logo

Các quy luật làm việc nhóm

Làm việc nhóm mà cũng có quy luật sao? Chắc bạn sẽ hỏi như vậy khi đọc thấy tiêu đề của bạn viết này. Câu trả lời là: Làm việc nhóm cũng có quy luật và nếu thuận thao quy luật thì thành công cũng chắc chắn sẽ đón chờ bạn phía trước. Cùng tham khảo tài liệu sau đây để có thể làm việc nhóm hiệu quả bạn nhé!
Quy luật làm việc nhóm Làm việc nhóm mà cũng có quy luật sao? Chắc bạn sẽ hỏi như vậy khi đọc thấy tiêu đề của bạn viết này. Câu trả lời là: Làm việc nhóm cũng có quy luật và nếu thuận thao quy luật thì thành công cũng chắc chắn sẽ đón chờ bạn phía trước. 1. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình. 2. Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao. 3. Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó. 4. Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ. 5. Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin. 6. Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc. 7. Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá. 8. Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng. 9. Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn. 10. Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo. Nếu bạn muốn nhóm của bạn thành công, tại sao bạn không bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Đào tạo có thể là ý kiến hay vì “có học có hơn”. Nếu muốn tiết kiệm thời gian và chi phí thì một hình thức học trực tuyến (Elearning). Với rất nhiều các khóa học bổ ích liên quan đến làm việc nhóm như: “Để thành công khi làm việc nhóm”, “Phương pháp kiểm soát xung đột”, “Kỹ năng ra quyết định nhóm”…Hi vọng nhóm bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công. 15 quy luật làm việc theo nhóm cần thiết: 1. Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được. 2. Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò. 3. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình. 4. Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao. 5. Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó. 6. Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ. 7. Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin. 8. Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội. 9. Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc. 10. Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá. 11. Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình. 12. Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng. 13. Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm. 14. Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn. 15. Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo. Những đặc điểm của nhóm thắng cuộc: - Có các thành viên giỏi, hầu hết các thành viên đầu rất bình tĩnh và tự tin mặc dù họ có thể xứng đáng là những “ngôi sao“ trong đội nhưng họ luôn tạo điều kiện để cả đội có thể “toả sáng“ cùng nhau. - Có thói quen thắng lợi bởi vì họ luôn có nhiều kế hoạch để thành công sau lưng họ, nếu không thì họ sẽ tham gia vào mọi hoạt động và mong chờ mình sẽ chiến thắng. - Phát triển tính hiệp lực xuất phát từ việc thắng lợi và không chỉ được phát triển bằng những cấp số đơn giản mà còn bằng hàm mũ như 1 x 1 = 11 - Phát triển cả năng lượng tinh thần và thể chất để vựơt qua những khó khăn. - Tạo ra một bầu không khí thắng lợi làm cho mọi người xung quanh hiện diện như là người chiến thắng. - Làm lan truyền tinh thần chiến thắng khiến những ngườI mới đến thích nghi với tinh thần hoạt động của cả đội. Làm thế nào để cho các thành viên trong đội hợp tác tốt với bạn? - Thường xuyên giao tiếp với mọi người và khen ngợi họ. - Bàn bạc với mọi người về công việc của họ. - Khuyến khích mọi người trong việc tham gia đặt mục tiêu cho cả nhóm. - Hướng dẫn mọi người về tinh thần làm việc theo nhóm, các cơ hội ... 13 nguyên tắc phát huy khả năng làm việc nhóm hiệu quả Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì khi làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau; Mọi thành viên trong nhóm sẽ đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng. Tuy nhiên việc thành thục kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả vừa đơn giản lại vừa khó khăn. Những nguyên tắc dưới đây là mô tả những đặc điểm cần có trong một nhóm làm việc hiệu quả. Làm việc nhóm thành công là nền tảng tạo ra một nhóm hoạt động tốt. 1. Có mục tiêu chung Các thành viên trong nhóm rõ ràng là sẽ có những ý kiến khác nhau, dẫn đến những tình huống xung đột. Để đạt được mục tiêu chung, cần có trọng tâm rõ ràng. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận thức được những mục tiêu của cả nhóm thay vì chú trọng quan điểm của từng cá nhân và cùng nhau làm việc để cùng nhau đạt được mục tiêu chung. Cả nhóm cần hiểu rõ mục tiêu và cam kết phấn đấu vì mục tiêu đó. Có định hướng và thống nhất rõ ràng về sứ mệnh và mục đích là điều rất quan trọng để làm việc nhóm một cách hiệu quả. Nếu cả nhóm đều có kỳ vọng rõ ràng về công việc, mục tiêu, trách nhiệm và kết quả, hoạt động nhóm sẽ trở nên suôn sẻ hơn. 2. Giao tiếp hiệu quả Các thành viên trong nhóm luôn giao tiếp thoải mái với nhau một cách trực tiếp và hướng tới mục tiêu đạt được thành công trong công việc. Việc giao tiếp giữa các thành viên với nhau và với trưởng nhóm nên là một quá trình hai chiều. Điều này sẽ giúp họ hiểu nhau hơn đồng thời giải quyết những vấn đề nảy sinh một cách nhanh chóng nhất. Giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng. Các thành viên tự do bày tỏ suy nghĩ, ý kiến và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề. Mọi người cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Các thành viên nên hỏi các câu hỏi để làm rõ ý kiến chứ không nên tìm cách phản bác đồng nghiệp của họ. 3. Lãnh đạo vững mạnh Tốc độ của người lãnh đạo là tốc độ của cả nhóm. Một người trưởng nhóm làm việc có hiệu quả là người có thể làm tấm gương gương mẫu cho cả nhóm. Một trưởng nhóm giỏi là người có thể đặt tầm quan trọng của mục tiêu nhóm trên mục tiêu cá nhân và có thể đưa ra định hướng, đảm bảo các thành viên trong nhóm giữ vững sự tập trung vào việc đạt được mục tiêu đó. Người lãnh đạo tham gia vào việc lãnh đạo trong các cuộc họp, phân công nhiệm vụ, ghi nhận những quyết định và cam kết, đánh giá tiến độ, đảm bảo trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và đưa ra định hướng cho toàn nhóm. 4. Phân công hiệu quả Phân công trách nhiệm cũng quan trọng như đảm bảo hoàn thành mọi việc. Vì vậy cần phân công công việc dựa trên năng lực của các thành viên trong nhóm. 5. Đảm bảo phân công rõ ràng về trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm Đây là một trong những điều tiên quyết giúp quá trình làm việc nhóm trở nên công bằng và thuận lợi. Cố gắng tránh tình trạng chồng chéo thẩm quyền. Ví dụ nếu như có nguy cơ là hai thành viên trong nhóm sẽ phải cạnh tranh để kiểm soát trong một khoảng công việc nhất định, hãy cố gắng phân chia khu vực đó thành hai phần riêng biệt và phân công quyền kiểm soát từng khu vực cho từng thành viên dựa trên điểm mạnh và khuynh hướng cá nhân của từng người. 6. Quản lý xung đột Một trong những điều của kỹ năng làm việc nhóm cần có là phải giải quyết xung đột trong nhóm. Ngay cả đối với những vấn đề quan trọng, nếu biết xử lý một cách chuyên nghiệp sẽ ít gây ra tổn hại cho người khác hơn. Không nên để những ý kiến bất đồng gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc nhóm. Nhóm cần thỏa thuận quy trình xem xét, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong nhóm cũng như những xung đột. Không nên ủng hộ những xung đột cá nhân hoặc chia bè kết phái khi xảy ra xung đột. Thay vào đó, các thành viên nhóm cần hướng đến một giải pháp chung. 7. Sự tin tưởng Trong bất kỳ mối quan hệ nào hoặc trong môi trường làm việc theo nhóm, sự tin tưởng là yếu tố rất quan trọng. Không nên tiết lộ những bí mật cá nhân, chi tiết dự án mới hoặc bất kỳ ý tưởng phát kiến mới trừ khi đó là vì lợi ích của tổ chức. Môi trường làm việc nhóm hiệu quả là nơi mọi người thoải mái chấp nhận rủi ro hợp lý trong giao tiếp, ủng hộ các quan điểm và thực thi hành động. Các thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau và lắng nghe ý kiến của nhau. 8. Tôn trọng Để hợp tác hiệu quả, các thành viên trong nhóm cần hiểu và tôn trọng những thành viên khác. Tôn trọng năng lực, quan điểm và hành động của nhau để giảm thiểu xung đột, đảm bảo hoạt động suông sẻ và nâng cao năng suất. 9. Đề cao vai trò cá nhân Các thành viên trong nhóm được xem là những cá nhân đặc biệt với những kinh nghiệm, quan điểm, kiến thức và ý kiến đóng góp không thể thay thế. Mục đích thành lập nhóm chính là để tận dụng lợi thế của sự khác biệt đó. 10. Gắn kết Gắn kết nhóm trở thành một đơn vị thống nhất, nhóm cần làm việc dựa trên nền tảng chung. Cả tổ chức cần có những sáng kiến và tổ chức các buổi đóng góp xây dựng ý kiến, và các buổi họp, buổi giao lưu hằng tháng để tăng cường kết nối trong nhóm. Tại sao các công ty thường làm việc nhóm khi tiếp cận các dự án, phát triển sản phẩm và mục tiêu? Trên thực tế, trong nhóm càng đưa ra những quan điểm khác biệt, khả năng thành công của các dự án càng cao hơn. 11. Tránh tiêu cực Tránh cảm xúc tiêu cực, đố kỵ hoặc ác ý. Không nên tham gia vào những cuộc thảo luận không hiệu quả hoặc không lành mạnh. Khuyến khích những sáng tạo, đổi mới và các quan điểm khác nhau. Không nên sử dụng những ngôn từ mang tính chỉ trích, đổ lỗi cho người khác. 12. Gương mẫu Mỗi thành viên trong nhóm, thông qua công việc của mình, nên cho thấy những chỉ dẫn hoặc ví dụ để người khác làm theo. Có thể thực hiện điều đó bằng cách đạt được mục tiêu, đề xuất ý tưởng mới về các chính sách hoặc thủ tục khi tham gia các hoạt động ở cấp độ tổ chức. 13. Tự kiểm tra và liên tục cải tiến các quy trình, hoạt động thực tiễn và sự tương tác của các thành viên trong nhóm Kiểm tra là một trong những mắt xích quan trọng để đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Cả nhóm cần thảo luận công khai về những chỉ tiêu trong nhóm và những vấn đề gây cản trở tốc độ phát triển hoặc thảo luận về tác động đến những nỗ lực, khả năng và chiến lược của nhóm. 8 Nguyên tắc vàng để làm việc nhóm Làm việc nhóm là kỹ năng không thể thiếu đối với một con người hiện đại. Làm việc nhóm không chỉ được áp dụng trong việc học ở trường mà còn là phương pháp làm việc hiệu quả ở công sở. Để là một thành viên nhóm hiệu quả, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau: – Hãy đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn. – Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung. – Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người. – Đừng ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Cũng đừng nghĩ về ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Nếu có gì chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ kết thúc. – Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc. – Đừng chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả. – Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian. Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung. 7 nguyên tắc làm việc nhóm bất kì sinh viên nào cũng nên biết Làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết và có ứng dụng rất lớn trong công việc. Ngay khi còn học tập trên ghế nhà trường, sinh viên được tiếp xúc với hình thức làm việc nhóm. Tuy nhiên, nhiều sinh viên loay hoay, trăn trở do hoạt động làm việc nhóm chưa hiệu quả. Sau đây, chúng tôi đưa ra 7 nguyên tắc “bất di bất dịch” giúp sinh viên có những buổi làm việc nhóm hiệu quả. 1. Đến đúng giờ Làm việc nhóm là công việc của tập thể. Vì vậy, yêu cầu nghiêm ngặt đầu tiên của làm việc nhóm là các thành viên phải đến đúng giờ. Các thành viên đến đúng giờ sẽ đảm bảo được tiến trình buổi làm việc nhóm và tạo không khí hứng khởi trước khi bắt đầu. Vì vậy, mỗi sinh viên cần ý thức việc thời gian làm việc nhóm vừa đảm bảo tác phong làm việc và hiệu quả của quá trình làm việc nhóm. 2. Xác định mục tiêu của làm việc nhóm Để có buổi làm việc nhóm hiệu quả, nhóm sinh viên cần thống nhất mục tiêu hướng tới của buổi làm việc. Các mục tiêu chỉ ổn định khi đã bàn thảo xong các biện pháp thực hiện. Mặc dù các thành viên của nhóm cần được định hình các mục tiêu, nhưng nên phổ biến các mục tiêu cho các hội viên nắm vững. Để đạt được những kết quả cao nhất, các mục tiêu còn phải được thử thách bằng cách kết hợp giữa những mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Mục tiêu riêng tạo động lực phát triển vấn đề, vì vậy cả nhóm cần lắng nghe, chắt lọc ý kiến sáng tạo, tích cực. Không nên quy chụp và loại bỏ những mục tiêu riêng đó. Lúc này, người trưởng nhóm cần người cân nhắc kĩ lưỡng để có những định hướng đúng đắn hài hòa giữa mục tiêu chung và riêng để đạt hiệu quả lam việc nhóm. 3. Khuyến khích óc tư duy sáng tạo Trong làm việc nhóm, nhiều sinh viên trở thành những kẻ chỉ biết làm theo kinh nghiệm và tính cách riêng của mình. Bạn nên phá thế thụ động ấy và tư duy sáng tạo. Đừng để nhóm của bạn bị phân lớp thành những con người chuyên sáng tạo và những kẻ thụ động. Muốn vậy, các bạn sinh viên luôn biết hoan nghênh tính đa dạng của các quan điểm và ý tưởng, để rồi lái buổi tranh luận đi đến chỗ thống nhất, hoàn hảo. Trong làm việc nhóm của sinh viên thường xuyên xảy ra tình trạng giao phó công việc cho người đứng đầu. Vì vậy, thay vì người đứng đầu “ôm” tất cả công việc thì bạn nên biết cách bố trí công việc phù hợp với năng lực mỗi thành viên. Từ đó, mỗi thành viên phát huy được thế mạnh và có sự đóng góp phát triển và tạo hiệu quả cho buổi làm việc nhóm. 4. Tinh thần đoàn kết trong nhóm Yếu tố đoàn kết không thể bỏ qua trong làm việc nhóm. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc. Nếu biết cách kết hợp, kiến thức, kỹ năng của mỗi thành viên được bộc lộ sẽ đóng góp cho công việc nhóm đạt chất lượng cao nhất. 5. Linh hoạt trong làm việc nhóm Mỗi thành viên trong khi làm việc nhóm phải có trách nhiệm đóng góp sức lực vào công việc chung. Mỗi người đều phải chủ động nhận một phần việc là thế mạnh của mình. Dù việc khó đến đâu nhưng nếu có sự đồng lòng của toàn nhóm thì đều có thể hoàn thành. Mọi người đều được phân nhiệm rõ ràng tử đầu đến cuối sẽ tăng tính hiệu quả của làm việc nhóm. Mọi người đều được khuyến khích làm theo phương cách hiệu quả nhất của mình. Từ đó, tổng thể làm việc nhóm tạo được sự toàn vẹn và dấu ấn riêng. 6. Không đưa ra chính kiến của mình khi làm việc nhóm Để làm vừa lòng người khác nên nhiều người thường không đưa ra chính kiến của mình, luôn tỏ ra đồng ý khi người đưa ra ý kiến trái chiều hoặc chưa đúng đắn. Chính điều này đã làm cho nhóm không có sự thấu hiểu lẫn nhau, đoàn kết cùng nhau hoàn thành một mục tiêu trong công việc. Ai cũng hài lòng khi vấn đề được đưa ra, điều này dẫn tới chất lượng công việc không được đảm bảo. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. 7. Bài trừ việc thiếu trách nhiệm Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Việc thiếu trách nhiệm trong làm việc nhóm dẫn tới sự tị nạnh khi mức độ làm việc khác nhau mà được hưởng như nhau. Vì vậy, người trưởng nhóm nên phân công công việc và có những hạn nộp cụ thể cho mỗi thành viên. Mỗi thành viên phát huy thế mạnh và trách nhiệm của bản thân. Lúc này, vai trò điều động của người trưởng nhóm hết sức quan trọng tạo nên sự đồng lòng đóng góp cho công việc của mỗi thành viên.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net