logo

Bệnh gan thân mủ trên cá

Bệnh gan thận mủ (còn gọi là bệnh mủ gan) là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Hiện nay bệnh này gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ cá chết khi bị nhiễm bệnh gan thận mủ có thể lên đến 90%. Cá tra thường bị nhiễm bệnh vào các tháng cuối năm khi nhiệt độ nước hạ thấp (khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau).
BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ 1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh gan thận mủ (còn gọi là bệnh mủ gan) là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Hiện nay bệnh này gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ cá chết khi bị nhiễm bệnh gan thận mủ có thể lên đến 90%. Cá tra thường bị nhiễm bệnh vào các tháng cuối năm khi nhiệt độ nước hạ thấp (khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau). Tuy nhiên hiện nay bệnh này còn xảy ra ở những thời điểm khác trong năm do việc tăng diện tích và mức độ thâm canh cũng như việc không sát trùng nguồn nước của những ao nuôi bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Bệnh này thường khó được phát hiện sớm do cá bệnh ít có biểu hiện bên ngoài. Cá bị nhiễm bệnh gan thận mủ thường ăn kém hoặc bỏ ăn tùy theo bệnh nhẹ hay nặng. Quan sát bên ngoài có thể thấy bụng hơi sưng to, mắt bị đục. Cá bệnh thường bơi lờ đờ gần bề mặt ao. Khi mổ bụng cá ta thường thấy những đốm trắng nhỏ trên bề mặt của một số cơ quan như gan, thận và lách (Hình chụp). Hình 1: Cá bệnh cơ quan nội tạng sưng to, có những đốm trứng nhỏ trên bề mặt gan, thận, lách 2. Biện pháp phòng bệnh Cải tạo ao thật kỹ trước mỗi vụ nuôi: Xả hoặc bơm cạn ao, nạo vét bùn đáy ao, chỉ chừa 1 lớp bùn mỏng, bón vôi với liều lượng từ 7-10 kg/100 m2 ao, phơi ao từ 2-5 ngày, lọc nước vào ao bằng lưới lọc mịn để ngăn ngừa các loại địch hại xâm nhập vào ao nuôi. Sau khi lấy nước vào ao, cần sát trùng nước bằng AVAXIDE hoặc SUNDINE 57 hoặc NOVADINE để tiêu diệt mầm bệnh còn tồn đọng trong ao hoặc xâm nhập từ bên ngoài qua nguồn nước. Sau khi dùng thuốc sát trùng 2-3 ngày, dùng NB-25 for Fish hoặc NOVA-PRO VS FISH để tạo hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi trước khi tiến hành thả giống. Thả nuôi với mật độ vừa phải để duy trì chất lượng nước tốt trong ao, giúp cá lớn nhanh, khỏe mạnh, hạn chế bệnh xảy ra. Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt để giúp cá luôn khỏe mạnh. Nếu sử dụng thức ăn tự chế biến thì cần nấu chín trước khi cho ăn để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cá qua đường thức ăn. Thường xuyên trộn thuốc bổ như PROBIO FISH, NOVITOL, NOVA-ANTI SHOCK FISH, NOVA-C vào thức ăn để cá lớn nhanh, khỏe mạnh và tăng sức kháng bệnh. Định kỳ 7-14 ngày dùng men vi sinh như NB-25 for Fish hoặc Nova-Pro VS Fish để phân 1 hủy lượng phân cá và thức ăn thừa trong ao nuôi, giúp duy trì chất lượng nước, đồng thời ức chế mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi qua nguồn nước. Sát trùng nguồn nước ao nuôi một cách định kỳ (10-14 ngày/lần) bằng Avaxide hoặc SUNDINE 57 nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong ao. Cần lưu ý không sử dụng thuốc sát trùng và men vi sinh cùng một lúc mà chỉ dùng men vi sinh sau khi dùng thuốc sát trùng 2-3 ngày. Định kỳ dùng thuốc trị ngoại ký sinh trùng (trùng bánh xe, sán lá mang, rận cá, trùng mỏ neo) và nội ký sinh trùng (sán ký sinh trong ruột, túi mật) như NOVALAN FOR FISH, NOVA-PRAZI FISH để giúp cá khỏe mạnh, tăng sức kháng bệnh. 3. Trị bệnh - Bệnh gan thận mủ là bệnh do vi khuẩn gây ra nên phải dùng 1 trong các sản phẩm sau của Công ty Anova như NOVA-FLOR 500, COTRIMIN, FLOR 2000, NOVA-THIACOL, NOVA-FLORDOX, NOVA-FLOR 5000 để trị bệnh. - Cần quan sát hoạt động và sức ăn của cá hàng ngày nhằm phát hiện bệnh sớm (khi cá còn ăn được nhiều thức ăn). Có như vậy hiệu quả điều trị bệnh mới cao. - Không nên sử dụng cùng 1 loại kháng sinh trong thời gian dài để tránh hiện tượng lờn thuốc. - Khi trộn kháng sinh vào thức ăn phải trộn thật đều và cho ăn ít hơn bình thường để cá ăn hết lượng thức ăn có trộn thuốc. - Dùng đúng liều và đúng thời gian ghi trên nhãn thuốc để tăng hiệu quả điều trị. - Dùng 1 trong các loại thuốc bổ như NOVA-ANTI SHOCK FISH, NOVITOL, HEPATOL, NOVA-C kết hợp với kháng sinh để giúp cá mau lành bệnh. - Có thể kết hợp dùng thuốc sát trùng như AVAXIDE hoặc SUNDINE 57 hoặc NOVALAN FOR FISH để diệt mầm bệnh trong ao. BỆNH DO DINH DƯỠNG Sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ gây nên nhiều loại bệnh khác nhau. Trên cá nuôi thường mắc một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như sau: 1.1. Bệnh bướu giáp trạng và bệnh ở mang: Do thiếu Iode làm tuyến giáp trạng to ra lan tràn ra các mô chung quanh, phát triển thành khối u, cá bị lồi mắt. Thiếu Pantothenic acid (một loại vitamin nhóm B) gây nên tình trạng mang bị thoái hóa, tiết nhiều nhớt, cá ăn kém, nổi đầu do thiếu oxy, xuất huyết ở da. Biện pháp phòng: Dùng NOVAMIN F, NOVIMIX, NOVA PREMIX FISH với liều 1kg/ 100kg thức ăn, cho ăn liên tục. Hoặc Dùng sản phẩm AVIFISH. 1.2. Bệnh viêm gan: Do thức ăn có nhiều độc tố, làm gan bị tổn thương do sự tích tụ chất độc. Cá có dấu hiệu kém ăn, chậm lớn, bụng to, thịt và mỡ có màu vàng, mổ khám thấy gan sưng to, đôi khi có mủ. Biện pháp phòng trị: Dùng thức ăn tốt, không nhiễm nấm mốc, kết hợp sử dụng các sản phẩm của ANOVA như: HEPATOL, NOVITOL, SORBIMIN, SOVIRIN liều 5g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong quá trình nuôi. 1.3. Bệnh do thiếu vitamin: Vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản được bình thường. Trên cá thiếu vitamin sẽ gây các triệu chứng sau: - Thiamin (vitamin B1): Cá ăn kém, sinh trưởng chậm, cơ thể không ổn định và mất cân bằng, da bị nhạt màu - Riboflavin (vit.B2): Giảm ăn, thủy tinh thể bị đục, thân có màu tối, xuất huyết ở da - Pyridoxine (vit.B6): Rối loạn thần kinh, cá dễ bị kích thích và lồi mắt - Vitamin B12 : Hàm lượng hemoglobin thấp, hồng cầu dễ vỡ, cá chậm lớn - Nicotinic acid (vit.PP): Lở loét da, màng ruột, dạ dày bị phù - Inositol: Giảm ăn, chậm tăng trưởng, dạ dày sưng phồng, thương tổn da - Biotin: Cá ăn kém, chậm tăng trưởng, màu sắc cá nhạt hơn, nhạy cảm với tiếng động - Vitamin A: Chậm tăng trưởng, lồi mắt, xuất huyết 2 - Vitamin E: Tổn thương gan, thoái hoá cơ, giảm hồng cầu Hình: Cá bị bệnh thiếu vitamin sinh trưởng không tốt và phát triển không bình thường. Biện pháp phòng trị: Dùng AVAMIN hoặc BETAMIN hoặc NOVAMIX hoặc NOVAMIN F hoặc VIMIN hoặc NOVA PREMIX FISH là các sản phẩm vitamin hỗn hợp, trộn cho ăn, 3 tháng đầu nên cho ăn liên tục, các tháng sau mỗi tuần trộn cho ăn 2 ngày. BỆNH DO MÔI TRƯỜNG Các yếu tố môi trường dưới đây có htể gây nên tình trạng bệnh tật cho cá: 1.10.1. Độ pH của nguồn nước: Độ pH của nước ao phải thích hợp, giới hạn trung bình là từ 5-9 (thay đổi theo từng loại cá nuôi). Nếu dưới hoặc trên mức giới hạn cũng làm cho cá chậm lớn hoặc chết. 1.10.2. Oxygen hòa tan: Ngoại trừ một số cá có cơ quan hô hấp phụ có thể sống trong nước có lượng oxy hoà tan thấp, những loại cá khác chỉ hô hấp bình thường khi có đủ oxy trong nước và hàm lượng CO2 hoà tan trong nước phải thấp. Lượng oxy hòa tan thấp do nhiều nguyên nhân: Ao có nhiều chất hữu cơ do thức ăn thừa bị phân hủy Ao có quá nhiều khí độc như: CH4, NH2, SH2 … Có nhiều rong tảo trong ao Thực vật thủy sinh ven bờ mọc nhiều làm giảm lượng oxy hòa tan Cách giải quyết: Bón phân đúng liều lượng Vớt bỏ thức ăn thừa của cá Mật độ thả thích hợp Cá nổi đầu do thiếu oxy: phải bơm thêm nước mới vào ao hoặc dùng NOVA-OXYGEN Cung cấp oxy, loại bỏ khí độc: Dùng sản phẩm ZEOFISH với liều 5kg/ 1000m3 nước, mỗi tuần dùng một lần. Diệt bớt tảo: Dùng CuSO4 nồng độ 0,5-0,7 ppm, hoặc AVAXIDE 1lít/ 1.000m3 nước ao hoặc dùng SEAWEED. 1.10.3. Chất dộc: Cá trúng độc có thể do: Do thực vật độc: thàn mát, xương rồng, nghể … thả xuống ao với số lượng lớn Do nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu … Cách giải quyết: Dùng nước thải để nuôi cá phải biết được thành phần hóa học, độ ô nhiễm và biết sức chịu đựng được của cá. Xử lý nước thải như cho lắng trong bể riêng trước khi cho vào ao nuôi 1.10.4. Nhiệt độ: Nhiệt độ lớn hơn 400C cá sẽ dễ bị chết. 1.10.5. CO2: 3 Bình thường hàm lượng CO2 hòa tan trong nước là: 1,5-5mg/ lít. Khi tăng lên 25mg/ lít cá sẽ trúng độc và gây chết ở 30mg/ lít. Hàm lượng oxy hòa tan cao thường xuất hiện ở những ao bị ô nhiễm chất hữu cơ, tảo phát triển mạnh. Vào ban đêm tảo hô hấp thải ra nguồn nước nhiều khí CO2 và lấy hết oxy hòa tan, do đó vào buổi sáng sớm cá thường có hiện tượng nổi đầu. * Cách giải quyết: Thay nước mới và diệt bớt tảo trong ao bằng cách dùng AVAXIDE 1lít/ 1.000m3 nước ao. BỆNH GIUN TRÒN TRÊN CÁ Giun tròn hay sán lải, thường gây nhiễm với tỷ lệ khá cao trên cá nuôi. Trên các cá thể nhiễm giun ít, chỉ thấy cá ăn nhiều nhưng chậm lớn. Nếu nhiễm nhiều giun cá có dấu hiệu yếu ớt, chậm lớn, còi cọc, một số con chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Giun tròn trưởng thành thường được tìm thấy trong ruột cá, tuy nhiên tùy thuộc vào loài giun tròn, loại cá, giun trưởng thành hoặc ấu trùng có thể tìm thấy ở các nơi khác của cơ thể như: bong bóng, cơ quan nội tạng, dưới da hoặc giữa các lớp cơ. CÁC LOẠI GIUN THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ: * Giun chỉ (Capillaria): Giun ký sinh trong ruột, giun trưởng thành đẻ trứng và lây nhiễm trực tiếp nếu cá ăn phải trứng. Thời gian từ khi nhiễm trứng đến khi trứng phát triển thành giun trưởng thành mất 3 tháng. Giun đực có kich thước nhỏ, màu trong suốt, rất khó nhận ra khi khám tử. Con cái dễ nhận ra hơn do chứa trứng. Phòng trị bệnh: dùng sản phẩm NOVADAZOL hoặc NOVA-PARASITE. Hình 1.10.1: Giun chỉ o Eustrogylides: Ký sinh ở các xoang của cơ thể, trong gan hoặc các cơ quan khác nhưng không sống ở đường ruột cá. Cá mắc bệnh có triệu chứng bụng chướng to, giun có kích thước dài (11-83mm), cuộn tròn lại và có màu đỏ, trong xoang bụng đôi khi có nhiều con. Nếu cá ăn phải các loại mồi sống có chứa các loại ký sinh trùng này, thì sau khi ăn vào bụng, ký sinh trùng sẽ chui vào cơ và ký sinh trong cơ của cá. Không có thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh này. Hình 1.10.2: Giun ký sinh trong ruột cá 4 o Camallanus: Ký sinh trong ruột cá, thường tập trung ở vùng hậu môn, có kích thườc dài, hình dáng như giun đũa, nhưng chỉ dài khoảng 1cm, đường kính 750µ, con cái đẻ trứng và tự ấp trứng ở trong cơ thể. Do đó được coi như đẻ ra ấu trùng, từ đó lây nhiễm qua cá khác nếu ăn phải phân chứa âu trùng. Điều trị: NOVADAZOL, NOVA- PARASITE. o Hình 1.10.3: Camallanus trưởng thành Hình 1.10.4: Con cái mang trứng và đẻ trứng o Contracaecum: Có vòng đời khá phức tạp, ấu trùng sống trong cơ gan, tim, và bong bóng của cá. Giun có kích thước dài nhưng xoắn lại như dạng đồng tiền. Chim ăn cá, ấu trùng sẽ nở thành con trưởng thành sống ở ruột của chim. Con cái đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng trong đường ruột chim, cá ăn phải phân chim chứa ấu trùng, ấu trùng sẽ di hành từ ruột vào cơ, gan, tim, hoặc bong bóng và ký sinh tại đây. Không có thuốc điều trị hiệu quả. 1.12.1.1.1.1.1.1.1 1.11 Hình 1.10.5 : Contracaecum * Tapeworm: sán dây ký sinh trên cá. Phòng trị: Dùng NOVADAZOL hoặc NOVA-PARASITE. Hình 1.10.6 : Tapeworm BỆNH RẬN CÁ 1.9.1. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh này do một số loài giáp xác thuộc giống Argulus gây nên. Trùng có chiều dài từ 4-8 mm. Màu sắc giống ký chủ hình dạng giống con rận nên còn gọi là rận cá. Mặt bụng phía đầu của rận có một đôi giác hút để bám chặt vào da cá và một gai miệng để chọc thủng da ký chủ. Phần đầu và phần ngực dính liền nhau ở phía lưng tạo thành cái mai. 5 Phần ngực có 4 đốt, mỗi đốt có một đôi chân bơi. Rận đẻ trứng, mỗi lần đẻ từ 250-300 trứng. Trứng bám vào một số loại giá thể như đá và các loài thực vật thủy sinh. Ơ nhiệt độ 300 C, sau 10-14 ngày trứng nở thành ấu trùng. Sau khi nở ấu trùng phải tìm được ký chủ để bám vào. Sau 48 giờ nếu không tìm được ký chủ, ấu trùng sẽ chết. 1.9.2. Triệu chứng bệnh lý: Cá bệnh gồm cá chép, mè, trôi, bống, mè hoa, lóc đen, lóc bông, rô phi … Rận sống ký sinh trên da, vây, xoang miệng và mang cá. chúng hút máu và tiết chất độc nên làm cho da cá bị tổn thương và sưng đỏ, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh khác như vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng tấn công. Hình 1.9: (a), (c) hình dạng rận cá ; (b) ký sinh trên thân cá ; (d) trứng của rận cá (a) (b) (c) (d) 1.9.3 Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tập trung vào mùa mưa. 1.9.4 Phương pháp phòng trị bệnh: 6 - Dùng AVAXIDE: Bè: 100 ml/ 50-70 m3 nước. Ao nuôi: 100 ml/ 100 m3 nước ao. - Hoặc dùng NOVA-PARASITE: Trộn 1 kg với 250-300 kg thức ăn viên hoặc 1000-1200 kg thức ăn tự chế biến, cho ăn liên tục 2-3 ngày. - Hoặc dùng SEAWEED: 2-2,5 lít/1.000 m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần, trong 2 tuần. BỆNH TRÙNG MỎ NEO 1.8.1. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh này do một số loài giáp xác thuộc giống Lernaea gây nên. Cơ thể dài từ 6-12 mm. Con đực nhỏ hơn con cái. Đầu có đôi sừng có hình dạng giống mỏ neo đâm sâu vào cơ thể ký chủ. Sau khi giao phối, con đực sống tự do trong nước vài ngày rồi chết trong khi con cái lại sống ký sinh trên cá. Trùng đẻ trứng vào trong nước, trứng nở ra ấu trùng bơi lội tự do trong nước và phải trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. 1.8.2. Triệu chứng bệnh lý: Trùng ký sinh trên toàn bộ phần phía ngoài cơ thể cá như da, vây, đuôi, mắt, mũi, xoang miệng và mang, hút chất dinh dưỡng và gây nên những vết thương chảy máu. Cá bệnh thường gầy yếu, ngứa ngáy, ăn kém, bơi lội chậm chạp. Ngoài ra các vết thương còn là nơi xâm nhập và tấn công của một số mầm bệnh khác như vi khuẩn, nấm … làm cho bệnh ngày càng năng hơn. Hình 1.8: Trùng mỏ neo ký sinh ở đuôi cá 1.8.3. Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm và có tỷ lệ cảm nhiễm cao. Mùa mưa bệnh xuất hiện nhiều hơn mùa khô. 1.8.4. Phương pháp phòng trị bệnh: - Dùng NOVAKON S: 1kg/ 1.000 m3 nước ao, 3 ngày xử lý 1 lần cho đến khi hết bệnh. - Hoặc dùng NOVA-PARASITE: Trộn 1 kg với 250-300 kg thức ăn viên hoặc 1000-1200 kg thức ăn tự chế biến, cho ăn liên tục 2-3 ngày. - Hoặc dùng SEAWEED: 2-2,5 lít/1.000 m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần, trong 2 tuần. BỆNH SÁN LÁ 16 MÓC 1.7.1 Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh này do một số loài sán lá đơn chủ thuộc giống Dactylogyrus gây nên. Sán có dạng dẹp, chiều dài cơ thể từ 0,4-1,0 mm. Phần đầu chia làm 4 thùy và có 4 tuyến đầu. Chúng bám vào cơ thể cá nhờ đĩa bám nằm ở cuối cơ thể gồm 4 móc lớn và 16 móc nhỏ. 1.7.2 Triệu chứng bệnh lý: Cá bệnh gồm trê trắng, trê vàng, chép, tra … Sán ký sinh trên mang cá, hút máu và phá hoại cấu trúc của mang, gây nên hiện tượng viêm loét làm cho cá bị ngộp. Do bị kích thích nên mang cá tiết ra nhiều nhớt có màu trắng đục, mang bị nhợt nhạt và có màu trắng từng vùng. Hình 1.7: (a) ký sinh trên mang cá ; (b) hình dạng sán lá 16 móc. 7 (a) (b) 1.7.3 Mùa vụ xuất hiện: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa khi thời tiết mát mẻ. 1.7.4 Biện pháp phòng trị bệnh: Giống như trường hợp phòng trị bệnh sán lá 18 móc. BỆNH SÁN LÁ 18 MÓC 1.6.1. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do một số loài sán lá đơn chủ thuộc giống Gyrodactylus gây nên. Sán có dạng dẹp, đầu có 2 thùy làm thành 2 tuyến đầu tiết chất nhờn để phá hoại các mô của cơ thể cá. Chúng bám vào cơ thể ký chủ nhờ giác bám nằm ở cuối cơ thể, gồm có 16 móc nhỏ ngoài rìa và 2 móc lớn ở giữa. Hệ sinh dục lưỡng tính, đẻ con. 1.6.2. Triệu chứng bệnh lý: Cá bệnh là cá nước ngọt, mặn. Sán ký sinh ở da và mang của cá. Chúng gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn cá hương và cá giống. Cá có thể bị chết hàng loạt nếu nhiễm nhiều sán. Sán dùng móc bám chắc vào cơ thể cá và dùng miệng để hút máu nên làm cho vùng da cá tại vị trí sán bám bị viêm. Chỗ bị viêm tiết nhiều nhớt màu trắng đục làm cho cá bị ngứa ngáy, khó chịu. Nếu ký sinh ở mang chúng sẽ làm cho mang sưng to nên cho cá hô hấp rất khó khăn. Cá bệnh nặng sẽ trở nên ốm yếu, bơi lội lờ đờ trên mặt nước, bơi ngửa bụng hoặc nằm sát đáy bè hay ao rồi chết. Hình 1.6: Hình dạng sán lá 18 móc 1.6.3. Mùa vụ xuất hiện: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa. 1.6.4. Biện pháp phòng trị bệnh: - Dùng SEAWEED: 2-2,5 lít/1.000 m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần, trong 2 tuần. - Dùng NOVA-PARASITE: Trộn 1 kg với 250-300 kg thức ăn viên hoặc 1.000-1.200 kg thức ăn tự chế biến, cho ăn liên tục 2-3 ngày. 1.5. BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA 1.5.1. Nguyên nhân: Bệnh này do một loài nguyên sinh động vật có tên khoa học là Ichthyopthirius multifiliis gây nên. Trùng trưởng thành có hình dạng giống quả dưa, đường kính cơ thể thay đổi từ 0,5-1,0 mm. Toàn thân có nhiều tiên mao ngắn. Ơ mặt bụng phần phía trước cơ thể có miệng hình xoắn ốc là nơi trùng bám vào cơ thể cá để hút chất dinh dưỡng. Chu kỳ đời sống gồm 2 giai đoạn: dinh dưỡng và bào nang. - Giai đoạn dinh dưỡng: Khi ấu trùng ký sinh ở da, mang, đầu và vây cá, chúng hút 8 chất dinh dưỡng của cơ thể cá để sinh trưởng, đồng thời kích thích cơ thể cá hình thành đốm mủ có màu trắng bao quanh vị trí bám nên bệnh này còn gọi là bệnh đốm trắng. Khi đã trưởng thành chúng sẽ chui ra khỏi đốm mủ trắng đó và chuyển sang giai đoạn bào nang. - Giai đoạn bào nang: Trùng trưởng thành rời khỏi cơ thể ký chủ và bơi lội tự do trong nước một thời gian. Sau đó chúng di chuyển vào khu vực ven bờ hoặc tựa cơ thể vào các loại cây cỏ thủy sinh và tiết ra chất keo tạo thành nang bao bọc cơ thể. Ơ trong nang, trùng tiến hành quá trình sinh sản bằng cách phân đôi. Mỗi nang như vậy chứa từ 1.000 - 2.000 ấu trùng có đường kính cơ thể từ 18-22m. Các ấu trùng sẽ tiết ra một chất men để phá hủy bào nang và chui ra ngoài môi trường nước. Chúng sẽ bơi lội tư do để tìm ký chủ mới. Chúng phải tìm được ký chủ mới trong vòng 48 giờ, nếu không chúng sẽ chết. 1.5.2. Triệu chứng bệnh lý: Cá bệnh gồm cá chép, mè, trôi, trắm, rô phi, trê, basa …Vị trí ký sinh là da, mang, đầu và các vây. Khi bám vào cơ thể cá chúng sẽ ăn lớp biểu bì bên ngoài trước sau đó sẽ ăn dần vào các lớp bên trong. Các vị trí bị trùng bám sẽ hình thành nhiều đốm lấm tấm màu trắng đục có kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trùng bám nhiều ở mang và phá hủy lớp tế bào biểu mô nên làm suy giảm chức năng hô hấp, cá bị ngộp nên phải thở gấp. Cá bị bệnh nặng sẽ trở nên chậm chạp, bơi lội lờ đờ. Khi cá quá yếu chúng chỉ còn có khả năng ngoi đầu lên khỏi mặt nước để thở, đuôi trở nên bất động. Sau đó chúng sẽ chìm dần xuống đáy bè mà chết. (a) (b) (c) Hình 1.5: (a) hình dạng trùng quả dưa ; (b) ký sinh trên mang ; (c) ký sinh trên da 1.5.3. Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùamưa. 1.5.4. Biện pháp phòng trị bệnh: Dùng SEAWEED: 2-2,5 lít/1.000 m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần, trong 2 tuần. BỆNH TRÙNG BÁNH XE 1.4.1. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do một số loài trùng bánh xe thuộc giống Trichodina. Trùng có dạng hình tròn, đường kính từ 40-56m. Khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe nên gọi là trùng bánh xe. Chúng bám vào cơ thể cá nhờ đĩa bám. Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi và sự sinh sản diễn ra quanh năm. Sau khi rời cơ thể cá trùng có thể sống tự do trong nước được 1-1,5 ngày. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. 1.4.2. Triệu chứng: Trùng ký sinh trên các loài cá nước ngọt, lợ, mặn. Vị trí ký sinh là ở da, mang, vây. Một số loài ký sinh trong xoang miệng và bàng quang. Khi mới bị bệnh da cá tiết ra nhiều nhớt màu trắng đục. Màu da cũng chuyển qua màu xám. Cá có cảm giác ngứa ngáy và thường nổi đầu lên mặt nước. Khi cá bị bệnh nặng một số lượng lớn trùng bánh xe bám gần kín bề mặt của mang khiến cá bị ngộp do không lầy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn phá hủy cấu trúc của mang nên mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp. Do mang bị kích thích nên tiết ra nhiều nhớt màu trắng đục. Cá bị bệnh nặng sẽ không định được hướng bơi, lật bụng, chìm xuống đáy ao rồi chết. 9 Hình 1.4.1: Trùng bánh xe ký sinh trên da, cơ Hình 1.4.2: Trùng bánh xe ký sinh trên mang 1.4.3. Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, đặc biệt khi nước trong bè có độ đục lớn và hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao. Bệnh này thường gây hậu quả nghiêm trọng trên cá hương và cá giống. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90% trong vòng 48 giờ. 1.4.4. Phương pháp phòng trị bệnh: - Dùng NOVAKON S: 1kg/ 1.000 m3 nước ao, 3 ngày xử lý 1 lần cho đến khi hết bệnh. - Hoặc dùng SEAWEED: 2-2,5 lít/1.000 m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần, trong 2 tuần. 1.2. BỆNH NẤM DA (NẤM THỦY MI hoặc GỌI LÀ BỆNH NẤM BÔNG GÒN) 1.3.1. Nguyên nhân: - Do một số loài nấm thuộc 2 giống: Saprolegnia và Achlya gây nên. Nấm có dạng sợi và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 6-12 m, có hoặc không có phân nhánh và có cấu tạo đa bào. Sợi nấm chia thành 2 phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước. - Bệnh thường xuất hiện sau khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như đốm đỏ, ký sinh trùng, bị trầy sướt trong quá trình đánh bắt hay do thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ nước giảm làm cơ thể cá bị suy yếu, sức đề kháng giảm. Khi đó nấm có điều kiện bám vào cơ thể cá để gây bệnh. Cá nuôi bè thường bị bệnh này sau khi bị bệnh đốm đỏ mãn tính hoặc bị rận cá ký sinh làm cho da bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm tấn công vào những vết thương này và làm cho bệnh nặng hơn. Do bào tử nấm có khả năng bơi lội trong nước bằng tiên mao nên khả năng lây bệnh rất cao. 1.3.2. Triệu chứng: - Khi nấm mới ký sinh có những đóm trắng nhỏ liti xuất hiện trên góc vây, đuôi rất khó nhận ra bệnh, khi nấm phát triển mạnh thì trên cơ thể cá sẽ tạo thành từng chùm màu trắng giống cục bông gòn (bệnh này còn gọi là bệnh Bọ gòn). - Khi nấm đã phát triển và đâm sâu phần gốc vào cơ thể cá thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Khu vực bị nhiễm nấm ngày càng phát triển to ra tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn sống trong nước tấn công vào cơ thể qua khu vực nàylàm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Cá có cảm giác ngứa ngáy, hay cạ cơ thể vào thành bè, da trở nên sậm hơn. Khi cá bị bệnh nặng cơ thể bị lở loét, hoại tử, phần cơ tại khu vực này sẽ bị rời ra khỏi cơ thể. Trứng cá bị hư không nở được. 10 Hình 1.3: cá bị nấm thủy mi 1.3.3. Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa khi nhiệt độ ao nuôi xuống thấp. Nấm thường phát triển tốt khi nhiệt độ nước ao từ 18-25oC. 1.3.4. Biện pháp phòng trị bệnh: - Phòng bệnh: giữ ao sạch, tránh xây xát cá khi đánh bắt, giữ ấm ao bằng cách đào ao sâu hay trồng cây chắn gió quanh bờ ao. Để phòng bệnh nấm da, bà con nên dùng NOVADINE với liều 2,5ml/ m3 phun xuống ao 2 tuần 1 lần và sau 48h thì nên kết hợp với ZEOFISH để làm sạch môi trường ao nuôi. - Trị bệnh: Dùng NOVADINE phun trực tiếp xuống ao nuôi cá với liều: 2,5ml/ m3 nước. Mỗi tuần phun thuốc 2 lần cho đến khi hết bệnh. Hoặc dùng SUNDINE 34, SUNDINE 57, NOVAKON S pha loãng phun trực tiếp xuống ao hoặc tắm cá, hướng dẫn sử dụng xem trên nhãn thuốc. Hoặc dùng dung dịch NaCl 2-3% tắm cá 5-10 phút Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm SEAWEED liều theo toa nhãn. BỆNH NHIỄM TRÙNG MÁU 1.1.1. Nguyên nhân: Do Aeromonas hydrophila là loại vi khuẩn G- có hình que, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1-1,5 m, có một tiên mao. 1.1.2. Triệu chứng: - Cá tách đàn, hoạt động yếu ớt, bỏ ăn dần dần - Có sự xuất hiện các đốm màu đỏ trên thân cá, gốc vây, miệng và xuất huyết - Da cá bị sậm màu - Râu bị xuất huyết hay bị bạc trắng - Vây bị rách, cụt - Xuất huyết ở mô mỡ, dạ dày, tuyến sinh dục - Mắt cá bị đục, lồi ra ngoài. - Xoang bụng tiết dịch nhờn - Túi mật sưng to, gan đổi màu thành màu xanh tái - Máu bị nhiễm trùng 1.1.3. Loài cá bệnh: gồm cá lóc, trê, chép, trắm cỏ, tai tượng, basa, tra, bống tượng. Tỷ lệ chết cao, cá thịt 30-70%, cá giống 100%. 1.1.4. Mùa vụ xuất hiện: Bệnh thường xảy ra vào mùa khô (tháng 3 – tháng 6) và có thể kéo dài đến tháng 10. 11 1.1.5. Biện pháp phòng bệnh: - Bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng: + Dùng CETAFISH hoặc VITAFISH hoặc NOVA-C với liều 100g/ 20kg thức ăn, dùng thường xuyên trong thức ăn. + Dùng BETAMIN: Trộn 100g/ 10kg thức ăn hoặc dùng AVAMIN: trộn 100g/ 20kg thức ăn, trộn cho ăn liên tục. - Kết hợp dùng sản phẩm kháng sinh phòng bệnh như: NOVA-FLOR 500: trộn 100ml/ 25-30kg thức ăn, cho ăn liên tục 2-3 ngày, mỗi 2-3 tuần dùng 1 đợt thuốc. - Định kỳ dùng AVAXIDE 7-10 ngày 1 lần, sau đó 48 giờ nên kết hợp sử dụng sản phẩm ZEOFISH để làm sạch môi trường nước ao nuôi. 1.1.6. Trị bệnh: - Tăng sức đề kháng, giúp thú mau hồi phục bệnh: dùng CETAFISH hoặc VITAFISH hoặc NOVAMIN F hoặc ANTIDO, dùng cho đến khi hết bệnh. - Dùng NOVA-FLOR 500: trộn 100ml/ 25-30kg thức ăn, cho ăn liên tục 7-10 ngày. - Trên cá con: Tắm cá bằng dung dịch NaCl nồng độ 2-3% trong 3-10 phút hoặc dùng formalin nồng độ 500ppm (500ml/1m3 nước) tắm 10-15 phút. - Trên cá lớn cũng có thể dùng formalin nồng độ 150ppm tắm cá trong 30 phút. - Kết hợp sát trùng nguồn nước ao: dùng sản phẩm NOVADINE hoặc NOVAKON S. BỆNH TRẮNG ĐUÔI (Còn gọi là BỆNH TUỘT NHỚT) 1.2.1 Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây nên. Vi khuẩn này có hình que, có tiên mao, kích thước từ 0,4-0,8m và nhuộm màu gram âm. 1.2.2. Triệu chứng bệnh lý: - Đầu tiên xuất hiện một đốm trắng ở phần đuôi, sau đó lan về phía trước thân và cuối cùng cả đoạn thân sau đều có màu trắng. - Da cá bị xuất huyết, vây, đuôi đều bị xuất huyết. - Vẩy rụng nhiều ở hai bên thân và dưới bụng - Các tia vây bị rách và cụt dần - Cá bệnh ăn ít, bỏ ăn từ từ. Cá bơi yếu lờ đờ, đuôi cứng dần rồi lan đến phần thân. Sau đó phần đuôi cá treo lên mặt nước, đầu cắm xuống đáy, bơi lờ dờ hoặc bất động. Cá treo lơ lửng trong nước rồi dần dần chìm xuống đáy và chết. Cá bệnh gồm: có mè hoa, mè trắng, trắm trắng, trắm đen, cá tra, cá trê và cá basa, cá lóc. Hình 1.2: Cá trê bị trắng đuôi 1.2.3. Mùa vụ xuất hiện: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa. 1.2.4. Biện pháp phòng trị bệnh: - Không đánh bắt cá vào trời nắng, không làm xây xát cá sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. - Định kỳ sát trùng nguồn nước nuôi cá bằng NOVADINE, NOVAKON S. - Chọn cá giống khỏe mạnh, quản lý nguồn nước ao tốt - Bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng: Dùng CETAFISH, NOVA C với liều 100g/ 20kg thức ăn hoặc dùng NOVA-ANTI SHOCK FISH dùng thường xuyên trong thức ăn. - Kết hợp dùng các sản phẩm kháng sinh như: COTRIMIN, NOVA-FLOR 500… Trộn vào thức ăn theo hướng dẫn ghi trên toa thuốc. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc 12 trên để tắm cá với liều 50ppm (50mg/ lít nước) trong vòng 15-30 phút. BỆNH PHÂN TRẮNG 1 Nguyên Nhân Do độc tố của một số loài tảo hoặc vi khuẩn đường ruột. Bệnh phát sinh trong ao có sự phát triển của tảo lam, tảo đỏ, thức ăn bị nấm mốc. 2 Triệu Chứng: Tôm có hiện tượng giảm ăn, chậm lớn. Vó kiểm tra thức ăn và góc ao cuối gió có xuất hiện phân màu trắng. Kéo dài tình trạng này tỉ lệ sống của tôm sẽ giảm đáng kể. Phân trắng của tôm bị bệnh. 3 Phòng Trị Phòng bệnh: Thường xuyên dùng ZYMOTIC 2-3g/kg thức ăn.Cho ăn 2 lần/ngày. Trị bệnh: Dùng OSSI C 4-5 g/ kg thức ăn, trong 5 ngày liên tục. Kết hợp diệt mầm bệnh dùng liều 1kg/1.000m3 nước. (hoặc dùng SILVA 54). BỆNH ĐEN MANG 1.1. Nguyên Nhân Đen mang là một bệnh thường gặp ở những ao nuôi có chất lượng đáy kém bởi tồn tại nhiều ion kim loại nặng, bởi sự thừa thức ăn hoặc nhiều mùn bã hữu cơ, nước ao đục và có nhiều chất lơ lửng. 1.2 Triệu Chứng Mang tôm có màu nâu hoặc đen. Tôm thường có triệu chứng khó thở, dễ bị nổi đầu. Bệnh nặng thì hệ thống mang bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy. Bệnh này làm cho tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có các tác nhân khác tấn công. Hình 1.1 : Tôm bị đen mang Hình 1.2 : Tôm bị đen mang 1.3 Phòng Trị Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm, không để thức ăn dư thừa, xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi (lắng lọc kỹ ). Dùng NOWAS 0,3-0,5kg/1000m3 nước, định kỳ 10 ngày một lần để phòng bệnh. Để trị bệnh dùng NOWAS 0,6-0,8kg/1000m3 nước, lặp lại sau 5 ngày. Kết hợp trộn NOVA-C 3g/kg thức ăn (hoặc dùng C-FORCE) cho tôm ăn thường xuyên để tăng hiệu quả phòng trị. PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ HIỆU QUẢ Ở VÙNG NƯỚC Ô NHIỄM Ô nhiễm nguồn nước là vấn nạn của nghề nuôi tôm. Nhằm khắc phục vấn đề này, người nuôi cá cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để hạn chế tối đa dịch bệnh có thể 13 xảy ra và lây lan trên diện rộng. CHUẨN BỊ AO Chuẩn bị ao là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng trong nuôi cá nhằm tạo ra một môi trường trong sạch và thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi, hạn chế dịch bệnh và giúp cho việc quản lý ao nuôi về sau được dễ dàng. 1 YÊU CẦU Đáy ao sạch sẽ, không tồn đọng thức ăn dư thừa và mùn bã hữu cơ. Ao không còn ký chủ trung gian mang mầm bệnh, các loại vi khuẩn, virus có hại. Bảo đảm pH đất đáy ao > 5 trước khi cấp nước vào để thả cá. Tạo được nguồn thức ăn tự nhiên phong phú và ổn định. 2/ CÁCH THỰC HIỆN 1.2.1 Vệ sinh ao a) Đối với ao có thể tháo cạn: + Tháo cạn nước ao, cào bỏ lớp bùn dơ do thức ăn cá, phân cá và các chất hữu cơ khác lắng đọng trong quá trình nuôi của vụ trước, chú ý dọn sạch các góc ao và tại các vị trí cho ăn. + Xới mỏng đáy ao một lớp khoảng 3-5cm và phơi ao từ 5 – 7 ngày. + Đối với ao có lót nhựa quanh bờ, kiểm tra kỹ các mối rách và sửa chữa lại. Đối với ao bờ đất phải kiểm tra và sửa chữa mái bờ, cống xả, lấp các hang hốc… + Bón vôi nông nghiệp khắp đáy ao với lượng 150kg/1000m2 (đối với ao có pH đất < 4) hoặc 100kg/1000m2(đối với ao có pH đất > 4), sau đó đầm nén đáy ao lại cho bằng phẳng. + Lắp đặt máy bơm, máy quạt nước, đặt lưới ngăn cua còng. b) Đối với ao không thể tháo cạn: v Xả nước ao đến mức thấp nhất, dùng bơm lớn bơm thêm để mức nước trong ao còn lại khoảng 30cm, dùng trâu kéo bừa quanh khắp ao, đồng thời tiếp tục bơm nước dơ ra khỏi ao. + Lấy nước vào lại ao khoảng 20cm, rải vôi nung (CaO) khắp ao với lượng 70kg/1.000m2, cày lại lần 2 và bơm cạn. + Kiểm tra bờ ao, lấp các lỗ mọi, cống… Rào lưới ngăn cua còng. + Lắp đặt quạt nước, bơm. 2.1 Cấp nước vào ao Bơm nước vào ao khoảng 50cm qua hệ thống túi lọc, giữ ổn định 2 ngày, kiểm tra pH nước ao, tùy theo độ pH cao hoặc thấp để quyết định lượng vôi bón bổ sung. Bảo đảm pH nước ao phải từ 7,5 đến 8,5. 2.2 Diệt giáp xác Sau khi kiểm tra pH đạt yêu cầu, diệt cua còng và các loài giáp xác. Vớt sạch xác cua còng chết và đem chôn. Tiếp tục nâng mức nước ao lên 1m và để yên 3 ngày. Chú ý giữ ổn định pH nước hàng ngày. 2.3 Diệt khuẩn Dùng NOVAXIDE với liều 1 lít/2.000m3 nước ao (hoặc dùng NOVAKON S), tạt đều khắp ao. Hoạt động máy quạt nước để thuốc hòa tan đều. Sau 72 giờ tiếp tục tiến hành diệt cá tạp. 2.4 Diệt cá Chuẩn bị ngâm SAPONIN 12 giờ trước khi sử dụng với liều 10kg/1.000m3 nước. Tạt đều khắp ao kết hợp với hoạt động máy quạt nước. Vớt cá chết ra khỏi ao. Sau 48 giờ có thể tiến hành gây màu nước và cấy vi sinh. 2.5 Gây màu nước và cung cấp hệ vi sinh có lợi Dùng BLUEMIX liều 1,5kg/1.000m3 nước tạt đều xuống ao vào thời điểm buổi sáng và có nắng tốt. Quạt nước để phân tán đều. Ngày thứ 2 tiếp tục bón bổ sung BLUEMIX 0,5kg/1.000m3 nước. Ngày thứ 3 bón BLUEMIX lần 3 với lượng 0,5kg/1.000m3 nước. Cùng lúc kết hợp cấy vi sinh vật có lợi như sau: Dùng NB 25 liều 300g/1.000m3 nước hoà nước tạt đều khắp ao. Quạt nước cung cấp oxy hoà tan để vi sinh phát triển. Hàng ngày kiểm tra môi trường sáng chiều, theo dõi sự biến động của pH nước ao để điều chỉnh cho phù hợp. Sau 5 –7 ngày khi thấy nước có màu xanh hơi vàng, độ trong từ 14 30cm đến 35cm là ao đã đạt yêu cầu và sẵn sàng để thả giống. Trước khi thả giống cần nắm vững điều kiện môi trường nước ao như độ mặn, pH, độ kiềm, hàm lượng NO2-, NO3-… và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu. 15
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net