logo

Ảnh báo chí (Phần 2)


Ảnh báo chí (Phần 2) 4. Chụp ảnh báo chí có cần phong cách riêng? Trước khi đi tiếp phần này tôi muốn để mở thành cho mỗi thành viên tự cho ý kiến của mình. Bởi sau đó mỗi người sẽ cảm nhận nhiều điều mà tôi cho là sẽ hay Ca sĩ, hoạ sĩ và cả những nhà nhiếp ảnh chụp ảnh Nghệ thuật... nhiều người nổi tiếng nhờ xây dựng cho mình một phong cách riêng. Còn tron chụp ảnh báo chí thì sao: Có cần không? Và nếu có thì nó có ảnh hưởng đến nghề nghiệp không...? Ảnh báo chí Việt Nam: Mặt bằng chung còn thấp Ảnh báo chí VN gần đây thấy rõ sự chuyển biến về chất lượng, nhưng nhìn chung những bức ảnh xuất sắc quá ít trên mặt bằng chung còn yếu. Ảnh báo chí VN luôn thất bại trong Cuộc thi ảnh báo chí thế giới World Press Photo hàng năm. Nghệ sĩ chụp ảnh báo chí Nhìn vào danh sách những tác giả VN ghi cuối cuốn sách ảnh (Year Book) hàng năm của cuộc thi WPP mới thấy một sự lạ: Đến gần 90% người dự thi là nghệ sĩ nhiếp ảnh, trong khi các tác giả nước ngoài đều là phóng viên ảnh từ các hãng thông tấn, các tờ báo, tạp chí lớn trên thế giới. Nghệ sĩ nhiếp ảnh ở ta thì thường tham dự các cuộc thi salon của FIAP (Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế) và quen với việc can thiệp, xử lý vào ảnh. Vì tính chất FIAP là nghiệp dư, là chơi nên càng thi thố thủ pháp, càng dụng công sáng tạo thì có khi bức ảnh càng được đánh giá cao. Trong khi với các phóng viên ảnh, việc thể hiện quan điểm cá nhân còn gây tranh cãi. Hal Buell - nguyên Trưởng ban ảnh của Hãng Thông tấn AP (Mỹ) - từng nói: "Nhà báo không phải và không nên trở thành nghệ sĩ bởi vì nghệ sĩ thường có quan điểm hay ít ra cũng cần có quan điểm. Còn nhà báo chỉ tường thuật lại những gì đã xảy ra". Phóng viên ảnh thì sao? Nếu nói ở ta không có sự kiện tầm cỡ để phóng viên tác nghiệp là sai! Phóng viên VN cũng không thiếu sự nhiệt tình trong nghề, nhưng kỹ năng tác nghiệp còn những hạn chế, chế độ bảo hiểm vào vùng nguy hiểm chưa có và nhuận ảnh thường chưa xứng đáng. Nhiều phóng viên ảnh trong toà soạn vẫn mặc cảm so với phóng viên viết, hầu hết các báo chưa có biên tập ảnh riêng, và khả năng chọn ảnh của biên tập hay bất đồng với phóng viên. Một thực tế khác là nhiều phóng viên ảnh không chú ý đúng mức đến phần ghi chú cho ảnh, nên chú thích không đầy đủ... Dạng phóng sự ảnh, ký sự ảnh đúng tính chất của nó- rất ít phóng viên ảnh VN làm tốt- mà hầu hết chỉ là những ảnh đơn lẻ ghép lại mà thiếu một móc xích kết nối chặt chẽ. Đó là chưa kể một số phóng viên ảnh vẫn quen dàn dựng, sắp đặt vì thiếu tính kiên nhẫn hoặc chậm chân. Về điểm này, Richard Voger- phóng viên một hãng thông tấn quốc tế tại VN - nói: "Tôi đã đi cùng và nhiều lần chứng kiến các phóng viên Châu Á dàn dựng hiện trường. Điều đó là không thể. Nếu bạn đến muộn bạn phải chấp nhận thất bại". Sự nhầm lẫn về ảnh báo chí Không ít người cho rằng: ảnh báo chí không cần tính nghệ thuật, quan trọng nhất là khoảnh khắc diễn ra sự kiện nóng và phóng viên ảnh bất chấp hiểm nguy ghi lại sự kiện đó thì làm sao còn có điều kiện chú ý tới tính mỹ thuật trong ảnh. Điều đó chỉ đúng một phần. Tất nhiên, không phải ai cũng làm được như nhà nhiếp ảnh lừng danh James Natchwey (Mỹ) với những bức ảnh vừa có chất sống động của sự kiện, vừa giàu chất tạo hình. Thực tế các tác phẩm đoạt giải WPP 2005 vừa qua là minh chứng rõ nét về sự kết hợp nhuần nhuyễn báo chí và nghệ thuật, tiêu biểu ở các thể loại ảnh thể thao, nghệ thuật... Chúng ta hay nhắc đến "đào tạo"- khâu đầu vào để chỉ ra nguyên nhân chính của sự thua kém trong ảnh báo chí ở ta. Nhưng thực tế là còn nhiều nguyên nhân khác như đã nêu trên. Vì thế việc phóng viên Việt Thanh (Báo VN News) đoạt 1 trong 8 giải nhất ảnh báo chí do hai tờ báo Asia News Network và China Daily (Châu Á) tổ chức là một tin vui, nhưng cũng vì thế mà có người vội tung hô quá mức về một sự "đối trọng" với World Press Photo là chuyện buồn cười. Ngộ nhận về mình cũng là một điểm rất nên tránh. Về phong cách thì qua nhiều ý kiến của các nhà báo kỳ cựu cũng có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tôi nghĩ cái ông này nói hay: "trong nhiếp ảnh, thói sùng bái thần tượng mạnh đến mức dẫn tới việc bắt chiếc mù quáng chứ không giúp phát triển kỹ năng nghề nghiệp, không đưa nghề nghiệp lên tầm cao mới mà nó phải vươn tới". Và một điều nữa là danh tiếng của nhà nhiếp ảnh đã làm người duyệt ảnh hay người xem bị chi phối, mà cái quan trọng lại là bức ảnh chứ không phải là người chụp ảnh 10 bức ảnh của năm 2007 do Time bình chọn Hai em bé chơi đùa trong con hẻm nhỏ ở thành cổ Jerusalem. Những ngọn lửa lập lòe trong đêm tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát tại Đại học Virginia. Dưới đây là 10 bức ảnh của năm 2007 do tạp chí Time chọn. Lính cứu hỏa đứng nhìn một chiếc trực thăng phun nước dập đám cháy rừng ở California. Một đám mây bụi khổng lồ thổi tới thành phố Khartoum, Sudan, hồi tháng 4. Xăng dầu tại chợ đen ở Lagos, Nigeria. Các em bé chơi đùa trong con ngõ nhỏ tại Hebron, khu vực do Israel kiểm soát tại Bờ Tây. Haval Syavent, lãnh đạo phong trào PKK của người Kurd vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sang Iraq. Các binh sĩ Mỹ che chắn cho một đồng đội bị thương tại Qubah, Iraq, hồi tháng 3. Một người vợ đang khóc người chồng tử trận tại Iraq. Đứng cạnh là một thành viên quân đội Mỹ. Sinh viên đại học Virginia đốt nến cầu nguyện và tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ thảm sát hồi tháng tư. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (trái) và Giám đốc CIA Michael Hayden trong buổi tuyên thệ nhậm chức của Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mike McConnell. Những người hâm mộ Harry Potter đi tàu hơi nước từ Sydney, Australia, đến một địa điểm bí mật, nơi phát hành phần 7 Harry Potter and the Deathly Hallows hôm 21/7.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net