logo

Cha đẻ và Chủ tịch danh dự của Yamaha Music

Chúng ta cùngnghiên cứu xem âm nhạc đã xuất hiện và tồn tại như thế nào?. Vào thời xa xưa,con người tập trung lại với nhau với nhiều mục đích. Có thể đó là một dịp lễhội, hoặc có thể đó là một buổi cầu nguyện. Chúng ta hãy giả thiết rằng, mộtngười trong nhóm họ tỏ ra rất xúc động và bắt đầu cất tiếng ai oán. Khởi đầucủa một bài hát rất có thể là như vậy,đó cũng có thể là khởi đầu của âm nhạc....
Trích đăng bài phát biểu của ông Gen ichi Kawakami- Cha đẻ và Chủ tịch danh dự của Yamaha Music Foundation Chúng ta cùngnghiên cứu xem âm nhạc đã xuất hiện và tồn tại như thế nào?. Vào thời xa xưa,con người tập trung lại với nhau với nhiều mục đích. Có thể đó là một dịp lễhội, hoặc có thể đó là một buổi cầu nguyện. Chúng ta hãy giả thiết rằng, mộtngười trong nhóm họ tỏ ra rất xúc động và bắt đầu cất tiếng ai oán. Khởi đầucủa một bài hát rất có thể là như vậy,đó cũng có thể là khởi đầu của âm nhạc. Tiếng ai oán ấy rất có thể tạo ramột cái gì đó giống như bài hát, một đoạn mẫu lập đi lập lại một cách đơn điệu,tương tự như chúng ta tụng kinh thuộc lòng. Tiếp tục, ai đó lại cảm thấy nóthiếu một cái gì , rồi lấy hai vật đập vào nhau để tạo ra tiếng kêu, như tiếngtrống chẳng hạn, để tạo ra một thứ âm thanh không giống tiếng người. Đó có thể chính là khởi đầu của nhịp điệu.Rồi có một người khác cũng cảm thấy xúc động và lại cất lên tiếng rên rỉ khác.Hoặc có thể người ấy cất lên một âm thanh nhẹ nhàng, cao hơn tiếng của ngườikia, vì vậy tiếng của người đầu tiên vẫn đóng vai trò chính. Đây là khởi đầu của hoà âm. Rồi nhómhoà âm dần dần đông hơn, nổi bật hơn. Đến lúc đó bài hát càng trở nên diễn cảmhơn. Nếu chúng ta chú ý vào thứ tự phát triển này thì giai điệu đến đầu tiên, rồi đến nhạc đệm và cuối cùng là hoà âm. Thang âm, một trong những yếu tố của giai đĩệu, trong lịch sử đã có rất nhiềuloại. Ở Trung Quốc, các buổi hoà nhạc đã tồn tại khoảng 3000 trước đây, và cũngđã có nhiều thang âm khác nhau, và mỗi vùng có loại thang âm riêng của nó.Trong những thang âm này thì thang âm năm dấu là phát triển hơn cả. Ví dụ trong các giai điệu của NhậtBản, một octave bao gồm năm nốt. Khoảng cách giữa các cao độ của mỗi nốt khôngnhất thiết phải là nửa cung, và các nốt luyến láy (làm cho bản nhạc thêm hay),được dùng để lấp vào khoảng trống của các cao độ, và tăng thêm tình cảm. Trongâm nhạc, trạng thái tâm hồn là một quá trình diễn tả nhẹ nhàng các cao độ trongmột thang âm thuần tuý gồm có 12 tông tương đương với một octave. Điều này giúpcho nhạc cụ bàn phím có thể chơi tất cả các thang âm. Và tôi tin rằng tronglịch sử, quá trình phát triển này rút ra từ những đánh giá qua tai nghe của con người, rồi sắpxếp chúng lại với nhau để dùng. Bằng cách dùng quá trình này, rất nhiều loại âmthanh có thể chồng lên với nhau để hoà âm. Kể từ lúc đó, âm nhạc Tây Phương đãnhanh chóng phát triển ở một dạng cao nhất của thẩm mỹ âm thanh. Tất cả nhữngđiều này xảy ra trong khoảng thời gian 100 năm. Khi Bach phát triển tính chất của thang âm, thì ông đã đẩy nó lên như cực điểm của lý thuyết âmnhạc, và nhiều người yêu âm nhạc đã dùng nó. Dần dần, điều đó đã dẫn đến lýthuyết cận đại của âm nhạc cổ điển. Những người muốn trở thành nhà soạn nhạcthì điều đầu tiên phải học là cách hoà âm cơ bản, tiếp sau đó là học phối âm,phối khí và học vô tận những cái khác nữa. Việc học như thế thì ở đâu cũng có,và học mãi mãi, nhưng chúng ta lại chẳng có cơ hội để sử dụng cái chúng ta đãvất vả học tập. Hy vọng rằng“gakumon” là cách khám phá được những điều tốt nhất. Từ “gakumon” trong TiếngNhật có nghĩa mơ hồ và không có từ tương tự trong Tiếng Anh. Tôi hiểu rằngtrong Tiếng Anh, cái có hệ thống thì được gọi là lý thuyết, và những loại thôngtin khác nhau thì gọi là kiến thức. Trong Tiếng Nhật, lý thuyết và kiến thứcđược gọi chung là “gakumon”. Nhưng khi tôi dùng từ “gakumon” ở đây, tôi chỉ muốn nói đến lý thuyết. Lý thuyết có thể được xây dựng trên một hệ thống đơngiản, Và mặc dù rằng không có gì được khám phá thông qua lý thuyết, nhưng khiđem áp dụng nó trong sáng tác, chúng ta sẽ đạt được những kết quả như mong muốn. Một số người thấy bối rối và cho rằng lý thuyết sẽ cho phép chúng ta nắm bắt sự thật và tin rằng lý thuyết làcách khám phá những điều mới mẻ. Nhưng đó là ảo tưởng, thật ra chẳng có gì cả.Theo tôi, thật sai lầm khi cho rằng dùng các lý thuyết âm nhạc có thể sáng tạo được loại nhạc hay nhất. Tôi giả dụ rằng, mọi người điều có khuôn mặt khác nhau từ khi sinh ra, nên họ tự nhiên họ cũng có tâm hồn khác nhau. Nhưng dù là như vậy đi nữa, chắc hẳn cũng phải có một tiêu chuẩn chung, một từ ngữ đơn giản có giá trị chung chắc chắn phải tồn tại. Hầu hết các nhạc cụ hiện đại đều dựa vào tính chất của thang âm 12. Điều này có nghĩa là một octaveđược phân chia làm 12 phần, và cấu trúc của 12 nốt nhạc (do –rê- mi-fa –sol –la–si –do) có thể được diễn tả qua các nhạc cụ này. Vì thế khi chúng ta dạy nhạc cho trẻ, chúng ta phải lấy tiền đề từ những cái các nhạc cụ này dùng. Bởi vì chúng ta không khuyến khích người khác sáng tạo ra những thang âm mới mỗi khihọ sáng tác nhạc. Chúng ta chỉ hy vọng rằng có thể làm được những cái mới, mở rộng hơn trên cơ sở thang âm đã có sẵn. Và tôi nghĩ rằng, thính giả tự nhiên sẽcó được cảm nhận rõ ràng cách thức âm thanh được kết hợp và biểu diễn. Vì thế,mặc dù tôi tiếp tục dùng những nhạc cụ có những thang âm có sẵn, nhưng tôi cóthể sáng tạo một tiết tấu rộng hơn, chưa từng có. Đây là ý tưởng tôi đã có đượckhi nghe một khúc nhạc của trẻ em sáng tác. Một bài học lớn tôi học được ở trẻ em là khán giả muốn hiểu âm nhạc bằng cách trước hết là thông qua giai điệu. Và để có được giai điệu, phải có nhịp điệu. Nhịp điệu cực kỳ quan trọng, vì nó là sự sống của âm nhạc. Vì vậy, nếu nhịp điệu bị mất, âm nhạc cũng mất theo. Kế đến là sự hoà âm.Giọng chính là cái cơ bản của hoà âm. Khi những âm thanh cơ bản, được gọi là TDS (Tonic: Âm chủ; Dominant:At âm; Sub-dominant: Phụ át âm) hiện diện trong bài hát, và ngay khichúng diễn tả cảm xúc cơ bản, nếu không có những âm thanh khác thêm vào, thì chúng đều có công dụng. Chúng tạo ra mẫu của hợp âm. Vì vậy, dùng lý thuyết của những hợp âm này, bạn có thể nói rằng bất cứ nốt nào cũng được dùng chính xác, bởi vì chúng nằm trong hợp âm mẫu. Tuy nhiên, tôi tin rằng, đó là một sai lầm lớn. Trong nhạc cổ điển, cũngcó khuynh hướng dùng các nốt “do-re-mi-fa-sol-la-si-do” (âm thức trưởng và thứ)để hoà âm. Điều này tạo cho thế giới âm nhạc càng lúc càng đơn điệu; chẳng có chút cố gắng nào, tất cả luôn luôn giống nhau. Càng học lý thuyết hoà âm nhạc cổ điển nhiều, thì sự hoà âm của các bạn càng đơn điệu. Chẳng có gì vô nghĩa hơn điều này. Vì thế tôi cho rằng, tiến trình sử dụng lý thuyết hợp âm và hoà âm cổ điển có thể làm cho chúng ta lạc lối.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net