logo

BỆNH NHIỄM SIÊU VI HERPES


BỆNH NHIỄM SIÊU VI HERPES TS. NGUYỄN DUY PHONG Giảng viên Bộ môn Nhiễm - ĐHYD Tp.HCM Herpes có gốc từ tiếng Hy lạp “herpein” , có nghĩa là: “rón rén, di chuyển chậm chạp”. Các siêu vi thuộc nhóm Herpes (thường được gọi là virus Herpes) được đặt tên như vậy là do đặc tính lây nhiễm một cách âm thầm ở người, tiềm ẩn trong cơ thể người và sau đó phát triển thành các biểu hiện của bệnh khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng. Siêu vi Herpes bao gồm rất nhiều nhóm siêu vi gây bệnh cho người và các loài động vật khác. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta chỉ xác định được 8 nhóm Herpes gây bệnh cho người mà thôi. 1- CÁC SIÊU VI HERPES: Các siêu vi Alpha-herpes: Siêu vi Herpes simplex týp 1 (HSV-1) Siêu vi Herpes simplex týp 2 (HSV-2) Siêu vi Varicella-zoster (VZV) Các siêu vi Beta herpes: Cytomegalovirus (CMV) Siêu vi Human herpes týp 6 (HHV-6) Siêu vi Human herpes týp 7 (HHV-7) Các siêu vi Gamma-herpes: Siêu vi Epstein-Barr (EBV) Siêu vi Human herpes týp 8 (HHV-8), còn được gọi là siêu vi herpes phối hợp với ung thư Kaposi’s sarcoma 2- SỰ LÂY TRUYỀN CÁC BỆNH DO SIÊU VI HERPES: Theo thống kê, trên toàn thế giới có hơn 90% người đã từng bị nhiễm siêu vi Herpes và gần như tất cả mọi người đều đã nhiễm siêu vi Herpes sau 40 tuổi. Sự lây nhiễm siêu vi Herpes xảy ra khi có sự tiếp xúc với dịch tiết của người mang siêu vi (nước mũi, nước miếng…). Siêu vi Herpes xâm nhập qua da hoặc qua niêm mạc (lớp da mỏng ở trong mũi, miệng…) vào máu và các dây thần kinh. Siêu vi herpes cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con. Thông thường người bị nhiễm siêu vi Herpes sẽ không có triệu chứng, hoàn toàn khỏe mạnh.Do vậy, rất khó xác định người đã từng bị nhiễm siêu vi Herpes vào lúc nào. Chỉ trong một vài trường hợp có sốt, mệt mõi, uể oải, chán ăn…tương tự như cảm cúm nhẹ. Các triệu chứng sẽ tự biến mất sau 5-7 ngày mà không cần điều trị gì cả. Tuy nhiên, sau đó, siêu vi sẽ theo các dây thần kinh đến trú ngụ tại các hạch thần kinh và cư trú tại đó trong nhiều năm. Khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, siêu vi sẽ theo dây thần kinh, vào máu và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào từng loại siêu 3- CÁC BỆNH DO SIÊU VI HERPES – CÁC TRIỆU CHỨNG: 3.1- Siêu vi Herpes simplex týp 1 gây tổn thương ở da mặt (nổi mụn nước ở quanh môi, quanh mắt), loét niêm mạc miệng, tổn thương mắt: viêm loét giác mạc, viêm kết mạc (mắt đỏ). Mụn nước quanh môi Mụn nước ở ngực 3.2- Siêu vi Herpes simplex týp 2 làm nổi mụn nước ở da vùng bộ phận sinh dục, mông và cũng có thể gây tổn thương mắt. 3.3- Siêu vi Herpes Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu: nổi mụn nước toàn thân. Sau khi khỏi bệnh, siêu vi vẫn còn ẩn trong các hạch thần kinh. Khi con người bị giảm sức đề kháng (nhiễm HIV, cảm cúm, người già…) siêu vi sẽ theo các dây thần kinh tạo thành một chuỗi mụn nước dọc theo đường đi của dây thần kinh. Trước khi nổi mụn nước, người bệnh sẽ có cảm giác đau, ngứa, rát dọc theo đường đi của dây thần kinh. Cảm giac đau nhức đôi khi kéo dài nhiều tháng sau khi đã xẹp những mụn nước (nhất là ở người già, người nhiễm HIV…). Ngoài ra, Siêu vi Herpes còn có thể gây bệnh viêm não: bệnh nhân hôn mê, co giật, sốt cao… 3.4- Cytomegalovirus gây bệnh nhiễm siêu vi toàn thân: bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, chán ăn, gan lách to. 3.5- Siêu vi Epstein-Barr (EBV) gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh niên. Người bệnh bị sốt cao, đau nhức cơ toàn thân, nhức đầu, nôn ói, đau vùng hạ sườn phải (vùng gan), có thể bị vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy có gia tăng số lượng bạch cầu đơn nhân. Ngoài ra, EBV cũng có thể gây viêm họng và có giả mạc gần giống như giả mạc của bạch hầu. 3.6- Siêu vi Human herpes týp 6 (HHV-6); týp 7 và týp 8: gây sốt phát ban. 4- NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN BỆNH DO SIÊU VI HERPES: Thông thường bệnh nhiễm Herpes được chẩn đoán dựa vào: Các dấu hiệu đặc trưng của từng loại siêu vi: mụn nước đặc trưng, hồng ban. Xét nghiệm máu 5- NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH: 5.1- Điều trị: Nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ Nâng sức đề kháng của cơ thể: Vitamin C, multivitamin… Thuốc kháng siêu vi: Acyclovir (uống, thoa ngoài da); Valacyclovir (Zelitrex), Famciclovir… Tuy nhiên các loại thuốc chỉ làm kìm hãm sự sinh sản của siêu vi chứ không diệt được siêu vi. 5.2- Phòng ngừa: Không đặc hiệu: dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghĩ ngơi nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đặc hiệu: chỉ có thuốc chích ngừa siêu vi Varcella-zoster.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net