logo

Ban quản trị cần gì ở một CEO

"Anh / chị đánh giá thế nào về tình hình kinh tế nước ta và vị thế của công ty này trong nền kinh tế" Đó là câu hỏi mở đầu mọi cuộc phỏng vấn giữa ban quản trị và các ứng cử viên cho vị trí CEO
Ban quản trị cần gì ở một CEO? "Anh/chị đánh giá thế nào về tình hình kinh tế nước ta và vị thế của công ty này trong nền kinh tế?". Đó là câu hỏi mở đầu mọi cuộc phỏng vấn giữa ban quan trị và các ứng cử viên cho vị trí CEO (giám đốc điều hành). Và những gì quyết định một ứng cử viên có được lựa chọn hay không cũng bắt đầu từ chính câu hỏi đó. Những yếu tố quyết định: Qua cách ban quản trị đánh giá, kiểm tra, "gài bẫy" các ứng cử viên và đưa ra quyết định, có thể thấy được họ cần gì ở người CEO. Tất nhiên các ứng cử viên cần có vốn kinh nghiệm kha khá liên quan đến vị trí CEO và nếu có một vài thành tích đáng kể thì càng tốt. Nhưng điều quyết định một ứng cử viên có được ban quản trị chú ý và có cơ hội ngồi vào ghế CEO hay không lại là những gì diễn ra trong cuộc phỏng vấn, chứ không phải những gì ghi trong hồ sơ. Và đây là điều quyết định người thắng kẻ thua, là những phẩm chất phân biệt ứng cử viên tốt nhất với những người còn lại: - Năng lực tư duy: Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của chất xám. - Có quan điểm vững vàng: Ban quan trị cần một người có thể kiên định với những xét đoán của mình. - Kỹ năng giao tiếp: Người CEO cần khả năng này để thể hiện chất xám và diễn giải rõ ràng, thuyết phục quan điểm của mình. - Giá trị: Phải có sự hòa hợp cao giữa cá nhân người CEO với ban quản trị và công ty. - Năng lực quản trị: Một khả năng trừu tượng, nhưng lại là điều quyết định người CEO có được lòng tin của cấp dưới không. Sự tin cậy: Điều này còn quan trọng hơn cả những phẩm chất quan trọng kể trên, vì nó là nền tảng và liên kết những phẩm chất đó. Khi ban quản trị đã chọn được một CEO, họ sẽ đặt tất cả lòng tin, ủy thác mọi trách nhiệm và giao phó cả danh tiếng của công ty vào tay lãnh đạo mới, còn mình thì lùi về phía sau với những công việc hàng ngày cho đến lần họp ban quản trị sau. Họ sẽ trao cây gậy trách nhiệm cho lãnh đạo mới để người này dẫn dắt công ty tiếp tục tiến bước trên con đường đã chọn. Vì vậy, ban quản trị cần ở CEO sự hiểu biết sâu sắc tình hình và những hành động cần thiết để lãnh đạo công ty vượt qua thử thách, tận dụng cơ hội, đạt được những mục tiêu trước mắt và lâu dài. Khả năng trình bày rõ ràng: Khả năng trình bày có thể đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình phỏng vấn. Người thành công là người có thể: + Giải thích được những động lực cạnh tranh chủ yếu trong ngành mà công ty tham gia, ví dụ: điều gì chi phối sự thay đổi, ai đang thắng, ai đang thua và tại sao. + Miêu tả rõ ràng việc công ty nên làm để phát triển, ví dụ: nên ưu tiên cái gì hàng đầu, nên theo đuổi những chiến lược như thế nào, và nên xem xét những mục tiêu gì. + Đưa ra cơ cấu tổ chức đúng đắn và cụ thể để giúp công ty tiến lên một cách vững chắc và hiệu quả, ví dụ: nên tổ chức công ty như thế nào, các vị trí nào cần thường xuyên báo cáo trực tiếp với CEO, cần tập trung mảng nào và mở rộng mảng nào, cơ chế khen thưởng xử phạt ra sao. Còn những ứng cử viên kém thành công, ngược lại, là những người lẫn lộn trong suy nghĩ, nhận định chung chung, không hiểu rõ các ưu tiên của công ty, nói dông dài về các chiến lược, và cuối cùng là không nói được họ sẽ tổ chức công ty như thế nào để phát triển. "Đầu óc quản trị": Đó là thuật ngữ dành riêng cho điều mà những ứng cử viên giỏi nhất phải thể hiện được, một khái niệm do Tiến sĩ Justin Menkes - học trò của nhà quản trị học nổi tiếng Peter F. Drucker - nêu ra trong cuốn sách cùng tên của ông. Sau nhiều năm nghiên cứu qua các bài kiểm tra trí thông minh và khả năng quản trị, Tiến sĩ Menkes thấy rằng phẩm chất nổi bật của những CEO giỏi nhất thế giới chính là: luôn đặt những câu hỏi sắc sảo, nghiêm khắc trong suy nghĩ của chính mình, luôn khéo léo tìm ra câu trả lời tốt nhất cho những vấn đề hóc búa bằng cách nhận biết và sử dụng thông tin đúng mục đích (cũng như dũng cảm loại bỏ những thông tin không liên quan hoặc không đáng tin cậy, cho dù chúng rất hấp dẫn). Khả năng truyền cảm hứng và sức hút: Đây là điều tối quan trọng đối với một CEO. Họ có thể truyền cảm hứng qua sức hút - sức hấp dẫn trong con người họ. Những lãnh đạo giỏi trong kinh doanh hay trong đời sống xã hội đều có thể truyền cảm hứng khiến người khác muốn phấn đấu để đạt được thành công như họ. Nhưng ảnh hưởng của sức hút đôi lúc cũng dẫn đến sự mù quáng và sai lầm, vì vậy nó không phải yếu tố đáng tin cậy nhất trong việc truyền cảm hứng. Người lãnh đạo có thể truyền một cảm hứng lâu dài và vững chắc cho tập thể phải là người: + Thiết lập được một đường lối rõ ràng, có ý nghĩa, mọi người đều có thể hiểu và lĩnh hội. + Tổ chức công việc sao cho mọi nhân viên đều được phát huy hết khả năng và giảm thiểu những cản trở trong công việc. + Luôn củng cố quan hệ trong công ty bằng những lời động viên và thông tin hữu ích. Để làm được điều này, quan trọng không phải là người CEO có ít hay nhiều sức hút, mà nhất định người đó phải có "đầu óc quản trị".
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net