logo

Các mối quan hệ trong triết học Mác Lê nin


Vat chat • ~~>> Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta là chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. ~~>> Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ óc của con người và đựơc biểu hiện cụ thể ra những tri thức, tình cảm, ý chí của con người. ~~>> Bản chất của ý thức: là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan bởi bộ óc của con người, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn, từ lực lượng xhội, phản ánh quan hệ xhội khách quan là sự phản ánh quan hệ xh, YT mang bản chất xh. Ý thức lấy khách quan làm tiền đề, nội dung của YT là do TG khách quan qui định. Tri thức là nhân tố cơ bản của YT, là phương thức tồn tại YT, YT bao gồm cả cảm xúc, tình cảm, ý chí, …. ~~>> Mối quan hệ VC-YT: >> VC là nguồn gốc quyết định YT (bộ óc con người là nguồn gốc YT) >> VC quyết định nội dung YT tư tưởng (vui buồn đều có nd từ VC) >> VC quyết định sự VĐ, sự biến đổi YT (suy nghĩ con người thay đổi) >> VC là đk khách quan để thực hiện hoá YT tư tưởng con người. >> YT có tính độc lập tương đối tác động trở lạiVC. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". - Theo Lênin, phạm trù vật chất là một phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được” nên không thể định nghĩa vật chất bằng phương pháp thông thường, đem quy nó về một vật thể, một thuộc tính hoặc vào một phạm trù rộng lớn hơn được. Vì vậy, Lênin đã sử dụng phương pháp mới để định nghĩa vật chất là đem đối lập vật chất với ý thức và xác định nó “ là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây nên cảm giác”. Trước tiên, cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các dạng vật chất. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. - Trong định nghĩa, Lênin đã chỉ rõ khi vật chất đối lập với ý thức trong nhận thức luận thì cái quan trọng nhất để nhận biết nó chính là thuộc tính khách quan. "Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác.. .và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau: 1. Vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức. 2. Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan con người. 3. Cảm giác, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật chất. Ý thức con người là sự phản ánh thực tại khách quan, nghĩa là con người có khả năng nhận thức được thế giới. - Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng, thừa nhận trong nhận thức luận thì vật chất là tính thứ nhất, và con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, khắc phục được tính chất siêu hình, trực quan trong các quan niệm về vật chất. - Định nghĩa vật chất của Lênin còn chống lại các quan điểm duy tâm về vật chất, tạo cơ sở lý luận để khắc phục quan điểm duy tâm về đời sống xã hội - Định nghĩa vật chất của Lênin còn có vai trò định hướng cho sự phát triển của nhận thức khoa học. Moi qhe vat chat y thuc Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh ra ý thức. Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức. Không có vật chất thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật chất trong đó bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Lao động trong hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất của cải vật chất và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức. Ngoài ra, ý thức chỉ có thể trở thành sức mạnh vật chất, sức mạnh cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn, bằng việc khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện phương tiện vật chất cần thiết cho hành động. Ý thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng nó lại có tính độc lập tương đối nhưng nó lại có tính độc lập tương đối, sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ động, là quá trình con người không ngừng tìm kiếm tích lũy những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận động và phát triển sự vật . Vì vậy, sau khi đã hình thành, ý thức có vai trò định hướng cho con người trong việc xác định mục tiêu, phương hướng tìm ra biện pháp lựa chọn các phương án, hành động tối ưu nhất và sử dụng các điều kiện vật chất cần thiết để làm biến đổi chúng đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác sự tác động của ý thức đến vật chất có thể theo hai khuynh hướng : Một là ý thức sẽ thúc đẩy cùng chiều đối với sự phát triển của sự vật nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực, khách quan nếu con người nhận thức đúng quy luật khách quan, có ý chí động cơ hành động đúng và thông qua cơ chế tổ chức hoạt động phù hợp trong thực tiễn. Hai là ý thức kìm hảm, cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển bình thường của sự vật nếu ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, ý thức lạc hậu, phản khoa học, phản động, nếu con người không có ý chí, không nhiệt tình, động cơ sai …Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất. Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức một nguyên tắc được rút ra, đó là nguyên tắc, khách quan. Nguyên tắc khách quan trước nhất thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, nó đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, “phải lấy thực thể khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình”. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc khách quan không có nghĩa là quan điểm khách quan xem nhẹ, tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phát phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật … để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người Pham tru nguyen nhan _kq  Trước tiên ta cần hiểu nội dung thế nào là nguyên nhân, thế nào là kết quả? - Nguyên nhân là phạm trù triết họcchỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Còn kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Hay cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra. Không nên hiểu nguyên nhân, kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác nhau. chẳng hạn cho dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn; giai cấp vô sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản... Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần. Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân. - Tính chất của mối liên hệ nhân - quả: phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả thực tế phải được hiểu là: nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau báy nhiêu. - Giữa nguyên nhân và kếtd quả có quan hệ biện chứng với nhau. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. tuy nhiên không phải hiện tượng nào nối tíêp nhau về mặt thời gian cuãng là quan hệ nhân quả. ví dụ như ngày kế đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân... cái quan hệ nhân quả phân biệt với quan hệ kế tiếp là là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. sự ảnh hưởng đó thể hiện theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: điểu này có nghĩa là sự vật, hiện tượng nào trong mối quan hệ này là nguyên nhân và trong mối quan hệ khác là kết quả và ngượclại. - Lên hệ thực tiễn. Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến nghĩa là không có sự vật và hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người nhận thức nay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực. Điều này chúng ta thấy rõ nhất trong quá trình xác minh tội phạm của bất kỳ một quốc gia nào. Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện và điều này thể hiện rõ nét qua quá trình điều tra của các cơ quan CA. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khách nhau đối với việc hình thành kết quả. vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải loại bỏ các nguyên nhân thứ yếu để tìm ra nguyên nhân cơ bản, chủ yếu; nguyên nhân bên trong nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắn được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động (điều tra, xác minh) và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực. Do kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thức, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tức dụng nhằm đạt mục dích. Cai chung_cai rieng - Định nghĩa - CÁI RIÊNG (Particularity) là phạm trù triết học, dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Lưu ý khái niệm “quá trình” (process) của Engels: “Thế giới không phải là một tập hợp những sự vật nhất thành bất biến, mà là tập hợp của những quá trình”. Thí dụ : Hà Nội, sông Cửu Long, Nguyễn văn A, thời tiết ngày hôm nay, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - CÁI CHUNG (Universality) là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống nhau, được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình riêng lẻ. - CÁI ĐƠN NHẤT (Singularity) là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, quá trình chỉ có ở một kết cấu vật chất (sự vật, hiện tượng, quá trình) nhất định, mà không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. (thí dụ : chỉ tay của mỗi người). 2- Quan hệ biện chứng giữa CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG và CÁI ĐƠN NHẤT 2.1- Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất có tồn tại thực không ? Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan (không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người). Phê phán quan niệm của phái duy danh, duy thực, của Kant. 2.2- Chúng tồn tại như thế nào ? Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng : – CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. (thí dụ). – CÁI RIÊNG chỉ tồn tại trong mối liên hệ với CÁI CHUNG, đưa tới cái chung (thí dụ của Lênin: Ivan là người, Ivan là “cái riêng”, người là “cái chung”). – CÁI RIÊNG là cái toàn bộ, phong phú hơn CÁI CHUNG. CÁI CHUNG là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn CÁI RIÊNG. (Từ thí dụ trong sách, s/v tự tìm thêm thí dụ) – CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hoá lẫn nhau, trong quá trình phát triển của sự vật. (thí dụ). 3- ý nghĩa phương pháp luận 3.1- Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện mình, nên muốn phát hiện CÁI CHUNG của chúng, phải thông qua việc nghiên cứu nhiều CÁI RIÊNG cụ thể. (Muốn khái quát thành lý luận (cái chung), phải đúc kết từ các kinh nghiệm trong nhiều trường hợp cụ thể). 3.2- Vì CÁI CHUNG là cái sâu sắc, cái bản chất, chi phối CÁI RIÊNG, nên trước khi nghiên cứu cụ thể CÁI RIÊNG nào đó, cần nắm bắt CÁI CHUNG trước, để khỏi mất phương hướng. (Chẳng hạn: nắm vững phương pháp học tập chung trước khi học những bài cụ thể). Lênin dạy: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì người đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc”. 3.3- Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG khác nhau, dưới dạng đã bị cải biến (do có sự tác động một cách khách quan giữa“cái chung” với “cái đơn nhất” trong cái riêng đó), nên khi vận dụng CÁI CHUNG vào CÁI RIÊNG cần phải được “cá biệt hoá” cho thích hợp. (Vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin “cái chung” vào Việt Nam “cái riêng” chẳng hạn). 3.4- Không được tuyệt đối hóa mặt nào. Nếu tuyệt đối hóa CÁI CHUNG sẽ rơi vào giáo điều, rập khuôn, kinh viện, “tả khuynh”. Nếu tuyệt đối hóa CÁI RIÊNG sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, và về tư tưởng là xét lại, hữu khuynh. 3.5- Vì CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên trong thực tiễn, cần tạo điều kiện cho CÁI ĐƠN NHẤT trở thành CÁI CHUNG, nếu điều đó có lợi cho con người. Và làm cho CÁI CHUNG bất lợi trở thành CÁI ĐƠN NHẤT BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG :  hai phạm trù triết học phản ánh các mặt tất yếu và phổ biến của mọi sự vật và quá trình trong thế giới. Bản chất là những mặt, những mối liên hệ cơ bản, bên trong của sự vật, còn hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó ra bên ngoài. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi bản chất là sự bịa đặt của con người, hiện tượng là sự tổ hợp của các cảm giác. Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi bản chất là cái tinh thần, còn hiện tượng chỉ là cái bóng của nó. Thuyết không thể biết (Bất khả tri luận) coi bản chất là "vật tự nó", không bộc lộ ra qua hiện tượng cho nên không thể nhận thức được. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng BCVHT tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa BCVHT thể hiện ở chỗ, bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất và chứa đựng thông tin về bản chất. Mỗi sự vật có nhiều trình độ bản chất, còn mỗi bản chất được bộc lộ ra qua nhiều hiện tượng. Con đường của nhận thức là từ nhiều hiện tượng đi đến bản chất, từ bản chất cấp độ một đến bản chất cấp độ hai và cứ thế mãi. Quá trình nhận thức bản chất của sự vật là quá trình tách dần nội dung khách quan của hiện tượng ra khỏi cái vỏ bề ngoài, ngẫu nhiên, để tìm ra những cái bị che lấp đằng sau hiện tượng, tức là nhận thức nội dung và quy luật của sự vật ấy. Xt. Hiện tượng. QUY LUAT: phu dinh cua phu dinh Bất kì sự vật,hiện tượng nào đều ra đời trên cơ sở kế thừa --> kế thừa là xu thế phát triển tất yếu của các sự vật,hiện tượng nhưng nó không kế thừa nguyên vẹn ,nó chỉ kế thừa những yếu tố tích cực,hợp lý.Vì vậy,bảo vệ,gìn giữ những nhân tố tích cực,hợp lý của cái cũ,của quá khứ là điều kiện k thể thiếu được của 1 quá trình phát triển.bởi vì k có quá trình này sẽ k có hiện tại,sẽ k có tương lai.xu thế vận động và phát triển chung của tất cả các sự vật,hiện tượng k phải lúc nào cũng đi lên,cũng biến đổi mà có lúc còn chứa đựng trong lòng nó cả những bước thụt lùi tạm thời.vì vậy,nếu chúng ta nhận thức rằng phát triển đi lên là tất yếu thì thụt lùi là điều kiện k thể thiếu được của quá trình phát triển.do vậy cần có thái độ rất khách quan và công bằng trước những bước thụt lùi của quá trình phát triển."thất bại là mẹ thành công"khi vận dụng nội dung của qui luật này cần tránh 2 khuynh hướng sai lầm thường gặp phải là phủ định sạch trơn, phủ định k kế thừa bất kì nhân tố nào cùa cái cũ,của quá khứ.sai lầm này sẽ dẫn đến những hiệu quả cực kì nguy hiểm là k tạo ra sức mạnh nội lực,nhân tố quyết định xu thế phát triển của bất kì sự vật,hiện tượng nào.kế thừa nhưng kế thừa 1 cách nguyên vẹn,k có sự sàng lọc,lựa chọn--> k tạo ra động lực mà còn cản trở xu thế phát triển chung bởi vì những nhân tố ở bên ngoài đem áp đặt vào thực tiễn ở 1 nơi khác,nó k phù hợp,k thích ứng nên trở thành lực cản xu thế phát triển. Cả 2 khuynh hướng sai lầm này đều rất nguy hiểm trong hoạt động nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng,phải đặc biệt chú trọng,tránh 2 khuynh hướng sai lầm nói trên Loi 2: Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình. Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó được bổ sung nhiều nhân tố mới. Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định bạn đầu và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất. Kết quả của sự phủ định của phủ định là diểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp thei. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu hướng phát triển. Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc". Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường xoáy ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc". Nghiên cứu quá trình phát triển của sự vật theo quy luật phủ định của phủ định chúng ta không được hiểu một cách máy móc là mọi sự vật trong thế giới hiện thực đều phải trải qua hai lần phủ định của phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển của chúng. Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể bao gồm số lượng các lần phủ định nhiều hơn hai. Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật trải qua ba, bốn, lăm... lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển Ví dụ vòng đời của Tằm đã trải qua 4 lần phủ định... Từ những phân tích trên chúng ta có thể khái quát Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới là cho sự phát triển theo đường "xoáy ốc". - Vận dụng với quá trình đỏi mới ở nước ta: Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy, quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa. tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức được vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói nghèo nhưng không vì thế mà chúng ta không trân trọng cái cũ. Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử dụng đặc trựng tiến bộ của nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.chính vì vậy mới có kết quả đáng mừng của 20 năm đổi mới. Tuy nhiên để có thành công như hôn nay, trong hoạt động của chúng ta, cả hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiến chúng ta phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật một cách đầy đủ sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể. Chỉ có như vậy hoạt động của chúng ta, kể cả hoạt động học tập, mới có chất lượng và hiệu quả cao. Hàng hóa được nhìn nhận trong Kinh tế chính trị Marx - Lenin Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó[1]. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có: • Tính ích dụng đối với người dùng • Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động • Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị. • Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết. Một hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nên nó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. • Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng. Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa. Ví dụ một cái tủ có thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể trao đổi được một lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn. Suc canh tranh hang hoa vn tren tg Gao: Xuất khẩu gạo cả nước hết tháng 5/2009 đạt gần 2,96 triệu tấn, trị giá 1,22 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng gấp đôi về số lượng, và 28% về giá trị. Tháng 6 này, dự kiến giao 650.000 tấn, còn 600.000 tấn chuyển sang tháng 7. Như vậy, Việt Nam sẽ xuất khẩu được 3,6 triệu tấn, đạt mức Chính phủ giao. Giá xuất khẩu gạo trung bình đạt 425,67 USD/tấn (theo VFA). Đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt mục tiêu xuất khẩu của năm 2007 với tổng kim ngạch trên 1,45 tỉ USD, tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, so với năm 2006, mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu giảm nhẹ (khoảng 2%), nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng 15%. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới tăng cao, nguồn cung hạn chế nên giá gạo xuất khẩu tăng mạnh. Trong năm 2007, bình quân giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006. Điều đáng nói, lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí, có thời điểm giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn. Ca ba sa Hiện nay cá tra, basa vẫn đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản. Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu cá tra, cá ba sa của nước ta đã mở rộng thêm thị trường ra 24 quốc gia mới, nâng tổng số các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. 6 tháng đầu năm 2009 cá tra, basa xuất khẩu đạt khối lượng 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD. Thị trường tiêu thụ chính của cá tra, basa Việt Nam vẫn là EU với kim ngạch đạt 206 triệu USD. Riêng thị trường Mỹ, bất chấp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu sang nước này đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98 % so với cùng kỳ năm 2008. Vinamilk Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.[1] Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa Det thai tuan Thái Tuấn ­ là một trong những thương hiệu dẫn đầu hàng dệt may tại  việt Nam. Với quy mô doanh thu 30 triệu USD/ năm và tốc độ tăng  trưởng bình quân 15% năm. Thái Tuấn ngày càng khẳng định vị trí  của mình trên thương trường trong và ngoài nước qua các nhãn  hàng nổi tiếng Thatexco, Lenci, menni"s, Happiness, Rosshi, ...  Hiện chúng tôi có mạng lưới phân phối phủ khắp 64 tỉnh thành  trên cả nước, sản phẩm và thương hiệu Thái Tuấn đang vươn ra  thị trường thế giới và có mặt tại 10 quốc gia thuộc khu vực Asian,  Trung Đông, Australia và Hoa Kỳ. Vào ngày 04/10/2007, Công ty Dệt May Thái Tuấn đã vinh dự nhận giải “TOP 10 Doanh nghiệp Tiêu biểu ngành dệt may năm 2007” do Hiệp Hội Dệt May Việt Nam VITAS phối hợp với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức. Giải thưởng được bình chọn dựa trên những tiêu chí rất khắt khe và uy tín tại Việt Nam, được đối tác nước ngoài đánh giá cao trong thời gian vừa qua. Liên tiếp trong những ngày đầu tháng 10 này, Thái Tuấn tíếp tục vinh dự đón nhận thêm 03 giải thưởng lớn khác: Quy luat gia tri Quy luật giá trị là cơ sở của mọi nền tảng kinh tế, thể hiện sự chi phối của nó trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, làm sao cho các quá trình đó phù hợp với những đặc điểm tiêu dùng và tích trữ xã hội. Trong Kinh tế chính trị Mác - Lênin, quy luật giá trị là cơ sở để phát triển học thuyết giá trị lao động. Marx cho rằng, đó là quy luật chung của sản xuất hàng hóa và đạt đỉnh cao trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Khi phát triển học thuyết giá trị về lao động Marx đề xuất khái niệm chi phí lao động xã hội như là một tiêu chuẩn định lượng cho mọi chi phí lao động cá thể trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Theo đó, quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, nội dung hoạt động của nó là: sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên nền tảng chi phí lao động xã hội cần thiết như nhau và chi phí lao động cá thể khác nhau. Do đó hình thái biểu hiện của quy luật này là sự dao động giá cả. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, hàng hóa trao đổi trên thị trường theo nguyên tắc ngang giá và theo quan hệ cung - cầu, nên QLGT được thể hiện như là quy luật giá cả. Sự chi phối của quy luật giá trị, thông qua sự dao động giá cả, được thể hiện trong các quá trình sau: • 1. phân phối lao động xã hội giữa các ngành kinh tế; • 2. thường xuyên giảm chi phí lao động trong sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ mới; • 3. phân hóa giữa các nhà sản xuất và vì thế, loại khỏi lĩnh vực sản xuất những cá thể không có khả năng giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm của mình. Nội dung của quy luật giá trị Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng. Một xã hội có những chính sách về phát triển kinh tế ngày một toàn diện  và hiệu quả hơn sao cho đòi sống tinh thần và vật chất của con  người trong xã hôị dó ngáy một ổn dịnh phong phú ,nhưng để có  được một xã hội như vậy không phảI tự nhiên mà có .Thực tế đã  chứng minh rằng việc phát triển kinh tế là một việc vô cùng khó  khăn ,đó là cuộc chạy đua sôi động giữa các nước trên thế giới  nhằm đạt được một vị trí cao hơn trên truường quốc tế .Muốn thực  hiện điều đó thì nhất quyết trong chính sách phát triển kinh tế của  mỗi quốc gia đòi hoỉ phảI được dựa trên một nền tảng cơ sở lý  thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế ,đặc biệt là quy luật giá  trị .Vì sao lạu nói quy luật giá trị là quy luật quan trọng nhất ? và  đối với nứơc ta hiện nay nền kinh tế thị trướng liệu có chịu ảnh  hưởng của quy luật này ? Nếu trả lời được câu hỏi trên hay nói  cách khác là nghiên cứu quy luật giá trị thì ta nhận định đươc thực  trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay từ đó có được những lý  luận chung về những tồn tại .những tiến bộ .cũng như hướng phát  triển. Mặt khác tác dụng của quy luật giá trị tuỳ thuộc vào trình độ  phát triển của lực lượng sản suất mức độ hoàn thiện của quan hệ  sản xuất XHCN và vào khả năng nhận thức vận dụng và tổ chức  các hoạt động kinh tế thực tiễn của nhà nước. Hơn nữa tác dụng  của quy luật giá trị là tác dụng khách quan ,khả năng con người  nhận thức và vận dụng quy luật sẽ quy định tính chất tiêu cực hay  tích cực mà việc vận dụng nó sẽ mang lại cho xã hội,vì vậy nghiên  cứu để có thể áp dụng quy luật giá trị một cách khoa học hiệu quả  tận dụng một cách tối ưu nhất những ưu điểm của nó khi tham gia  vào nền kinh tế đất nước chính là mục đích của em khi chọn đề tài  này – với vai trò là một thành viên tương lai của nền kinh tế việt  nam. Về mặt lý thuyết , quy luật giá trị được phát biểu như sau : “sản  xuất trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá  hay thời gian lao động cần thiết “. Trên thực tế thì quy luật giá trị  mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng do mang các tính chất sau : + Điều tiết và lưu thông hàng hoá: trong sản xuất quy luật giá trị  điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giưa các  ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá + Kích thích lực lượng sản xuất phát triển :người sản xuất muốn  đứng vững phải liên tục đổi mới kỹ thụât vì kỹ thuật tiên tiến thì  giá trị cá biệt của hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã hội của hàng  hoá như vậy người sản xuất mới có lãi nhất  + Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên :sự tác động của quy luật giá  trị bên cạnh những tích cực kể trên còn dẫn đến sự phân hoá giàu  nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá nhất là những người  sản xuất nhỏ  Vì nền kinh tế Việt Nam cung được xây dựng trên cơ sở của quy  luật giá trị nên tất yếu các khía cạnh của nền kinh tế cũng mang  dáng dấp của những đạc điểm trên và dù được thể hiện trực tiếp  hay gián tiếp nó cũng nói lên được một phần nào đó thực trạng  của quá trình vận dụng ,thấy được những ưu khuyết điểm để từ đó  có những phương pháp khắc phục ,nhằm đạt được nhưng hiệu  quả tốt hơn trong quá trình phát triển "Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam" Trên đây là tất cả những vấn đề mà em sẽ tập trung nghiên cứu  trong bài viết của mình, những nội dung đó sẽ được đề cập trong  hai chương bao gồm : +Chương I: lý luận chung về quy luật giá trị  +Chương II: thực tế vấn đề đó ở Việt Nam Tu ban gia Tư bản giả là những chứng khoán có giá có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó. Tư bản giả có hai loại chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu do công ty cổ phần hay ngân hàng phát hành. Đặc điểm: - Có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó. - Có thể mua bán. - Nó không có giá trị. TƯ BẢN GIẢ:  tư bản không có giá trị hiện thực, chỉ có danh nghĩa về thu nhập, có quyền hưởng thu nhập. Tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá (cổ phiếu, trái khoán của các xí nghiệp, công trái, giấy cầm đồ của ngân hàng cầm cố) và tạo ra khả năng cho những người có chứng khoán thu được giá trị thặng dư dưới hình thức lợi tức cổ phần hoặc lợi tức cho vay. Chứng khoán có giá là bằng chứng về đầu tư tư bản hoặc về cung cấp tiền vay. Chứng khoán có giá được đem ra mua bán ở sở giao dịch chứng khoán. Việc đầu cơ ở sở giao dịch dẫn đến phân phối lại tư bản tiền tệ giữa các nhà tư bản, đồng thời làm tăng số TBG lên. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, TBG tăng lên rất nhanh so với tư bản thực. Sở dĩ có tình hình đó là do số xí nghiệp cổ phần tăng nhanh, TBG tồn tại khách quan trong cơ chế thị trường, có vai trò huy động các nguồn lực để đầu tư vào quá trình tái sản xuất. thi truong chung khoan Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán và một phần ở các công ty môi giới "công ty chứng khoán". Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán được phân thành 2 cấp độ: - Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán trong lần phát hành đầu tiên. - Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán và thường được thực hiệnthoong qua các cơ sở giao dịch chứng khoán Mục tiêu của cổ phần hóa Mục tiêu hàng đầu của việc cổ phần hóa là để các cơ sở được cổ phần hóa có được cơ chế  lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế và khai thác được tối đa khả năng hoạt động hiệu  quả của cơ sở đó. Với đại đa số các cơ sở xuất phát từ công hữu, trước khi chuyển đổi bị thua lỗ triền miên, sống  bằng bầu sữa nhà nước; khi chuyển đổi sang cổ phần đã lập tức hoạt động có hiệu quả; thậm  chí lãi lớn. Pháp đã tiến hành tư nhân hóa hãng Air France vốn thua lỗ triền miên, Pháp (chưa  được viết)">Công ty Điện lực Pháp (EDF). Từ mấy năm qua Air France đã sinh lời và sáp  nhập cả Hãng hàng không KLM của Hà Lan. Thông thường nhà nước là nơi lập chính sách, thi hành nó nên nhà nước không nên làm kinh  doanh: vừa đá bóng thì không nên thổi còi và ngược lại. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy nhà  nước làm kinh doanh luôn kém nên vai trò đó nên chuyển cho khu vực tư nhân. Việc cổ phần hóa đã làm giảm tải mạnh mẽ áp lực về tiền mặt và chiếm dụng các tài nguyên  quốc gia. Ngân sách bớt gánh nặng, trong khi lại có nguồn thu từ thuế và các khoản khác  đem lại. Trong trường hợp này, có thể nói hiệu quả nhân lên nhiều lần Cac thanh phan kt Hiện nay ở nước ta có các thành phần kinh tế l:  Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân ( gồm kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ) Kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  Mình lập topic này để mọi người vào thảo luận về vai trò cũng như tầm ảnh  hưởng của các thành phần kinh tế trên tới nên kinh tế việt nam. Các giải pháp để nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Trước hết là định nghĩa của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn  nước ngoài (một thành viên hay nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với  doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta. Thành phần này gồm có : _ Quy mô vốn lớn. Tất nhiên, phải là những công ty có tiềm lực vốn lớn mới có  thể đầu tư vào một thị trường mới mẻ như việt nam. Thứ nhất là mua mặt bằng,  nhà xưởng máy móc, thuê nhân công, và trong một vài năm đầu chấp nhận lỗ  để quảng bá thương hiệu của mình đến người tiêu dùng.  _Trình độ quản lý và trình độ công nghệ cao. Đây là điều không phải bàn cãi.  Nhất là các công ty của nhật bản, họ quản lsy công nhân rất chặt chẽ, làm ra  làm, chơi ra chơi (nhưng mà lương thì cao ngất ngưởng). Một phần là vì người  nhật từ xưa đã sống rất có kỷ luật, Nhờ vây mà nền kinh tế nhật bản từ con số 0,  nay đã đứng thứ 2 trên thế giới.  _Sự đa dạng về đối tác,...... => Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo hướng:  + Sản xuất­ kinh doanh để xuất khẩu. +Xây dựng kết cấu hạ tầng KTX­XH gắn với thu hút công nghệ hiện đại. Nền kinh tế có vóno đâutừ nước ngoài đem lại cho nước ta các lợi ích như: _Giúp " chuyển giao công nghệ". _Tạo công ăn việc làm . _Giúp nền kinh tế phát triển. _Gia tăng xuất khẩu. ­> do vậy, phải tạo điều kiện mở rộng đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư để thúc  đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển. Đang hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Hầu hết các tập đoàn này đều hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia như: điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, than và khoáng sản,... bởi vì đây là các ngành, lĩnh vực mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc khó thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý. Do đó, hoạt động của các tập đoàn này không chỉ tác động và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn là một trong những công cụ điều tiết hiệu quả kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Việc điều hành các tập đoàn kinh tế cùng tham gia vào việc kìm chế lạm phát trong năm 2008 là một minh chứng sinh động. Đây có lẽ là đặc trưng rất cơ bản và rõ nét nhất của các tập đoàn kinh tế Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con so với các tập đoàn tư bản nước ngoài và các tập đoàn kinh tế tư nhân.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net