logo

4 quy luật cơ bản của tư duy logic


4 quy luật cơ bản của tư duy logic  1.Qui luật đồng nhất : a. Nội dung : Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng lập luận phải đồng nhất với chính nó + Biểu thị : Cho A là tư tưởng thì AA hay AA ­ Đồng nhất theo nghĩa thông thường : giống nhau về tính chất nào đó Ví dụ : Có cô bán chợ đêm đông Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn đông ­ Trong hiện thực : Đồng nhất bao giờ cũng tồn tại trong mối liên hệ khác biệt Ví dụ : Sinh đôi đồng trứng ­ Đồng nhất theo lôgic học nghĩa là tư duy phản ánh trạng thái A là A ấy phải đồng nhất với chính  nó + Cơ sở quy luật : Trong hiện thực mọi sự vật biến đổi không ngừng nhưng trong trạng thái ổn  định ngắn A phải đồng nhất với A b,Yêu cầu quy luật : + Trong giới hạn suy luận hay 1 buổi thảo luận không được tuỳ tiện thay đổi đối tượng tư duy 1  cách vô căn cứ + Trong tư duy không được đồng nhất 2 khái niệm giống nhau , sự định nghĩa các khái niệm  giống nhau đó gọi là đánh tráo khái niệm + Tư duy thường vi phạm quy luật đồng nhất trong các trường hợp sau : ­ Sử dụng khái niệm không chính xác (từ ngữ đồng âm ,đồng nghĩa ,đa nghĩa,các sự kiện) ­ Tuỳ tiện thay đổi đối tượng thảo luận (cố ý,vô tình....) c,Tác dụng , ý nghĩa : + Nắm vững thì ta tránh được sự mập mờ tư duy 2 nghĩa + Tránh các sai lầm ( sự thay thế các luận đề ) 2.Quy luật không mâu thuẫn (mâu thuẫn) a,Nội dung : Trong quá trình lập luận về đối tượng không được vừa phủ định , vừa khẳng định 1  cài gì đó ở cùng 1 quan hệ Ví dụ : Mọi loại xà phòng đều làm khô da bạn nhưng chỉ có xà phòng Lux làm da bạn trắng trẻo ,  mịn màng b,Yêu cầu quy luật : + Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy +Không được khẳng định dấu hiệu A rồi lại phủ định hệ quả dấu hiệu A c,Tác dụng , ý nghĩa: + Nhận thức sự mâu thuẫn của các sự vật ,hiện tượng trong thế giới khách quan 3.Quy luật loại trừ cái thứ 3: a,Nội dung : Hai phán đoán mâu thuẫn với nhau không thể cùng giả dối , 1 trong 2 mâu thẫn phải  chân thực Ví dụ : Cái bảng này màu xanh Cái bảng này không màu xanh b,Yêu cầu suy luận :  + Tư tưởng phải rõ ràng , dứt khoát , không có mâu thuẫn trong tư duy + Đứng trước 1 vấn đề đặt ra chúng ta phải trả lời dứt khoát hoặc là A hoặc là , không được trả lời  1 cách lơ lửng (vừa phải,vừa không phải) c,Tác dụng,ý nghĩa: + Tác dụng : Nếu nắm chắc và vận dụng đúng quy luật này có vai trò quan trọng trong khoa học  và hoạt động thực tiễn , giúp cho tư duy con người biết lựa chọn và giải quyết các tình huống xảy  ra trong thực tiễn. + Ý nghĩa : Quy luật bài chung thừa nhận những tính chất mâu thuẫn vốn có khi xem xét bản thân  sự vật hiện tượng . Ví dụ: Ánh sáng vừa có tính chất sóng , vừa có tính chất hạt 4.Qui luật lí do đầy đủ : a,Nội dung : Mỗi tư tưởng được thừa nhận là chân thực nếu nó có lí do đầy đủ  b,Yêu cầu : Cơ sở lôgic cua quy luật này là phạm trù nhân quả cho nên quy luật này yêu cầu lập  luận cho những tư tưởng chân thực . Nó không lập luận cho những tư tưởng giả dối => Đây là cơ  sở để phân biệt tư duy khoa học với tư duy không khoa học. Ví dụ 1 : Nếu cho dòng điện qua dây dẫn thì trong dây dẫn xuất hiện dòng điện  Cơ sở lôgic Hệ quả lôgic => Không phạm quy luật Ví dụ 2 : Con người không có ăn thì chết Cơ sở lôgic Hệ quả lôgic => Phạm quy luật c,Tính chất,ý nghĩa: Thông thường cơ sở logic trùng với nguyên nhân hiện thực nhưng cũng có nhiều trường hợp cơ sở  logic không trùng với nguyên nhân hiện thực vì vậy trong thực tiễn cần phân biệt cơ sở logic với  nguyên nhân của hiện thực trong việc xem xét đánh giá bản chất của sự vật , hiện tượng nhằm  tránh và loại bỏ các sai lầm logic trong quá trình tư duy. Nguồn: sưu tầm Đê thi khôi sang k8 năm 2008 ̀ ́ ́ Thơi gian 120' ̀ Câu 1: Trình bày định nghĩa nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Lấy một khái niệm khoa  học làm ví dụ và phân tích để chỉ rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm ấy. Câu 2: Tìm các phán đoán đẳng trị với phán đoán cho sau đây: "Khoa học kỹ thuật phát  triển do sự vận động nội tại của nó hoặc do đòi hỏi của thực tiễn". Câu 3: Cho suy luận: "Một số nhà khoa học không phải là người có kiến thức rộng vì họ  không phải là giáo viên". Hỏi: a. Suy luận đã cho thuộc loại suy luận nào? Khôi phục về dạng đầy đủ và xác định loại  hình của nó. b. Hãy xác định tính chu diên của các thuật ngữ Logic S,P,M trong suy luận vừa khôi phục  được. c. Xác định và mô hình hóa mối quan hệ giữa các thuật ngữ Logic trong suy luận trên. d. Xác định và mô hình hóa mối quan hệ giữa các thuật ngữ logic trong suy luận trên. e. Hãy thực hiện phép chuyển hóa (đổi chất) , phép đảo ngược (đổi chỗ) và phép đối lập vị  từ (kết hợp đổi chất và đổi chỗ) với tiền đề lớn của suy luậtrween. g. Suy luận trên trong khuôn khổ của loại hình đã được xác lập trở thành hợp logic khi  nào? Tại sao? Câu 4: a. Có thể rút ra được kết luận gì từ các tiền đề sau: ­ Nếu ổn định chính trị thì mới phát triển được kinh tế ­ Nếu pháp luật nghiêm minh thì mới có dân chủ ­ Quốc gia này không phát triển kinh tế hoặc không có dân chủ b. Cho biết suy luận trên thuộc loại suy luận nào? Viết công thức logic của suy luận.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net