logo

Báo cáo thực hành quan trắc

Nước đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã hội, nước tồn tại ở 3 thể : rắn, lỏng, khí. Vì vậy, nước là một tài nguyên. Nước bao phủ ¾ diện tích bề mặt trái đất.
Báo cáo thực hành quan trắc *) Thành viên trong nhóm 1. Phạm Thị Thơm 2. Nguyễn Thị Duyên Lâm 3. Nguyễn Văn Bách ∗) Tóm tắt báo cáo 1. Đặt vấn đề 2. Tổng quan 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 4. Kết quả thảo luận 5. Kết luận và kiến nghị 6. Tài liệu tham khảo 1 1. Đặt vấn đề Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội là một trường có diện tích rộng, với hệ thống giảng đường, các phòng thí nghiệm, khu kí túc xá khá đầy đủ.Tuy nhiên, có một số địa điểm do quy hoạch chưa hợp lý và chưa quan tâm một cách đúng mức nên đã dẫn tới hiện tượng ô nhiễm, điển hình trong số đó là con mương chảy qua khu kí túc xá dành cho lưu học sinh Lào. Dòng mương này là nơi tiếp nhận nước thải từ nhiều nguồn với đặc tính khác nhau đó là: khu kí túc xá Lào,nhà hàng Vân Anh, khu nhà B1, giảng đường B, D, các kí túc xá khác, gây bốc mùi khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước, hoạt động sản xuất và cả cuộc sống con người. Bên cạnh đó, nước của mương này gần như không được xử lý mà đổ thẳng ra sông Cầu Bây, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông. Hơn nữa, nước ở đây còn sử dụng cho mục đích thuỷ lợi, vì vậy “Đánh giá chất lượng nước mặt đoạn mương Lào phục vụ mục đích tưới tiêu thuỷ lợi”, là rất cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, giải quyết vấn đề nước tưới cho một số vùng xung quanh. 2 Tổng quan 2.1 Tài nguyên nước trên thế giới 2 Nước đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã hội, nước tồn tại ở 3 thể : rắn, lỏng, khí. Vì vậy, nước là một tài nguyên. Nước bao phủ ¾ diện tích bề mặt trái đất. Tổng lượng nước trên trái đ ất khoảng 1386 triệu km3 . Nhưng chỉ có một phần rất nhỏ, khoảng 215200 km3 tức là gần 1/7000 tổng lượng nước có vai trò quan trọng là bảo tồn sự sống trên hành tinh. Tài nguyên nước có liên quan trực tiếp đến mội hoạt động kinh t ế- xã hội, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và tăng với tốc độ cao. Trên thế giới hiện nay tỉ lệ sử dụng nước như sau: + 69% sử dụng cho nông nghiệp + 23% sử dụng cho công nghiệp + 8% sử dụng cho đời sống và đô thi Như vậy nước sử dụng cho nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất. Trong nông nghiệp nước có ý nghĩa quan trọng, nếu không có nước các khoáng chất không được hòa tan, không phân tán, sẽ không có dinh dưỡng cho cây và rễ cây sẽ không thể hấp thu được bất cứ khoáng chất nào trong đất Một thực trạng cho thấy hiện nay nước đang bị ô nhiễm, kể cả nước mặt, nước ngầm và nước mưa. 2.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam Chế độ nước của Việt Nam có những nét riêng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa với lượng mưa phong phú đã tạo điều ki ện thuận l ợi cho s ự hình thành dòng chảy với mạng lưới sông khá dày. Dọc bờ biển cứ trung bình 20km có một cửa sông. Nếu chỉ tính những sông có chi ều dài trên 10 km thì cả nước có khoảng 2.360 con sông. Hệ thống sông ngòi của nước ta được nuôi dưỡng bởi nguồn nước mưa tương đối dồi dào -Lượng mưa trung bình nhiều năm có th ể đ ạt x ấp xỉ 1960mm tức khoảng 650km 3/năm. Miền núi mưa nhiều hơn đồng bằng 3 và các vùng khuất gió. Sự chênh lệch giữa vùng có lượng mưa lớn và vùng có lượng mưa nhỏ khoảng 5-6 lần. Trong khi đó trên thế giới mức chênh lệch này có nước lên tới 40-80 lần. Sự phân bố tài nguyên nước có liên quan chặt ch ẽ với sự phân b ố lượng mưa. Vùng mưa lớn có dòng chảy sông lớn, vùng mưa nhỏ có dòng chảy sông nhỏ xen kẽ nhau. Vùng có dòng chảy lớn đạt trên 100lít/s/km 2 và vùng có dòng chảy nhỏ 5lít/s/km2 chênh lệch nhau 20 lần. Sự dao động của lượng nước các sông trong năm có sự tuần hoàn rõ rệt của thời kỳ nhiều nước (mùa lũ) và thời kỳ ít nước (mùa cạn) Mùa lũ hàng năm thường trùng với mùa mưa. Tuỳ theo vùng mà mùa lũ Việt Nam phân hoá như sau: Bắc Bộ và Bắc Thanh Hoá có mùa lũ t ừ tháng 6,7 đến tháng 9 hoặc 10. Khu vực Đông Trường Sơn từ tháng 9,10 đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Tây Trường Sơn và Nam B ộ t ừ tháng 7 đến tháng 11. Đó là tính trung bình nhiều năm. Tuỳ theo tình hình th ời tiết từng năm mà thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ có th ể s ớm hay muộn. Trong những tháng chuyển tiếp từ mùa này sang mùa khác thường có những trận lũ sớm hoặc muộn, đột ngột có khi gây thiệt h ại đáng k ể nếu không có biện pháp phòng chống tốt. Sự phân phối của dòng chảy mùa lũ không đều, thường ở các tháng đầu và cuối mùa thì nhỏ hơn ở các tháng giữa mùa. Sau mùa lũ là mùa cạn, nước sông giảm, thậm chí có những su ối trở nên cạn. Trong mùa cạn, nước các sông ngòi chủ yếu là do nước ngầm cung cấp và thay đổi chậm. Mùa cạn thường kéo dài 7 hoặc 8 tháng và xuất hiện không đồng đều trên lãnh thổ nước ta. Lượng nước mùa cạn chỉ chiếm 10% đến gần 30 % tổng lượng nước cả năm. 4 Trung bình hằng năm lượng dòng chảy mùa cạn đạt khoảng 90-100 km3. Ở những vùng có lượng mưa lớn, lớp phủ thực vật dày thì l ượng dòng chảy tháng nhỏ nhất mùa cạn có thể đạt 20-25lít/s/km2. Trong mùa cạn lượng nước sông từ thượng nguồn về giảm nhiều. Đến đồng bằng độ dốc lòng sông ít, lòng sông rộng, nhi ều c ửa sông thông ra biển tạo điều kiện cho dòng chảy. Thuỷ triều chảy ngược khá xa trong châu thổ. Theo báo cáo của “Chương trình Bảo vệ môi trường quốc gia ưu tiên đến năm 2010” thì tài nguyên nước Việt Nam bao gồm nước mặt và nước ngầm. + Tổng lượng nước mặt chảy qua lãnh thổ Việt Nam đổ ra biển 880.109 m3/năm, trong đó phần từ nước ngoài chảy vào là 550.109m3/năm. + Đặc trưng dòng chảy sông suối ở Việt Nam là hàm lượng bùn cát cao và hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú. + Cho đến nay đã xây dựng được khoảng 400 hồ cỡ vừa và lớn với tổng lượng chứa khoảng 23.10 9m3, đảm bảo tưới cho 0,5 tri ệu ha ru ộng nước và phát điện với công suất trên 3,5 nghìn MW điện. + Theo đánh giá của ngành địa chất, tổng lượng nước chứa ở bể nước ngầm ở Việt Nam rất lớn. Lưu lượng dòng ngầm đạt 1.513m 3/s. Các bể nước ngầm phân bố khá đồng đều, nên việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất rất thuận lợi. + Việt Nam có rất nhiều mỏ nước khoáng và nước nóng. Một số đang được khai thác. Chất lượng nước ở các vực nước bị suy thoái rõ rệt. H ầu như tất cả các sông hồ ở các đô thị và khu công nghiệp đều bị ô nhiễm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nước rất nặng. 5 3. Đối tượng nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 - Đối tượng nghiên cứu - Đoạn mương chảy qua khu kí túc Lào và phía sau khu giảng đường D. - Đoạn mương này trước khi chảy qua khu kí túc xá Lào và giảng đường D đã tiếp nhận nguồn thải của các khu kí túc xá (nhà A1, A2, A3, B2, B3, C2 )và nước thải từ phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên _ Môi trường, giảng đường C. - Ngoài ra còn các cống thoát nước mưa chảy tràn cũng đổ vào con mương này. - Điểm cuối cùng tiếp nhận nước của toàn hệ thống mương là sông Cầu Bây. 3.2 - Nội dung nghiên cứu - Phân tích một số các chỉ tiêu , so sánh với quy chuẩn chất lượng nước mặt phục vụ cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, nhằm đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực mương khảo sát - Thông qua những đánh giá đó đề xuất một số biện pháp giảm thiểu mức xả thải, và một số các biện pháp xử lý phù hợp nh ằm đ ảm b ảo ch ất lượng nước cho đoạn mương để phục vụ cho việc tưới tiêu cũng nh ư cảnh quan của khu vực. 6 3.3 - Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mãu ngẫu nhiên phân lớp. Lấy mẫu tại 3 điểm: + Điểm đầu ( mẫu 1 ) ngay cổng chính của kí túc xá Lào + Điểm giữa ( mẫu 2) đối diện với khu nhà ăn của kí túc Lào + Điểm cuối ( mẫu 3 ) phía cuối kí túc Lào, điểm xả thải cuối cùng của khu kí túc xá Lào, tại vị trí nước th ải đẫ hòa tan hoàn toàn vào dòng chảy. - Lấy mẫu bằng tay: dụng cụ đựng mẫu là chai nhựa sạch, trước khi lấy mẫu cần tráng chai vài lần bằng nước mương tại điểm lấy mẫu. Sau đậy nắp chai lại, cho xuống nước sâu 20 cm r ồi m ở n ắp lấy nước đầy chai. Tránh làm xáo động nền đáy và dòng ch ảy, l ấy đủ lượng nước để phân tích (khoảng 1 lít ). - Sau khi lấy mẫu xong cần đậy chặt nắp chai tránh những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới các thông số của mẫu - Cuối cùng phải ghi đầy đủ thông tin lên chai như: đánh số thứ tự mẫu, ghi lại ngày tháng, tên người lấy mẫu, địa điểm lấy… 7 b) Phương pháp phân tích Bảng 1. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong nước mặt Thông số/ STT Phương pháp phân tích chỉ tiêu 1 DO Đo bằng máy đo DO meter TCVN5499-1995 Đo bằng máy đo theo TCVN 6492-1999 (ISO 10523- 2 pH 1994) Phương pháp oxy hóa bằng K2Cr2O7trong môi trường 3 COD axit theo TCVN 6491-1999 ( ISO 6060-1989) Phương pháp cấy và pha loãng theo TCVN 6001-1995 4 BOD5 (ISO 5815-1989) Phương pháp so màu Nessler 410nm theo TCVN 5988- 5 NH4+ 1995 (ISO 5664-1984) Phương pháp quang phổ theo TCVN 6180-1996 (ISO 6 NO3- 7890-3-1988) 7 PO43- Phương pháp so màu theo TCVN 6494-1999 Phương pháp Mo theo TCVN 6194-1996 (ISO 9297- 8 Cl- 1989) c) Phương pháp xử lý số liệu: Lập đường chuẩn bằng chương trình Excel để xác định công thức, dựa vào công thức đó tính toán kết quả. d) Phương pháp đánh giá: 8 Sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08 : 2008/BTNMT áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt phục vụ cho mục đích thủy lợi B1) làm căn c ứ cho vi ệc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. Giá trị giới hạn Đơn STT Thông số A B vị A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 COD mg/l 10 15 30 50 4 BOD5 (200C) mg/l 4 6 15 25 5 Amoni (NH4+) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 6 Nitrat (NO3-) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 Phosphat (PO43-) (tính theo 7 mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 P) 8 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - ( Trích QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT QCVN 08 : 2008/BTNMT) Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. 9 A2 – dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải sử d ụng công nghệ sử lý phù hợp, bảo tồn động vất thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2. B1 – dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 – giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. 4. Kết quả và thảo luận 4.1 – Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Đoạn mương Lào nằm trước KTX Lào trường ĐHNN Hà Nội. Phạm vi ranh giới đoạn mương Lào: + Phía Đông giáp với đường lớn.( Đường Thanh Niên). + Phía Tây giáp với hồ thủy lợi. + Phía Nam giáp với khu KTX Lào và nhà hàng Vân Anh. + Phía Bắc giáp với GĐ D, B. *Thời tiết và địa hình: - Thời tiết: Ngày 28/10/2009. Trời nắng, có nhiều mây,gió nhẹ nhiệt độ khoảng 28-300C. - Địa hình: Bằng phẳng. 10 - Dọc bờ mương phía bên kí túc xá lào có hàng cây xà c ừ và b ạch đàn, và hai bên bờ mương đều có cỏ mọc *Sinh vật : Có bèo tây mọc dày, phủ kín trên bề mặt mương. Ở trong n ước có nhiều sinh vật phù du như: tảo,... ∗ Chất lượng nước: Nước ở đây có màu đen và bốc mùi khó chịu thể hiện sự ô nhiễm. 4.2 – Các thông tin liên quan ∗ Các nguồn thải và đặc tính nguồn thải Qua quá trình quan sát thực địa nhận thấy có các nguồn thải cụ thể như sau: - Khu nhà B1: Bao gồm nước thải sinh hoạt và ch ủ y ếu n ước th ải t ừ các phòng thí nghiệm. Vì thế thành phần chủ yếu trong nước th ải: Các hợp chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại nặng… - KTX B2: Nước thải sinh hoạt. Thành phần chính c ủa ngu ồn th ải: Các hợp chất hữu cơ, vô cơ( NH4+...) - KTX Lào (Tương tự KTX B2). - Nhà hàng Vân Anh: Nước thải sinh hoạt. Ch ứa nhiều h ợp ch ất ch ất hữu cơ khó phân hủy ( dầu, mỡ…) - Khu giảng đường D: Nước thải thải sinh hoạt. Thành ph ần ch ủ y ếu: NH4+… 11 - Khu giảng đường B: Nước thải sinh hoạt và nước th ải từ các phòng thí nghiệm. Thành phần nguồn thải cũng là các hợp chất hữu cơ, vô c ơ khó và dễ phân hủy, các kim loại nặng. 4.3 - Kết quả phân tích một số các thông số QCVN08- STT Thông số Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 2008BTNMT 1 pH 7,34 7,43 7,36 5,5-9 2 DO 0,7 1,3 0,8 ≥4 3 COD 116 88 124 30 4 BOD5 25 16 23 15 5 NH4+ 44,3 32,12 45,33 0,5 6 NO3- 3,533 2,1 2,98 10 7 PO43- 7,3 7,53 9,22 0,3 8 Cl- 60,35 39,05 46,15 600 Nhận xét - pH là một trong những thông số quan trọng và sử dụng thường xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải…và trong nhiều tính toán về cân bằng axit bazơ.Theo bảng kết quả phân tích ta thấy đoạn mương này nước tương đối trung tính (7,34-7,43) nằm trong khoảng cho phép theo quy chuẩn đảm bảo cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. - DO : hàm lượng oxi hòa tan là một thông s ố đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn đủ 1 lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4-5 mg/l, số sinh vật có thể sống được trong nước 12 giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen. Đoạn mương này có giá trị DO khá thấp (từ 0,7-1,3) tức là dưới mức cho phép 4 lần. Nước mương bốc mùi và có màu đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là quá trình phân hủy yếm khí. Nguyên nhân là do trên bề mặt mương có bèo che phủ kín bề mặt nước, do khu vực này chịu khá nhiều nguồn thải, là khu t ập trung n ước th ải t ừ toàn b ộ hệ thống kí túc xá, nước thải từ phòng thí nghiệm của bộ môn Tài nguyên và môi trường chứa nhiều hóa chất… - Chất hữu cơ : nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) va nhu cầu oxy hóa học (COD) là các đại lượng đặc trưng trong nước. Qua quan trắc ta có thể thấy hàm lượng chất hữu cơ ở khu vực này rất cao, COD cao gấp khoảng 4 lần tiêu chuẩn cho phép, còn BOD5 thì cao gấp 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép. Như vậy không chỉ hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy thải ra do nước sinh hoạt từ các khu kí túc xá lớn mà chất hữu cơ khó phân hủy chủ yếu thải ra từ phòng thí nghiệm cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng nước tại khu vực này. - Cl- : nồng độ clorua trong nước thấp hơn rất hiều so với quy chuẩn cho phép ( quy chuẩn 08-2008BTNMT cho phép là 600mg/l) thông số này đảm bảo cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. - NO3- : tại cả 3 điểm lấy mẫu ta thấy nồng độ của NO 3- đều thấp hơn nhiều so với quy chuẩn cho phép vì vậy thông số này cũng đáp ứng đ ược mục đích tưới tiêu. - Chất dinh dưỡng; hàm lượng photphat và amoni với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần ở mức báo động. Với hàm lượng dinh dưỡng rất cao như vậy báo động nguy cơ phú dưỡng là rất lớn. 13 Tóm lại, chất lượng nước mặt của đọan mương chảy qua kí túc xá Lào đang trong tình trạng ô nhiễm nặng phần lớn là chất hữu cơ và ch ất dinh dưỡng. Qua quan trắc ta thấy với tình trạng ô nhi ễm hi ện nay thì chất lượng nước ở đây chưa đáp ứng được quy chuẩn chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự. 5. Kết luận và đề nghị Kết luận Hệ thống mương Lào không được tu bổ, nạo vét, dọn cỏ th ường xuyên. Dựa trên những kết quả thu được và theo đánh giá cho thấy đoạn mương chảy qua khu vực kí túc xá Lào bị ô nhiễm chủ yếu do ch ất hữu cơ, một trong những nguyên nhân gây hiên tượng phú dưỡng, và ảnh hưởng trực tiếp tới con người cả về sản xuất với sinh hoạt. Một thực tế đó là hàm lượng COD trong nước cao, ch ứng t ỏ n ồng đ ộ chất hữu cơ ở đây lớn.Thêm vào đó là nồng độ amoni cũng gấp nhi ều l ần so với quy chuẩn cho phép, cho thấy nước ở đây bị ô nhi ễm ch ất h ữu c ơ khá nặng.Nồng độ amoni trong nước cao có tác động xấu đến đời sống thủy sinh của các sinh vật trong nước gây mất cân bằng sinh h ọc, khi vào cơ thể con người gây rối loạn sinh lý và các căn bệnh khác. Do tiếp nhận nguồn nước thải từ nhiều nguồn khác nhau, nh ưng ch ủ yếu là nước thải sinh hoạt với hàm lương chất hữu cơ và chất dinh dưỡng lớn nhưng chưa có biện pháp khắc phục , xử lý nào nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của mương.Mặt khác nước mương còn đỏ ra sông Cầu Bây, nên cần có những biên pháp khắc phục để cung cấp nước phục vụ sản xuất và giảm ảnh hưởng đối với người dân. 14 Đề nghị: Đoạn mương chảy qua khu vực kí túc xá Lào là nơi ti ếp nh ận n ước thải từ các khu kí túc xá, một số giảng đường, phòng thí nghiệm.Bên cạnh đó nó được sử dụng với mục đích thủy lợi tại một số khu vực. Có th ể nói nó ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, hoạt động học tập c ủa sinh viên,cán bộ công nhân viên, và cả ngươi dân. Vì vậy chúng ta c ần ph ải có những biện pháp thích hợp nhằm cải tạo, nâng cao ch ất lượng nước m ặt bảo vệ và cải thiện hệ sinh thái của vùng. Sau đây chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng trên : + Thường xuyên thực hiện quan trắc, giám sát định kỳ nguồn nước. + Giảm thiểu nước tại nguồn. + Định kỳ nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. + Tuyên truyền ý thức bảo vệ nguồn nước tới mọi người. 6. Tài liệu tham khảo 1. QCVN 08-2008/BTNMT; quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 2. Nguyễn Quang Học (1999), “Đánh giá và h ướng sử dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững Huyện Đông Anh- Hà Nội”, luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp (trang 1), Hà Nội 3. PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng, 2005, giáo trình Quản lý ngu ồn nước. NXB Nông nghiệp Hà Nội 4. http://google.com.vn 15 5. Bài giảng điện tử “Quan trắc môi trường” của thầy Trịnh Quang Huy 6. Thu thập một số thông tin liên quan. 16
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net