logo

Câu hỏi phần Dân Tộc


Câu hỏi phần Dân Tộc: Câu 1.(A) Anh chị hãy trình bày và phân tích khái niệm dân tộc Câu 2. (A) Anh chị hãy trình bày nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa rộng. Câu 3. (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa hẹp Câu 4. (A)Anh chị hiểu thế nào về “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam” Câu 5. (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích khuynh hướng cơ bản trong quan hệ dân tộc và trên thế giới hiện nay. CÂu 6. (A)Anh chị hãy trình bày các khuynh hướng cơ bản trong quan h ệ dân t ộc) đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt nam có truyền thống đoàn kết cùng chung vận mệnh lịch sử. Câu 7. (A)Anh chị hãy phân tích đặc điểm: “đồng bào các dân t ộc thi ểu s ố ở n ước ta cư trú trên một địa bàn rộng lớn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị an ninh quốc phòng” Câu 8: (A)Anh chị hãy phân tích các đặc điểm của dân tộc ở nước ta có sự phát triển không đồng đều về mặt lịch sử. Câu 9: (A)Tại sao nói :Các dân tộc ở nước ta có sấc thái văn hoá phong phú và đa dạng nhưng thống nhất trong bản sắc văn hoá các cộng đồng dân tộc việt nam Câu 10: (A)Anh chị hãy phân tích nét cơ bản về thành tựu và nh ững tồn t ại tình hình kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Câu 11: (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc Câu 12.Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” trong chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng, nhà nước ta. Câu 13.# Trình bày chính sách “đầu tư phát triển khoa h ọc công ngh ệ, tài chính tín dụng của Đảng và nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Câu 13. (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích các chính sách định hướng về kinh tế xã hội đối với các dân tộc và miền núi ở nước ta. Câu 14: (A)Trình bày các chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhi ều thành ph ần , điểu chỉnh quan hệ sản xuất và đổi mới quản lý giải phóng năng lực sản xuất ở miền núi. Câu 15: (A)Trình bày nội dung quản lý nhà nước đối với dân tộc và miền núi Câu 16. Trình bày chính sách đất đai , bảo vệ phát triển rừng, di dân phân bố l ại dân cư ở miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Câu 17. (A)Anh chị hãy trình bày chính sách phát triển văn hoá giáo dục , y tế và đào tạo bồi dưỡng cán bộ , tạo nguồn lực cho đồng bào các dân tộc . Câu 18. (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích nhiệm vụ và đối t ượng qu ản lý nhà nước về dân tộc thiểu số và miền núi. Câu 19. Anh/chị hãy trình bày nội dung quản lý nhà nước đối với dân t ộc và mi ền núi. Câu 20: (A)Trình bày và phân tích phương hướng quản lý NN về dân tộc. 1 Hướng dẫn trả lời: Câu 1. Anh chị hãy trình bày và phân tích khái niệm dân tộc Dân tộc là khái niệm đa nghĩa, giống như khái niệm văn hoá và ở nh ững lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì người ta có những định nghĩa , quan niệm khác nhau về dân tộc. Cụ thể: -Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong đời sống xã hội có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý đoàn kết dân tộc -Dân tộc thiểu số được hiểu là những người thiểu số sống trong một quốc gia. -Dân tộc được hiểu là một quốc gia một cộng đồng ổn đ ịnh hình thành ng ười dân của một nước, một quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau trong truy ền thống nghĩa vụ và quyền lợi. =mặc dù có những ý kiến khác nhau về khái niệm dân tộc nhưng trong quản lý nhà nước thì có hai quan niệm khác nhau về dân tộc như sau: dân tộc đồng #dân tộc đồng nghĩa với quốc gia : thì quan niệm này dân t ộc có 4 d ấu hi ệu đ ể hình thành quốc gia như sau: -có lãnh thổ chung đây là yếu tố quan trọng nhất vì trên thế giới không một quốc gia nào lại không có lãnh thổ cụ thể dù nh ỏ hay lớn, trên th ế gi ới có 199 qu ốc gia và vùng lãnh thổ. -Ngôn ngữ chung: Đây là ngôn ngữ quy ước trong một quốc gia có nhiều dân tộc hợp thành , thì cộng đồng dân tộc đó cũng chọn một ngôn ngữ quy ước làm ngôn ngữ chung cho quốc gia đó. -Có đời sống kinh tế chung: đời sống kinh tế được hiểu là biểu hiện của lực lượng sản xuất một phương thức sản xúat , trình độ sản xuất, chế độ xã h ội c ủa quốc gia đó. -Có nền văn hoá chung: Là một dấu hiệu để phân biệt dân t ộc v ới các dân t ộc khác, ví dụ người Nhật có trang phục truyền thống là áo Kimono, người Việt có áo dài.. Đây là 4 dấu hiệu để xác định nên một quốc gia. #Dân tộc đồng nghĩa với tộc người: Dân tộc ở nghĩa này cũng là một cộng đồng người tương đối ổn định được hình thành phát triển trong điều ki ện v ới 3 đ ặc trưng làm tiêu chí cơ bản sau: -là cộng đồng có chung ngôn ngữ. -có các đặc điểm chung về bản sắc văn hoá. -Có ý thức tự giác về tộc người. =Như vậy với cách hiểu đa dạng phong phú về khái niệm dân t ộc thì tuỳ t ừng trường hợp cụ thể để sử dụng các khái niệm khác nhau. Câu 2. Anh chị hãy trình bày nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa rộng. #Quan hệ dân tộc theo nghĩa rộng là quan hệ dân tộc quốc gia có nghĩa là dân t ộc được hiểu là những quan hệ giữa quốc gia với quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội #Nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa rộng bao gồm các quan hệ cơ bản v ề ngôn ngữ, văn hoá, lãnh thổ.. Cụ thể : 2 +do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà cộng đồng dân c ư mu ốn tách ra để thành lập các cộng đồng dân tộc, độc lập, trong đó h ọ có quy ền l ựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình. +Các dân tộc muốn phá bỏ những rào cản để liên kết lại trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện, phù hợp voí xu hướng phát triển khách quan của lực lượng sản xuất mang tính xã hội, phù hợp voí nhu cầu mở rộng , giao l ưu kinh t ế văn hoá gi ữa các dân tộc. #Sự vận động trên có tính mâu thuẫn, nh ưng th ống nhất gi ữa hai xu h ướng đó, mỗi dân tộc tiến tới độc lập tự chủ phồn vinh và các dân tộc khác không ngừng xích lại gần nhau, là quy luật phát triển khách quan của sự phát triển dân tộc và mối quan hệ giữa các quốc gia. -Ngày nay các dân tộc có quyền tự quyết định vận mệnh của mình bao gồm quy ền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của mình, xu h ướng này bi ểu hiện sức mạnh trong phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc và các chính sách thực dân mới. -Xu hướng này cũng thể hiện sức mạnh trong phong trào đấu tranh chống sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xung đột dân tộc. -Hơn nữa trong thời đại ngày nay cùng với xu hướng li tâm thì xu h ướng h ướng tâm đang tác động mạnh mẽ lôi kéo các dân tộc xích lại gần nhau chính là động lực gắn kết để các quốc gia , các dân tộc tham gia vào các liên minh đ ể đ ối phó l ại với sức ép của các siêu cường như asean, eu, afta.. Câu 3. Anh chị hãy trình bày và phân tích nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa hẹp -Quan hệ dân tộc theo nghĩa hẹp : là quan hệ giưã các dân tộc t ộc ng ười trong m ột quốc gia đa dân tộc cũng như quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ một dân tộc- tộc người. -Nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa hẹp được biểu hiện ở quan h ệ gi ữa dân t ộc và tộc người trong một quốc gia nhiều dân tộc cũng như quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ một dân tộc tộc ngưòi. -Đảng ta đã khẳng định: “sự phát triển mọi mặt của từng dân t ộc đi lên v ới s ự củng cố, phát triển của cộng đồng dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật , nhưng tính cộng đồng tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng , tính đ ộc đoán trong bản sắc của mỗi dân tộc”. -Quan hệ dân tộc trong mỗi quốc gia nhiều dân tộc được thể hiện một cách t ập trung trong những luận điểm sau: +Tính thống nhất và đa dạng của các dân tộc trong cùng một quốc gia. +Các dân tộc đoàn kết bình đẳng tương trợ lẫn nhau cùng phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. +Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, xoá bỏ dần khoảng cách phát triển chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi(nông thôn và thành th ị, làm cho đ ồng bào dân t ộc miền núi được hưởng ngày càng đầy đủ quyền lợi về kinh tế chính trị văn hoá. -Quan hệ dân tộc theo nghĩa hẹp là quan hệ hết sức nhạy cảm vì vậy trong quản lý nhà nước về các vấn đề dân tộc phải hết sức thận trọng, để tránh tình trạng 3 xảy ra xung đột giữa các tộc người và các thế lực phản động lợi dụng để chống phá chính quyền. Câu 4. Anh chị hiểu thế nào về “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa vi ệt nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đ ất n ước Việt nam” Đây là nguyên tắc hiến định và tư tưởng chủ đạo của quản lý nhà nước về dân tộc của đất nước ta. Điều này thể hiện tư tưởng nhất quán về dân tộc của Đảng và nhà nước ta. Mục đích tính dân tộc, Nhà nước cộng hoà xã h ội ch ủ nghĩa vi ệt nam là m ột qu ốc gia độc lập có chủ quyền và là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết với nhau, tuy là các dân tộc khác nhau nh ưng 54 dân tộc anh em đã đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau từ thơì dựng nước cho tới ngày nay cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước. Cả 54 dân tộc đều có quy ền lợi và nghĩa v ụ như nhau, không có dân tộc nào có đặc quyền đặc lợi , không dân t ộc nào đ ược áp bức dân tộc nào. tính lịch sử của Việt Nam, vì có sự dóng gòp c ủa các dân t ộc, có sự đoàn kết nhau là vấn đề chiến lược, cơ bản và lâu dài là cho s ự nghi ệp gi ải phóng đất nước trong thời chiến tranh kẻ xâm lược Pháp, nhờ có sự đoàn kết và sự thống nhất của mọi dân tộc trong cả nước nó được làm cho Việt Nam th ực hiện thăng lợi trong cuộc chiến tranh và hiện nay các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát tri ển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp, công nghiệp hoá hiện đ ại hoá đ ất n ước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay sự hình thành, tham ga của mọi dân tộc nh ư: đại bi ểu quốc h ội khoá 10 có người dân tộc thiểu số 17,3%, đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh người dân tộc thiểu số 18,2%, đại biểu hội đồng nhân dân huyện có 18,7%, đại biểu h ội đồng nhân dân xã có 22,7% là người dân tộc thiểu số do với tổng số đại biểu cấp đó. Sự bình đẳng của các dân tộc trong thời gian quản lý nhà nước là s ự thống nh ất của tính dân tộc và tính dân tộc trong cơ cấu của Quốc hội có Hội đồng dân tộc, có Uỷ ban dân tộc, chuyên phụ trách vấn đề dân tộc thi ểu số và Bác H ồ nói “dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” “Đồng bào Kinh hay Tày, Gia Lai hay Ê đê, Xê đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đ ều là anh em ru ột th ịt. Chúng ta sống chết có nhan” =Không có kẻ thù nào có thể chia rẻ, phá vỡ khối đại đoàn k ết dân t ộc mà Bác và Đảng đã xây dựng nên Câu 5. Anh chị hãy trình bày và phân tích khuynh hướng cơ bản trong quan hệ dân tộc và trên thế giới hiện nay. -TRên thế giới hiện nay có khoảng 198 quốc gia và dân tộc với ch ế đ ộ chính tr ị và trình độ phát triển khác nhau trong đó có 188 quốc gia là thành viên của liên h ợp quốc là tổ chức lớn nhất hành tinh, và trên thế giới có kho ảng 6500 ngôn ng ữ khác nhau trogn đó có 1/10 là đã có chữ viết. -Trong những biến động lớn ngày nay trên thế các sự kiện liên quan tr ực ti ếp đ ến vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc nổi lên hàng đầu. Và ở trên kh ắp 4 mọi nơi trên thế giới thì mâu thuẫn dân tộc đã trở thành th ường xuyên và kéo theo nó là hàng loạt các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo, lãnh thổ. -Và khuynh hướng cơ bản của quan hệ dân tộc tộc người trên th ế giới hiện nay là khuynh hướng li khai giữa các dân tộc mà trước đây h ọ cùng m ột dân tộc khác thành lập một nhà nước liên bang, khuynh hướng này xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới.Song song với các khuynh hướng li khai giữa các dân tộc thì do nhu c ầu về kinh tế toàn cầu hoá văn hoá thì trên thế giới còn tồn tại một khuynh h ướng nữa là khuynh hướng li tâm giữa các dân tộc, đây không phải xu hướng thành lập các quốc gia liên bang mà là các liên minh mà trong đó các quốc gia dân t ộc v ẫn độc lập tương đối với nhau, các liên minh này chủ yếu là các liên minh kinh tế như EU, ASEAN.. -Từ 2 khuynh hướng cơ bản như vậy thì quan h ệ giữa các t ộc ng ưòi trên th ế gi ới biểu hiện thành các quan hệ cụ thể như sau: +Mở rộng giao lưu hợp tác trên tất cả mọi mặt mọi lĩnh vực h ợp tác bình đ ẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. +Liên kết thành cộng đồng theo quy mô và nguyên tắc khác nhau. +Đồng hoá có khi đồng hoá cưỡng bức. +Tiếp nhận văn hóa , nhưng vẫn giữ vững chủ quyền. CÂu 6. Anh chị hãy trình bày các khuynh hướng cơ bản trong quan h ệ dân tộc) đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt nam có truyền th ống đoàn k ết cùng chung vận mệnh lịch sử. #Truyền thống đoàn kết: -Đây là đặc điểm nổi bật về sức mạnh của các dân tộc việt nam . Nhờ có đoàn kết dân tộc chúng ta sớm hình thành một quốc gia dân tộc th ống nhất và đã liên t ục giành thắng lợi trong lịch sử chống ngoại xâm. Ngày nay dưới sự lãnh đ ạo c ủa Đảng tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em càng gắn bó đáp ứng yêu c ầu phát triển của thời đại mới’. -Tình đoàn kết này đã có từ lâu đời và nó được thể hiện qua truy ền th ống Hùng Vương, truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ. -Về mặt thực tiễn tình đoàn kết này được chứng minh qua thời kỳ dựng nước, gắn với sản xuất nông nghiệp lúa nước nên các dân tộc ph ải đoàn kết gắn bó v ới nhau cùng chinh phục thiên nhiên. -Cùng chung vận mệnh lịch sử.Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã cùng nhau xây dựng và chống lại ách ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc. =Như vậy trong thời đại mới cần phải phát huy truy ền th ống t ốt đ ẹp này đ ể cùng nhau phát triển loại bỏ những nghi kỵ đập tan mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Câu 7. Anh chị hãy phân tích đặc điểm: “đồng bào các dân t ộc thi ểu s ố ở nước ta cư trú trên một địa bàn rộng lớn có v ị trí chi ến l ược quan tr ọng v ề kinh tế, chính trị an ninh quốc phòng” #Trên địa bàn rộng lớn . các dân tộc thiểu số ở nước ta c ư trú trên kh ắp m ọi mi ền đất nước. Về cơ bản thì họ tập trung ở một số địa bàn: -Khu vực miền núi Đông bắc là người Tày, Nùng -Khu vực tây bắc là ngưòi Dao ,Thái, Mông -Hoà Bình, Bắc Thanh hoá là người Mường -Khu vực Tây nguyên là người Bana, Êđe .. 5 Cũng có các dân tộc thiểu số sống ở vùng đồng bằng nh ư ng ưòi Chăm s ống ở đồng bằng duyên hải nam trung bộ,đồng bằng sông cửu long. Như vậy các dân tộc thiểu số cư trú ở khắp mọi miền đất nước. #Vì cư trú trên địa bàn rộng lớn như vậy nên có rất nhi ều thu ận l ợi nh ư đi ều ki ện giao lưu, giao thoa giữa các phong tục tập quán, đặc trưng văn hóa đ ể h ọ h ọc h ỏi lẫn nhau trên khắp mọi miền đất nước, mọi lĩnh vực..Nh ưng có không ít khó khăn do có sự khác nhau rất lớn về văn hoá lối sống và kinh tế, đôi khi là sự mâu thuẫn. #Các dân tộc cư trú trên địa bàn rộng lớn có vị trí h ết s ức quan tr ọng v ề kinh t ế vì đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên, giàu trữ l ượng khoáng s ản..là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Về chính trị anh ninh quốc phòng vì các đồng bào dân tộc thi ểu s ố s ống ch ủ y ếu ở vùng cao là nhưngx vùng đất nhạy cảm của đất nước , vì v ậ y đây là m ột l ực lượng quan trọng để giữ đất và bảo vệ biên giới . Câu 8: Anh chị hãy phân tích các đặc điểm của dân t ộc ở n ước ta có s ự phát triển không đồng đều về mặt lịch sử. -Các dân tộc trên đất nước việt nam có sự chênh lệch khá lớn về mọi mặt , kinh tế , tri thức ..có sự chênh lệch này là do trình độ phất tri ển kinh t ế gi ữa các vùng miền khác nhau giữa vùng sâu vùng xa,và vùng đồng bằng , s ự r ơi r ớt l ại c ủa ch ế độ phong kiến hay hậu quả nặmg nề của chính sách thực dân, sự chênh lệch nầy là rất lớn giữa người kinh với ngưòi dân tộc thiểu só nói chung, ng ười kinh có trình độ phát triển cao hơn do họ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển , hay ngay trong nội bộ các dân tộc thiểu số thì cũng có ss ự chênh l ệch nh ư giữa người thái và người Êđê, Ba na.. và để hạn chế sự chênh lệch này thì phải cố gắng từng bước mới khắc phục được . -Chính sự chênh lệch này làm cho khối đại đoàn kết cộng đồng giữa các dân tộc của nước ta kém đi sự bền vững , bởi vậy để phát huy sức m ạnh dân t ộc c ủa kh ối đại đoàn kết toàn dân phải nhanh chóng đưa vùng cao , vùng sau vùng xa thoát khỏi tình trạng nhgèo nàn lạc hậu , thường xuyên đói nghèo , thiếu vi ệc làm . Đ ảng và nhà nước ta đã và đang xây dựng và phát triển khai thác một h ệ th ống chính sách kinh tế xa hội đồng bộ có hiệu quả từng bước đưa dồng bào dân tộc thi ểu s ố ti ến kịp vùng xuôi về đời cống vật chất và tinh thần. Câu 9: Tại sao nói :Các dân tộc ở nước ta có sấc thái văn hoá phong phú và đa dạng nhưng thống nhất trong bản sắc văn hoá các c ộng đ ồng dân t ộc vi ệt nam -Nói như vậy là vì : Việt nam có 54 dân tộc khác nhau và m ỗi dân t ộc này đ ều có nền văn hoá phản ánh truyền thống lịch sử lâu đời của từng dân tộc , đ ời sống tinh thần của từng dân tộc mình bằng các sắc thái độc đáo. N ền văn hoá phong phú đa dạng của mỗi dân tộc được thể hiện ở tiếng nói nghệ thuật các đồ trang s ức , trang phục , phong tục tập quán, tình cảm tâm lý..của các dân tộc đều được bảo vệ và tôn trọng -Sắc thái văn hoá của các dân tộc còn được thể hiện ở các đi ểm nh ư ch ữ vi ết, tôn giáo truyền thống , nghệ thuật dân gian truyền thống. -Tuy mỗi một dân tộc có một đặc điểm văn hoá riêng nhưng nó lại được th ống nhất chung trong cộng đồng bản sắc văn hoá việt nam bằng cách sử dụng ti ếng việt làm ngôn ngữ chung , phát triển song song với ngôn ngữ của mình cùng với s ự 6 phát triển bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, văn hoá c ộng đồng s ẽ làm phong phú nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của việt nam. Câu 10: Anh chị hãy phân tích nét cơ bản về thành t ựu và nh ững t ồn t ại tình hình kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số. #Thành tựu Sau 15 đổi mới vùng miền núi dân tộc nước ta có các thành tựu cơ bản: -Quyền bình đảng giưã các dân tộc nước ta được tôn trọng và b ảo đ ảm. Đi ều này thể hiện ở điều 5 Hiến pháp 1992 “Nhà nước CHXHCN việt Nam là Nhà n ước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN”. -Đoàn kết giữa các dân tộc được phát huy và củng cố -Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở miền núi , vùng đ ồng bào dân t ộc thiểu số đã từng bước hoàn thành , phát triển ,cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch sang sản xuất hàng hoá. Nhịp đọ tăng trưởng kinh t ế khu v ực mi ền núi có s ự tăng trưởng khá.Tốc độ GDP luôn ở mức 8-10%/năm. Vì vậy làm cho thu nh ập của ngươì dân ngày một khá hơn đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận dan cư được cải thiện. -Việc triển khai nhiều chính sách chương trình dự án đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng, kết cấu kinh tế xã hội ngày càng cải thiện đặ biệt là đường giao thông, đay là cơ sở quan trọng đẻ phát triển đồng đều giữa các vùng . -Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả to lớn, mặt b ằng dân trí đã được nâng lên rõ rệt . -Mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, chống tái mù chữ đã thu được một số kết quả nhất định. Hệ thống các trường dân tộc nội trú hình thành t ừ trung ương đến cá vùng núi. -Về y tế : các loại dịch bệnh được ngăn chặn và đẩy lùi trong đó quan tr ọng là các bênh về thiếu iốt ... -Về văn hoá, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phong phú bản sắc văn hoá được bảo tồn và phát huy. -Hệ thống chính trị ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thi ểu s ố đ ược c ủng cố và phát triển, đã đào tạo được đọi ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số làm nòng c ốt lãnh đạo trong phong trào cách mạng của quần chúng. -Tình hình trật tự an ninh an toàn xã hội đã được củng cố . #Tồn tại Về cơ bản kinh tế miền núi chậm phát triển và phát triển ch ưa vững ch ắc, nhi ều nơi còn lúng túng trong việ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn l ạc hậu. chất lượng sản phẩm thấp khó tiêu thụ. -Tình trạng du canh du cư còn diễn ra phổ biến ở một số dân tộc, hiện nay ở nước ta có khoảng 1 triệu người sống ở hình thức du canh du c ư là ch ủ y ếu, s ống b ằng nghề trồng trọt và săn bắn. Điều này gây nên việc suy gi ảm rừng nghiêm tr ọng và đất đai bị bạc màu. -Kết cấu hạ tầng vùng sâu vùng xa còn thấp kém, trong cả nước còn trên hai nghìnn xã ở miền núi chưa có đường giao thông đi vào trung tâm xã. -Chất lượng giáo dục y tế do còn nhiều khó khăn nên chưa thu được kết quả cao. 7 -Còn tồn tại một số tập quán rất lạc hậu, hiện t ượng mê tín d ị đoan có xu h ướng phát triển mạnh ở khu vực miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên, có một s ố b ản s ắc văn hoá dân tộc có xu hướng mai một. -ở một số nơi có xu hướng tôn giáo phát triển không bình th ường, trái pháp lu ật được các thế lự thù địch lợi dụng kích động gây rối loạn nhằm gây chia rẽ kh ối đaị đoàn kết dân tộc như nhà nước Đêga ở Tây Nguyên, Khơme ở Đồng bằng Sông Cửu Long.. -Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ các chính sách đãi ngộ còn nhiều hạn chế . Câu 11: Anh chị hãy trình bày và phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước Nội dung quan điểm của đảng và nhà nước là th ực hiện bình đẳng đoàn k ết , giúp đỡ nhau cùng phát triển giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Cụ thể: Thừa nhận và bảo vệ quền dân tộc của tất cả các dântộc cùng sinh sống tren lãnh thổ việt nam , dù dân tộc đó nhiều hay ít , quan đi ểm này được quy đ ịnh trong điều 5 hiến pháp 1992. -Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược về chính rị kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng -Sự nghiệp xây dựng CNXH PTKT văn hoá miền núi là cự nghiệp chung của người dân cả nước mà trước hết la sự nghiệp của chính ngươì dân tộcvà đồng bào miền xuôi lên địng cư ở miền núi. -Phát triển KTXH ở miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát tri ển kinh tế quốc dân. Các địa phương miền núi có trschs nhiệm góp ph ần tr ực ti ếp thực hiện những chủ trương dươòng lối chính sách của đảng và nhà nước trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò năng động và sáng tạo của địa phương và cơ sở. -Nắm vững chủ trương phát triển có kế hoạch nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng phải thật sự tôn trọng quy ền t ự do quy ết đ ịnh của người dân trong việc lựa chọn các hình thức kinh tế và có cơ chế quản lý thích hợp , lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu . -Phát triển miền núi toàn diện về kinh tế văn hoá xã hội gắn với vi ệc th ực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng quan tâm giải quyết các vấn đề xã h ội , c ải thi ện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. -Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc NHìn chung quan điểm của đảng và nhà nước ta đều khẳng định vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Câu12: Anh, chị hiểu như thế nào về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” trong chính sách đại đoàn kết của đảng và nhà nước ta. ->Để hiểu được câu nói này của Hồ chủ tịch trước hết chúng ta đi vào nghiên cứu những vấn đề của dân tộc. -Dân tộc ở đây được hiểu là 1 cộng đồng có chung tiếng nói, lãnh thổ, văn hoá, các tộc người có thể liên kết với nhau thành quốc gia. Như 54 dân tộc anh em nằm trên lãnh thổ Việt Nam đã tập hợp lại thành 1 quốc gia yêđộc lập có chủ quyền. -Hiện nay ở Việt Nam có 54 dân tộc thuộc 4 ngữ hệ và phân chia thành 8 nhóm ngôn ngữ, trong đó người kinh chiếm 86,2% dân số là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13,7%. Về cơ bản 53 dân tộc thiểu số đều sinh sống ở 8 vùng miền núi trong đó chỉ có 3 dân tộc là người Hoa, Chằm, Khơ me là sống ở vùng đồng bằng. -Trong 15 năm đổi mới thì nhà nước ta tạo ra được 1 số những thành tựu về vấn đề dân tộc như quyền bình đẳng giữa các dân tộc nước ta được tôn trọng và đảm bảo điều này thể hiện ở điều 5 Hiến pháp năm 1992… (câu10 phân dân tộc) Như vậy từ những tồn tại còn lại của các vấn đề dân tộc ta mới thấy rằng đoàn kết là 1 vấn đề hết sức quan trọng, đoàn kết mới tạo cho các dân tộc trong lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và chống lại được sự lợi dụng của thế lực bên ngoài, để tạo nên thành công cho công cuộc xây dựng đất nước. Câu 13. Anh chị hãy trình bày và phân tích các chính sách đ ịnh h ướng v ề kinh tế xã hội đối với các dân tộc và miền núi ở nước ta. Các quan điểm trên là cơ sở để xác định những định hướng chính sách phát triển kinh tế miền núi , trong những năm tới chính sách này là: -Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phù hợp với t ừng vùng , nh ằm khai thác và sử dụng tiềm năng một cách hợp lý, bảo đảm phát triển bền vững .\ -Ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo ở miền núi coi trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tri thức cho các dân tộc thiểu số. Đây là định hướng quan trọng , việc phát triển giáo dục và đào tạo để ch ống tái mù, xoá mù cho các dân tộc , nâng cao trình độ nhận thức , tri th ức cho đồng bào, đặc biệt là đội ngũ cán bộ để trực tiếp quản lý địa phương. -Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân t ộc vi ệt nam và của từng dân tộc, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. -Quan tâm đặc biệt đến vùng sâu, vùng xa, căn cứ cách m ạng và kháng chi ến. Đây là điều quan trọng vì những vùng này dễ bị địch lợi dụng lôi kéo gây chia r ẽ. Câu 13. Trình bày chính sách “đầu tư phát triển khoa h ọc công ngh ệ, tài chính tín dụng của Đảng và nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. #Chính sách đầu tư phát triển : Thì tập trung vào xây dựng c ơ s ở h ạ t ầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội miền núi. -Về giao thông vận tải : Tập trung vốn đầu tư để mở mang và xây dựng một s ố trục giao thông chủ yếu. Ngoài vốn của nhà nước cần huy động sự đóng góp của các công ty quốc doanh trên địa bàn -Về năng lượng điện: Cần chú ý cung cấp điện thắp sáng , điện sản xu ất cho t ất cả các vùng đồng bào dân tộc thiểu số , vùng dân cư có nhà máy thu ỷ đi ện, và đ ặc biệt coi trọng phát triển thuỷ điện nhỏ và các dạng năng lượng khác theo quy mô nhỏ do tập thể và cá nhân làm. -Về nguồn nước sạch: Xây dựng và đẩy mạnh các chương trình cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân, và đầu tư khai thác một số h ồ đập nước lớn hay vốn để xây dựng hồ đập chứa nước phục vụ cho sản xuất . -Chính sách khoa học công nghệ : trên cơ sở các công trình khoa h ọc k ỹ thu ật c ủa trung ương, cần xúc tiến nhanh các đề tài chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ miền núi , khẩn trương đào tạo cán bộ kỹ thuật vào miền núi. 9 -Các chính sách tài chính tín dụng: tập trung vào giải quy ết các chính sách mi ễn giảm thuế các loại, hỗ trợ giá, cước vận chuyển, ưu đãi tín dụng cho các h ộ đặc biệt khó khăn. -xoá bỏ chính sách thuế nhà nước, điều chỉnh thuế tiêu thụ, thuế lưu thông hàng hoá. -Khuyến khích mở các trung tâm công nghiệp thương mại, dịch vụ tại thị trấn thị tứ, các trục giao thông ở miền núi, đầu tư xây dựng các chợ để phát tri ển th ương mại giao lưu hàng hóa. Câu 14: Trình bày các chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhi ều thành phần , điểu chỉnh quan hệ sản xuất và đổi mới qu ản lý giải phóng năng l ực sản xuất ở miền núi. #Trước hết là chính sách xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi theo hướng kinh t ế hàng hoá, phát huy thế mạnh của từng vùng -về ngành nông lâm nghiệp thì việc giải quyết lương thực ở miền núi phải ti ến hành theo quan điểm kinh tế hàng hoá thực hiện theo th ế mạnh cảu mỗi đ ịa phương, xoá bỏ nền kinh tế tự cung tự cấp. -Về công nghiệp: Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm c ảu nông nghiệp và lâm nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống. -Về dịch vụ thương nghiệp: Phát triển ngành này để cung cấp lương thực th ực phẩm hàng tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của miền núi và để xoá bỏ các tổ chức trung gian mở rộng kinh doanh tổng hợp phục vụ cho người dân. #s -Các công ty, tổng công ty các nông trường lâm trường cần được chấn ch ỉnh chuyển sang hạch toán kinh doanh , phát triển kinh tế hàng hoá nhi ều thành ph ần, chuyển một số đơn vị này sang cổ phần hoặc liên doanh. -Các hộ kinh tế gia đình cần khuyến khích phát triển kinh t ế trang tr ại giúp đ ỡ v ề vốn kỹ thuật cách thức làm ăn để họ chuyển sang kinh tế thị trường. -Khu vực tập thể cần hoạt động theo nguyên tắc dân ch ủ tự nguy ện khuy ến khích các loại hình hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. -Kinh tế tư nhân được khuyến khích để đầu tư phát triển s ản xu ất , nông lâm nghiệp dịch vụ vận tải . #Song song với việc xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi nh ằm khai thác có hi ệu quả của từng vùng. Cần tổ chức và quản lý tốt công tác xuất nhập khẩu ở các tỉnh huyện biên gi ới .Ngoài ra các vùng miền núi cần thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển thế mạnh của các vùng miền núi. Câu 15:Trình bày nội dung quản lý nhà nước đối với dân tộc và miền núi Có các nội dung cơ bản sau: +Quản lý nhà nước về công tác định cư, định canh ổn định xã hội. -Nhà nước đã có nhiều văn bản quy định về quy hoạch dân cư tăng cường cơ sở hạ tầng sắp xếp đời sống ở các vùng dân cư phê duy ệt ch ương trình xây d ựng trung tâm cụm xã vùng núi vùng cao. 10 -Xây dựng chương trình định canh định cư phải lấy huyện làm cơ sở đầu tư. Đồng thời phải gắn với kế hoạch và nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn huyện. +Quản lý NN về môi trường tài nguyên thiên nhiên ở miền núi -TNTN là do NN thống nhất quản lý kể cả TNTN ở mi ền núi, NN ph ải qu ản lý vì đây là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. -NN đề ra hàng loạt các VBQPPLđể quản lý tài nguyên đặc bi ệt là b ảo v ệ taì nguyên rừng, đất trồng rừng, động thực vật quý hiếm mà cụ thể là hệ thống PL, chính sách, quy hoạch, các chế độ và thể lệ. -NN cũng thực hiện việc phân cấp trách nhiệm QLNN về tài nguyên từ trung ương đến cơ sở , NN giao đất cho tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để quản lý và bảo vệ xây dựng, SXKD ổn định lâu dài. -Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ chuyên ngành quản lý, tổ ch ức chỉ đạo th ực hiện việc điều tra, xác định các loại rừng, quy hoạch các vùng lâm nghi ệp, các h ệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, lập kế hoạch cụ thể để trình chính ph ủ phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện. -Các Bộ, ngành trung ương được NN giao quản lý sử dụng rừng, đất trồng rừng phải chấp hành đầy đủ những quy định của PL. -Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các luật bảo vệ tài nguyên đến tất c ả các cấp ngành, nhân dân. -CP quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm, chế độ quản lý bảo vệ. +QLNN về GTVT và bưu điện ở miền núi. -NN có chủ trương phát triển nhanh và mạnh các loại phương ti ện v ận t ải v ừa và nhỏ phù hợp với sự đi lại theo khả năng kinh tế của đồng bào đồng th ời thích ứng với điều kiện giao thông của từng vùng. -NN giao cho các Bộ liên quan phối hợp với các tỉnh để quy hoạch cụ thể m ạng lưới thông tin-bưu điện của các huyện vùng cao. Có sự phân cấp quản lý rõ ràng, phân công trách nhiệm giữa trung ương và tỉnh, huyện đối với từng loại công việc... -Nâng cấp sửa chữa các tuyến đường giao thông để nâng cao năng lực về cơ sở hạ tầng ở miền núi. +QLNN về thương ngiệp dịch vụ. -CP đã ban hành nhiều VBQPPL để QL và phát triển th ương m ại mi ền núi, h ải đảo, đồng bào dân tộc, quy định những chính sách đối v ới th ương nhân ho ạt đ ộng tại miền núi, hải đảo , vùng sâu, vùng xa. -Có các chính sách cung ứng và tiêu th ụ các mặt hàng thi ết y ếu có ảnh h ưởng l ớn đến SXvà đời sống của đồng bào dân tộc sinh sống, hoạt động trên địa bàn miền núi. -CP giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, huyện chỉ đạo ngành th ương nghi ệp đ ịa phương mình QL mạng lưới dịch vụ thương nghiệp tận cơ sở, làng bản. +QLNN về GD, VH-XH -CP giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành có liên quan XD kế hoạch cụ thể để tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách như phổ cập giáo dục ti ểu h ọc, xoá mù ch ữ, củng cố các trường dân tộc nội trú, định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người 11 dân tộc, thực hiện đầy đủ về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ ng ười dân t ộc thiểu số -Củng cố việc chiếu bóng, đài phát thanh, sách báo để nâng cao trình độ dân trí cho người dân. +QLNN về y tế. -Thực hiện các chương trình của Bộ y tế đối với các vùng cao, vùng sâu, vùng xa bao gồm các mặt phòng, chữa bệnh, phát triển vườn thuốc nam để có dược liệu ttrị bệnh tại chỗ đặc biệt là tập trung vào giải quyết các bệnh cấp bách nh ư sốt rét, bướu cổ... -Tăng cường, khuyến khích đội ngũ cán bộ y tế về làm việc tại các vùng sâu, vùng xa; đầu tư cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để phục vụ người dân. -Tăng cường công tác tuyên truyền, GD, phổ biến kiến th ức v ề s ức kho ẻ, b ảo đảm vệ sinh, tránh việc chữa bệnh bằng các hủ tục, tin vào thần linh ma quỷ. +QL thị trường chống buôn lậu qua vùng biên giới. -Việc QLTT biên giới hiện nay phải tạo được điều ki ện đ ể mở r ộng giao l ưu hàng hoá với các nước láng giềng và thiết lập một thị trường có trật tự, ho ạt đ ộng nề nếp, chấm dứt tình trạng buôn lậu, đổi tiền trái phép. -để quản lý có hiệu quả vùng biên giới phải có sự kết h ợp ch ặt ch ẽ gi ữa biên phòng , hải quan thuế vụ , quản lý thị trường. +QLNN về an ninh chính trị. -Quan tâm giáo dục nâng cao khả năng giác ngộ chính trị cho cán bộ và đồng bào dân tộc thiểu số làm cho mọi người quán triệt chính sách dân tộc , tôn giáo tăng cường ý thức chấp hành pháp luật tinh thần đoàn kết dân tộcta sức góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. -Tuyên truyền giáo dục cho các đồng bào các dân tộc thiểu sốnhững âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch gây chia rẽ kích động hằn thù dân tộc. Câu 16. Trình bày chính sách đất đai , bảo vệ phát triển r ừng, di dân phân b ố lại dân cư ở miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Câu 17. Anh chị hãy trình bày chính sách phát tri ển văn hoá giáo d ục , y t ế và đào tạo bồi dưỡng cán bộ , tạo nguồn lực cho đồng bào các dân tộc . Chính sách phát triển văn hoá giáo dục y tế là một chính sách hết sức quan trọng nhằm hạn chế sự cách biệt giữa miền núi và miền xuôi. Thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo , bồi dưỡng cán b ộ có ch ế đ ộ đãi ng ộ đ ối với cán bộ miền núi Xây dựng trường lớp đào tạo giáo viên phổ thông, đảm bảo đủ chỗ học cho con em người dân tộc. Tổ chức lại các trường phổ thông cơ sở, mở rộng củng cố các trường dân tộc nội trú, trường vừa học vừa làm, các trung tâm dạy ngh ề, các lớp dự b ị đ ại h ọc và chuyên nghiệp Phổ cập giáo dục tiểu học cho tuổi thanh thiếu niên, theo chương trình phù hợp -Về văn hoá: tăng cường công tác thông tin đại chúng và các ph ương ti ện nghe, nhìn, nâng cao khả năng phổ biến văn hoá cho các đồng bào miền núi -Giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của người dân tộc 12 -Về y tế: tăng cường đầu tư cho hệ thống y tế miền núi, b ảo đ ảm đ ủ thu ốc thông thường và thuốc phòng chống dịch bệnh. -Khuyến khích phát triển nghề y -Có chính sách ưu đãi trong việc cung ứng một số hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc như muối ăn, dầu thắp sáng CHính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ tri thức và đào tạo nguồn nhân l ực, chính sách này là nhằm cung ứng cho các vùng đồng bào dân tộc các cán bộ có trình độ quản lý. khuyến khích cán bộ miền xuôi lên miền ngược làm việc, có chính sách ưu đãi. Câu 18. Anh chị hãy trình bày và phân tích nhiệm vụ và đ ối tượng qu ản lý nhà nước về dân tộc thiểu số và miền núi. #Nhiệm vụ -Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề dân tộc và miền núi đề xuất chủ trương chính sách của đảng và nhà nước xây dựng các dự án luật về dân tộc các d ự án phát triển kinh tế xã hội cho từng dân tộc, từng khu vực miền núi. -Hướng dẫn theo dõi kiểm tra phối hợp các ngành các cấp thực hiện đ ường lối chủ trương về chính sách dân tộc và miền núi của đảng và nhà nước., -Phối hợp với các cơ quan theo dõi quản lý đội ngũ cán bộ là người dân tộc và cán bộ miền xuôi công tác ở miền núi -Thực hiện quản lý giám sát kiểm tra các nguồn vốn đầu t ư cho các vùng dân t ộc và miền núi . -Đồng thời hoạt động thông qua các tổ chức quản lý hành chính nhà nước làm từ thiện , bổ sung điều chỉnh và xây dựng các chính sách mới đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế ở vùng dân tộc và miền núi hiện nay của đồng bào các dân tộc trong cả nước. #Đối tượng quản lý. Là toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra trong đời s ống hàng ngày c ủa đồng bào các dân tộc thiểu số để không ngừng nâng cao đời s ống kinh t ế văn hoá của đồng bào mà cụ thể là: -quản lý về an ninh chính trị -quản lý các hoạt động kinh tế. -quản lý các hoạt động xã hội, văn hoá, giáo dục y tế. -quản lý an ninh, an toàn. Câu 20: Trình bày và phân tích phương hướng quản lý NN về dân tộc. Có 5 phươmg thức quản lý cơ bản sau: +Quản lý bằng pháp luật: là phương thức cơ bản đối với việc quản lý NN trên các lĩnh vực kể cả dân tộc . NN ta dã ban hành các văn bản QPPL đ ể qu ản lý v ề mi ền núi và đồmg bào các dân tộc thiểu số. Từng bước đưa đời sống các đồng bào miền núi theokịp và hoà chung với cuộc sống của cả đất nước. -Việc ban hành các văn bản QPPL trước hết trên cơ sở lý luận CN Mác tư tưởng HCM và thực tiễn đời sống quốc tế về dân tộc. Những đặc điểm xu h ướng của dân tộc VN về việc quản lý dân tộc không thẻ tách khỏi xu hướng chung của quốc tế 13 -Hiện nay ở nước ta việc xây dựng một bộ luật dân tộc là hết sức cần thiét cho việc quản lý NN về dân tộc. Và ở bộ luật này phải thể hiện được rõ nh ững quy định cho từng lĩnh vực của đồng bào các dân tộc thiểu số. +Quản lý bằng chính sách , chương trình -để thự c hiện những mục tiêu quan điểm của đảng và nhà nước cần cụ thẻ hoá nó bằng các chính sách , chương trình kế hoạch -Đối với vùng dân tộc miền núi nước ta có rát nhiều chương trình , chính sách các giải pháp để thực hiện phát triển KTXH miền núi dân tộcvùng sâu vùng xa -phân chia miền núi thành 3 khu vực để thấy được sự phân hoá c ủa mi ền núi c ủa đồng bào dân tộcđể aps dụng các chính sách -Xây dựng các trung tâm cụm xã ở các xã miền núi vùng cao -Chương trình trồng 5 triệu ha rừng , chưôưng trình xoá đói giảm nghèo, các chương trình xxoá đói giảm nghèo. +Quản lý bằng tổ chức bộ máy : do yêu cầu của m ỗi giai đo ạn thì b ộ máy QL v ề dân tộc đã có nhiều thay dổi dể đáp ứng ccác yêu cầu từng thời kỳ -Có năm thàmh lập UBDT hay văn phòng DT -Năm 1993 thì thống nhất UBDT và văn phòng mi ền núi và dân t ộcthành UBDT và miền núi đén năm 1998 thì xây dựng được hoàn thiện. +Quản lý bằng đầu tư tài chính: Trong QLNN thì tài chính là m ột n ội dung mà nhà nước cần phải quản lý và ngược lại N có thể s ử dụng ngay tài chính đ ể làm công cụ quản lý Quản lý đầu tư tài chính là một nội dung quan trọng vó đảm b ảo đ ể c ấc kho ản đầu tư cho các vungf dân tộc, miền núi được sử dụng đúng mục đích cà có hiệu quả, đem lại cho vùng dân tộc và miền núi cơ sở hạ tầng tốt nhất + Quản lý bằng thanh tra kiểm tra và tổng kết đánh giá -Đây lầ một công cụ QL không thể thiếu được để đảm bảo các công c ụ trên được thực hiện nghiêm chỉnh. Và công cụ này cũng sẽ giúp bộ mấy QLNN về dân tộc rút râ được các kinh nghiệm bổ ích trong quản lý -Việc thanh tra kiểm tra phải thực hiện trên tất cả các lĩnh vực Ngoài các phương thức trên thì quản lý về dân tộc còn có thể dùng PP gíáo dục , vận động ,động viên.. Câu hỏi phần Tôn Giáo: Câu 1.(A,D) Anh chị hãy phân tích nguồn gốc hình thành tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin Câu 2. (D,A)Anh chị hãy trình bày bản chất và tính chất của tôn giáo. Câu 3. (D,A)nh chị hãy trình bày và phân tích vai trò c ủa tôn giáo trong đ ời sống xã hội Câu 4. (D,A)Anh chị hãy trình bày và phân tích xu thế hiện nay của các tôn giáo trên thế giới. Câu 5.(A) Hãy phân tích những yếu tố tác động đến quá trình hình thành các tôn giáo ở nước ta. 14 Câu 6.(A,D) Anh chị hãy trình bày và phân tích những đặc điểm cơ bản c ủa h ệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta. Câu 7. (D,A)Anh chị hãy trình bày và phân tích những quan niệm về tôn gíao và con người của Đạo Phật Câu 8.(D,A) Anh chị hiểu như thế nào về “sống phúc âm trong lòng dân t ộc” của đạo công giáo. Câu 9. (D,A) Anh chị hãy trình bày tóm tắt đặc trưng về tổ chức giáo lý của đạo tin lành. Tại sao trong những năm gần đây đạo tin lành phát tri ển nhanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và miền núi phía Bắc ở nước ta. Câu 10. (D,A)Anh chị hãy trình bày vài nét cơ bản về đạo Islam (Hồi Giáo) và s ự phát triển của Đạo này ở Việt nam Câu 11. (D,A)Có người nói giáo lý của đạo Cao Đài không thể hiện được những quan niệm về tôn giáo và con ngưoì một cách độc lập Câu 12. (A)Anh chị hãy trình bày nét cơ bản của Phật giáo Hoà Hảo Câu 13. (D,A) Anh chị hãy trình bày 5 quan điểm đánh giá về tôn giáo trong tình hình mới của đảng ta. Câu 14. (A)Anh chị hãy trình bày các nguyên tắc trong công tác tôn giáo hiện nay ở nước ta. Câu 15: (A) Anh chị hãy trình bày các hiệm vụ trong công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay. Câu 16: (A) Anh chị háy phân tích đặc điểm đói tượng QLNNvề tôn giáo. Câu 17: (A) Anh chị hãy trình bày nội dung QLNN về các hoạt động tôn giáo Câu 18. (A)Anh chị hãy trình bày các phương pháp quản lý nhà nước về các hoạt đông tôn giáo. Câu 19. (D) Anh chị hãy hiểu như thế nào về nhận xét của Mác về vai trò c ủa tôn giáo trong đời sống xã hội: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh b ị áp b ức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần c ủa nh ững trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (C.Mác- Ph.Ăngghen,..) Câu 20.Anh chị hiểu như thế nào về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo khi người viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là s ự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao c ả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện ch ứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chủ nghĩa yêu nước, chích sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên ch ẳng có những điểm chung sao? Họ đều muốn mưu cần hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội” (HCM, về vấn đề tôn giao,…) Hướng dẫn trả lời: 15 Câu 1. Anh chị hãy phân tích nguồn gốc hình thành tôn giáo theo quan đi ểm c ủa chủ nghĩa Mác- Lenin Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt ra đời từ rất sớm , sự hình thành và phát triển của tôn giáo đã trở thành một yếu tố của đời s ống xã h ội. Vì v ậy có r ất nhiều ngưòi nghiên cứu về sự ra đời của tôn giáo trong đó có chủ nghĩa Mác- lênin.Quan điểm của chủ nghĩa mác- lênin về tôn giáo như sau: -Nguồn gốc kinh tế xã hội đây là yếu tố quy ết định nội dung hình th ức và ph ương thức hoạt động của đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở m ỗi vùng mi ền, m ỗi qu ốc gia dân tộc ứng với một điều kiện cụ thể sẽ xuất hiện một tôn giáo tương ứng. -Nguồn gốc nhận thức : Từ một luận điểm nổi tiếng trong ch ử nghĩa mác lênin là “con người làm ra tôn giáo chứ tôn giáo khôgn làm ra con người” và lịch sử loài ngưòi quy định lịch sử tôn giáo , bởi vậy yếu tố nhận thức có ý nghĩa h ết sức to lớn đối với sự hình thành tín ngưỡng hoặc tôn giaó. Và con người ch ỉ có th ể có tín ngưỡng và tôn giáo khi bộ não có khả năng khái quát hóa trừu tượng hoá. -Tôn giáo xuất hiện từ đầu thời kỳ đồ đá cũ: #Nguồn gốc tâm lý tình cảm : trước h ết là tâm lý thông th ường con ng ưòi ch ưa có tiến bộ khoa học, kỹ thuật nên họ chưa thể giải thích được những hiện tượng kỳ bí hay thông thường của tự nhiên như gió mưa, sấm, ch ớp...nên đã gây ra hi ện tượng tâm lý sợ hãi và tâm lý sinh ra thần linh. yếu tố tình c ảm cũng là m ột y ếu t ố của nguồn gốc của tôn giáo. Câu 2. Anh chị hãy trình bày bản chất và tính chất của tôn giáo. #Bản chất của tôn giáo: Khi nghiên cứu về bản chất cuả tôn giáo thì ch ủ nghĩa mác lênin đã chỉ ra rằng tôn giáo là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng. -Tôn giáo với những quan điểm ý tưởng , quan niệm gắn liền với sự tồn tại của con người trong đời sống sản xuất vật chất và tinh thần. -Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội , nó phản ánh tồn tại xã h ội nh ững ph ản ánh của tôn giáo là phản ánh ngược để rồi con người lấy cái lộn ngược để làm chân lý chủ đạo trong cuộc sống . NHư vậy chủ nghĩa mác ch ỉ coi tôn giáo ch ẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người c ủa nh ững l ực l ượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ , chỉ là sự phản ánh trong đó nh ững l ực lượng trần thế đã mang hình thức lực lượng siêu trần thế. #Tính chất của tôn giáo: Có ba tính chất cơ bản -Tính lịch sử : thể hiện rõ nhất ở những đặc điểm con người làm ra tôn giáo và lịch sử phát triển loài người quyết định lịch sử phát triển tôn giáo. -Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau của xã hộiloài người đã có những hình th ức tôn giáo tương ứng với nó Tôn giáo ra đời trong một điều kiện lịch sử nhất định và luôn bi ến đ ộng ph ản ánh sự biến đổi lịch sử của nhân loại. -Tính quần chúng : Thể hiện rõ nét ở số lượng tín đồ tin theo. Phân lo ại hi ện nay có khoảng 3, 8 tỷ tín đồ của những tín đồ tôn giáo khác nhau trong đó có 1 tỷ tín đồ có niềm tin với một tôn giáo nào đó. Tôn giác đáp ứng nhu c ầu tinh th ần c ủa đa s ố quần chúng nhân dân lao động. 16 -Tính chính trị: Thể hiện ở chỗ các tín ngưỡng tôn giáo khi hình thành bao giờ cũng dựa vào các thế lực chính trị những nhà nước khác nhau để củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong đời sống xã hội. -Ngược lai các thế lực chính trị các nhà nước cũng dựa vào tôn giáo để lãnh đạo củng cố địa vị cuả mình trong xã hội Câu 3. Anh chị hãy trình bày và phân tích vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Theo lý luận của chủ nghĩa mac thì tôn giáo , tín ngưỡng là m ột hi ện t ượng c ủa đời sống xã hội , nó luôn luôn có tính hai m ặt nh ư nh ững s ự v ật hi ện t ượng khác, đó là mặt tiêu cực và mặt tích cực. Vì vậy trong quản lý nhà n ước v ề tôn giáo thì các nhà quản lý cần biết tận dụng và vận dụng mặt tích cực vào qu ản lý và h ạn chế tối đa mặt tiêu cực -Khi nói về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Mác viết “tôn giáo là ti ếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của th ế giới không có trái tim, cũng giống như tinh thần của những trật tự không có tinh thần, tôn giáo là thu ốc phi ện của nhân dân” Và khi nói tới vai trò của tôn giáo thể hiện ở 4 khía cạnh sau đây: +Vai trò tôn giáo trong nhận thức: nó lý giải quá trình nh ận th ức c ủa nhân loại, thể hiện thông qua giáo lý. +Tôn giáo có tác động đến các thế lực chính trị khác nhau trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngưòi, tôn giáo đã có lúc là ch ỗ dựa của những th ế l ực chính tr ị khác nhau, điều này đã được chứng minh trong suốt thời kỳ trung c ổ t ừ th ế k ỷ 13- 17 vai trò của công giáo rất lớn, nó can thiệp vào đời sống xã hội. +Vai trò kinh tế : Tôn giáo không chỉ liên quan đến chế độ tinh thần chính trị mà nó còn liên quan đến kinh tế, trong lịch sử nhân loại tôn giáo đã ủng h ộ quan h ệ kinh tế nào thì nó sẽ phát triển. +Vai trò trong đời sống xã hội: đặc biệt là văn hoá là ngu ồn c ảm h ứng sáng t ạo xã hội, sáng tạo nghệ thuật và tất cả những giá trị xã hội được coi nh ư m ột t ảng băng, phần nổi và phần chìm. +Tôn giáo tạo dựng một nếp sống cộng đồng mang tính nhân văn cao cả điều đó được thể hiện là khi hình thành một tôn giáo nào cũng hình thành cho mình m ột t ư tưởng đạo đức mang tính hướng thiện và đây là lý do đ ể thu hút qu ần chúng tham gia . Câu 4. Anh chị hãy trình bày và phân tích xu thế hi ện nay c ủa các tôn giáo trên thế giới. Có 4 xu hướng chính sau đây: -Thế tục hoá: +Là xu thế trước các tôn giáo chỉ bàn về các siêu nhiên th ần thánh, các hi ện t ượng này đã vượt qua những hiện tượng trần tục luôn là nh ững khái ni ệm trung tâm c ủa thần học. Và vì vậy con người trở thành sinh vật thụ động, ph ải ch ịu s ự ràng bu ộc của các lực lượng siêu nhiên. +Ngày nay tình trạng trên chưa phải là đã hết nhưng đã khác nhiều, các s ự huy ễn hoặc thiếu cơ sở bị nghi ngờ cách giải thích phi thực tế bị bãi bỏ, những nghi l ễ 17 rườm rà bị bãi bỏ, và tôn giáo dần dần mang tính đời thường, các tôn giáo không chỉ qúan tâm tới việc truyền giào mà còn làm nhân đạo, từ thiện -Dân tộc hoá Là xu thế các tôn giáo quay về với những giá trị xã hội mang tính vùng mi ền đ ặc trưng cho mỗi dân tộc , xu thế này trong điều kiện hiện nay càng được nâng cao do các dân tộc có ý thức về bản thân mình muốn tồn tại hay không là do gi ữ đ ược bản sắc văn hoá của dân tộc mình hay không?Bởi vậy dưới giác độ văn hoá mà tôn giáo là một bộ phận của các dân tộc có xu thế bảo vệ tôn giaó truy ền th ống c ủa mình coi đó là một vũ khí chống lại sự đồng hoá văn hoá dân tộc. -Xu thế đa dạng hoá tôn giáo. Là xu thế một tôn giáo chính nó phân ly thành nh ững tôn giáo nhỏ và hiện nay đây là hiện tượng phổ biến của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Trong những thập kỷ gần đây đã phát sinh hàng loạt các tôn giáo mới và đã được sự chấp nhận của các cộng đồng người và tồn tại như một thực thể khách quan trong đời sống tôn giáo của nhân loại. cần lưu ý s ự xuất hiện c ủa các giáo phái mới phi nhân tính, phản văn hoá, đã có nơ gây ra những hậu quả. -Xu thế các xung đột tôn giáo: đan xen voí xung đột dân tộc đây là xu thế mang tính toàn cầu hóa, hiện đang xảy ra khắp nơi trên th ế gi ới. Vì v ậy đây là đây là m ột xu thế quan trọng nhà nước cần đặc biệt quan tâm. -Các xu thế khác: Các tôn giáo lớn tìm cách hoà giải với nhau để phân chia lại khu vực ảnh h ưởng của mình trên thế giới trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ mới. Hình thành các cuộc xung đột dân tộc đan xen với xung đột tôn giáo hoặc c ơ nguyên từ tôn giáo. Trong một tôn giáo hoặc kết hợp giữa các tôn giáo để hợp thành các tôn giáo mới. Phát huy vai trò của tôn giáo để giải quyết mối quan hệ các vấn đề toàn cầu. Xuất hiện các Đảng phái chính trị mang màu sắc tôn giáo. Thực tế đời sống của xã hội loại người đang có chuyển biến sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội , việc nhận biết sự chuyển biến này rất cần thiết trong quản lý nhà nước. Câu 5. Hãy phân tích những yếu tố tác động đến quá trình hình thành các tôn giáo ở nước ta. #Điều kiện tự nhiên Do cấu trúc của tự nhiên đặc biệt là do nước ta nằm trên đ ường giao l ưu qu ốc t ế đường biển đường hàng không nên nước ta có sự thuận lợi trong giao l ưu với các nước trong khu vực và trên thế giới đó là điều kiện quan trọng để hình thành h ệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta. Cụ thể nước ta nằm giữa hai nền văn hoá lớn của nhân lo ại là n ền văn minh sông Hằng của ấn độ và hoàng hà của trung quốc nên đạo ph ật c ủa n ước ta du nh ập t ừ ấn độ vào và nơi truyền bá phật giáo ngày nay là thành Luy lâu, sau này ph ật giáo từ trung quốc, phật giáo tiểu thừa từ campuchia và Mianma truyền vào, do vị trí địa 18 lý như vậy nên đạo Hồi truyền vào nước ta không bằng các cuộc thành chiến mà là do việc buôn bán giữa người Malai và người Chăm. Do vị trí địa lý mà một loạt các tôn giáo khác cũng từ Trung quốc truy ền vào, cho nên trong yếu tố điều kiện tự nhiên thì vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng đối voí việc hình thành bức tranh tôn giáo ở nước ta. #Điều kiện kinh tế xã hội -ĐÂy là yếu tố quyết định việc hình thành tín ng ưỡng tôn giáo ở n ước ta , do đ ặc trưng là một quốc gia có nền nông nghhiệp lúa nước là chính bởi vậy từ xa xưa cộng đồng người Việt đã có nhu cầu mở rộng lãnh thổ để sinh tồn -Trong sản xuất cư trú thì mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là rất ch ặt chẽ, con người bị các yếu tố tự nhiên chi phối. Điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định chi phối nội dung hình th ức t ổ ch ức của đời sống tín ngưỡng của người Việt #Thể chế chính trị Là yếu tố phản ánh về vai trò của nhà nước và các lực lượng chính trị đối với việc hình thành tôn giáo , yếu tố này bắt nguồn từ chính trị cuẩ tôn giáo #Nhìn chung ở nước ta dù ở thời đại nào thì các nhà nước các ch ế độ chính tr ị đ ều có cách nhìn khoan dung đối với tín ngưỡng tôn giáo đều t ạo đi ều ki ện cho các tín ngưỡng tôn giáo ngoại nhập sống hòa nhập với đời sống tôn giáo n ội sinh ở n ước ta. #Điều kiện tiếp thu tôn giáo gắn với yếu tố tâm lý xã hội:\ -ở nước ta tiếp thu tôn giáo gắn với yếu tố tâm lý xã hội , gắn với nếp sống văn minh sinh hoạt cộng đồng người Việt. Người Việt nói riêng , ph ương Đông nói chung có nếp sống cộng đồng làng xã vì vậy vai trò của tộc trưởng, già làng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nếp sống, ni ềm tin tôn giáo đ ối v ới các thành viên, -Cộng đồng người Việt có truyền thống uống nước nhớ nguồn đó là một trong các điều kiện hình thành một hệ thống tín ngưỡng thờ những người có công với gia đình làng xã. -ở nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu bởi vậy đời sống kinh tế văn hóa khó khăn nhiều nơi thấp kém bởi vậy nhiều người tìm đến tín ngưỡng tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần cho những biến động hàng ngày cho cuộc sống thường nhật. Câu 6. Anh chị hãy trình bày và phân tích những đặc điểm cơ bản c ủa h ệ th ống tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta. Hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo Việt nam có những đặc điểm sau: #Tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo Việt nam, điều này biểu hiện trong hình thức thờ tự , thì tính nữ chi ếm ph ần h ơn, th ế gi ới là do nhân tố cấu thành, trong đó yếu tố âm biểu hiện cho đất cho sinh sôi n ảy n ở và phát triển. #Thần thánh hoá những người có công với tổ quốc, với làng xã gia đình vì người Việt quan niệm người đứng đầu đất nước là con trời, là người thay mặt đ ất n ước 19 cai quản chúng sinh bởi vậy kính trọng trời đất nghĩa là kính tr ọng ng ười đ ứng đầu từ đó ra đời một loạt các gía trị “nhân, sư, phụ”do ảnh hưởng từ nho giáo. #Gioá sỹ: ở Việt Nam có nhều tăng ni, phật tử thông thạo giáo lý ph ật Giáo đ ồng thời cũng an hiểu thuyết Khổng Tử và nghiên cứu cả Đạo Giáo. th ực t ế có nhi ều nhà nho nương thân trong chốn của thiền và cũng có nhà sư có tư tưởng yếu thế tu tiên.. #trên điện th ờ của một tôn giáo có sự hiện diện của các vị thần, thánh, tiên, phất..của các tôn giáo khác nhau mà điển hình là đạo Cao Đài. #Tín đồ các tôn giáo Việt nam phần lớn là do nông dân lao động, đi ều này xu ất phát từ cơ cấu dân số thành thị chiếm khoảng 23,5%, nên tuyệt đại đa số tín đ ồ tôn giáo nước ta là vùng nông thôn, điều kiện kinh tế chưa phát triển, văn hoá xã hội còn nhiều hủ tục, bởi vậy người ta dễ bị lôi kéo dụ dỗ. #Một số tôn giáo ở nước ta có nơi có lúc có chỗ bị các thế lực chính trị lợi dụng, đây là một xu thế, một đặc điểm có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị của chúng ta hiện nay. Các thế lực phản động hoạt động trong xu thế diễn bi ến hoà bình, đã đang và sẽ lợi dụng tôn giáo, lợi dụng nhân quy ền để chống phá thành quả cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo cả bên trong lẫn bên ngoài. #Nước ta là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng tôn giáo. -tín ngưỡng: có thờ thần, thờ mẫu thần gia tiên. -Thờ thần +có tứ bất tử: tản viên là thần dựng nước Thánh gióng: là thần giữ nước. Chử Đồng Tử: người chung thuỷ, chữ tín Liễu Hạnh: tính nữ +thành hoàng làng: là hệ thống tín ngưỡng của các cộng đồng dân c ư người Vi ệt, chọn giá trị đó làm giá trị chung cho cộng đồng của mình bởi vậy tín ngưỡng th ờ thần thành hoàng rất đa dạng và phong phú. -Thờ mẫu: liên quan đến sản xuất nhà nước của cộng đồng người Vi ệt, vì ng ười Việt quan niệm Mộu là mẹ , Nữ là biểu hiện cho sự tăng trưởng, phồn thực, ổn định. -Gia tiên : là một hình thức tín ngưỡng mang tính phổ quát của cộng đồng ng ười Việt ở các dân tộc -Tôn giáo : theo quy định của chính phủ hiện nay nước ta có 6 tôn giáo lớn: đ ạo phật, công gíáo ( thiên chúa giáo), tin lành, hồi giáo, đại đ ạo tam kỳ ph ổ đ ộ( cao đài), đạo hoà hảo( phật giáo hoà hảo). -Ngoài ra còn có nho giáo( khổng tử), Đạo giáo( lão tử) -Mặc dù nho giáo và đạo gíao ảnhe hưởng sâu đậm đến cộng đồng ng ười Việt, t ừ năm 86 đến nay ở nước ta xuất hiện trên 50 tôn giáo m ới voí 60 tên g ọi khác nhau làm cho công tác quản lý về tôn giáo ngày càng phức tạp. #Tính đan xen hoà đồng của hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của Việt nam. -Tôn giáo nước ta dù ngoại nhập hay nội nhập đều đan xen với nhau trong 1 quá trình lãnh đạo, không mâu thuẫn nhau, ở nước ta chưa hề xảy ra xung đột tôn giáo. -Các tôn giáo khi du nhập vào nước ta đều có s ự thay đ ổi cho phù h ợp v ới tín ngưỡng văn hoá của cộng đồng người Việt 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net