3. Kháng các kiểu gen cá thể (anti-idiotypes) Anti-idiotype (anti-Id) cũng có thể tạo ra các vaccine hiệu quả, vì các kháng thể tự chúng cũng hoạt động như là các chất kháng nguyên (immunogens). Một đáp ứng miễn dịch tăng lên chống lại vị trí liên kết kháng nguyên đơn nhất (unique antigen combining site) của một kháng thể được gọi là một phản ứng anti-idiotype và có thể tương đồng cấu trúc với kháng nguyên gốc đầu tiên. Khi hiện tượng này xuất hiện thì kháng thể anti- idiotype (đơn dòng hoặc đa dòng) có thể gây ra một đáp ứng kháng thể nhận dạng kháng nguyên gốc và do đó hoạt động như một vaccine. Các anti- idiotype cho thấy một khả năng bảo vệ trong các hệ thống động vật mô hình khác nhau. Thí dụ điển hình về tiềm năng của hướng này là việc bảo vệ con tinh tinh khỏi bệnh phối hợp HBV (HBV-associated disease) bởi miễn dịch trước đó với anti-Id. Nhập môn Công nghệ sinh học 279 III. Kháng thể đơn dòng Công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng dựa trên nguyên lý sử dụng tế bào lai (giữa tế bào ung thư myeloma với tế bào lympho B của hệ miễn dịch ở động vật hoặc người) để sản xuất kháng thể. Kháng thể đơn dòng có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong y học: phát hiện kháng nguyên, ức chế phản ứng đào thải khi ghép cơ quan, chẩn đoán sự hình thành khối u, định hướng thuốc chữa bệnh bằng kháng thể đơn dòng, sử dụng kháng thể đơn dòng để tinh sạch protein… 1. Sản xuất hybridoma bằng cách dung hợp tế bào sinh dưỡng Trước đây, người ta cũng tạo ra kháng thể bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào, nhưng theo phương pháp này, người ta phải định kỳ làm lại sau mỗi lần thu được kháng thể, vì ở điều kiện nuôi cấy trong ống nghiệm, các tế bào thường chỉ tiến hành một số lần phân bào nhất định rồi bị hủy. Trong công nghệ sinh học, kỹ thuật tế bào lai hybridoma (lai giữa tế bào myeloma với tế bào lympho B) đã mở ra một phương thức mới trong miễn dịch học, để sản xuất vaccine hàng loạt. Người ta đã tạo ra một loại tế bào lai có thể phân bào liên tục trong điều kiện nuôi cấy, đồng thời lại có khả năng sản sinh ra kháng thể, từ đó kháng thể được sản xuất ra với khối lượng rất lớn. Tế bào ung thư có đặc điểm rất quan trọng là loại tế bào có tiềm năng phân chia liên tục (di căn). Khả năng sinh sản lâu dài và phân bào liên tục của tế bào ung thư nuôi cấy có liên quan với khả năng tăng sinh của các tế bào ung thư trong cơ thể sống. Người ta chọn một loại tế bào có khả năng sinh ra kháng thể, hiện nay đang sử dụng tế bào lách của chuột nhắt đã được miễn dịch chống một loại kháng nguyên nhất định. Tiến hành lai giữa tế bào lách chuột nhắt với tế bào ung thư của tủy xương. Tế bào lai đem nuôi cấy, phân chia liên tục, sản sinh ra một lượng rất lớn kháng thể. Kháng thể này đặc trưng cho một dòng tế bào, nên được gọi là kháng thể đơn dòng. Quá trình trên chính là hiện tượng lai tế bào, tức là khả năng dung hợp giữa một loại tế bào có khả năng tái bản, sinh sản phát triển không ngừng với một loại tế bào có chức năng tạo ra kháng thể (Hình 8.2). Nhập môn Công nghệ sinh học 280 Sản xuất kháng thể được cảm ứng trong chuột Các tế bào giải bằng gây tạo miễn dịch phóng kháng thể Các tế bào khối u được phân lập sinh trưởng in vitro Các tế bào giải phóng kháng thể và các tế bào khối u được dung hợp để tạo thành hybridoma Các hybridoma giải phóng kháng thể được tạo dòng Các kháng thể đơn dòng được phân lập Hình 8.2. Sơ đồ sản xuất kháng thể đơn dòng 2. Sản xuất kháng thể đơn dòng bằng công nghệ DNA tái tổ hợp 2.1 . Phân lập các gen immunoglobulin Nhờ kỹ thuật PCR vấn đề trở nên tương đối đơn giản khi phân lập và tạo dòng các gen immunoglobulin từ các tế bào B (thuần thục hoặc chưa thuần thục) và các tế bào hybridoma bằng các cặp primer đặc hiệu. Nguyên liệu khởi đầu thường là mRNA hơn là DNA, vì mRNA chỉ chứa các exon mã hóa, các intron bị cắt bỏ (spliced out) trong suốt quá trình phiên mã. Hầu hết sự quan tâm đều tập trung vào việc phân lập và tạo dòng các vùng immunoglobulin có thể thay đổi (immunoglobulin variable regions) của chuỗi nặng (VH) và chuỗi nhẹ (VL) chứa các vùng bổ trợ xác định (complementarity determining regions-CDRs) cần thiết trong liên kết kháng nguyên. Bằng cách liên kết các sản phẩm của các gen VH và VL các đoạn chuỗi đơn có thể thay đổi (scFV) sẽ được tạo ra, các sản phẩm protein của chúng có đủ khả năng để liên kết với kháng nguyên. Các cấu trúc scFV này Nhập môn Công nghệ sinh học 281 có thể được đưa vào trong các phagemid vector để thể hiện ở bề mặt các bacteriophage dạng sợi kết đôi với một protein vỏ không quan trọng hiện diện ở một đầu của phage. Các thư viện gen kháng thể của người đã được xây dựng theo phương thức này từ các gen được phân lập của các tế bào B trong máu ngoại vi của cả những người bị nhiễm HIV và những người mạnh khỏe. 2.2. Biểu hiện scFV trên bề mặt bacteriophage Các thư viện của phage trong E. coli TG1 được sinh trưởng trong môi trường chứa glucose và helper phage (ví dụ M13KO7) được bổ sung để gây nhiễm lần thứ hai (superinfect) các vi khuẩn. Các tế bào bị gây nhiễm lần hai sau đó được ly tâm nhanh và cho sinh trưởng qua đêm trên môi trường không có glucose nhưng có bổ sung ampicillin và kanamycin, trước tiên cảm ứng gây đóng gói phagemid biểu hiện scFV phối hợp với protein của gen III và sau đó tạo thành phage. Các vi khuẩn nguyên vẹn được tạo tiểu thể bằng ly tâm và phage được kết tủa từ các thể nổi với PEG. Các bước này cho phép tinh sạch và cô đặc phage thành stock để dùng trong chọn lọc theo vòng tròn trên kháng nguyên 3. Kháng thể đơn dòng trong nghiên cứu Sinh-Y Các kháng thể đơn dòng là những tác nhân phản ứng cần thiết để phân lập, nhận diện và xác định vị trí của các sản phẩm đặc trưng của gen trong tế bào và để trợ giúp trong việc xác định cấu trúc đại phân tử của chúng. Nói chung, khó có thể thảo luận chi tiết về nhiều ứng dụng của kháng thể đơn dòng trong nghiên cứu cơ bản. Thay vào đó, chúng ta tập trung chính về các ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị. - Các kháng thể đơn dòng dựa theo các chỉ thị tế bào chất và bề mặt tế bào có một ảnh hưởng không chỉ trong nghiên cứu cơ bản mà còn cho phép phát triển các phương thức trong điều trị. Chẳng hạn, sự biểu hiện dư thừa của thụ thể đối với nhân tố sinh trưởng biểu mô (EGF) và các thụ thể liên quan, một sản phẩm của proto-oncogene c-erbB-1, được tìm thấy là chỉ thị của sự tiên lượng nghèo nàn trong các bệnh nhân mang ung thư biểu mô tế bào vảy hoặc u tuyến. Cũng như vậy, nhiều chất chỉ thị bề mặt của tế bào được phát hiện trên leukocyte được sử dụng để nhận dạng các u ác tính và quyết định phương pháp điều trị. Nhập môn Công nghệ sinh học 282 - Phân tích miễn dịch bằng phương pháp RIA và ELISA, dựa trên nguyên tắc dùng kháng thể đơn dòng để phát hiện kháng nguyên tương ứng của nó trong các mẫu phân tích nhờ phản ứng gắn rất đặc hiệu của kháng thể đơn dòng với kháng nguyên. - Ức chế thải loại khi ghép cơ quan bằng cách sử dụng kháng thể đơn dòng chống kháng nguyên đặc hiệu của tế bào lympho T, nhằm loại bỏ phản ứng thải loại khi ghép các cơ quan của người với nhau. - Chẩn đoán hình thành khối u, khi có sự hình thành khối u trong máu sẽ xuất hiện một số tác nhân đánh dấu. Do đó, có thể sử dụng các phương pháp phân tích miễn dịch để phát hiện các tác nhân trên trong máu hoặc trên khối u. - Định hướng thuốc chữa bệnh, lợi dụng khả năng các phân tử kháng thể gắn rất đặc hiệu với tế bào ở vị trí xác định nào đó của cơ thể (trong đó có tế bào ung thư) để định hướng thuốc chữa bệnh hoặc độc chất tới trực tiếp khối u hoặc nơi cần chữa trị như vậy sẽ tăng hiệu quả chữa trị lên nhiều lần. 4. Kháng thể đơn dòng trong chẩn đoán và điều trị bệnh Kháng thể đơn dòng có công dụng đặc biệt quan trọng, được sử dụng để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, bệnh di truyền, dị ứng, rối loạn miễn dịch. Dùng kháng thể đơn dòng là phương tiện rất nhạy và đơn giản để chẩn đoán có thai, các bệnh lao, phong... Kháng thể đơn dòng cũng được sử dụng để chống thụ thai, làm triệt sinh ở gia súc. Kháng thể đơn dòng còn được dùng để chẩn đoán di căn ung thư nếu có gắn thêm đồng vị phóng xạ. Phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng đã nhanh chóng thay thế các phương pháp miễn dịch học và huyết thanh học truyền thống trong các xét nghiệm, như: - Xác định lượng hormone để đánh giá chức năng nội tiết. - Phát hiện một số protein có ý nghĩa để chẩn đoán khối u. - Xác định vi khuẩn và virus gây bệnh. - Phát hiện trong máu các cầu thủ, các chất kích thích bị cấm sử dụng, kiểm tra nồng độ thuốc trong máu và các tổ chức cơ thể nhằm bảo đảm liều thuốc dùng không quá ngưỡng gây độc. Nhập môn Công nghệ sinh học 283 Kháng thể đơn dòng còn được dùng để ức chế phản ứng đào thải khi cấy ghép cơ quan (ghép thận, truyền tủy...). Gần đây nhất, kháng thể đơn dòng còn được dùng để phát hiện bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch). Người ta đã thành công khi tiêm kháng thể đơn dòng cho bò cái, cừu cái, và đã cứu được hàng triệu súc vật sơ sinh khỏi chết do vi khuẩn Colibacillus enteritis. IV. Liệu pháp gen Đối với loại bệnh di truyền, bệnh do đột biến gen người ta phải cần đến sự can thiệp của liệu pháp gen, một hướng chữa bệnh gắn liền với các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại như các vi thao tác gen, sửa đổi thay thế gen... Liệu pháp gen (gene therapy) thực chất là phương pháp chữa bệnh bằng gen. Có nhiều khái niệm khác nhau về liệu pháp gen, nhưng cách hiểu chung nhất là tập hợp các biện pháp để sử dụng các gen cần thiết (còn gọi là gen trị liệu) nhằm mục đích chữa bệnh cho con người (Hình 8.3). Trong đó, gen trị liệu có thể là: - Các gen hoạt động bình thường (gen lành) có thể đưa vào tế bào để thay thế gen hỏng, gen mất chức năng, khôi phục hoạt động bình thường của tế bào và sự sống của cơ thể. - Là những gen có khả năng mã hóa một protein đặc hiệu khi đưa vào tế bào sống có thể tạo nên các loại protein đặc hiệu. Các protein đặc hiệu có thể ức chế hoạt động của một gen khác trong tế bào, kìm hãm khả năng phân chia của tế bào hoặc gây chết các tế bào bị bệnh. - Những gen khi đưa vào tế bào hoạt động đồng thời với các gen bệnh (gen bị đột biến trong tế bào) làm hạn chế tác động của gen bệnh hoặc hỗ trợ, bù đắp cho các gen bị hỏng. - Gen liệu pháp còn là các gen bất hoạt được đưa vào tế bào thay thế cho một gen lành nào đó, nhằm hạn chế sản phẩm không cần thiết của gen lành hoặc tạo ra cho tế bào một trạng thái mới, có tác dụng chống lại bệnh tật. - Gen trị liệu có thể là những đoạn oligonucleotide có tác dụng kìm hãm hoạt động của gen bị hỏng, bị đột biến trong tế bào. Nhập môn Công nghệ sinh học 284 Các protein của Gen thay thế gen thay thế Virus mang gen thay thế Nhân Tế bào người Hình 8.3. Mô hình chung của liệu pháp gen 1. Các loại liệu pháp gen Liệu pháp gen được chia làm hai nhóm phương pháp cơ bản là liệu pháp gen soma và liệu pháp gen giao tử (còn gọi là liệu pháp tế bào mầm). 1.1. Liệu pháp soma (somatic gene therapy) Là phương pháp điều trị thay thế hoặc sữa chửa gen hỏng, gen bệnh của các tế bào soma trong cơ thể người bệnh, giúp người bệnh có thể có cuộc sống bình thường. Liệu pháp gen soma có thể sử dụng một số loại tế bào như: tế bào lympho (lymphocyte), nguyên bào sợi (fibroblast), tế bào gốc (stem cells), tế bào gan (hepatocyte), tế bào biểu bì (keratinocyte)... Liệu pháp gen soma đến nay đã chữa và điều trị khỏi hoặc hạn chế biểu hiện cho một số khá lớn người bệnh mang các bệnh hiểm nghèo như: thiếu hụt miễn dịch phối hợp trầm trọng (SCID), ung thư, thiếu máu hồng cầu liềm, xơ nang... 1.2. Liệu pháp gen tế bào mầm (germline gene therapy) Là phương pháp điều trị, sửa chữa hoặc thay thế gen hỏng cho các giao tử (tinh trùng hoặc tế bào trứng) nhằm tạo ra thế hệ sau bình thường. Nhập môn Công nghệ sinh học 285 Liệu pháp gen tế bào mầm hiện nay còn là vấn đề đang được tranh luận ở nhiều nước trên thế giới chủ yếu vì lý do đạo đức và nhân đạo, chẳng hạn vấn đề nhân bản người. 2. Các ứng dụng của liệu pháp gen trong chữa bệnh 2.1. Bệnh thiếu hụt miễn dịch phối hợp trầm trọng (severe combined immuno deficiency-SCID) Bệnh SCID là bệnh thiếu hụt miễn dịch phối hợp trầm trọng ở người, gây giảm sút sức khỏe hoặc có thể gây chết do dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh SCID do rối loạn di truyền, gây mất chức năng tế bào miễn dịch lympho T, lympho B, tế bào NK (tế bào giết tự nhiên, natural killer cell)... Có nhiều biểu hiện bệnh SCID khác nhau, tùy theo mức độ sai hỏng của các gen (defective gene), dẫn đến rối loạn chức năng của các loại tế bào lympho gây thiếu hụt miễn dịch ở cơ thể người. Bệnh SCID ở người được chia làm hai nhóm: bệnh SCID liên kết nhiễm sắc thể giới tính X (X- SCID, chẳng hạn: sai hỏng gen c nằm ở locus 13.1 trên cánh dài của nhiễm sắc thể giới tính X của người) và bệnh SCID do sai hỏng các gen (ADA, PNP, CD3 và ZAP 70...) nằm trên nhiễm sắc thể thường. 2.1.1. Liệu pháp gen chữa bệnh ADA-SCID Gen mã hóa enzyme adenosine deaminase bị hỏng, dẫn đến rối loạn chức năng của các lympho T và B gây bệnh ADA-SCID. Liệu pháp gen ex vivo gồm có bốn bước cơ bản sau: - Lấy các tế bào lympho T từ máu của bệnh nhân ADA-SCID. - Thiết kế vector liệu pháp retrovirus mang gen ADA bình thường. - Trộn vector liệu pháp với tế bào lympho T để thực hiện quá trình chuyển gen vào tế bào lympho T. - Đưa các tế bào lympho T mang gen liệu pháp trở lại cơ thể người bệnh. Kết quả sau khi điều trị liệu pháp gen từ 5-6 tháng số tế bào miễn dịch lympho T tăng dần lên, sau hai năm khả năng miễn dịch của bệnh nhân được phục hồi. 2.1.2. Liệu pháp gen chữa bệnh X-SCID Liệu pháp gen điều trị loại bệnh này được thực hiện bằng phương pháp ex vivo để ghép tế bào tủy xương. Tế bào tủy xương của bệnh nhân Nhập môn Công nghệ sinh học 286 được lấy ra kết hợp xạ trị, sau đó chọn lọc những tế bào khỏe để chuyển gen c bình thường nhờ retroviral vector. Kết quả sau khi điều trị từ 3-13 tháng thì 10/11 bệnh nhi đã khôi phục được các tế bào lympho T, B và NK, khả năng miễn dịch tăng lên rất dáng kể. Liệu pháp gen SCID đã thành công ở Ý, Israel, Anh, Pháp và Mỹ. 2.2. Bệnh ung thư Bệnh ung thư cho đến nay vẫn được coi là một trong những bệnh nan y, làm giảm sút sức khỏe con người, và là loại bệnh có tỷ lệ gây tử vong cao. Ung thư là sự phát triển không bình thường của tế bào, do sai lệch hoặc đột biến một hoặc một số gen trong tế bào. Các tế bào ung thư có quá trình phân chia vô tổ chức, không chịu sự kiểm soát của sự chết theo chương trình (apoptosis), tạo nên các dạng khối u. Có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ung thư là: do tế bào và cơ thể bị nhiễm virus gây ung thư và đột biến gen do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và hóa học (tia UV, chất gây phóng xạ, khói thuốc lá, chất độc hóa học...). Điều trị ung thư có thể thực hiện bằng xạ trị, hóa chất, các dạng độc tố miễn dịch hoặc liệu pháp gen. Trong điều trị ung thư nhiều cytokine được chú ý và thử nghiệm, trong đó interleukin 2 (IL-2) có hiệu quả điều trị ung thư cao, thời gian điều trị ngắn, ít gây các tác dụng phụ như điều trị bằng hóa chất và xạ trị. Liệu pháp gen (in vivo và ex vivo) là một trong những phương pháp mới điều trị ung thư có hiệu quả. Bằng kỹ thuật vi tiêm, người ta đưa thẳng vào giữa khối u các vector mang gen trị liệu tương ứng, để ức chế hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong liệu pháp gen điều trị ung thư người ta sử dụng nhiều loại vector liệu pháp khác như retrovirus, adenovirus và plasmid. Liệu pháp gen điều trị ung thư bằng cách tác động trực tiếp vào khối u, có thể được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau: - Ức chế phát triển của khối u bằng cách thực hiện các liệu pháp ex vivo hoặc in vivo với các viral vector mang các gen liệu pháp như p53, pRb... - Kích hoạt tế bào chết theo chương trình bằng cách: sử dụng các gen liệu pháp Bax tăng cường gây kích hoạt chết theo chương trình, hoặc sử dụng gen Bcl-2 để ngăn chặn các phản ứng chống apoptosis (anti-apoptosis). Nhập môn Công nghệ sinh học 287 Trường hợp apoptosis các tế bào co lại, tách khỏi các tế bào xung quanh, các gen ced (gen tự sát-suicide gene) được hoạt hóa làm cho tế bào teo dần rồi chết. - Thực hiện các liệu pháp thay gen nhằm phục hồi các protein bị hỏng, phục hồi khả năng miễn dịch của tế bào. - Sử dụng liệu pháp antisense để kìm hãm hoạt động của các oncogen, hoặc ức chế tác dụng các sản phẩm của oncogen. - Hạn chế sự phát triển của khối u bằng vi tiêm các protein tiền apoptosis (pro-apoptosis protein) như các protein BAX (sản phẩm của gen Bax) hoặc interferon (TNF), kết hợp sử dụng xạ trị hoặc điều trị hóa chất. - Sử dụng các gen tự sát ced và các sản phẩm của nó để tiêm thẳng vào khối u, chẳng hạn tiêm ganciclovir-sản phẩm của gen mã hóa enzyme thymidin kinase có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư. - Biện pháp tác động trực tiếp vào tế bào ung thư bằng bao vây thành mạch (anti-angiogenic). Đây là biện pháp chặn mối liên hệ về mặt dinh dưỡng của tế bào ung thư, làm cho tế bào ung thư thiếu dinh dưỡng và chết dần dần. Hiện nay, đã phát hiện hơn 40 hợp chất tự nhiên có chức năng này như: endostatin, angiostatin... 2.3. Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm SCA (sickle cell anemia) (Hình 8.4) là bệnh do đột biến gen globin làm thay đổi chức năng phân tử protein, xuất hiện hemoglobin S. Khi các phân tử hemoglobin S trao đổi oxygen với các tế bào, có thể liên kết với nhau tạo các cấu trúc hình que, làm cho hồng cầu biến dạng thành hình liềm. Hồng cầu liềm không có hình lõm hai mặt như hồng cầu bình thường, độ trơn kém không chui qua được các mao mạch, thường xếp lại thành đám gây tắc mao mạch gây cản trở quá trình lưu thông của máu. Sau một thời gian số lượng tế bào hồng cầu bình thường giảm dần, do các tế bào hồng cầu mới sinh ra không bù đắp kịp số tế bào hồng cầu chết đi, trong máu thiếu một lượng hồng cầu ngày càng lớn, gọi là bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. Nhập môn Công nghệ sinh học 288 Tế bào hồng cầu bình thường Tế bào hồng cầu liềm Hình 8.4. Tế bào hồng cầu bình thường và tế bào hồng cầu liềm Các nghiên cứu trên người, chuột và các động vật có vú khác đều xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thiếu máu hồng cầu liềm do đột biến gen globin. Điểm đột biến và các dạng đột biến đã được nghiên cứu rất kỹ. Tuy nhiên, sử dụng liệu pháp gen chữa bệnh SCA ở người thu được kết quả rất hạn chế. 2.3.1. Vector liệu pháp sử dụng trong điều trị bệnh SCA Trong các loại vector liệu pháp, lentivirus vector được đánh giá là loại vector có hiệu quả nhất, vì lentivirus giúp cho các gen liệu pháp hòa nhập rất tốt. Tuy nhiên, nhiều loại virus trong họ lentivirus là nguyên nhân gây nhiều bệnh hiểm nghèo ở người như AIDS, lao, ung thư... nên sử dụng lentivirus làm vector liệu pháp còn nhiều hạn chế. Các lentivirus có thể biến đổi rất mạnh và nhanh, nên có thể gây các hậu quả không lường trước cho cơ thể người. Vì vậy, người ta thường sử dụng các retrovirus quen thuộc để thiết kế vector liệu pháp nhằm hạn chế bớt các rủi ro. 2.3.2. Các bước điều trị bệnh SCA bằng liệu pháp gen - Tách tế bào tủy xương của người bệnh và chiếu xạ để chọn các tế bào khỏe mạnh, trộn chung với retrovirus vector mang gen globin bình thường để tạo các tế bào tủy xương tái tổ hợp. Nhập môn Công nghệ sinh học 289
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net